- Chương I. CHÁNH KIẾN – Giới thiệu
- Chương II. RÈN LUYỆN CÁ NHÂN – Giới thiệu 63
- Chương III. ĐỐI TRỊ SÂN HẬN - Giới thiệu
- Chương IV. CHÁNH NGỮ
- Chương V. TÌNH BẠN TỐT ĐẸP – Giới thiệu
- Chương VI. LỢI LẠC CHO MÌNH và LỢI LẠC CHO NGƯỜI KHÁC - Giới thiệu
- Chương VII. CỘNG ĐỒNG THÀNH LẬP CÓ CHỦ ĐÍCH - Giới thiệu
- Chương VIII. TRANH CHẤP
- Chương IX. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
- Chương X. THIẾT LẬP MỘT XÃ HỘI CÔNG BẰNG
- LỜI KẾT
8 - GỐC RỄ CỦA TRANH CHẤP
- “ Này các Tỷ-kheo, có sáu gốc rễ của tranh chấp. Thế nào là sáu ?
(1) - Ở đây, một Tỷ kheo sân hận và có thái độ thù nghịch. Khi một Tỷ-kheo sân hận và có thái độ thù nghịch, Tỷ kheo ấy sống không cung kính và tôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trọng Pháp, và không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện. Vị này gây nên sự tranh chấp trong Tăng đoàn, đưa đến tổn hại và buồn phiền cho đa số, gây nên sự mất mát, thiệt hại, và khổ đau cho chư thiên và loài người. Này các Tỷ-kheo, nếu các thầy thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải nỗ lực từ bỏ cái gốc rễ tranh chấp bất thiện đó. Và nếu các thầy không thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải tu tập như thế nào để cho gốc rễ tranh chấp bất thiện đó không sinh khởi trong tương lai. Bằng cách đó gốc rễ tranh chấp bất thiện này được từ bỏ và sẽ không sinh khởi trong tương lai.
(2) - Lại nữa, này các Tỷ-kheo , một tỷ kheo tỏ ra xấc láo và bất kính…(3) …đố kỵ và bần tiện…(4) …xảo trá và giả dối…(5)…có những dục vọng bất thiện và tà kiến…(6)…chấp thủ quan điểm của mình, cương quyết giữ chặt chúng, và từ bỏ chúng thật khó khăn. Một tỷ kheo như thế sống không cung kính tôn trọng bậc Đạo sư, không tôn trọng Pháp, không tôn trọng Tăng đoàn, và không hoàn thành việc tu tập rèn luyện. Vị ấy gây nên sự tranh chấp trong Tăng đoàn, đưa đến tổn hại và buồn phiền cho đa số, gây nên sự mất mát, thiệt hại, và khổ đau cho chư thiên và loài người. Này các Tỷ-kheo, nếu các thầy thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải nỗ lực từ bỏ cái gốc rễ tranh chấp bất thiện đó. Và nếu các thầy không thấy bất cứ gốc rễ tranh chấp nào trong tâm mình hay từ người khác, các thầy phải tu tập như thế nào để cho gốc rễ tranh chấp bất thiện đó không sinh khởi trong tương lai. Bằng cách đó gốc rễ tranh chấp bất thiện này được từ bỏ và sẽ không sinh khởi trong tương lai.
- Này các Tỷ-kheo, đây là sáu gốc rễ của tranh chấp.
( Tăng Chi BK III, Ch III, (IV):36, tr 88 -91 &Trung BK III- Kinh số 104)