Dẫn Nhập

10/10/201012:00 SA(Xem: 19713)
Dẫn Nhập

DẪN NHẬP 

Đạo Phật sinh khởiẤn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm của các tăng sĩ Phật giáo Nguyên thuỷ đã hoằng truyền niềm tin đạo Phật vượt qua cả ranh giới bản quốc. Không thiếu những xác thực về lịch sử đạo Phật nhưng cho đến bây giờ,[1] vẫn chưa thấy có một lịch sử văn học Phật giáo bằng tiếng Sanskrit có hệ thống xuất hiện. Đạo Phật có một nền văn học đồ sộ. Các tác phẩm văn học đạo Phật rơi vào hai dòng. Tuy vậy, ngôn ngữ kinh điển đạo Phật không phải chỉ có một. Từ rất sớm, giáo đoàn đã phân chia thành vài bộ phái, và mỗi phái đều có kinh điển với ngôn ngữ riêng của mình. Có vấn đề đáng thảo luậnngôn ngữ gốc của đạo Phật là thức ngôn ngữ nào mà chính Đức Phật đã dùng? Bất luận ngôn ngữ gốc nào tồn tại đến bây giờ, chắc chắn phải là Pāli, lại không khẳng định được sự khác biệt ấy. Nói đúng ra, chỉ có hai dạng ngôn ngữ trong kinh điển đạo Phật, đó là Pāli và Sanskrit. Pāli là ngôn ngữ của tăng sĩ Phật giáo Tích lan (Ceylon), Thái lan (Siam) và Miến điện (Burma), tầng lớp nầy cử hành nghi lễ thường ngày và những hình thái rất lâu đời của đạo Phật. Ngôn ngữ kinh điển Phật giáo Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật Bản là Sanskrit, và dù vốn có rất ít kinh sách đạo Phật được viết bằng tiếng Sanskrit được phát hiện ở đó, nhưng không thể nào bác bỏ được rằng lúc ấy, đã có một nền văn hoá đồ sộ, một số lượng lớn kinh điển tiếng Sanskrit đã được dịch sang tiếng Tây Tạng và Trung Hoa, và sau đó, các nhà nghiên cứu đã xúc tiến việc phục hồi một phần tạng kinh tiếng Sanskrit được tin là bị hư mất qua sự hồi tưởng lại. Lịch sử đạo Phật có lẽ đã có đủ lượng ánh sáng soi chiếu vào mình khi chúng ta có thể sử dụng được bằng ngôn ngữ Châu Âu về tinh tuý các tác phẩm Phật học từ tiếng tiếng Hán và Tây Tạng. Nhưng kinh điển đạo Phật bằng tiếng Pāli đã có tầm xứng đáng là những tác phẩm cô đọng súc tích, và đã được nghiên cứu với ít nhiều sôi nổi ở Châu Âu. Kinh điển đạo Phật tiếng Sanskrit có điều bất lợi là được xem xét với sự hoài nghi. Nó được xem là một sản phẩm ra đời sau nầy. Có vài nhà nghiên cứu hiện nay hoài nghi khi nhìn về các kinh văn trong đó nền văn học Phật giáo Sanskrit thể hiện và được xác định niên đại từ xa xưa có đáng tin như một số kinh văn tiếng Pāli chăng?

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/01/2016(Xem: 9510)
27/08/2015(Xem: 7947)
30/07/2015(Xem: 14303)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”