Vô tự kinh

30/07/20153:39 SA(Xem: 14081)
Vô tự kinh

VÔ TỰ KINH
Lê Huy Trứ

Lời Nói Đầu Của Cái Ngã & Kết Luận Của Cái Sân Si 

kinh vo tuĐạo Phật là đạo tự mình Giác Ngộ (self-enlightened) và là đạo của Trí Tuệ (wisdom) chứ không phải là đạo cầu xin ơn trên để được cứu rổi (Salvation.) Mục đích căn bản của Đạo Phậtgiải thoátgiác ngộ, chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
Vì tự mình an tâm kiến tánh thành Phật; vì tự mình Chơn Như Giác Ngộ chứ Phật không có cứu độ cho mình. Tự mình đến với Phật Pháp để minh tâm tự kiến tánh. Người Phật Tử chân chánh sau khi hiểu rỏ Pháp, ngoài kiên tâm, trì chí còn phải có đầy đủ 3 đức tính Bi-Trí-Dũng mới đạt đƣợc tiến bộ trên đƣờng từ bi tu tập.

Danh từ “dụ vào đạo hay cải đạo” (conversion, recruit) để được cứu độ không có trong tự điễn của Phật Giáo. Cho nên, Phật Giáo không thích hợp cho những con chiên cần người chăn cừu để đưa đường chỉ lối. Những con cừu lạc đàn này vào trong Phật Giáo chỉ làm cho mạt pháp chứ không chấn hưng được đạo Phật. Đạo Phật cho dù ít nhưng cần tinh, không cần đông mà ô hợp. Tuy nhiên cửa Phật luôn luôn rộng mở cho tất cả chúng sinh muốn tìm giải thoát khỏi khổ đau. Chúng sinh, nếu có thể, nên thử gỏ cửa vô môn quan (cổng không có cửa) của Phật Giáo để mong tìm thấy tự tánh hay nguyên hình của chính mình. Không chừng nhờ kiến đƣợc tánh, an được tâm mà vơi bớt phần nào khổ đau hay bổng nhiên giác ngộ?

Chú thích: Giác Ngộ [zh. 覺悟, sa., pi. bodhi, Enlighten], Trí Tuệ [般 若, Prajñā, {Sanskrit: प्रज्ञ} or paññā {Pāli} in Buddhism is wisdom, understanding, discernment, insight, or cognitive acuity.] An tâm kiến tánh [zh. jiànxìng 見性, ja. Kenshō]- The word „kiến tánh‟ is a very important word in Zen, in the teaching of the Buddha. The Japanese call it 'kensho'. The word „kiến tánh‟ goes together with two other words 'minh tâm or an tâm,' clear mind, equanimity. Kiến tánh means simply to see deeply the nature of the object of your perception. And when you see deeply the true nature of the object of your perception, you see your buddha‟s nature. You are enlightened and become Buddha.

Dựa theo giáo lý Phật Đà, mặc dù chúng sinhcung kính, tụng kinh, ca tụng, tôn thờ, cầu xin, cúng dường vô lượng phẩm vật cho chư Phật thì các Ngài cũng không có chú nguyện ban phước gì cho ai được. Thật vậy, Phật không ban phước cho chúng sinh. Lục Tổ Huệ Năng giảng: "Xây chùa độ tăng, trai tăng bố thí, ấy là cầu phước, chẳng thể đem cái phước ấy cho là công đức. Công đức ở trong pháp thân, chẳng ở tại tu phước đức ... Công đức phải tìm nơi tự tánh, chẳng phải bố thí cúng dường mà cầu được." Tổ Đạt Ma lúc mới gặp Lương Võ Đế, vua hỏi: Trẫm suốt đời xây chùa độ Tăng, trai Tăng bố thí, được công đức gì? Tổ Đạt Ma Đáp: Thật chẳng công đức. Lục Tỗ nói, “Thiện Tri Thức, công đức phải do tự tánh tự thấy, chẳng phải bố thí cúng dường mà cầu được, nên phước đức và công đức khác nhau là vậy. Võ Đế tự chẳng biết chân lý đâu phải lỗi của Tổ Sư!”

Theo Luật Nhân Quả (Cause & Effect) thì phước đức, nghiệp quả tự mình gieo và tự mình gặt lấy (thọ lãnh) không phải do Phật thưởng thiện phạt ác. Chỉ có pháp cúng dường đặng Chánh Báo HỮU LẬU SẮC PHÁP cầu Phước, còn Tâm cúng dường đặng Chánh Báo VÔ LẬU TRI KIẾN GIẢI THOÁT mới chính là công đức.

Bậc Thiện Tri Thức cầu nơi chẳng cầu (chí tâm cầu.) Tuy nhiên, khi chúng sinh quá đau khỗ, sợ hải, hoang mang và lo lắng trong lúc thập tử nhất sinh. Theo thói quen thường tình, chúng ta tụng kinh, cầu Trời, cầu Phật...Nam Mô A Di Đà Phật, Nam-myoho-rengekyo, Om Mani Padme Hum, Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát cứu độ cho con...thì cũng không sao. Tụng kinh không phải để cho Phật nghe mà để cho tâm mình được yên tịnh. Tuy nhiên, Phật cũng chứng dám và thông cảm cho chúng sinh, dù biết có gia hộ cho chúng nó thì đa số đều là bạc bẽo, chỉ nhớ tới Phật khi chúng nó bị đau khổ, in serious troubles again. Sau khi tai qua nạn khỏi, chúng sinh không muốn bận tâm (bother) nghĩ tới Phật vì họ sợ làm mất thì giờ quý báu, bận rộn từ bi ‘cứu độ’ chúng sinh của Phật.

Lục Tổ Huệ Năng nói, “Người kiến tánh ngay lời nói phải thấy, nếu như người này dù khi múa đao giữa trận cũng thấy được thấy tánh.” Ngài đả chứng minh từ kinh nghiệm của chính bản thân mình, lúc Trương Hành Xương lén vào thất muốn ám sát Lục Tỗ. Sư không có ‘múa kiếm’ trong thất để chống lại nhưng vì đả kiến tánh cho nên sư đưa cổ cho chém. Hành Xương cầm kiếm chém ba lần, chẳng gây vết thương. Người bị chém vì luyện được kim cương bất hoại thể nên không bị bay đầu mà người chém quá sợ hải ngất xiễu. Sư nói: “Chánh kiến (kiếm) chẳng tà, tà kiến (kiếm) chẳng chánh (Theo Hán tự, chữ “kiến” với chữ “kiếm” khác chữ nhưng đồng âm, ở đây là một lời hai nghĩa,) chỉ nợ ngươi vàng, chẳng nợ ngươi mạng.”

Lục Tổ không cần đại khai sát giới, chỉ đưa cổ chịu chém, đối với sư thì quá ư dể dàng, chứ đại đa số chúng ta lúc đó thì khó mà an tâm để kiến tánh. Vì đối với những người tầm thường như chúng ta khi thấy người khác chỉa súng bắn mình mà bỗng nhiên kiến tánh xem đó là ảo, thì có thể trong sátna đó và trước khi rữa chân lên bàn thờ, chúng ta sẻ tức khắc đạt được vô thượng đẵng giác, vô thượng chánh giác mà không cần ngồi tham thiền nhập định 49 ngày dưới cây Bồ Đề như Phật nữa. Đa số chúng ta sẻ lộ nguyên hình tham sống sợ chết, kiến cái gì khác chứ còn lâu mới thấy tánh. Dỉ nhiên, có những trường hợp đặc biệt ngoại lệ đả xảy ra rất nhiều trong quá khứ, có người dám hy sinh thân mình để bảo vệ kẻ khác hay chết vì lý tưởng, chúng ta gọi họ là bồ tát, vĩ nhân, hay anh hùng. Chẵng hạng, trong lúc thập tử nhất sinh, và nhất là trong lúc ở giữa chiến trận, đa số chúng ta điều phản ứng theo bản năng tự nhiên nhờ vào nhửng kinh nghiệm sương máu và nhửng cơ bản được huấn luyện ở thao thường bất chấp hiễm nguy. Trước khi tham gia hành quân đa số các quân nhân được các tuyên úy làm lễ cầu nguyện cho sự an toàn của chính bản thân của mình và đơn vị. Cái hồi hộp chờ đợi đó biến mất ngay tức khắc sau tiếng nổ đầu tiên ở chiến trường. Đa số các quân nhân đều hăng máu cùng với các đồng đội dũng mãnh xông pha trong làn tên mũi đạn như cọp như beo; quên đi sợ hãi trong lúc tấn công củng như phòng thủ. Lúc đó là lúc họ quên mình mà hòa mình, cùng với các đồng đội múa súng trước trận tiền. Họ có thể không kiến tánh nhưng kiến địch để tiêu diệt, hay bị tiêu diệt; kiến đồng đội để cùng sát cánh tiến thủ và yễm trợ lẫn nhau. Có thể lúc ‘bần tăng phải đại khai sát giới’ đó họ đang gần kề niết bàn, thiên đàng hay sắp thành Phật ‘Tữ’ mà không biết? Cho đến khi họ bị tữ thiệt, bỏ cuộc chơi, bó tay bất lực khi nhìn đồng đội gục ngã; ngay trong lúc đó họ vừa nóng lòng, tiến thối lưỡng nan, không biết là nên đánh nhau nữa hay đi về đâu? Đây là nghiệp quả, trò chơi của chiến tranh được tạo ra bởi con người mà giết hay bị giết tự nó không thiện không ác. Như luật cung cầu của nhân mãn, họ chỉ giúp nhau giải thoát khổ đau, đưa nhau lên thiên đường hay về cỏi Tây Phương Cực Lạc. Như thị tri kiến!

Đa số con người thờ phượng đấng tối cao (Supreme Being, Omnipotent, God) vì đang đau khổ, hoang mang sợ hải, nuối tiếc vô thường (fear, uncertainty) hay vì ích lợi vị kỷ của chính bản thân mình (interest, benefit.) Nếu Phật không có quyền bảo vệ, cứu rổi, ban thưởng, trừng phạt mình thì ích lợi gì, và sợ hải gì mà phải đi thờ cho mất công, mệt xác? Làm thiện không được Phật ân thưởng, làm ác không bị Phật trừng phạt, cầu xin Phật không thể cho, ghét của nào thì bị trao của đó,...thì theo đạo Phật được ích lợi gì? Có nhiều người còn cho rằng nếu Phật cũng là người như chúng ta, ‘ta là Phật đả giác ngộ, các người là Phật chưa giác ngộ,’ thì tại sao Phật là người duy nhất thành tựu quả vị toàn giác còn những vị tu hành khác thì có người thành Tổ nhưng đa số những người khác chẳng đạt được quả vị nào?

Họ không phải suy nghĩ sai nhưng nếu chúng ta cầu gì được nấy thì trên đời này đâu còn vấn đề lo âu của sinh lão bệnh tửđau khổ triền miên nửa mà cần tới Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Thập Nhị Nhân Duyên, ...hay kinh điễn Phật Pháp. Chúng ta cũng không cần đến trí tuệ, khoa học nghiên cứu phát minh cho mất công. Phật Thích Ca cũng đâu có cần bỏ hoàng cung, ngai vàng điện ngọc, vợ con, cha mẹ mình để đi tìm phương cách từ bi (từ là cho vui, bi là cứu khổ) cho chúng sinh thoát khỏi bể khổ, bến mê. Nếu có một đấng quyền năng nào đó thỏa mãn được những mong cầu của chúng ta thì chắc chắn đa số chúng ta sẻ tin tưởng tuyệt đối, và đương nhiên sẻ tôn thờ đấng thiêng liêng tối cao cho tiện nghi tham, sân, si của chính mình, absolutely believe in “IT” without any questions. Mọi chuyện đều được ơn trên an bài thì cần gì thắc mắc đến từ bi hỷ xả, cần gì đến trí tuệ, kiến thức (knowledge, wisdom) cứu độ chúng sinh, tìm hiễu những cái vô nghĩa như luật nhân quả, thuyết nhân duyên, an tâm, kiến tánh, giác ngộ thành Phật làm gì cho mệt xác. Cứ thụ hưởng tối đa, có tội sẻ được tha thứ, chờ ngày lên thiên đường hưởng phúc tiếp. Mà mọi chuyện đều được an bài rồi thì con người đâu cần phải lo nghỉ hay cầu xin làm gì nửa, vì tất cả những gì chúng ta nghỉ, làm và mong ước đấng tối cao đả dư biết hết và sẻ an bài trước khi mình cầu xin. Đây là tôn giáo thần quyền lý tưởng nhứt trên đời rồi, còn có “faith” nào hơn được nữa? Con người với bổn tính cố hữu lười biếng, ỷ lại, vị kỷ, vị lợi, tham lamyếu đuối cũng mong ước được sống cầu an đơn giản như vậy mà thôi.

Nếu Phật tìm được cái phương pháp để tức khắc cứu độ mọi chúng sinh mà không phải tu hành khó khăn, phải dựa 84,000 pháp môn giải thoát thì Phật đã dùng cái thần thông quãng đại đó mà cứu vớt tất cả chúng sinh khỏi bể khổ bến mê hơn 2,500 trước rồi. Phật đả tự mình âm thầm làm cho chúng ta không còn cảm thấy đau khổ nữa, muốn gì được nấy, làm gì cũng được, trẻ mãi không già, không bệnh không chết...Chúng ta sẻ không bao giờ không biết tại sao bổng nhiên gánh lo lắng, khổ đau nhẹ hẳn đi. Không biết ai đả ban cho mình cái phước duyên đó. Điều này đả chứng minh cho những câu hỏi phàm phu tục tử ở đoạn trên - Đức Phật cũng rất là người, và cũng đả rất là chúng sinh như tất cả chúng ta trước khi ngài đạt được vô thượng đẵng giác, vô thượng đẵng ngộ. Ngài chỉ là một đại sư vương, là một đại y vương cố đi tìm phương thuốc để chửa bệnh và dạy phương cách để ngừa và phương pháp để chửa bệnh đau khổ cho chúng sinh. Ngài dạy chúng ta tự mình chửa bệnh cho chính mình (he taught people how to fish, tự giải thoát bằng phương tiện giác ngộ) và dạy người khác tự chửa bệnh khổ đau cho chính họ, chứ không tập cho chúng ta cái thói quen ỷ lại vào Phật, hay dựa (refuge, sanctuary) vào cái quyền năng cứu rổi tối thượng nào đó.

Những nghịch lý, khúc mắc của đại đa số chúng sinh ở trên là nguyên ủy, động lựcThái Tử Tất Đạt Đa đả hy sinh từ bỏ tất cả những vật chất vô thường, một trong những nguyên nhân của khổ đau trên thế gian. Ngài đả xót thương cho chúng sinh, quyết tâm đi tìm phương cách giải thoát cho chính mình trước và cứu độ chúng sinh sau khi mình đạt thành giác ngộ. Thật ra, đức Phật rất là từ bi và quãng đại. Đức Thế Tôn không bao giờ dấu nghề cho riêng mình. Vì từ bi hỷ xã và nhất là hạnh bố thí rất là vô cùng, vô tận; không một túi tham nào đủ bao la để chứa đựng nổi chứ đừng nói đến chuyện ích kỷ dấu riêng cho một ai. Đa số chúng sinh chưa đạt được nhiều quả vị mà mình hằng mong muốn trong lúc tập tỉnh an tâm kiến tánh tại vì chúng ta còn quá mê muội, cứ tưởng rằng sau khi mình đả hiểu biết hết những gì Phật giáo huấn, liền tức khắc đốn ngộ, qua bờ khổ đau. Thật ra quả vị giải thoát cũng không quá ư khó khăn, phức tạp, và khó vượt qua như chúng ta lầm tưởng nếu chúng ta phá được cái mấu chốt quan trọng (keystone) trong Thập Nhị Nhân Duyên, đó là vô minh. Nhưng tại vì chúng ta (kể cả người viết) vẫn còn tham cầu, bám trụ vào thói quen huyễn mộng, vô thường, vô ngã (no-self, impermanent,) không chịu buông xã, làm biếng, khất lần không chịu học và hành Pháp để mà vượt qua cái ải đoạn trường khổ đau đó thôi. Triết lý cao thượng của đạo Phật đi ngược lại với cuộc sống tập quán của thế gian. Những gì thế gian xem là hữu thường, hữu ngã, đau khỗ, sinh tử thì Phật xem đó là niết bàn, bồ đề, vô ngã, vô thường. Những gì chúng sinh cho là cao quý thì nhà Phật coi như là không. Còn những gì mà thế nhân khó thực hành, nhà Phật cho là cao quý. Vậy thì chúng ta có nên bắt chước - Phật làm gì thì mình cũng làm y chang như vậy - để đạt được những điều phi thường, cao quí, chơn như giác ngộ hay cho đó là những điều nữa điên nữa tĩnh, thấp hèn, tầm thường ở trên đây không?

Phật nói, đừng vội tin những gì ta nói. Nay dịch nôm na, don’t rushly believe in a blind faith hay là đừng có vội vàng, tin tưỡng, và theo liền những gì ta nói mà hãy thong thả, cố tìm hiễu kỷ lưỡng, và nhìn vào những gì ta làm rồi thì tự mình thực hànhchứng nghiệm lấy. Do đó, người Phật Tử trên bước đường tu hành, sau khi verify & validate and trust vào những điều Phật giãng dạy, nên xem Phật, Tổ và Bồ Tát làm gì thì chúng ta cũng làm theo như vậy để nuôi lớn báo thân. Đức Phật dạy rằng ai cũng có thể thành Phật nếu tu tập cho đầy đủ tâm đại biviên mãn hạnh Bồ tát. Nhưng trong vô lượng kiếp quá khứ, Phật, Hiền Thánh, Tổ đều trải thân hành Bồ Tát Đạo, làm lợi ích cho chúng sinh, mới đạt đến Vô Thượng Đẳng Giác. Ngày nay, nếu muốn thành tựu quả vị như Phật, thì chúng ta cũng phải phát tâm Bồ Đề và dấn thân tu Bồ Tát Đạo.

Như đả nói, đạo Phật là đạo của Giác Ngộ (enlighten,) không phải là đạo của cứu rỗi (salvation.) Cho nên, muốn nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi về triết lý đạo Phật (Buddhism Phylosophy) thì phải hiểu rỏ những quan niệm cốt yếu trên trước khi gõ cửa chân không, cao siêu, và nhiệm mầu của Phật Pháp. Vì đạo Phật là đạo của Trí Tuệ, cho nên tất cả chúng sinh không phân biệt tôn giáo, trình độ, căn cơ, ...đều có thể học hỏi, và nghiên cứu triết lý của Phật Pháp từ một tâm Bát Nhã phát sanh tám vạn bốn ngàn (84,000) trí tuệ. Vì người đời có tám vạn bốn ngàn trần lao nếu khôngtrần lao thì trí tuệ thường hiễn hiện và chẳng bao giờ lìa tự tánh. Người ngộ pháp này tức là vô niệm, vô ức, vô trước, chẳng khởi cuồng vọng, dùng tánh chân như của mình, lấy trí tuệ quán chiếu, đối với tất cả pháp không thủ không xả tức là thấy tánh thành Phật. Chúng sinh là Phật chưa ngộ; khi một niệm đả ngộ thì chúng sanh là Phật. Vì thế nên biết, muôn pháp trọn ở nơi tự tâm, cho nên an tâm tức khắc sẻ thấy được chân như bản tánh. Kinh Tịnh Danh nói, liền khi đó bỗng hoát nhiên được bản tâm. Kinh Bồ Tát Giới nói rằng, bản tánh của ta nguyên tự thanh tịnh, nếu biết được tự tâm thấy tánh đều thành Phật.



Do đó, bậc Thiện Tri Thức đều có thể tu hành để tự giác ngộ mà không cần phảiPhật Tử hay ‘convert into Buddhism.’ Mà Bi-Trí-Dũng, Bi - Advesa (non-aggression, lack of hatred, metta [loving kindness],) Trí - Amoha (Prajna [wisdom], non-bewilderment,) Dũng - Alobha (có gan từ bỏ, non-attachment, no fear, no worry), là 3 căn cơ cốt yếu và là những điều kiện tiên quyết (prerequisites) trước khi chúng ta quyết định bước vào Vô Tự Quan của Như Lai Tịnh Độ. Khi “an tâm nhân” của mình đả sắp trở thành “kiến tánh quả” thì chân sư sẻ xuất hiện để ấn chứngkhai ngộ cho mình. Không những chỉ chúng ta tìm thầy để được học đạo, mà thầy cũng tầm đệ tử để mong truyền tâm ấn. Đây cũng là con đường của Phật Thích Ca đả đi qua trước và sau khi ngài đả tự mình đạt được Vô Thượng Đẳng Giác. Lục Tổ Huệ Năng cũng lấy kinh nghiệm bản thân và dạy, “kẻ tự ngộ thì chẳng phải nhờ đến người khác chỉ bảo, nếu cố chấp rằng phải luôn ỷ lại vào bật thiện tri thức mới mong được giải thoát thì không có lý như vậy,” còn nếu không tự ngộ được thì cần phải nhờ bật thiện tri thức chỉ điễm và khai ngộ cho mình.

Người viết mạo muội trình bày cái triết lý huyền diệu, cao siêu của Phật Pháp qua cái nhìn và sự hiễu biết nông cạn của chính mình, và từ những gì mình đả nghiên cứuhọc hỏi. Hơn nữa, vì bổn tính của cái Ngã (Ta, self) vẫn còn pity tham sân si, ngạo mạn, và ngu muội (arrogance and ignorance,) cho nên, người viết không có đủ trình độ đạo đức, khả năng trí tuệ hay ý chí nghị lực tìm kiếm tự tánh để được tự mình giác ngộ hay có tham vọng giãng dạy (educate) và “truyền đạo” cho một ai mà chỉ mạo muội nói lên ý nghĩ của mình (dare to share my thought) để cùng nhau hoặc là tự mình giác ngộ (enlightened) hay tự mình bị “tẫu hõa nhập ma.” Lương năng không học mà biết Lương tri không hỏi mà hay. (Trích Bồ Tát Đạo )

Nửa thế kỷ trước đây, một nhà trí thức thần học, khi đọc bản dịch Kim Cang Kinh sang tiếng Anh của nhà Phật học nổi tiếng Edward Conzé, đã kinh ngạc kêu lên: Điên, điên rồi! Nhưng Edward Conzé không thấy điên, lại còn khẳng định: hiệu quả sẽ đựơc chứng minh qua áp dụng vào đời sống hằng ngày! Nguyễn Du đọc đi đọc lại Kinh Kim Cang cả ngàn lần, rồi mới cảm hứng viết “Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh thạch đà!” nhìn thạch đài phân kinh của thái tử nhà Lương mới than: Chung tri vô tự thị chân kinh! (Cuối cùng mới hiểu ra kinh không chữ [vô tự kinh] mới thật là chân kinh!) Còn người xưa thì cũng đã, “Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa!”

Lão Tữ nói, “Đạo bất khả truyền, truyền bất khả đạo.” Kinh nói, “Phàm cái gì có thể nói ra (hay xác định) đều không có nghĩa thật.” Trong Kinh Bát Nhã, mỗi khi đức Phật thuyết giảng một điều quan trọng, ngài thường lặp lại, "Na punar yathocyate" ("Tuy nói như vậy, nhưng không phải là như vậy.") Bất khả tư nghị! Không thể luận bàn trong ngôn ngữ giới hạn của con người vì vừa nói ra là đả sai rồi. Cho nên có những lúc Đức Phật phải im lặng (đó củng là một cách trã lời,) khi những kẻ vì còn ‘vô minh’ hỏi ngài về cái NGÃ (self)có hay không có, làm sao diệt được cái ngã, và những điều về vũ trụ, ...Vì nếu ngài nói ra là có hay không thì đả rơi vài cái ngã của nhị nguyên (dualism.) Tuy nhiên củng cùng những câu hỏi trên từ các bật thiện tri thức, có trình độ trí tuệ, ngài đả giải thích rất tận tường như chúng ta đả thấy trong 84,000 Pháp Môn (chỉ số lượng tượng trưng.)

Củng có thể vì chúng sinh có tới 84,000 thứ bệnh cho nên Phật mới chế ra 84,000 phương thuốc. Sau đó củng vì từ 84,000 Rx thuốc trụ sinh ảo này mới đẻ thêm 84,000 bệnh tưởng mới của chúng sinh. Càng nhiều thuốc thì càng thêm nhiều bệnh mới. Thật ra thì chỉ có một bệnh, đó là bệnh tưỡng. Trong Tây Du Ký, Đường Huyền Trang Tam Tạng thỉnh nhầm kinh hữu tự, ngài tưởng có là có (có ‘hối lộ’ cho Ca Diếp, Anan; thì có tự kinh). Không có gì trao đổi với Ca Diếp và Anna, không là không. Không có của hối lộ, không có tự kinh, mà nhận vô tự kinh. Có tức là không, không tức là có! Trao cái có để trao đổi cái có (hữu tự kinh) nhưng đó là không. Trao cái không để đổi cái có (vô tự kinh,) đó chính là có. Hữu Tự Kinh có thể luận bàn vì vẫn còn trong giới hạng của nhị nguyên và hữu thường. Vô Tự Kinh với tính không của không (emptiness of emptiness,) thâm diệu vi thường, vô nhị, vô thường, thực như tri kiến vô, bất thể khả bàn. Vô Tự Kinh bất khả tư nghị, tự tại thần thông quảng đại, quyết định thật tướng, giải thoát pháp môn, phát tâm A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam- bồ-đề. Cho nên, Vô Tự Kinh mới thật sự là chân kinh, là cứu cánh cao siêu nhất của Phật Giáo.

Đề tài hối lộ này trong Tây Du Ký đả có một thời được bàn luận rất sôi nổi giữa các bật thiện tri thức trên internet và trong những trường đại học lừng danh trên thế giới trong phân khoa Phật Giáo Học. Tuy nhiên, tôi chưa thấy ai đả thực sự thấy được lý Bát Nhã này. Có thể tác giã Ngô Thừa Ân củng không cố tình viết như vậy. Tôi (cái tôi đáng ghét) phải mất hơn 10 năm mới tiệm ngộ, giải mã chuyện hối lộ này trong Tây Du Ký, theo cái hiễu biết thô thiễn của mình. “Thiên Thượng thiên hạ, Duy Ngã độc tôn.” Chỉ có một cái ngã duy nhất, mà gần 7 tỷ người cứ dành lấy của riêng mình, cứ tưởng là có tới hơn 7 tỷ cái tôi. Mục đích của bài này là viết cho cái ngã, không có người viết củng như không có người đọc. Nếu người đọc nổi cơn sân thì họ đả tự thấy được cái ngã độc tôn, tham sân si của mình. Nếu độc giả khen người viết, thì họ đả vô tình tưởng là thấy được cái ngã “độc tôn, cao ngạo, điên khùng” của người viết. Tuy nhiên, họ chỉ tự chứng minh được cái ngã tương đối, chứ không hiễu cái triết lý nhiệm mầu vô ngã của Phật Pháp,“không có người viết củng như không có người đọc.” Tôi (cái ngã) chỉ vì nhân duyên, tình cờ tìm được cái kính chiếu yêu này, nhìn vào kiếng (kính) thấy hình ảnh của mình không giống một con giáp nào cả, bỗng nhiên ôm bụng cười ngặc nghẽo. Vì đó không phải là bản lai diện mục của chính mình. Cái ngã đó như là một vật xa lạ, chưa thấy bao giờ. Những gì tôi thấy chưa chắc đả giống như bạn thấy, cho nên tôi muốn yêu cầu các bạn thử tự soi ảnh mình trong kiếng, coi nó là cái gì? Tôi cảnh cáo trước, khi các bạn thử soi cái kiếng chiếu yêu này, coi chừng sẻ bị lộ nguyên hình. Thử nhìn cho kỷ để xem đó có phải đó là cái bản ngã của bạn, hay cái chi chi khác? Đừng nên úi cha, úi cha nếu thấy nó không được như ý, củng đừng ái gia, ái gia vì thấy nó thật như kiến. Các bạn có nổi sân hay vui sướng củng không nhằm nhò gì tới tôi. Vì ta không màn. Nên biết cái kiếng thần thông này không thể áp dụng được cho người đui, và kẻ ngu muội vì họ có soi củng không thấy được cái bản lại diện mục của họ. Cái kiếng này có tự tánh soi nhưng không sáng. Nếu không có ánh sáng phản chiếu thì nó không soi được, không có vật để phản chiếu. Chúng ta củng không thể soi kiếng để thấy hình ảnh của mình nếu không có ánh sáng phản chiếu từ kiếng đến mắt trần của chúng ta. Nếu ta đúng xéo một bên kiếng thì chúng ta không bị kiếng soi, vì ta không soi kiếng, nhưng thấy được cái hình ảnh khác ở từ kiếng soi sáng. Đó không phải là hình ảnh của ta, mà là cái như tưởng tri kiến. Điều này đả chứng minh câu nói của Lục Tỗ, Huệ Năng, “Bản lai vô nhất vật.” Không có ánh sáng thì kiếng không có soi thấy vật gì cả, không có vật gì phản chiếu thì có lau chùi cở nào củng không thấy ảnh, đừng nói chi đến bụi vô minh. Tuy nhiên, Thần Tú không phải sai, vì cái kiến này là quả cầu, tự nó phát ra ánh sáng, tự nó phản chiếu, cho nên chúng ta dù muốn sở trụ vào trên, dưới, phải, trái, chạy quanh nó nhiều vòng, nó vẫn phản chiếu cái bản lai diện mục của mình. Chạy trời không khỏi nắng. Quả cầu thủy tinh này nếu dính bụi vô minh thì nó phản chiếu mờ hơn cho nên kệ của Thần Tú là phải lau chùi quả cầu đài gương đó. Nhưng theo Lục Tỗ Huệ Năng, cái quả cầu (Ngọc Ma Ni) này tự phát ánh sáng thần thông soi thấu vũ trụ cho nên bụi vô minh nào bám vào được mà cần lau chùi? Theo ý tôi thì cái con mắt trần của chúng sinh cần đeo kính hiển vi hay viễn vọng kính và đôi khi phải cần lau chùi, điều chĩnh thường xuyên cái kiếng đó nữa. Nếu đó là kiếng râm mà chúng ta cố đeo vào ban đêm tối mù, cùng với con mắt mù thì cái ‘thấy’ của chúng ta củng như những người mù sờ voi. Không bao giờ kiến được tánh mà kiến cái bệnh ngu muội phổ thông của con người. Cho nên muốn kiến tánh phải dùng con mắt trí tuệ bát nhã để mà soi sáng cái bản lai diện mục chứ không thể dùng cái lục căn, mắt trần, mà như thị tri kiến được. Cái kiếng trí tuệ (Phật Nhãn) này soi mình chứ không phải mình soi kiếng như trong bài kệ của Thần TúHuệ Năng. Điều này không có nghỉa là người xưa không đúng, hay tôi nói không sai nhưng chỉ là đứng bờ bên này nhìn bờ bên kia. Mình soi kiếng hay kiếng soi mình? Nếu kẻ vô minh muốn “diệt ngã,” và muốn được an tâm thì đưa cái ngã, cái tâm của mình ra đây để ‘TA’ an, ‘TA’ diệt cho. Muốn biết về vũ trụ, nhân sinh, vô thường, khổ đau, ... cứ đưa hết ra đây, ‘Ngộ’ sẻ diệt hết chơn hết chọi cho. Đó gọi, là dĩ độc công độc, ‘lấy ngã diệt ngã.’ Chú thích quan trọng, Đạo Phật và kinh điễn Phật Giáo nói rất nhiều về chữ ‘diệt,’ về chữ ‘ngã,’ chứ chưa bao giờ dùng chữ “diệt ngã.” Cho nên, Ta (ngã, self, it’s not me to write; it’s not you to read) không viết một chữ. Bởi vì, viết vậy mà không phải đọc như vậy. Ta chưa bao giờ nói một chử. Bởi vì, nói vậy mà không phải nghe như vậy; và nói Không như vậy mà không phải hiễu Không như vậy. Ta chưa bao giờ thấy Có. Bởi vì, thấy Có như vậy mà không phải Có giống như vậy. Ta KHÔNG CÓ bao giờ nói KHÔNG là CÓ, CÓ là KHÔNG. Ta không “màng” CÓ là CÓ, KHÔNG là KHÔNG. Ta mới ngộ ra, KHÔNG CÓ tri kỷ, tri bỉ chính là điều hạnh phúc nhứt trên đời của TA. Ta không biết cái không biết. ‘I don’t know don’t know.’ Nếu người ngu muội, còn vọng niệm chẳng kiến tự tâm, lại đến hỏi ta điên hay tĩnh? Ta tĩnh tự ta biết, chẳng dính dáng gì đến cái điên của người. Nếu người tự thấy mình tĩnh thì cũng chẳng nhằm nhò gì đến cái điên của ta. Tiếng Mỹ dịch ngắn gọn, chỉ thẳng vào bản lai diện mục. Đó là, “I don’t give a damn.” Hay lịch sự hơn, “It doesn’t matter.” Tiếng Pháp, “Je m’en fous.” Tiếng Đức, “ Ist mir egal.” và Tiếng VNCH/Sàigòn, 1972, “Ta không màng.” Biết được mình ngu, Nhờ vậy thành bớt ngu. Không biết mình ngu, Đó mới là đại ngu. & Ta điên, ta biết ta điên, Người điên, không biết là mình chí điên. (Lê Huy Trứ) & Yo bālo maññati bālyaṃ Người ngu nghĩ mình ngu paṇḍito vāpi tena so Nhờ vậy thành có trí bālo ca paṇḍitamānī Người ngu tưởng có trí sa ve bālo′ti vuccati. Thật xứng gọi chí ngu. Đại ý: Người ngu mà biết mình ngu - vì lẽ ấy - là người trí. Ngu mà cho rằng mình có trí tuệ thì quá thật là ngu dại (Pháp Cú 63.) Chư Bồ Tát lại hỏi Duy Ma Cật, “Hiện nay, đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp bằng cách nào?” Duy Ma Cật là tên vị Bồ Tát, cư sĩ tại gia, gọi đầy đủ là Duy Ma La Cật (Sanskrit: Vimalakīrti), dịch nghĩa là Vô Cấu Xưng (無垢稱) trước đây cũng dịch là Tịnh Danh (淨名). Duy Ma Cật đáp, “Ở cõi này, chúng sinh cang cường khó dạy. Cho nên Phật nói với họ những lời cang cường đặng điều phục họ. Như nói: Như thế này là địa ngục, như thế này là súc sinh, như thế này là ngạ quỷ. Như thế này là chỗ khó tu, như thế này là chỗ mà kẻ ngu sinh ra...Bởi họ là những kẻ khó dạy, tâm họ như loài khỉ vượn, cho nên Phật phải dùng biết bao phương cáchchế ngự tâm họ, rồi mới điều phục được họ! Tỷ như con voi, con ngựa ác nghịch chẳng chịu điều phục, người ta phải gia tăng những sự trừng trị đau đớn độc hại, cho đến buốt thấu tận xương, sau đó chúng nó mới chịu điều phục. Những chúng sinh cang cường khó dạy lại cũng như vậy. Cho nên Phật phải dùng tất cả những lời khổ thiết mới có thể khiến họ vào luật.” Phật Giáotôn giáo độc nhất trên thế gian đả có đủ can đãm thú nhận nhửng thưởng thiện phạt ác ở trên chỉ là phương tiện ngụy ảo tạm thời dùng để khuyên răng chúng sinh chứ không phải là chân lý. Dù có hay không có thiên đàng, địa ngục, niết bàn, chứng đắc, Phật Giáo củng không bao giờ sụp đỗ được mà vẫn luôn luôn sáng ngời từ hơn 2600 năm về truớc và sẻ còn soi sáng cả ngàn năm về sau. Đơn giản, Phật Giáo không xây lâu đài trên cát dựa vào nền tảng mê tín dị đoan, đầy sai lầm, phản khoa học và thiếu căn bản vững chãi dựa vào nhửng dữ kiện lịch sữ mơ hồ hay đả xãy ra, rồi cho đó là lời tiên tri, mặc khải và trừng phạt bởi thượng đế. Tất cả nhửng điều lưu manh, dối trá, hăm dọa, dụ dỗ này được chế tạo bởi nhiều giáo sĩ với mục đích củng cố quyền lực, cai trị, nhồi sọ con chiên ngu muội. Col. Robert Green Ingersoll nói: Lý do nhửng tôn giáo này còn sống dai (die hard) vì tín đồ thì cuồng tín, dị đoan (superstitious) và giáo sĩ thì ngu xuẫn (stupid,) lưu manh (cunning.) Ngược lại, Phật Giáo không tôn thờ kinh điển, không chấp sở, chấp trụ vào kinh điển hay thần quyền. Con người Phật Tử chân chính không cần phải vội tin vào kinh điển nếu tự mình còn nhiều nghi vấn về lời và ý của kinh viết. Với tinh thần tự dotrí tuệ, người Phật Tử có quyền nêu lên nhửng nghi vấn nếu nghĩ đó là nhửng lời ngụy tạo lời Phật thuyết. Quan trọng hơn, không phải lúc nào củng mù quáng, cả nể, không dám nêu câu hỏi đúng sai, ngu muội vội tin theo nhửng bài thuyết pháp của Tăng Ni. Ngay cả cho dù đúng là lời Phật dạy củng không phải cuồng tín, vội vàng tin theo mà phải kiếm chứng, tìm hiễu, tự mình thực hànhchứng nghiệm trước khi tin theo. Phật Giáo củng không phủ nhận hay chấp nhận vào thần linh và cứu rỗi.

Tóm lại, Phật Giáo không hẵn là vô thần, cho dù bị gọi là vô thần củng không gì là xấu xa, sai quấy như ngoại đạo gán cho. Họ tưởng có thể phỉ báng và đồng hoá Phật Giáo với nhửng tà giáo, với chủ nghỉa vô thần, hay với các quan niệm vô thần (atheism, agnosticism,) có đầu óc cởi mở, đầy tự do tiến bộ, hoài nghi hay không tin vào thần quyền (God,) ngày nay. Điễm đặc thù (unique,) Phật Giáo là đạo (the way, con đường) của giác ngộ (enlighten,) bất vị kỹ, không yếm thế, đầy trí tuệ Bát Nhã, đầy đức tánh bi trí dũng, và đầy lòng từ bi quãng đại, nguyện cứu độ tất cả chúng sinh. “Chính Đạo, Nguyên Lý, Chính Nghĩa tự có tính thuyết phục.” Từ Bi, Nhân Nghĩa, Đạo Đức tự có tính cảm hóa. Sự thật là chân lý! The truth will set us free! So, “Sit down before fact like a little child, and be prepared to give up every preconceived notion, follow humbly wherever and to whatever abyss Nature leads, or you shall learn nothing.” – T. H. Huxley (The Holographic Universe: 12 Keys for Higher Awareness, by Evelyn on December 10, 2012) Welcome to Vô Tự Quan của Vô Tự Chân Kinh! Ngã Phật Từ Bi!

Lê Huy Trứ


pdf_download_2
Vô Tự Kinh



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2016(Xem: 9383)
27/08/2015(Xem: 7799)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.