Kệ ngôn 02: Khi Tâm Là Suối Nguồn Phúc Lạc

17/12/20204:44 SA(Xem: 2333)
Kệ ngôn 02: Khi Tâm Là Suối Nguồn Phúc Lạc

blank
Kệ Ngôn 02
Khi Tâm Là Suối Nguồn Phúc Lạc
Giảng Sư: TT Trí Siêu
Ý dẫn đầu các pháp
Ý chủ trì, tạo tác
Nếu ngôn từ, hành động
với tâm ý trong sáng
An lạc sẽ theo sau
Như bóng không rời hình
(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng) .
Minh Hạnh chuyển biên
TT Trí Siêu: Bài kệ Pháp Cú số hai học về duyên sự của cậu công tử Mattakundali, một vị công tử con nhà bá hộ, vì người cha quá bỏn xẻn nên cậu công tử này sống cũng như một người nghèo khổ. Tội nghiệp, lúc cậu ta bị bịnh, người cha bỏn xẻn keo kiết không dám bỏ tiền ra để rước thầy thuốc về trị bịnh cho con sợ hao tốn, và thậm chí khi cậu công tử Mattakundali đang hấp hối trên giường bịnh, người cha lại nghĩ đến việc sợ tốn kém khi mọi người đến viếng thăm phải đãi đằng trà nước v.v... cho nên đem cậu đặt ở ngoài mái hiên trước nhà.
Nhưng đó cũng là một điều may mắn cho cậu, vì duyên lành của cậu đã lọt vào võng giác của bậc Đạo Sư. Sáng hôm đó Đức Thế Tôn, Ngài quán xét thế gian đã thấy rõ cậu Mattakundali hôm nay có thể do nhờ phát niềm tin nơi Ngài mà mệnh chung sanh về cõi trời, do vậy Đức Thế Tôn đi khuất thực ngang qua nhà của cậu, với ánh hào quang chiếu diệu rực rỡ vượt lên cõi ánh sáng của mặt trời, cậu ta thấy ánh sáng lạ cố gắng xoay người ra nhìn , khi nhìn thấy Đức Thế Tôn với vẻ vinh quang, cậu ta liền phát tâm hoan hỷ và ngay trong khi đó với tâm tịnh tín nơi bậc Đạo Sư, cậu ta tắt thở và sanh về cõi trời.
Khi đã là Thiên Tử Mattakundali, vị trời ấy suy nghĩ đến việc phải tế độ người cha trước đây của mình, nên đợi lúc người cha đi đến bãi tha ma mộ địa để than khóc đứa con xấu số chết trẻ, lúc bấy giờ Thiên Tử Mattakundali đã hiện thân thành một đứa bé và đứng gần đó khóc la kêu đòi. Ông bá hộ liền đến bên cạnh cậu bé hỏi tại sao cháu khóc, thì cậu bé tức là vị Chư Thiên trả lời rằng
- Có mặt trăng để làm bánh xe nhưng không ai cho con mặt trăng đó, mặt trăng ở trên trời.
Lúc bấy giờ ông triệu phú mới cười chế riễu và bảo rằng
- Này cháu, cháu không nên đòi những gì không thể có được, có bao giờ cha mẹ của cháu có thể lấy mặt trăng đem xuống cho cháu chơi được đâu, cái chuyện đó không thể có".
Cậu bé thiên tử này mới nói rằng:
- Mặt trăng còn có thể thấy được, đứng dưới đây vẫn thấy được, mà đòi tìm mặt trăng là một chuyện vô lý, thế thì ông bá hộ, thưa gia chủ, Ngài đến đây để khóc than một đứa con đã chết, và người đã chết đi rồi thì không thể nào sống lại được, đã đi tái sanhnơi khác, như vậy thì Ngài gia chủ khóc than đứa con kêu nó sống lại, như vậy chuyện đó còn vô lýngu xuẩn hơn chuyện này nữa.
Khi được nhắc nhở như vậy ông bá hộ thức tỉnh, sau đó vị chư thiên biến hình trở lại và cho ông bá hội biết rằng mình chính là Mattakundali đã tái sanh cõi trời, họ đã đi đến đảnh lễ Đức Phật và trình bày duyên sự này. Nhân đó Đức Phật, Ngài sau khi xác định rằng vị thiên tử này chính là Mattkundali con của ông bá hộ và Ngài đã thuyết lên kệ ngôn số 2.
Ý dẫn đầu các pháp
ý chủ trì tạo tác
Nếu ngôn từ hành động
Với tâm Ý trong sáng
An lạc sẽ theo sau
Như bóng không rời hình
Đức Thế Tôn thuyết lên bài kệ đó, để nhắc nhở cho mọi người biết rằng sở dĩ cậu Mattkundali có được như ngày hôm nay sanh lên cõi trời là một vị thiên tử có đủ uy quyền, có đủ thiên lạc là do nhờ tâm ý trong sạch nơi Đức Phật.
Bài kệ này có một vài điểm giống với bài kệ số một cũng nói về:
Ý dẫn đầu các pháp,
Ý chủ trì tạo tác
Nhưng khác hơn là ngày hôm qua khi nói đến:
Nếu ngôn từ hành động
Với tâm ý cấu uế,
Đau khổ sẽ theo sau,
Như bánh xe theo chân bò .
Thì ngày hôm nay nếu ngôn từ hành động với tâm ý trong sáng an lạc sẽ theo sau như bóng không rời hình, cả hai hình ảnh minh hoạ mà Đức Thế Tôn đã thuyết trong hai bài kệ số 1 và số 2. Ngài minh hoạ về hình ảnh một bánh xe của cỗ xe do con bò kéo thì hễ con bò đó đi đến đâu bánh xe cũng lăn theo đó không hề rời ra cho dù một gang tấc, nó bám theo sát như thế đó.
Hình ảnh Đức Phật Ngài minh họa trong bài học số 2 này một chiếc bóng hình, chúng ta cũng hiểu điều là hễ bong bóng di chuyển ở đâu thì bóng di chuyển theo đó, để nói lên quả. Do đó Đức Thế Tôn đã thuyết lên cho mỗi một duyên sự có nghĩa là mỗi việc ác sẽ chắc chắn phải thành tụ quả dị thục, qua duyên sự chúng ta thấy rõ một người thầy thuốc có tâm hại một bịnh nhân quả ác sẽ đuổi theo suốt quá trình sanh tử, kiếp nào sanh ra cũng bị mù mắt.
Còn đối với trường hợp này vì có tâm ý trong sạch thanh tịnh, cậu Mattkundali đã được sanh về cõi trời, Đức Thế Tôn thuyết ý nghĩa đó gắn liền với duyên sự, trong trường hợp này để nói lên pháp tánh nhân quả cho mọi người nghe có sự hoan hỷ. Còn nếu khi chúng ta bình luận về nghiệp trổ quả thì chúng ta phải dựa trên những cơ sở như là hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp, hậu báo nghiệpvô hiệu nghiệp. Có những trường hợp hành động hay là nghiệp thân, nghiệp khẩu mà chúng sanh đã tạo rồi nó cũng không có khả năng để cho sanh quả, bởi vì có thể có một thứ nghiệp đối lập có công xuất nặng hơn, mạnh hơn thì nó sẽ lướt qua, đó là vấn đềchúng ta phải suy tư. Và trong bài kệ này cũng như trong bài kệ trước thưa quí vị, khi đề cập đến vấn đề " Ý dẫn đầu các pháp, Ý chủ trì tạo tác." thì ở đây chúng ta nên hiểu theo hai nghĩa.
- Nghĩa thứ nhất được hiểu như là ý ở trong tam nghiệp, thân khẩu ý. Chúng sanh tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, thì ý nghiệp là quan trọng nhất, bởi vì ý nghiệp tốt hay xấu thì chính hành vi và lời nói nó sẽ trở thành thiện nghiệp hoặc ác nghiệp, một người cố ý hành động, cố ý nói với tâm ý tốt hay xấu nó sẽ phát sanh lên quả theo tánh cách thiện hay ác đó, cho nên ý quan trọng vô cùng.
Như trong bài kinh Upali trong Trung Bộ kinh, khi các ngoại đạo họ đưa một vấn đề thân hành, khẩu hành, ý hành, thì họ cho rằng thân hành là quan trọng hơn, và lúc bấy giờ họ đã lập luận, chống trái với đạo Phật, trong khi Đức Phật Ngài tuyên bố ý hành là quan trọng hơn thân hành và khẩu hành, họ cho người đến để tranh luận với Đức Phật về vấn đề này, và trong đó họ đã cử một đệ tửgia chủ Upali. Chúng ta cũng nên lưu ý đây là gia chủ Upali trùng tên với Tôn Giả Upali, một vị luận sư vào thời Đức Phật, hai người khác nhau. Gia chủ Upali là một tay biện luận, mặc dù là cư sĩ nhưng lập luận cũng không kém gì các vị Thầy của mình, và do đó ông đã đến tranh luận với Đức Phật, nhưng không ngờ Đức Phật Ngài đã thuyết phụcgia chủ Upali đã qui y tam bảo chứng đắc quả vị Tu Đà Hườn.
- Nghĩa thứ hai chúng ta cũng nên hiểu đó là theo cách của chú giải; ý ở đây là chỉ cho thức uẩn, và thức uẩn dẫn đầu ba uẩn sở hữuthọ uẩn, tưởng uẩnhành uẩn. Đối với danh từ gọi là các pháp mà Đức Phật Ngài sử dụng trong bài kệ này chúng ta sẽ rõ một điều, là chính do tác nhân thuộc về phần tâm linh hay chúng ta nói cách khác là phiền não hoặc cảnh phiền não, nó sẽ trợ cho nghiệp luân, tức là hành và hữu để tạo nên lời nói hoặc hành động, và chính nghiệp luân đó sẽ đưa đến quả luân hồi, tức là quả báo dị thục, cho nên trong bài kệ một và bài kệ hai chúng tacảm giác như đây là bức tranhĐức Phật Ngài minh hoạ có đầy đủ cả ba luân trong duyên khởi, tánh cách tâm ý thiện hoặc ác, nó sẽ hổ trợ sẽ duyên cho thân nghiệpkhẩu nghiệp, và khi đã duyên cho thân nghiệp khẩu nghiệp thì sẽ đưa đến quả báo.
Đó là một vấn đềchúng ta cần phải suy tư, tuy nói vậy, nhưng vấn đề chúng ta bàn thảo ở đây, cũng chẳng phải là vấn đề làm cho tri kiến của chúng ta bị lung lạc, chúng ta không cần thiết chỗ đó, chúng ta hiểu được và chúng ta thực hành được đó là tốt rồi, có nghĩa là bây giờ chúng ta không cần phải phân tích ý là thức uẩn, pháp là danh uẩn, chúng ta không cần phải phân tích như vậy. Nếu như một nhà học giả họ nghiên cứu thì họ nghiên cứu ở chỗ này, họ luận giải ra thì họ mới phân tích như thế, nhưng ở đây chúng ta nghe phápnghe pháp để chúng ta thực hành thì chúng ta chỉ nắm bắt lấy một điều, đó là tư tưởng của chúng ta quyết định cho quả báo dị thục trong tương lai.
Bởi vì tư tưởng hiền thiện trong sáng sẽ khiến cho hành động hoặc lời nói được trong sáng, mà ta gọi đó là thiện nghiệp sẽ đưa đến quả báo tốt đẹp, còn nếu ngược lại tư tưởng xấu xa uế nhiễm, tức là tư tưởng bất thiện pháp sanh khởi, lúc bấy giờ sẽ xui khiến cho thân hành, khẩu hành không tốt đẹp, do đó đưa đến quả đau khổ trong tương lai.
Chúng ta chỉ cần hiểu đến đó để trong khi tu tập, chúng ta canh chừng nội tâm của chính mình, sự chúng ta canh chừng nội tâm là một điều giúp giữ được tâm niệm thuộc về thiện pháp. Khi chúng ta trong suốt cả ngày, nếu thường xuyên gắn bó, thường xuyênchánh niệm, hễ chánh niệm sanh khởi ở đâu thì tâm thiện có mặt ở đó và vì thế khi một người giữ chánh niệm cũng có nghĩa là đang khởi lên tâm thiện, và tâm thiện sanh khởi nhiều như thế cho đến khi hành động hoặc nói, cũng nói bằng lời tâm thiện và hành động cũng bằng tâm thiện.
Cho nên ở đây thưa quí vị, một điều chúng ta tu tập nên biết rằng trong 5 loại ma thì trong đó phiền não ma là một loại ma nguy hiểm nhất, nếu như để cho tâm ý bất thiện sanh khởi thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ không tự chủ được lời nói và hành động, như vậy sẽ đưa đến tình trạng quả khổ đau trong tương lai, việc chúng ta tu tập, ta cũng nên biết rằng quan trọng nhất là nên tu tâm, vì tâm hay ý dẫn đầu, chủ trì tạo tác. Chủ trì cho thân hành, khẩu hành, ngôn từ và hành động, bởi thế cho nên sự tu tậpchúng ta tu tập về tâm.
Có một vị Tỳ kheo vừa mới xuất gia, vị Tỳ kheo đó trước đây là vị công tử khi nhìn thấy các vị Tỳ kheo khác đi khất thựctrở về ăn xong và chỉ thiền định, đi kinh hành không làm công việc gì, cậu ta mới nghĩ rằng xuất gia như vậy sướng qúa, thế là cậu ta vào trong giáo pháp, các bậc Thầy Giáo Thọ, và Thầy Yết Ma, Thầy Hoà Thượng bổn Sư dậy dỗ nhắc nhở cho vị tân Tỳ kheo gìn giữ giới luật thì vị tân Tỳ kheo này lại nghĩ rằng nếu ta xuất gia mà ta bận rộn như vầy thì đâu có sung sướng hạnh phúc gì, do vậy vị tân Tỳ kheo đó khởi nên ý muốn hoàn tục, các vị Thầy mới dẫn đến Đức Phật và lúc bấy giờ Ngài bảo rằng:
- Này tân Tỳ kheo nếu người sợ hãi và chán nản vấn đề giữ quá nhiều giới luật như vậy, thì bây giờ ngươi chỉ giữ một điều thôi.
Vị tân Tỳ kheo này bạch với Đức Thế Tôn rằng:
- Nếu một điều thì con có thể giữ được thoải mái.
Đức Phật Ngài bảo:
- Ngươi hãy canh chừng cái tâm của ngươi.
Sau đó vị Tỳ kheo này nhớ lời Đức Phật dạy, hàng ngày, thời điểm nào trong ngày luôn cả trong tứ oai nghi vị tân Tỳ kheo đó đều canh phòng cái tâm, không để cho tâm bất thiện đó sanh khởi và chính nhờ sự chánh niệm tỉnh giác như thế chẳng mấy chốc vị Tỳ kheo đó chứng quả A La Hán.
Thì ở đây trong bài kệ này thưa quí vị, Đức Phật Ngài thuyết dựa trên duyên sự cậu Mattkundali sanh về cõi trời Đao Lợi do nhờ khởi lên một ý tịnh tín một niềm tin đối với Đức Phật, mặc dầu duyên sự chỉ như vậy và ở thực tế những nhân vật như thế, nhưng mà chính bài học này cũng đã gợi cho chúng ta một y’ niệm tu tập rất đặc biệt../.







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.