Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN - Giới thiệu

14/08/20182:34 SA(Xem: 5428)
Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN - Giới thiệu
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
LỜI PHẬT DẠY
VỀ SỰ HÒA HỢP TRONG CỘNG ĐỒNG VÀ XÃ HỘI
HỢP TUYỂN TỪ KINH TẠNG PĀLI
The Buddha’s Teachings on Socialand Communal Harmony 
An Anthology of Discourses from the Pāli Canon
by
BHIKKHU BODHI
Wisdom Publications 2016
Việt dịch:
Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC


Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN

 

GIỚI  THIỆU

 

Trong số những phiền não cấu uế về tinh thần gây nhiều xáo trộn cho hòa hợp xã hội, có lẽ tai hại nhất là sân hận. Vì hầu như trong tất cả cộng đồng, kể cả các tu viện của Đức Phật, đều có những người có khuynh hướng tham dục vị kỷ, họ luôn luôn có nguy cơ gây chia rẽ do sân hận, oán hận, và trả thù những thành viên trong cộng đồng của họ. Vì ký do đó, việc chế ngự sân hận là rất quan trọng đối với sự hòa hợp trong cộng đồng. Đức Phật công nhận rằng trong lúc bộc lộ giận dữ mang lại một mức độ thỏa mãn nào đó, Ngài chỉ rõ là những cơn giận bùng nỗ cuối cùng sẽ dội ngược trở lại chính mình, đưa đến tổn hại cho chính mình và làm cho con người dấn thân vào việc xung đột với người khác. Do đó, trong Kinh văn III, 1 , Ngài mô tả sân hận giống như một  rễ cây độc hại với đầu ngọn dính chút mật ngọt.

 

Sân hận xảy ra với nhiều mức độ khác nhau, phân biệt nhiều hạng người khác nhau. Kinh Văn III, 2 sắp xếp con người thành ba hạng dựa trên mối tương quan  của họ với sân hận: những người thường tức giận và vẫn nuôi dưỡng cơn giận của mình là giống như một đường kẻ vạch lên đá; những người tức giận nhưng nhanh chóng giải toả cơn giận của mình thì giống như một đường kẻ vạch lên mặt đất; những người vẫn nhẫn nhục ngay cả khi bị kẻ khác tấn công là giống như một đường kẻ vạch trên nước. Kinh Văn III, 3 còn phân biệt thêm các hạng người trong tương quan giữa họ với sân hận bằng cách so sánh họ với bốn loại rắn.

 

Đức Phật tìm giải pháp cho những vấn đề của con người qua sự hỗ trợ của luật nhân quả, để giúp chúng ta hiểu rõ hơn tại sao tức giận phát sinh, Ngài đưa ra “mười lý do để oán hận”, mà Ngài đã liệt kê trong Kinh Văn III, 4 với sự thông suốtchính xác thường lệ của Ngài.

 

Mười lý do có được bằng cách ghi nhận trước tiênphản ứng của con người đối với những kẻ có hành động làm tổn hại mình; kế tiếpphản ứng của con người trước những hành động làm tổn hại bạn mình; tiếp theophản ứng của con người trước những hành động có lợi cho kẻ thù của mình. Mỗi lý do trong số đó được chia theo ba thời kỳ - quá khứ, hiện tại và tương lai – tổng cọng là chin lý do. Cuối cùng, Đức Phật thêm một loại gọi là ‘’oán hận vô lý’’, để chỉ trường hợp ‘con người oán hận không vì lý do nào cả.’

 

Việc thiết lập hòa hợp trong cộng đồng đòi hỏi các thành viên của cộng đồng cố gắng vượt qua sân hận. Bước đầu tiên để loại bỏ sân hậnsuy xét về những nguy hiểm của sân hận. Tôi đã tập hợp một số bài kinh về những điểm bất lợi của sân hận trong Kinh Văn III, 5 (1) - (4). Bởi vì sân hận đem đến mối đe dọa đáng sợ cho sự an vui của con người, Đức Phật đề nghị nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ sân hận. Trong Kinh Văn III, 6 (1) Ngài dạy vế mười trường hợp oán hận cần phải được loại bỏ, đối trị lại mười lý do để oán hận. Trong Kinh Văn III, 6 (2), Ngài đề nghị năm phương pháp để loại bỏ sân hận. Trong Kinh Văn III, 6 (3), Tôn giả Xá-Lợi-Phất (Sariputta), vị trưởng lão đệ tử của Đức Phật giải thích thêm năm phương pháp để vượt qua sân hận.

 

Bên dưới nhiều kỹ thuật được vận dụng để chống lại sân hận, lộ ra một đức hạnh quan trọng, đó là hạnh nhẫn nhục ( khanti), mà Đức Phật gọi là khổ hạnh tối cao.(1). Nhẫn nhục vừa là phương tiện chữa lành tâm sân hận vừa là đức hạnh tối thắng khi cuối cùng sân hận đã tan biến. Trong Kinh Văn III, 7 (1), Đức Phật hướng dẫn các đệ tử của Ngài nên nhẫn nhục mỗi khi các vị ấy bị kẻ khác tấn công bằng những lời lẽ độc ác như dao đâm; thậm chí Ngài còn dạy rằng, “nếu bọn cướp hung bạo dùng cái cưa hai lưỡi xẻo từng miếng thịt trên tay chân các ông, các ông phải kềm chế nỗi đau đớn và trải tâm từ đến chúng.” Trong Kinh Văn III, 7 (2),Tôn giả Xá-Lợi-Phất dạy rằng, khi một sa-môn bị kẻ khác tấn công bằng những lời  xúc phạm hay bằng vũ khí, vị sa-môn ấy có thể duy trì hạnh nhẫn nhục bằng cách áp dụng pháp quán vô thường và quán các giới thuộc vật chất ( liên hệ đến thân thể). Một bài kinh giảng cho Sakka Thiên chủ, vị vua cai trị cõi Thiên, được đưa vào đây như là Kinh văn III, 7 (3)so sánh tương phản hai phương cách đối trị với sự xúc phạm đạo đức, phương cách của một nhà chính trị thực tiển và phương cách của một nhà đạo đức lý tưởng. Trong kịch bản này, người đánh xe ngựa Mātali tượng trưng cho nhà chính trị thực tiển, là người hô hào trừng phạt kẻ thù, trong lúc Sakka Thiên chủtượng trưng cho nhà cai trị chân chính, ca ngợi hạnh nhẫn nhục và tự chế.

 

Những khó khăn thách thức của việc duy trì hạnh nhẫn nhục có thể vượt qua bằng cách noi gương những vị đáng kính ngưỡng về hạnh nhẫn nhục. Trong đoạn cuối của phần này, tôi cung cấp những bài tường thuật về các nhân vật gương mẫu đã giữ gìn cam kết của họ về hạnh nhẫn nhục trong những hoàn cảnh khó khăn. Kinh Văn III, 8 (1)-(4) cho thấy bằng cách nào Đức Phật, Punna (Tôn giả Phú-lâu-na) là vị sa-môn có nhiện vụ đi truyền giáo, Trường lão Xá-Lợi-Phất, và Sakka Thiên chủ , tất cả đã áp dụng hạnh nhẫn nhục như thế nào để vượt thắng kẻ thù của các vị ấy.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.