Miệng Từ Bỏ Lời Nói Cộc Cằn, Thô Lỗ, Nguyền Rủa, Mắng Chửi…

13/01/20158:09 CH(Xem: 7395)
Miệng Từ Bỏ Lời Nói Cộc Cằn, Thô Lỗ, Nguyền Rủa, Mắng Chửi…

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác


MIỆNG TỪ BỎ LỜI NÓI CỘC CẰN, THÔ LỖ, NGUYỀN RỦA, MẮNG CHỬI…

Tuy những lời nói thuộc loại này không ác độc bằng hai cách nói trên nhưng cũng chẳng hay ho, tốt đẹp gì, đều đem đến nguy hại cả.

Lời cộc cằn, thô lỗ, nguyền rủa, mắng chửi người khác biểu hiện trạng thái tâm sân hận quá mức, do không ý thức được sự tác hại của nó. Những lời nói như thế có thể làm đau lòng người khác, thường đưa đến sự xô xát, đánh đập rồi dẫn đến mất tự chủ mà giết hại lẫn nhau.

Trong một gia đình, nếu một trong hai người vợ hoặc chồng nói năn thô lỗ cộc cằn hay lớn tiếng nạt nộ chữi mắng, rồi dẫn đến thượng chân hạ cẵng thì trước sau gì gia đình đó cũng tan vỡ. Khi ta tức giận một ai đó thì không nên mắng xối xả vào người đó, hoặc tìm đủ mọi cách để hạ nhục người đó. 

Ở đời ít ai chịu nhục lắm vì đó là sĩ diện của con người, trước mặtquan văn võ mà mình bị chà đạp khinh rẻ, hỏi không nhục làm sao được. Cho nên người xưa nói: Thà chết vinh hơn sống nhục” là vậy đó. Bậc hiền Thánh khi muốn nói với ai điều gì dù biết rằng người đó có lỗi, nhưng xét thấy không có lợi nên tìm cách nói khác đi, để cho ta tự ý thứcăn năn hối lỗi

Thường khi ghét ai ta hay đem chuyện xấu của người đó ra mà nói, nói với lời giận dữ, hằn học, cau có làm cho đối phương đau khổ. Nếu người đó không dằn nỗi cơn tức tối thì khẫu chiến sẽ xãy ra nhẹ thì cự cãi lôi thôi, nặng thì thượng cẵng hạ chân để rồi dẫn đến thù ghét nhau. 

Người bệnh chấp ngã nặng có thể mất ăn mất ngủlời nói của ta, họ ghim vào lòng chờ cơ hội trả thù. Người có hiểu biết và tin sâu nhân quả thường không bị chi phối bởi những cơn nóng giận, vì họ đã có sự tu tập và biết kiềm chế trong mọi vấn đề. Người cư sĩ tại gia, lời nói ra phải dịu dàng, từ ái, khiêm tốn dễ nghe. 

Ái ngữ chính là lời nói dịu dàng, êm ái ngọt ngào, dễ nghe dễ thương, phát xuất từ lòng từ tấm lòng rộng mở, phát xuất từ tâm thanh tịnh trong sáng, phát xuất từ tâm biết lắng nghe của Bồ-tát Quán Thế Âm để sẵn sàng chia vui sới khổ. Ái ngữlời nói chân thật, phát xuất từ đáy lòng nên không phải là lời nói đầu môi chót lưỡi để lợi dụng người khác, không phải là lời nói hoa mỹ để làm xiu lòng người, không phải là lời nói tâng bốc khách sáo để làm cho đối phương thích mà hàm chứa dụng ý bên trong.

Nói lời xin lỗi là một phương pháp hữu hiệu nhanh nhất để con người cùng ngồi lại bên nhau, mà cùng nhau kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống. Không ai mà có thể cố chấp quá độ khi người thân của mình đã mở lời xin lỗi, chỉ có người quá thành kiến sâu nặng mới không cảm thôngtha thứ cho người ấy.

Nói lời xin lỗi là món ăn tinh thần rất cần thiết trong đời sống hằng ngày của chúng ta, nếu khi ta đã lỡ làm cho ai đó buồn phiền hoặc khổ đau, ta hãy nói lời xin lỗi một cách thành tâm, để người cảm thôngtha thứ cho ta, là phương pháp duy nhất giúp ta xóa bỏ ân oán hận thù.

Con xin lỗi cha mẹlỡ lầm nghe theo bạn bè xấu xúi dại. Em xin lỗi anh vì lỡ lời nói nặng, anh xin lỗi em vì ham vui với bạn bè mà anh để em và con ăn cơm một mình. Cha xin lỗi con vì nóng giận quá mức nên tát con một bạt tay như thế. Anh nhân viên xin lỗi ông giám đốc vì sáng nay kẹt xe nên đến cơ quan trể, kính mong ông thứ lỗi cho ....

Lời nói ái ngữtác dụng đem lại an vui, bình yên thanh thản cho người nghe. Lời nói ái ngữtác dụng an ủi vỗ về, giúp cho người nóng giận giảm bớt sự sôi sục âm ỉ bên trong. Do đó, lời nói được thốt ra có khi tạo được cảm tình tốt đẹp, cũng có khi gây nên ác cảm, oán thù giữa con người với nhau. Ta chỉ cần sơ ý lỡ một lời nói, có khi hỏng cả việc lớn. Chỉ cần ta lỡ một lời nói, thì tai nạn ùn ùn kéo đến chỉ vì người nghe hiểu lầm, cho nên tìm cách hãm hại ta. 

Chính vì vậy chúng ta phải cẩn thận trong lời nói bởi vì con người thích được khen ngợi tâng bốc nhiều hơn là bị chê bai. Tai họa xảy đến, thường do lời nói mà gây nên tác hại. Chúng ta biết rằng, ngoài danh và lợi trên thế gian này, con người thường hay, tranh chấp với nhau, chỉ vì lời nói.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57423)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.