3. Theo Thầy Ra Đi

01/10/20204:28 CH(Xem: 3249)
3. Theo Thầy Ra Đi
OAI NGHI
CON ĐƯỜNG CỦA SỰ TỈNH THỨC
Tác giả: ĐĐ Thích Đạt Ma Khế Định
Nhà xuất bản: Tôn Giáo

3. Theo Thầy Ra Đi

“Chẳng được trải qua nhà người khác. Tức là phải đi chánh niệm, thu thúc sáu căn.”

Sa Di Học Xứ, Tổ Tuyên Luật Sư dạy:

“Nghĩa là sư trưởng xuất hành, đệ tử phải đi theo chẳng được trải qua nhà người khác.”

Đi với Thầy mà mình tách ra đi thăm người khác thì không được.

“Nghĩa là chẳng được sư trưởng ở một nhà, đệ tử lại đi qua nhà người khác. Mất cái đạo tương trợ cùng đi.”

Tại sao thầy lại dắt đệ tử đi theo? Đệ tử coi ông thầy, ông thầy coi đệ tử chứ không có gì lạ. Chẳng được sư trưởng ở một nhà, đệ tử lại đi qua nhà khác. Phải ở hầu thầy, nhiều khi thầy đau bụng, trúng gió gì đó thì quý thầy cạo gió chứ nhờ ai? Rất nhiều trường hợp có thể xảy ra với Thầy, đệ tử cần phải ở cùng Thầy để chăm sóc.

Ngày trước, khi ở nước ngoài, đi giảng bất cứ nơi đâu, tôi đều nhờ một Phật tử nam thân tín đi theo. Một mình một ngựa mà đi là chết!

“Dẫu cho qua nhà cha mẹ, đàn việt, nếu thầy chẳng ghé cũng chẳng được vào.”

Thầy không cho, thầy nói ở với thầy đừng đi thì không được đi. Hôm nào đi theo thầy Trụ trì về Sài gòn, nhà quý thầy cũng ở Sài gòn. Quý thầy xin ghé về nhà thăm cha mẹ mà thầy nói không được, ở lại với thầy mà quý thầy đi là phạm giới.

Luật nói:

“Chẳng được đi xa khiến chẳng thấy nhau, phải cùng nhau mà đi như duỗi một cánh tay. Nếu trước có voi ác, trâu ngựa… phải hướng về thầy mà nói, trước tránh qua một bên.”

Đi như vậy, lúc nào cũng thấp, đi sau Thầy, duỗi cánh tay là gặp Thầy liền. Đi đường nhiều khi gặp trâu, ngựa… Thầy lớn tuổi mình phải dắt Thầy đi.

“Chẳng được đứng bên đường cùng người nói chuyện. Chẳng được liếc ngó hai bên, phải cúi đầu theo sau thầy.”

Thầy đi trước, quý thầy đi sau liếc ngó tùm lum, người ta nhìn vào nói: “Thầy dạy đệ tử kỳ vậy, mắt liếc tới liếc lui”. Cho nên lúc nào cũng thu thúc chánh niệm, đi sau Thầy.

Tổ Tuyên Luật Sư dạy:

“Trong ba ngàn oai nghi, hạnh là đệ nhất. Tỳ-kheo giữ hai trăm năm mươi giới.”

Sa-di giữ mười giới và hai mươi bốn oai nghi, hạnh là đệ nhất tối thượng. Người ta quý kính mình cũng nhờ cái hạnh.

“Đến nhà người đàn việt phải đứng một bên thầy, thầy dạy ngồi mới ngồi. Đến chùa, am khác, thầy lễ Phật hoặc mình lễ, chẳng được tự nhiên đánh khánh, đánh chuông. Hoặc thầy đi núi phải đem đồ ngồi cho thầy.”

Đến chùa nào khác nếu tự động gõ khánh, gõ chuông là Thầy Trụ trì ở đó biết mình chưa học oai nghi phép tắc gì hết.

“Hoặc đi đường xa chẳng được cách thầy xa lắm. Hoặc lội nước phải cầm cây dò thử sâu hay cạn. Mang bình, cầm tích trượng, còn nhiều việc hầu thầy đủ như trong luật, văn nhiều nên ở đây không chép. Hoặc tình cờ chia ra đi, hẹn chỗ nào nhóm, chẳng được tới sau.”

Có nghĩa là phải luôn tới trước thầy.

Câu chuyện Trương Lương trả hận nước Hàn:

Nước Hàn bị nước Tần đánh, một hôm Trương Lương buồn đi lang thang, gặp một ông lão trên cầu Hạ Bì. Từ xa đi tới, ông lão cố ý làm rớt chiếc dép xuống dưới cầu, bảo Trương Lương nhặt lên. Trương Lương ngạc nhiên bởi giọng điệu khó nghe của ông lão, nhưng thấy ông đã lớn tuổi nên cũng lội xuống sông nhặt lên và xỏ dép vào chân cho ông. Sau đó ông lại làm rớt xuống lần nữa, Trương Lương lại nhặt lên, ba lần như thế, ông lão biết người này dạy được nên hẹn Trương Lương năm ngày sau vào lúc sáng sớm, quay lại chỗ này để gặp ông.

Năm ngày sau, trời vừa tờ mờ sáng, Trương Lương đã đến nơi hẹn, không ngờ ông lão đã có mặt ở đấy từ lúc nào. Ông lão đuổi Trương Lương về, hẹn năm ngày sau nữa. Qua năm ngày, lúc gà vừa gáy sáng, Trương Lương đã đến bên đầu cầu, nhưng ông lão cũng đã có mặt ở đó, ông lại đuổi Trương Lương về và nói năm ngày sau nữa hãy tới. Lần thứ ba thì Trương Lương không dám trễ nữa, nửa đêm canh ba đã đến bên cầu đứng đợi. Ông lão thấy dạy được rồi nên mới trao cho Trương Lương bộ “Thái Công Binh Pháp.” Trương Lương đem về học, sau này phụ với Hán Cao Tổ.

Sách xưa ghi rất rõ, đệ tử phải luôn tới trước Thầy.

“Thầy chứng trai phải đứng hầu mà xuất sanh. Trai xong phải đứng hầu thầy mà cất của cúng. Xuất sanh gọi là niệm, xong cúng dường, phụng trì giáo huấn của Như Lai, trước xuất một phần ăn thí các quỷ thần, chúng sanh. Trong Viễn Hương Khổng Ký Minh có nói, thị giả tống thực phải trước tịnh khí an ổn chỗ tịnh, trì chúquán tưởng,”

Thầy chứng trai phải đứng hầu mà xuất sanh. Trong lúc cúng chim đại bàng phải thành tâm, chánh niệm thu thúc lục căn thì chim đại bàng mới đến. Vào thời đức Phật cũng vậy, những vị trì chú, quán tưởng thì có công đức lớn. Tâm thức không được yên ổn, nhớ đâu nghĩ đó thì chim đại bàng chạy mất.

Trai xong phải đứng hầu thầy mà cất của cúng, bỏ vào đãy đem về chia cho huynh đệ ăn nữa, chứ không phải người ta cúng dường bánh trái rồi ra sau ăn hết.

“Ăn xong rửa bát nói một thời pháp. Tại gia thực hành tài thí, mà xuất gia thì thực hành pháp thí.”

Vào thời đức Phật, ăn xong dọn chén bát hết, rồi thuyết một bài pháp ngắn. Bây giờ cũng vậy, đến nhà Phật tử, sau khi ăn xong, người ta cúng dường, quý thầy phải nói một bài pháp ngắn, biết gì nói nấy, chẳng hạn nói: “Ở Thiền viện quý thầy sáng ba giờ rưỡi ngồi thiền, ngồi thiền rất là miên mật. Biết tại sao phải ngồi thiền không…,” cũng là một bài pháp trả nợ công ơn tín thí. Chứ ăn xong, quý thầy đứng dậy đi liền là không được, mình thì thiếu nợtín thí không được lợi ích gì hết.

Vào thời đức Phật, có vị sư lớn tuổi, sau bữa ăn sư được tín thí mời giảng, sư khổ tâm vì không biết thuyết pháp nên than: “Mình ngu si thật là khổ!” Dưới pháp hội nghe vậy, tưởng sư dạy rằng kẻ nào ngu si là khổ nên chứng đạo hết.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/06/2010(Xem: 35709)
01/11/2012(Xem: 28386)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.