Thư Viện Hoa Sen

Miệng Từ Bỏ Lời Nói Cộc Cằn, Thô Lỗ, Nguyền Rủa, Mắng Chửi…

13/01/20158:09 CH(Xem: 7777)
Miệng Từ Bỏ Lời Nói Cộc Cằn, Thô Lỗ, Nguyền Rủa, Mắng Chửi…

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác


MIỆNG TỪ BỎ LỜI NÓI CỘC CẰN, THÔ LỖ, NGUYỀN RỦA, MẮNG CHỬI…

Tuy những lời nói thuộc loại này không ác độc bằng hai cách nói trên nhưng cũng chẳng hay ho, tốt đẹp gì, đều đem đến nguy hại cả.

Lời cộc cằn, thô lỗ, nguyền rủa, mắng chửi người khác biểu hiện trạng thái tâm sân hận quá mức, do không ý thức được sự tác hại của nó. Những lời nói như thế có thể làm đau lòng người khác, thường đưa đến sự xô xát, đánh đập rồi dẫn đến mất tự chủ mà giết hại lẫn nhau.

Trong một gia đình, nếu một trong hai người vợ hoặc chồng nói năn thô lỗ cộc cằn hay lớn tiếng nạt nộ chữi mắng, rồi dẫn đến thượng chân hạ cẵng thì trước sau gì gia đình đó cũng tan vỡ. Khi ta tức giận một ai đó thì không nên mắng xối xả vào người đó, hoặc tìm đủ mọi cách để hạ nhục người đó. 

Ở đời ít ai chịu nhục lắm vì đó là sĩ diện của con người, trước mặtquan văn võ mà mình bị chà đạp khinh rẻ, hỏi không nhục làm sao được. Cho nên người xưa nói: Thà chết vinh hơn sống nhục” là vậy đó. Bậc hiền Thánh khi muốn nói với ai điều gì dù biết rằng người đó có lỗi, nhưng xét thấy không có lợi nên tìm cách nói khác đi, để cho ta tự ý thứcăn năn hối lỗi

Thường khi ghét ai ta hay đem chuyện xấu của người đó ra mà nói, nói với lời giận dữ, hằn học, cau có làm cho đối phương đau khổ. Nếu người đó không dằn nỗi cơn tức tối thì khẫu chiến sẽ xãy ra nhẹ thì cự cãi lôi thôi, nặng thì thượng cẵng hạ chân để rồi dẫn đến thù ghét nhau. 

Người bệnh chấp ngã nặng có thể mất ăn mất ngủlời nói của ta, họ ghim vào lòng chờ cơ hội trả thù. Người có hiểu biết và tin sâu nhân quả thường không bị chi phối bởi những cơn nóng giận, vì họ đã có sự tu tập và biết kiềm chế trong mọi vấn đề. Người cư sĩ tại gia, lời nói ra phải dịu dàng, từ ái, khiêm tốn dễ nghe. 

Ái ngữ chính là lời nói dịu dàng, êm ái ngọt ngào, dễ nghe dễ thương, phát xuất từ lòng từ tấm lòng rộng mở, phát xuất từ tâm thanh tịnh trong sáng, phát xuất từ tâm biết lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm để sẵn sàng chia vui sới khổ. Ái ngữlời nói chân thật, phát xuất từ đáy lòng nên không phải là lời nói đầu môi chót lưỡi để lợi dụng người khác, không phải là lời nói hoa mỹ để làm xiu lòng người, không phải là lời nói tâng bốc khách sáo để làm cho đối phương thích mà hàm chứa dụng ý bên trong.

Nói lời xin lỗi là một phương pháp hữu hiệu nhanh nhất để con người cùng ngồi lại bên nhau, mà cùng nhau kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống. Không ai mà có thể cố chấp quá độ khi người thân của mình đã mở lời xin lỗi, chỉ có người quá thành kiến sâu nặng mới không cảm thôngtha thứ cho người ấy.

Nói lời xin lỗi là món ăn tinh thần rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta, nếu khi ta đã lỡ làm cho ai đó buồn phiền hoặc khổ đau, ta hãy nói lời xin lỗi một cách thành tâm, để người cảm thôngtha thứ cho ta, là phương pháp duy nhất giúp ta xóa bỏ ân oán hận thù.

Con xin lỗi cha mẹlỡ lầm nghe theo bạn bè xấu xúi dại. Em xin lỗi anh vì lỡ lời nói nặng, anh xin lỗi em vì ham vui với bạn bè mà anh để em và con ăn cơm một mình. Cha xin lỗi con vì nóng giận quá mức nên tát con một bạt tay như thế. Anh nhân viên xin lỗi ông giám đốc vì sáng nay kẹt xe nên đến cơ quan trể, kính mong ông thứ lỗi cho ....

Lời nói ái ngữtác dụng đem lại an vui, bình yên thanh thản cho người nghe. Lời nói ái ngữtác dụng an ủi vỗ về, giúp cho người nóng giận giảm bớt sự sôi sục âm ỉ bên trong. Do đó, lời nói được thốt ra có khi tạo được cảm tình tốt đẹp, cũng có khi gây nên ác cảm, oán thù giữa con người với nhau. Ta chỉ cần sơ ý lỡ một lời nói, có khi hỏng cả việc lớn. Chỉ cần ta lỡ một lời nói, thì tai nạn ùn ùn kéo đến chỉ vì người nghe hiểu lầm, cho nên tìm cách hãm hại ta. 

Chính vì vậy chúng ta phải cẩn thận trong lời nói bởi vì con người thích được khen ngợi tâng bốc nhiều hơn là bị chê bai. Tai họa xảy đến, thường do lời nói mà gây nên tác hại. Chúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi trên thế gian này, con người thường hay, tranh chấp với nhau, chỉ vì lời nói.
Tạo bài viết
07/06/2010(Xem: 60557)
09/06/2010(Xem: 33427)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: