Phẩm 15 Niệm

23/07/20193:19 CH(Xem: 4295)
Phẩm 15 Niệm

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Phẩm 15

NIỆM

 _________________________________

 

Ghi nhận: Tựa đề phẩm này được Rockhill dịch là “Reflection” (Quán chiếu), hai bản kia dịch là “Mindfulness” (Chánh niệm, Tỉnh thức). Bài kệ số 9 và 12 nói về niệm Phật – nghĩa là nghĩ nhớ ơn đức, công hạnh của Đức Phật. Kinh SN 11.3 nói rằng, khi vào rừng niệm nhớ Đức Phật sẽ lìa sợ hãi: “Này các Tỷ-kheo, khi các Ông niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.”  

Bài kệ 16, hai bản Iyer và Rockhill ghi lời Đức Phật ca ngợi hạnh xuất ly (renunciation) nhưng bản Sparham ghi là hạnh bố thí (generosity). Nơi đây, dịch với nghĩa đầu. Một số dị biệt tương tự, nơi đây sẽ dịch theo đa số.

Bài kệ 23, nói rằng tỳ khưu vui trong Tánh không (Sparham dịch là emptiness; Iyer dịch là voidness; Rockhill dịch là unconditioned, tức là lìa nhân duyên, và ghi chú tiếng Phạn là Sunyata, tức là Không).

 

 

 

1 Đây là lời dạy của Đức Phật, rằng bất kỳ ai quan sát hơi thở, trải qua các tầng thiền khác nhau, tâm khéo an tĩnh, sẽ thành tựu toàn hảo, như mặt trờimặt trăng, khi mây tan, sẽ chiếu sáng khắp cả thế giới.

 

2 Đứng, ngồi và ngủ, luôn phòng hộ thân và tâm, tỉnh thứcan tĩnh như thế, vị tỳ khưu sẽ đạt các bước như trên và các phước huệ khác; và nếu vị này đạt được các bước như trên và các phước huệ khác, vị này sẽ không tới nơi thần chết. 

 

3 Người liên tục niệm thân, và khéo phòng hộ 6 căn, và người luôn luôn giữ tĩnh lặng, biết đoạn tận sầu khổ.

 

4 Người liên tục niệm thân trong mọi chuyển biến khác nhau, thấy không gì là tự ngã, không dính mắc vào “của tôi” và sẽ không bận tâm về “cái tôi” nào; người này không dính mắc vào “cái của tôi” và như thế, tỳ khưu này nhanh chóng vượt khỏi vùng tham ái.

 

5 Người trí, tỉnh giác, an định, hạnh phúc, thanh tịnh, và mọi thời thuận pháp, ta nói, họ sẽ vượt qua già & chết.

 

6 Như thế, học để luôn luôn phòng hộ, tỳ khưu trí tuệ, tỉnh giác, và tinh tấn, sau khi rời muôn duyên ràng buộc sẽ thấy nhờ đó kết thúc mọi sầu khổ.

 

7 Ta nói, người đang thức có thể quan sát tốt hơn người ngủ; do vậy, quan sát tốt hơn là ngủ, vì người quan sát không có sợ hãi nào.

 

8 Người tỉnh giáctinh tấn sẽ an toàn ngày và đêm, và sẽ đoạn tận sầu khổ, vào tịch diệt Niết Bàn.

 

9 Ai đêm ngày nghĩ nhớ về Đức Phật, và ai hướng về Đức Phật để quy y, đều có lợi ích trong cõi người.

 

10 Ai đêm ngày nghĩ nhớ về Pháp, và ai hướng về Pháp để quy y, đều có lợi ích trong cõi người.

 

11 Ai đêm ngày nghĩ nhớ về Tăng Già, và ai hướng về Tăng Già để quy y, đều có lợi ích trong cõi người.

 

12 (296) Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác. Vô luận ngày hay đêm, Tưởng Phật Đà thường niệm.

 

13 (297) Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, Tưởng Chánh Pháp thường niệm.

 

14 (298) Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, Tưởng Tăng Già thường niệm.

 

15 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, Tưởng Giới luật thường niệm.

 

16 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, thường niệm hạnh xuất ly.

 

17 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, thường niệm Con Đường Giải Thoát.

 

18 (299) Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, thường niệm nơi thân.

 

19 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, thường niệm đại định (samādhi).

 

20 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, ý vui trong tịch diệt cái chết.

 

21 (300) Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, ý vui trong tâm từ.

 

22 (301) Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, ý vui trong thiền định.

 

23 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, ý vui trong rỗng rang tánh không.

 

24 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, ý vui trong vô tướng.

 

25 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, ý vui trong cô tịch.

 

26 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, ý vui trong giải thoát.

 

27 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, ý vui trong xả ly không nắm giữ.

 

28 Đệ tử Gotama, Luôn luôn tự tỉnh giác, Vô luận ngày hay đêm, ý vui trong Niết bàn.

 

 

Hết Phẩm 15, về Niệm

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2016(Xem: 9514)
27/08/2015(Xem: 7963)
30/07/2015(Xem: 14318)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.