05-như Lý Thật Kiến

02/06/201012:00 SA(Xem: 20514)
05-như Lý Thật Kiến

KINH KIM CANG
GIẢNG GIẢI

Hòa Thượng Thích Thanh Từ

 

ĐOẠN 5

ÂM:

NHƯ LÝ THẬT KIẾN.

Tu-bồ-đề, ư ý vân hà? Khả dĩ thân tướng kiến Như Lai phủ? Phất dã Thế Tôn! Bất khả dĩ thân tướng đắc kiến Như Lai. Hà dĩ cố? Như Lai sở thuyết thân tướng tức phi thân tướng. Phật cáo Tu-bồ-đề: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai

DỊCH:

THẤY LẼ THẬT ĐÚNG LÝ.

Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai chăng? - Bạch Thế Tôn, không phải vậy. Không thể do thân tướng thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thân tướng. Phật bảo Tu-bồ-đề: Phàm những gì có tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng tức thấy Như Lai.

GIẢNG:

Thường trong giới tu hành, ai cũng thuộc lòng câu: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai. Đoạn này Phật chỉ cho chúng ta thấy đúng lý và như thật. Thật ra, chúng ta hiện nay thấy không đúng lý, chỉ thấy theo giả tướng, chớ không đúng như thật. Hiện giờ ta thấy Như LaiNhư Lai nào? Quí vị thường nói thấy Phật là Phật ở đâu? Phật ngồi trên bàn, trên tòa senchúng ta đang thờ phải không?

Đức Phật hỏi: Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do thân tướng mà thấy Như Lai không? Nếu thấy Phật trên bàn là do thân tướng mà thấy Phật! Ngài Tu-bồ-đề không phải như chúng ta, Ngài thưa: Không, không thể do thân tướng mà thấy được Như Lai. Vì cớ sao? Vì Như Lai đã nói thân tướng tức không phải thân tướng. Thân tướng tức không phải thân tướng nên đức Phật kết thúc: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai.

Như vậy quí vị mới thấy rõ Như Lai là Phật nhưng không phải đức Phậtba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp ở Ấn Độ thuở xưa mà hiện giờ chúng ta đang tượng hình để thờ. Như Lai đây là chỉ cho Phật pháp thân sẵn có của tất cả chúng ta. Phật pháp thân là thể chẳng sanh chẳng diệt sẵn có nơi mọi người. Nếu chúng ta nhìn hình tướng của đức Phật có tám mươi vẻ đẹp, ba mươi hai tướng tốtẤn Độ thì đức Phật đó hiện giờ còn không? Đã hoại rồi! Thế nên những gì có hình tướng đều vô thường, đều tan hoại! Chính những tượng Phật chúng ta thờ trên bàn, đức Phật đó có tướng hay không? Đức Phật đó còn mãi hay cũng phải hoại? Như vậy phàm có tướng đều hư vọng không thật.

Nếu chúng ta muốn thấy Phật pháp thân thì phải làm sao? Nếu thấy các tướng không phải tướng thì thấy Như Lai, thì thấy Phật. Như thế chúng ta phải thấy tất cả những gì có hình có tướng ở trần gian này đều là hư giả. Bởi vì những gì có tướng đều do nhân duyên hòa hợp, đã là nhân duyên hòa hợp thì khi nhân duyên đủ nó còn, nhân duyên thiếu nó mất. Có hợp thì phải có tan, mọi sự vật do duyên hợp rồi cũng do duyên tan, hợp tan không cố định, đó là hư giả. Thế nên tất cả tướng thế gian đều hư giả, hư giảbại hoại.

Theo quan niệm thông thường của chúng ta, cái gì là giả, cái gì là thật? Trong sách vở, người xưa hay nói: Bọt, bóng, sương tuyết là giả phải không? Như vậy thì bọt có hay không? Bóng có hay không? Sương tuyết có hay không? Điện chớp có hay không? Nếu có, tại sao nói nó giả? Vì chợt có rồi mất, mới thấy đó chốc lát liền tan, vừa thấy kế mất. Như vậy, y cứ trên cái gì mà nói nó giả? Đó là y cứ trên thân mấy mươi năm, nhìn sự vật có mặt trong tích tắc đồng hồ, cái có mặt chỉ trong phút giây rồi mất, đó là giả. Cho nên nói cái giả là cái tạm có rồi mất như sương đầu ngọn cỏ buổi sáng, trong vài mươi phút, nắng lên là tan. Chúng ta thật là vì chúng ta có mặt đến mấy mươi năm. Giả sử có cái gì tồn tại được đến mấy ngàn năm, nhìn lại chúng ta thì sao? Tôi định nghĩa cái thật cái giả, từ từ rồi quí vị sẽ biết, chớ bây giờ chúng ta có mặt nơi đây mà nói là giả thì không ai tin hết. Người ta như thế này, biết đi đứng, biết hoạt động v.v. mà nói giả thì ai mà chịu. Nhưng sở dĩ chúng ta nói giả là vì cái đó có mặt trong thời gian quá ngắn ngủi. Đối với cái có mặt lâu dài hơn thì cái tạm bợ ngắn ngủi gọi là giả và cái có mặt lâu dài hơn gọi là thật.

Cũng như chúng ta nói giấc mộng là giả. Tại sao? Trong khi chúng ta ngủ mộng, có giấc mộng dài khoảng mười phút, có giấc mộng dài hai mươi, ba mươi phút hay đến một giờ chẳng hạn. Khi mộng chúng ta cũng thấy đủ hết, chúng ta đều thấy thật như lúc thức, đâu biết là giả phải không? Chúng ta cũng thấy bạn bè, cũng thấy ăn uống v.v. tất cả đều thật trăm phần, nhưng khi giật mình tỉnh giấc thì tất cả đều mất, tìm lại không được!

Giờ đây thử hỏi những vị khoảng sáu mươi tuổi nhớ lại tất cả bạn bè, anh em, những người mình quen biết thuở xưa, nay có còn đủ như thuở mình mười lăm, mười bảy tuổi không? Tìm lại thì mất đâu hết, kẻ xứ này, người xứ nọ, người thì mồ đã phủ cỏ xanh. Như vậy có giống giấc mộng hay không? Nhất là khi hấp hối, nếu ôn lại cuộc đời của mình thì thấy như một giấc mộng. Tất cả những gì mình tạo lập suốt cuộc đời, đến khi gần tắt thở, nhớ lại xem còn được cái gì? Khi đó nói cuộc đời của mình là giả hay thật? Nhưng đợi đến lúc đó mới thấy nó giả thì muộn quá rồi, trở tay không kịp. Thế nên ngay bây giờ phải sớm thấy nó giả để có thì giờ chuẩn bị cho ngày cuối của cuộc đời mình được an ổn, được tự tại. Chúng ta phải dùng trí tuệ nhìn theo cái nhìn của đức Phật, phải làm sao mà hiện tại chúng ta không lầm mê và ngày ra đi chúng ta được tự tại, đó là chủ yếu của sự tu hành.

Thử hỏi tất cả chúng ta làm sao biết thân này là giả? Như tôi đã ví dụ, nếu người nào sống được khoảng hai ngàn, ba ngàn tuổi thấy chúng ta sống có vài mươi tuổi thì họ nói sao? Ối! Mấy chú đó giả! Cũng như hiện giờ chúng ta gọi mấy con phù du vậy, sớm còn, chiều mất, đó là kiếp phù du! Đó là chúng ta nói những người sống mấy ngàn năm, giả sử có một cái chưa bao giờ chết, chưa bao giờ hoại, kiếp kiếp đời đời không hoại, đứng từ cái đó nhìn cái tuổi thọ vài mươi năm này thì nói thế nào? Cho nên nói như bọt, như bóng, như điện chớp, như sương mù, không có gì là thật, chỉ vì chúng ta chưa tìm được cái đó. Chúng ta chỉ bám vào cái thân mấy chục năm này rồi hãnh diện là ta sống được mấy chục năm. Người bảy mươi tuổi hãnh diện là ta thọ hơn người sáu mươi tuổi, người tám mươi, chín mươi tuổi cho là ta thọ hơn người bảy mươi tuổi. Nhưng hơn chín, mười năm rồi cũng chết, chớ có người nào khỏi chết. Những cái hơn đó là hơn tạm bợ trong đối đãi chớ không phải thật. Chúng ta cần tìm cái hơn tuyệt đối, vượt ngoài đối đãi. Như Phật đã dạy: Nếu thấy các tướng không phải tướng là thấy Như Lai. Như Lai này là Như Lai bất sanh bất diệt nơi mọi người chúng ta. Hiện giờ chúng ta thấy các tướng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp đều là thật, bởi tất cả đều thật nên chúng ta cứ dính với nó mãi. Một lời khen cho là thật nên nhớ mãi, một lời chê cho là thật nên cũng trằn trọc ngủ không yên. Một hình tướng hoặc đẹp hoặc xấu hiện trước mắt, chúng ta cũng không quên, do đó tâm chúng ta không bao giờ an. Không an đó là tâm nào? Tâm vọng tưởng điên đảo cứ trào lên dính cả với sáu trần.

Chúng ta biết sáu trầnhư giả không thật, những gì có tướng đều hư giả không thật, lúc đó chúng ta như thế nào? Biết là giả thì có gì quan trọng mà dính mắc. Thí dụ như quí vị đi qua một gian hàng, biết rõ những món hàng đó đều giả, khi đi qua rồi quí vị có nhớ không? Dĩ nhiên là không thèm chú ý. Nếu thấy có một món hàng nào thật thì quí vị để tâm nhớ nghĩ. Như vậy khi biết các pháp là duyên hợp hư giả thì thấy tướng mà không phải tướng, do đó tâm chúng ta mới không dính với sáu trần, do tâm không dính với sáu trần nên nói là an trụ, và an trụ là Như Lai. Thế nên Phật bảo: Nếu thấy các tướng không phải tướng là thấy Như Lai. Như vậy mới đúng với đoạn trước là không dính sáu trần, đó là trụ tâm. Tâm dấy động là tâm sanh diệt, chấp tâm sanh diệt làm tâm mình, đó là tướng sanh diệt dẫn mình đi trong luân hồi. Trái lại tất cả niệm sanh diệt lặng xuống, cái chưa từng sanh diệt hiện tiền, đó mới là Như Lai, là bất sanh bất diệt. Từ cái đó nhìn lại thì thân này là hư ảo như bọt, như bóng. Nếu người nào sống được với cái đó thì muôn đời muôn kiếp không bao giờ bị sanh diệt, nên đức Phật bảo: Công đức không thể nghĩ bàn. Như vậy người tu phải tìm đến chỗ cứu kính chân thật, chớ không phải chỉ tạo phước nho nhỏ rồi sau sanh diệt nữa. Muốn cho cái không sanh diệt hiện tiền thì đừng dính với sáu trần, phải thấy sáu trần là tướng hư giả. Thế nên tôi nói rằng tất cả người xuất gia đều phải thuộc lòng câu: Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng, nghĩa là phàm cái gì có hình tướng đều là hư dối, nếu thấy các hình tướng đều không phải tướng đó là thấy Phật. Chúng ta thấy như thế là thấy đúng lẽ thật.

Ở đây chúng ta nhìn đúng lý hay không? Những cái giả tạm mà cứ cho là thật, ngày mai tắt thở mà ngày nay cũng còn tranh giành hơn thua, cũng còn nói mình là thật, không bao giờ thấy mình là giả, nên vọng tưởng cứ chạy cuồng loạn theo tất cả những pháp trần không bao giờ dừng. Nếu chúng ta thấy tất cả những gì có tướng đều do duyên hợp, bởi duyên hợp nên chúng không phải là tướng thật, khi duyên thiếu liền hoại ngay. Như vậy các tướng không thật, bản thân chúng không thật thì chúng ta đắm nhiễm cái gì? Do không đắm nhiễm nên không dính mắc, đó là tâm an trụ, tâm an trụ thì pháp thân hiện tiền.

Tóm lại, qua đoạn này quí vị thấy ý nghĩa của sự tu hành: Đức Phật chỉ cho chúng ta thấy được cái chân thật, thấy như vậy là thấy đúng chân lý. Thấy Như Lai không phải là thấy đức PhậtẤn Độ mà chính là thấy pháp thân Phật bất sanh bất diệt ngay nơi chúng ta. Kinh Đại thừa chỉ cho chúng ta đức Phật thật hằng có nơi mình mà đức Phật đó chỉ hiển hiện khi nào chúng ta không còn vọng tưởng điên đảo chạy theo sáu trần. Vọng tưởng lặng rồi thì đức Phật đó hiện tiền. Đó là thấy thật, thấy đúng lý.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/09/2013(Xem: 28408)
19/05/2010(Xem: 44907)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?