Thực Phẩm cho Tâm

30/12/20214:02 SA(Xem: 27188)
Thực Phẩm cho Tâm


THỰC PHẨM CHO TÂM

Nguyên tác: Food for the Heart của Thiền sư Ajahn Chah.
Thường Huyễn chuyển ngữ

Thực Phẩm cho Tâm

blank
ấn bản tiếng Anh

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất trong lời dạy của Ngài Thiền sư Ajahn Chah chính là nhấn mạnh đến vai trò Tăng đoàn, giới luật người xuất gia, và vận dụng đó như một phương tiện trong thực tập giáo pháp. Đấy không có nghĩa là từ chối việc trao tặng món quà giáo pháp đến với người dân bình thường mà là Ngài vẫn luôn kết nối gần gũi với tất cả mọi người ở mọi tầng lớp xã hội từ người nông dân chân lấm tay bùn đến các giáo sư đại học. Kết quả thu được từ việc hoằng phápthiết lập cộng đồng Tăng chúng bền vững được thấy rõ ở nhiều tự viện phát triển ổn định nơi Ngài hành đạo, ở tại Thái Lan và sau này lan rộng đến các nước như Anh, Úc, châu Âu và nhiều quốc gia khác. Ngài Thiền sư Ajahn Chah đã thấy trước sự cần thiết đối với việc thành lập Tăng đoàn ở các nước phương Tây để mang lại lợi ích thiết thực trong tương lai xa cho mọi người.

Tập sách này là một tuyển tập các pháp thoại Ngài giảng cho hội chúng xuất gia ở Thái Lan. Đó là lời khuyến tấn đối với chư Tỳ-kheo, hay những vị Tăng tu theo đạo Phật tại tự viện Wat Ba Pong của Ngài, và một số tự viện chi nhánh. Độc giả cư sĩ nên có suy nghĩ như thế này – Những pháp thoại này tuy không hẳn dành cho mình, không thiết thực đối với mình nhưng chúng làm công việc giới thiệu đạo Phậtphương pháp thực tập thiền quán. Đấy là những lời dạy cho hàng ngũ xuất gia, đề cập đến những vấn đề căn bản trong đời sống tu học của chư Tăng và những trường hợp cụ thể đặc biệt gây trở ngại. Tập sách mang lại một nguồn kiến thức về nền tảng thực tập trong đạo Phật cho người tu học. Nhiều pháp thoại có vẻ lạ lẫm thậm chí là khó tiếp thu đối với người bình thường bởi tập sách chú trọng sự tuân thủ hành trìbuông xả.  

Đối với độc giả cư sĩ, cần nên nhớ rằng những pháp thoại này đề cập đến môi trường tu tập rất khó khăn, khắc khổ, thanh bần, nghiêm túc ở vùng Đông Bắc, một góc quê của đất nước Thái Lan, nơi ấy đã sản sinh nhiều vị đại thiền sư lỗi lạc và hầu hết theo truyền thống tu tập trong rừng vắng. Người dân vùng Đông Bắc được mài dũa trong môi trường này để hình thành nên đức tính giản dị, đơn sơ, kiên nhẫn, thong dong, giúp họ thích hợp với đời sống tu học nơi rùng núi. Trong môi trường này, nơi những giảng đường nhỏ nhắn, ánh sáng đèn dầu lờ mờ, chư Tăng quây quanh lắng nghe Ngài Thiền sư Ajahn Chah giảng dạy đạo lý pháp tu. (xem tiếp trong lời giới hiêu)



Xem bản Anh: http://www.accesstoinsight.org/lib/thai/chah/heartfood.html 
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2016(Xem: 9383)
27/08/2015(Xem: 7799)
30/07/2015(Xem: 14081)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.