Kệ ngôn 18: Hạnh Phúc Của Người Thiện

17/12/20205:12 SA(Xem: 1872)
Kệ ngôn 18: Hạnh Phúc Của Người Thiện
blank
Kệ ngôn 18: 
Hạnh Phúc Của Người Thiện
Giảng sư: TT. Thích Trí Siêu
Nay sướng, đời sau sướng
Làm phước hai đời sướng
Sung sướng: "Ta làm phước"
Sanh cõi lành sướng hơn
(Việt dịch Tỳ Khưu Trí Siêu)

Idha nandati pecca nandati katapu~n~no ubhayattha nandati
Pu~n~na.m me katanti nandati bhiyyo nandati suggati.m gato.

Hồng Hiếu - Minh Hạnh biên tập

TT Trí Siêu: Trong bài kệ, Đức Phật dạy giá trị của người làm thiện, của điều thiện và sự hạnh phúc của người làm thiện. Nếu tất cả chúng ta đều hiểu được giá trị của điều thiện thì chắc chắn sẽ hoan hỷ, an trú trong điều thiện.

Khi nói đến điều thiện, chúng ta đừng nghĩ rằng việc thực hành theo thiện pháp chỉ là một hình thức sinh hoạt của tôn giáo mà nên biết rằng giá trị thật sự của điều thiện là một chân lý hiển nhiên trong đời sống hàng ngày của mỗi chúng sanh. Nếu tất cả chúng sanh đều làm việc thiện, khởi lên tâm thiện, an trú trong pháp thiện thì chúng sanh sẽ được an lạc, hạnh phúc.

Điều thiện ở đây cũng còn gọi là điều phước - puñña và những phước báu chúng ta đã làm có thể gọi là một điều thiện vì rằng pháp thiện sẽ sanh quả tốt đẹp. Quả tốt đẹp đó cần phải hiểu hai nghĩa: chữ phước - puñña là cái gì làm cho chúng sanh được sung mãn được hoan hỷ tròn đầy thì gọi là phước. Nếu chúng ta nói trên phương diện phước nhân là những điều thiện tốt đẹp chúng ta làm có sự hân hoan, hưng phấn, đó cũng gọi là phước - puñña . Khi chúng ta hưởng quả dị thục ở đời này hoặc đời sau, sau khi mệnh chung thì chính quả dị thục đó cũng làm cho chúng ta hân hoan, sung mãn thì đó cũng gọi là phước và là phước quả.
.

Nói đến điều thiện – điều phước thì chúng ta phải biết rằng chúng ta làm việc thiện thể hiện qua thân bằng hành động, qua miệng bằng lời nói, qua tư tưởng bằng suy nghĩthân nghiệp thiện, miệng nghiệp thiện, ý nghiệp thiện do tiến trình của dòng tư tưởng của tâm đổng lực thiện và khi khởi lên tâm đổng lực thiện thì bao giờ tâm sở phối hợp với tâm thiện cũng là những tâm tốt đẹp, sơ phát. Bởi vậy, một người an trú trong việc thiện, dù quả nghiệp thiện chưa phát sanh kịp thời nhưng do tính chất tốt đẹp đó tương ứng với tâm thiện sẽ trợ cho thân tâm được an lạc bằng cách là thường cận y duyên

Nói như vậy không có nghĩa là khi làm điều thiện chính nhờ môi trường thiện pháp này làm phát sanh những thiện pháp khác. Vì quen sống tâm thiện thì dễ dàng tới với những tâm thiện khác. Nếu những tâm thiện, pháp thiện này thường xuyên có mặt, thường xuyên sanh khởi trong lộ trình tư tưởng của chúng sanh thì chúng sanh đó sống niềm an lạc.

Bởi vậy nên Đức Phật dạy rằng: “nay sướng đời sau sướng, làm phước hai đời sướng, sung sướng nghĩ rằng ta làm phước sanh cõi lành sung sướng hơn”. Khi chúng ta nghĩ tới việc làm điều phước sẽ yên tâm chúng ta. Điều thiện có nhiều ý nghĩa đặc thù, mà một trong những ý nghĩa đặc thù của điều thiện là không lỗi lầm; một người làm điều thiện khi nghĩ đến việc làm đó họ sẽ không bị ám ảnh bởi tội lỗi, do đó sẽ được an lạc.

Quả dị thục của pháp thiện bao giờ cũng là quả tốt đẹp cho chúng ta được hạnh phúc, sung sướng hân hoan trong đời sau. Tuy nhiên, có một vấn đề ta nên hiểu là đối với một người khi làm nhiều thiện phước cũng có khi người đó gặp những cảnh bất hạnh, cảnh phiền muộn, sự không như ý, thì điều này chúng ta phải giải thích như thế nào. Trong khi bài kệ trên đức Phật đã dạy làm phước hai đời vui, vui trong hiện tại khi nghĩ đến việc ta làm phước, vui trong tương lai được sanh về cõi lành sung sướng hơn..

Thưa quý vị, trong những loại nghiệp, nghiệp thiện hoặc nghiệp ác trổ quả theo thời kỳ: có hiện báo nghiệp, có sanh báo nghiệp và có hậu báo nghiệp. Hiện báo nghiệp là nghiệp chúng ta đang làm trong kiếp này và sanh quả cũng trong kiếp này, một người làm phước trong kiếp này có thể trong bảy ngày sẽ phát sanh lên được quả phước y như ý nguyện, đó là trường hợp hiện báo nghiệp.

Sanh báo nghiệpthiện nghiệp tạo được trong đời sống này và phải đợi đến khi ta mạng chung và sanh ở cảnh giới khác thì nghiệp này mới sanh lên quả dị thục. Cũng có những trường hợp hậu báo nghiệp là nghiệp ta tạo kiếp này và sau đó vì lý do gì mà đời kế tiếp không trổ quả được mãi cho đến đời thứ ba trở đi mới trổ quả dị thục thiện nghiệp hay báo nghiệp. Một người sống trong thiện pháp, làm việc thiện trong hiện tại nhưng vẫn gặp chuyện chẳng lành, tai ương là do hậu báo ác nghiệp trong quá khứ đến thời kỳ trổ quả bởi vì công lực của ác nghiệp quá khứ mạnh hơn thiện nghiệp ngay trong hiện tại và lấn lướt nên trổ quả xấu trong kiếp sống hiện tại, vậy ta đừng nghĩ là thiện ác không có quả báo và không có công bằng. Cho nên những người thường nói rằng tại sao tôi ăn hiền ở lành, tôi làm những điều phước báu những điều công đức nhưng vẫn gặp phải những tai ương thì trong trường hợp đó chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng thiện ác không có quả báo công bằng, mà là rất công bằng bởi vì trong quá khứ chúng ta đã tạo nghiệp ác quá mạnh còn ngay trong hiện tại thì chúng ta tạo việc thiện lơ là hay chưa đúng mức, chúng ta làm việc này với trạng thái tâm lý không đúng mức chưa đạt đến mức để khiến cho trổ quả trong hiện tại. Trước mắt chúng ta thấy những người vẫn sống trong hiền thiện mà gặp phải cảnh không tốt đẹp

Như trường hợp một chàng thanh niên vào thời Đức Phật, anh ta rất tin tấn giữ giới học trì kinh điểntrì bát quan trai và đến chùa để nghe Đức Phật giảng suốt đêm, sáng hôm sau anh ra bờ ao trước cửa chùa Jetavana-Kỳ Viên thì ngay lúc đó một tên trộm bị rượt đuổi chạy tới ném gói tang vật vừa ăn cắp bên cạnh và trốn mất. Khi dân làng chạy đến tưởng anh thanh niên là tên trộm với gói tang vật kế bên họ xông vào đánh anh ta đến chết. Chuyện đến tai đức Phật, Phật dạy rằng trong hiện tại thì quả không tương xứng với hành vi nhưng nếu xét về quá khứ thì nghiệp này tương ứng vì anh ta đã từng vu khống người khác trộm cướp. Xét về quá khứ thì hành vi của anh ta nhẫn tâm và xứng đáng được báo nghiệp như hiện tại. Giá trị của thiện pháp thì bao giờ cũng là giá trị tương đối đưa đến an lạchạnh phúc mỗi khi ta có sự nghĩ tưởnghoan hỷ đến. Điều đó Đức Thế Tôn dậy không sai, nhưng có nhiều phàm phu trong đời sống hiện tại này không an trú trong thiện pháp.

Tiền thân của đức Bồ Tát – Chim Công Bồ Tát hàng ngày Ngài an trú trong tâm thiện, và nghĩ tưởng đến đức lành của các vị sa môn Bà la môn của Chư Thiên Phạm Thiên và Ngài đọc lên những lời tán thán các bậc hiền Thánh từ ngày này qua ngày nọ lúc nào cũng tâm an trú không dãi duôi cho nên chính thiện pháp nâng đỡtrong suốt bảy năm Chim Công không hề bị mắc bẫy của người thợ săn là nhờ bởi do tâm thường xuyên an trú trong thiện pháp cho nên được tỉnh táo. Ngày kia, người thợ săn lập kế cho con công mái làm mồi nhử, ông huấn luyện công mái một giọng hót thật êm dịu quyến rũ để công trống bị dẫn dụ, quên mình. Buổi sáng đó, công trống nghe tiếng hót công mái, nó quên đi phận sự, quên đi tâm an trú trong thiện pháp và nó đi đến bên công mái với tâm bất thiện và nó mắc bẫy của ông thợ săn.

Thế thì đời sống chúng ta cũng vậy, đừng nghĩ rằng thường xuyên làm phước thiện là đã xây dựng được hàng rào che chắn không rơi vào cạm bẫy, tai hoạ. Những kẻ phàm phu như chúng ta, sống trong cuộc đờithiện ác lẫn lộn thì không thể cân lựợng được trọng lực của thiện và ác quá khứ thế nào nên hiện tại ta không an trú trong thiện pháp và quả bất thiện phát ra là vậy. Tuy nhiên, cũng đừng vì điều đó mà ta bỏ quên thiện pháp.

Khi một vị Tỳ Khưu hỏi Đức Phật:" tích lũy cái gì mang đến sự an lạc". Đức Phật trả lời: "tích lũy thiện pháp sẽ mang đến sự an lạc". Trong đời sống hàng ngày của chúng ta khi an trú trong thiện pháp sẽ được an lạc, sẽ được hoan hỷ bởi vì với tư tưởng an lành sẽ giúp cho có đời sống an lành. Nói cụ thể hiện tại các chứng bệnh như trầm uất, cao huyết áp, đau đầu, stress, bệnh tim, gan, bộ máy tiêu hoá, các vị bác sĩ, các nhà khoa học cho biết phần lớn ảnh hưởng do tâm lý của bệnh nhân khi người ấy lo âu, suy nghĩ nhiều có thể làm rối loạn có thể gây bịnh tim mạnh, trầm cảm, cao áp huyết v.v...

Tất cả những sự lo âu, nghĩ ngợi, buồn bực, sự bất mãn đều là trạng thái tâm bất thiện. Khi chúng ta sống trong thiện pháp thì tư tưởng sẽ nhẹ nhàng, và chính do tư tưởng nhẹ nhàng thoải mái vô tư như vậy cho nên điều hoà được sắc tâm. Sắc tâm Rùpàvacara cittas tức là sắc pháp do tâm tạo thì trong A Tỳ Đàm giải thíchvấn đề này, nếu tâm bất thiện thì tạo nên sắc tâm bị bầm vập, còn tâm thiện sẽ tạo nên sắc tâm tốt đẹp, nên khi chúng ta khởi nên tâm thiện thì đời sống sẽ được khỏe mạnh. Chúng ta khoan nói đến quả dị thục trong tương lai, chỉ nói trong hiện tại, khi chúng ta an trú trong tâm thiện, làm điều thiện thường xuyên thì có niềm vui là phiền não không có cơ hội để phát lên. Một người an trú trong thiện pháp suốt ngày và đêm người này cảm thấy nhẹ nhàng, cảm thấy hưng phấn, cảm thấy cuộc đời không có gì là khổ ải cả, nếu như người này an trú trong thiện, nếu họ quán xét về sự khổ thì họ chỉ thấy sự khổ trọng đại như là khổ sanh, khổ già, khổ bệnh và khổ chết, họ thấy sự khổ đó, chứ còn sự phiền muộn trong đời sống hàng ngày thì không có. Một sự lợi ích khác nữa là khi chúng ta an trú trong các việc thiện chúng ta làm, chúng ta đã có được một môi trường thuận lợi để cho thiệp pháp phát sanh lên, cho thiện quả trong quá khứ phát sanh lên.



Ví dụ trong mùa năm trước ta gặt hái được hạt giống tốt, bây giờ ta lại gieo giống tốt trồng lúa mới. Tuy nhiên, trước khi gieo hạt nếu ta không làm sạch cỏ rác, làm cho đất thêm màu mở phì nhiêu thì khi gieo giống tốt xuống ruộng cây lúa mọc lên cũng không được tươi tốt vẹn toàn. Do đó chúng ta hiểu thiện pháp đã tạo trong quá khứ, rồi trong hiện tại, ta không tiếp tục tạo thiện pháp, tạo thêm môi trường thuận lợi để cho thiện pháp phát sanh thì như vậy chúng ta không bao giờ có được sự an vui do phước báu đem lại, bởi vậy chúng ta được thân người rất là may mắn hơn thọ thân bàng sanh hay ngã qủi hay địa ngục là môi trường không thể thường xuyên có được thiện pháp, nhất là chúng sanh ở dưới địa ngục nên họ phải chịu quả khổ đau, và không có được sự hưng phấn an lạc.

Những điều chúng tôi vừa trình bày để cho chúng ta đều hiểu rằng nếu sống bằng phước báu thì sẽ có được một sự an lạc ngay trong đời sống hiện tại khi nghĩ đến điều phước báu đã làm, đó là giá trị phước báu có ngay trong hiện tại, còn giá trị phước báu trong tương lai là chỗ nương tựa cho chúng sanh ngày vị lai, chúng ta hãy có niềm tintin tưởng giá trị phước báu. Chúng ta nên biết rằng khi mệnh chung và được sanh vào cảnh giới khác sẽ tùy thuộc vào nghiệp sẽ đi theo vì nghiệp của mình đã tạo, bởi vậy nên thiện phápchúng ta đang làm, những pháp thiện đó sẽ tạo cho sự tái sanh thuận lợi.

Trong đời sống này chúng tatài sản, chúng ta vui với tài sản đó. Ví dụ có một người bạn thân, người bạn chí thân này có thể phản bội mình được, cũng như tài sản cũng vậy khi còn ở trong nhà mình, trong tay mình thì nó cung phụng cho mình nhưng qua tay người khác thì không còn là quyền lợi của mình nữa vì tài sản đó phục vụ cho người khác chứ không còn phục vụ cho mình nữa. Cho nên tài sản cũng chỉ được xem như người bạn thân.

Còn đối với cha mẹ, anh chị em, là những người bạn chí ái, có thương yêu nhau nhưng thật sự họ cũng không giúp được gì cho mình sau khi mình sang cảnh giới khác họ cũng không đi theo được để mà thương yêu chúng ta nữa. Chỉ có phước báo được ví dụ như người bạn chung thành nhất là người bạn chung thuỷ nhất theo ta. Đề Bà Đạt Đa đã tạo nhiều phước báo cho dù ông ta sanh xuống địa ngục do ác nghiệp chia rẽ Tăng làm thân Phật chảy máu, nhưng sau khi ông ta từ cảnh giới địa ngục sanh trở lại làm người thì trong tương lai ông ta sẽ chứng được địa vị Phật Độc Giác. Sự kiện đó chúng ta phải biết rằng chính phước báo là người bạn chí thực ta cần phải quan tâm.

Bây giờ xin quay sang vấn đề làm thiện như thế nào, làm phước như thế nào?

Chúng ta đừng nghĩ khi có tiền mới làm phước được, còn khi không có tiền thì không làm phước được, quan niệm của chúng ta như vậy là không đúng với Phật Pháp.

Phước ở đây gồm phước vật, phước đứcphước trí.

- Phước phát sanh quả vật chất trong tương lai thì gọi là phước vật

- Phước phát sinh an vui và hanh thông may mắn trong cuộc sống thì gọi là phước đức,

- Phước phát sinh lên trí tuệ, tạo cho mình sự thông minh, sáng suốt và nhạy bén trong việc thu thập tinh hoa kiến thức của loài ngườiphước trí.

Chúng ta tạo phước vật chấtchúng ta bố thí, cúng nhường cho người nghèo khổ, hay các bậc Sa môn Bà la mônbố thí vật chất và tạo nên tài sản như Đức Phật đã dậy: “Những nam nữ nào trong đời này có tâm hoan hỷ xả tài cúng dường đến các bậc đáng cúng dường, cúng dường đến các vị Sa môn Bà la môn sau khi mệnh chung sẽ được sanh về cõi trời, nếu sanh trở lại cõi người thời người đó có tài sản lớn.”

Bây giờ chúng ta nói đến phước tríphước đức.
Trong đời sống hàng ngày ta có một thân tướng xinh đẹp đó là do nhờ phước đức, chúng ta nhờ có thân thể khoẻ mạnh, khuôn mặt xinh đẹp, không bịnh yếu là do nhờ phước đức, được nhiều người thương mến kính trọng, không bị kẻ thù ám hại, không bị người đời ghét bỏ, là nhờ phước đức nâng đỡ chúng ta, trong cảnh sống gia đình thuận duyên thuận may tình cảm vợ chồng con cái không bị sứt mẻ, xáo trộn do nhờ phước đức. Thì như vậy phước đứccần thiếtphước đức này chúng ta tạo bằng cách an trú trong tâm thiện như có lòng tịnh tín quy Phật, quy pháp, quy tăng; giữ năm giới : không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu; và mỗi ngày chúng ta an trú trong điều thiện, không hận, không sân và mong chúng sanh khác được an vui không hận, không sân.. Như vậy là an trú trong tâm từ, tạo phúc đức. Khi gặp chúng sanh đau khổ bất hạnh khởi lên lòng trắc ẩncố gắng giúp đỡ chúng sanh đó thoát khỏi cần lao thì như vậy là chúng ta đã tích phước đức. Khi chúng ta làm chủ được trạng thái tâm hoan hỷ bằng lòng với những gì chúng sanh khác hạnh phúc lợi lạcchúng ta không có sự ganh tỵ thì như vậy cũng là tạo phước đức, chúng ta sống quân bình, không bị chi phối bởi lời khen chê, đặng mất, vinh nhục, không bị xáo động giữa cuộc đời này, không bị xáo trộn tư tưởng khi xúc chạm với tám pháp đời , như vậy cũng là tạo phước đức. Như vậy đâu có phải có tiền mới tu tập được phước đức, lúc nào cũng có thể an trú trong tâm thiện, nhưng tùy theo vai trò của tâm thiện, tùy theo sở hành của tâm thiện đó mà chúng ta gọi là phước đức hay là phước thí

Tạo phước trí là một điều hết sức quan trọng. Nếu cho chúng ta chọn lựa một trong ba loại phước thì phước đứcphước trí quan trọng hơn phước vật chất. Mười phần thì chúng ta nên tạo hai phần phước vật, ba phần phước đức và năm phần phước trí. Tuy nhiên đây cũng chỉ là suy nghĩ riêng của chúng tôi bởi vì chúng tôi thích hoan hỷ trong việc phát triển trí tuệ cho chúng sanh trong cuộc sống này được tiến hoá hơn. Còn phước đức, phước vật thì trong cuộc sống này đời sống chúng ta hơi thiếu thốn một chút, hơi nghèo một chút nhưng chúng ta có được tình cảm gia đình yên ấm, suông sẻ cũng là hạnh phúc hơn, mặc dù cuộc sống vật chất của chúng ta không bằng ai nhưng chúng ta có được thân tướng lịch sự dễ nhìn, hay được khoẻ mạnh không bị bịnh hoạn ốm đau, như vậy chúng ta cũng được hạnh phúc hơn. Do vậy chúng tôi nhận thấy phước đức cũng khá quan trọng.

Cuối cùng thì chúng ta mới tạo phước vật chất, bởi vì phước vật chất trong đời này chúng sanh nghèo khổ bị hất hủi không cơm ăn, áo mặc, không nhà cửa ở, phải đi lang thang nơi này nơi nọ, người đời hất hủi ruồng bỏ, hoặc có nơi họ bố thí cho một chút ít để sống đắp đỗi trong ngày thì điều đó là một khổ tâm lớn, bởi chính do đời trước chúng ta bủn xỉn keo kiết không quan tâm đến việc chia sẽ giúp đở chúng sanh nên mới nhận quả này. Hiểu được vậy thì chúng ta mới rộng lòng sống với hai bàn tay rộng mở.

Khi chúng ta tạo phước báo rồi thì đời sau chắc chắn được yên ấm hanh thông trong sự may mắn, người tạo được phước báu cũng giống như người đã có tiền để trong ngân hàng, nghĩa là chúng ta không sợ đói. Trong thời gian tạo phước thì ngay lúc chúng ta nghĩ tưởng rằng ta đã sống và trong cách hành động về thân, về khẩu, về ý vô tội, không lỗi lầm, nghĩ như vậy thôi ta cảm thấy hoan hỷ và tự hãnh diện với cuộc đời với cuộc sống chung quanh mà không gì mắc cở e thẹn cả đó là phước lạc của chúng ta.

Bài kệ nhắc chúng ta một điều là hãy nhớ đến giá trị của phước báu, giá trị của điều thiện và khi chúng ta biết giá trị của điều thiện thì hoan hỷ với điều thiện. Khi chúng ta tu tập ngày đêm trong thiện pháp, tự bản thân mỗi người phải biết giá trị điều thiện và sống trong pháp thiện, đừng xem xét người khác đã làm hay không làm mà hãy xem lại mình đã làm hay chưa làm về thiện pháp phước báu. Sống trong cuộc sống luân hồi này, tự chúng tahải đảo, tự chúng ta là chỗ nương tựa, do đó tự ta hãy làm các thiện pháp thì sẽ tự được an lạc hơn. Có nhiều người cho như vậy là chúng ta sống ích kỷ, không vị tha, nhưng chúng ta không cần điều đó, trừ khi nào thấy nhắc nhở người khác sống trong thiện pháp được thì chúng ta nhắc nhở khuyến khích, còn nếu như chúng ta nhắc không được thì đừng bao giờ chạy rong đầu này chạy rong đầu kia để khuyên nhắc mọi người mà trong khi chính bản thân của mình không làm những điều thiện đó, thì như vậy cuối cùng rồi chúng ta tiếp độ người khác cũng không được mà chính bản thân của chúng ta cũng chẳng được gì cả, cho nên ở đây tốt nhất là tự mình làm điều thiện trước, tự mình an trú trong phước báu trước rồi sau đó hãy đi khuyên người khác./.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.