Vô Niệm Không Phải Là Vô Chánh Niệm

14/05/201112:00 SA(Xem: 37676)
Vô Niệm Không Phải Là Vô Chánh Niệm

VÔ NIỆM KHÔNG PHẢI LÀ VÔ CHÁNH NIỆM
Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Có người cho rằng chữ niệm ở trong vô niệm cũng giống như chữ niệm ở trong chánh niệm. Không phải vậy!

Chữ niệm ở trong vô niệm có nghĩa là một tư tưởng, một cái tưởng, một tri giác (perception), một ý niệm (idea), một quan niệm (notion). Vô niệm tức là vượt thoát những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó. Tại vì mình có những tư tưởng, những ý niệm, những tri giác đó, và đôi khi mình đồng nhất nó với sự thật tuyệt đối. Vì vậy mình phải vượt thoát ý niệm đó thì mình mới có thể tiếp xúc được với sự thật.

Ví dụ mình có một ý niệm về Paris. Ý niệm về Paris của mình có thể rất sai lầm, dù cho mình có đi thăm Paris hai ba ngày, thì ý niệm của mình về Paris vẫn còn ngây thơ như thường. Có người ở Paris 10 năm mà cũng chưa nắm vững được cái thực tại của Paris. Vì vậy Paris là một chuyện, mà ý niệm của mình về Paris là một chuyện khác. Ý niệm đó là một cái tưởng, một tri giác mà khi nó sai, nó không đúng sự thật, thì gọi là vọng tưởng. Thành ra mình tuy có đi Paris nhiều lần thì cái tưởng của mình về Paris vẫn là vọng tưởng cho đến một mức độ nào đó. Nếu cái vọng tưởng đó không được lấy đi (tức là vô niệm), thì ta sẽ không có cơ hội tiếp xúc với tự thân, với thực tại của Paris. Cho nên vô niệm là nguyên tắc của tuệ giác. Như vậy chữ vô niệm không có nghĩa là "vô chánh niệm". Có người không hiểu và nói rằng vô niệm là cao nhất, vì chánh niệm thì cũng vẫn còn là niệm. Nói vậy tức là không hiểu chánh niệm là gì.

Niệm còn một nghĩa nữa, đó là một khoảnh khắc ngắn của tâm lý. Khoảng cách của một sát-na, gọi là niệm niệm tấn tốc, khoảnh khắc này tiếp nối khoảnh khắc khác. Nhất niệm tam thiên: Một khoảnh khắc của tâm niệm nó có thể bao gồm được cả ba ngàn tâm niệm khác. Thành ra chữ niệm nó có bản chất thời gian của tâm. Vì vậy chữ chánh niệm chúng ta dùng đây không phải là chữ niệm trong danh từ vô niệm, mà cũng không phải là chữ niệm trong nghĩa một đơn vị thời gian rất ngắn.

Niệm ở đây là một năng lượng, chánh niệm là một năng lượng, có giá trị như dầu xăng hay nguyên tử lực, tại vì chúng ta cần nó để có ánh sáng.

Nó là năng lượng, mà năng lượng đó có ít hay nhiều ở trong ta, thì ta biết. Trong đời sống hàng ngày ta phải chế tác chánh niệm. Ví dụ một trung tâm làm ra một vùng chánh niệm, một bên có một lỗ tai, một trong sáu căn của chúng ta. Khi có năng lượng của chánh niệm thì chúng ta có thể thực tập bi thính, hay từ thính, đế thính. Chúng ta nghe với năng lượng chánh niệm, chúng ta nghe với lòng từ bi. Khi được nghe bởi năng lượng này thì người kia bớt khổ, và đồng thời khi nghe ta hiểu được rất là sâu sắc. Nghe một mà hiểu mười. Sở dĩ vậy là nhờ trong ta có năng lượng của chánh niệm. Ta nghe mà người kia bớt khổ được là vì ta đế thính, ta có năng lượng của chánh niệm. Thành ra có lỗ tai mà không có năng lượng trong đó thì cũng như là quý vị có một bóng đèn 150 Watts, nhưng quý vị không có điện, thì cái bóng đèn đó để làm gì?

Lỗ tai của ta cũng vậy. Mình có lỗ tai, nhưng lỗ tai của Bụt, lỗ tai của Bồ tát Quán Âm khác với lỗ tai của mình, tại vì trong lỗ tai của đức Quán Âmdồi dào năng lượng của chánh niệm, cho nên ngài nghe rất rõ.

Lời nói của mình mà có chánh niệm thì không làm cho người ta đau khổ. Lời nóichánh niệm sẽ tạo hạnh phúcniềm tin cho người ta.

Bàn tay của mình cũng là một loại bóng đèn. Bàn tay này có thể làm hạnh phúc cho rất nhiều người, mà nó cũng có thể gây khổ đau cho nhiều người. Làm hạnh phúc hay gây khổ đau là tùy ở chỗ trong bàn tay đó có chánh niệm hay không, có con mắt hay không. Con mắt mà không có chánh niệm thì nhìn mà không thấy.

Trong Nho học người ta nói rằng: "Tâm bất tại yên", tức là khi mình không có ý tứ, thì "Thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị". Khi cái tâm mình không có đó, thì nhìn mà không thấy, lắng mà không nghe, nếm mà không biết mùi vị. Vì vậy cho nên con mắt của ta mà không có chánh niệm, thì việc sờ sờ ra đó mà ta không thấy, thấy mà ta không hiểu! Người kia đang đau khổ vô cùng mà mình đâu có biết. Nhiều khi mình là nguyên do khổ đau của người ta mà mình cũng không biết, mình nhởn nhơ, mình cho mình là người vô tội, nhưng kỳ thực là do mình không có chánh niệm.

Vì vậy cho nên cắm dây vào trong ổ điện chánh niệm thì lập tức mình thấy được rất rõ ràng. Con mắt của đức Quán Thế Âm Bồ tát, của đức Văn Thù Bồ tát, là những con mắt rất sáng. Lỗ tai của đức Quán Thế Âm Bồ tát là lỗ tai rất thính, đó là nhờ năng lượng chánh niệm hùng hậu ở trong đó. Con mắt nhìn mà thấu suốt được là con mắt thần, con mắt Pháp, con mắt Bụt. Mà sở dĩ nó là mắt Pháp, mắt Bụt là tại sao? Tại vì nó có năng lượng.

Chúng ta cũng có một hệ thống thần kinh cảm giác giống như đức Thế Tôn, chúng ta cũng có hai lỗ tai, hai con mắt như đức Thế Tôn, nhưng chúng ta không có nguồn năng lượng đồi dào của chánh niệm như đức Thế Tôn, cho nên nghe mà chúng ta hiểu rất ít, nhìn mà chúng ta thấy không sâu! Vì vậy mục đích tu hành của chúng ta là chế tác năng lượng chánh niệm. Trong ta có một nhà máy điện, và nhà máy đó phải ngày đêm tạo tác chất liệu chánh niệm. Tất cả những điều chúng ta làm trong đời sống hàng ngày: Đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, nói chuyện, rửa nồi, nấu cơm, đều phải được sử dụng để chế tác năng lượng. Đó là cách tu tập tại Làng Mai.

Bàn tay của chúng ta có thể tạo nên hạnh phúc, nó cũng có thể làm cho tan tác, tùy ta có chánh niệm hay không. Bàn tay có con mắt và lỗ tai trong đó, thì bàn tay đó sẽ làm hạnh phúc cho biết bao nhiêu người. Còn bàn tay mù, bàn tay điếc, thì bàn tay đó sẽ tạo ra rất nhiều đau khổ.

Đừng nói anh làm quần quật suốt ngày. Không! Làm quần quật suốt ngày không đủ để tạo hạnh phúc. Nếu trong bàn tay anh không có con mắt, nếu trong bàn tay anh không có lỗ tai, thì bàn tay đó đụng đến đâu là nó làm hư hại đến đó. Bàn tay này là bàn tay của đức Đại Hạnh Phổ Hiền. Đại hạnh tiếng Anh là Great action. Mà sở dĩ bàn tay đó là bàn tay đại hạnh là vì trong đó có con mắt, có lỗ tai.

Vào chùa chúng ta thấy có tượng đức Quán Thế Âm nghìn tay, đó là cách diễn tả, là cái ngôn ngữ của đạo Bụt. Một con người mà làm sao có nghìn tay? Tại vì trong người đó có nhiều từ bi quá. Mà từ bi nhiều quá thì nó biểu lộ ra bằng hành động. Cho nên có hai cánh tay không đủ, phải có cả ngàn cánh tay mới có thể biểu lộ được hết năng lượng của từ bi ở trong đó. Biết điều đó thì ta mới hiểu được tôn tượng Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn.

Quán Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn là ai? Là chúng ta! Nếu chúng ta có nguồn năng lượng của thương, của yêu ở trong ta, và năng lượng đó dồi dào quá, thì ta sẽ ngồi yên không được. Ta phải hành động, ta phải tạo hạnh phúc cho người chung quanh ta, và tự nhiên ta thấy ta cần tới một nghìn cánh tay.

Ở Xóm Thượng có nhiều sư anh cũng thấy như vậy, thấy rằng mình có thể làm được nhiều hạnh phúc quá, và mình có cảm tưởng hai cánh tay không đủ, cho nên mình muốn có thêm hai cánh, bốn cánh, sáu cánh, tám cánh tay. Ở Xóm Hạ cũng vậy, ở Xóm Mới cũng vậy. Nhiều khi cánh tay chúng ta rất dài, chúng ta nuôi được một em bé ở Cambodia, chúng ta nuôi được một em bé ở Phi châu. Chúng ta có nhiều cánh tay hơn chúng ta tưởng. Nhìn bên ngoài thì thấy như có hai cánh tay, nhưng sự thật nếu tình thương trong ta rộng lớn, thì nhìn kỹ hơn, người ta thấy mình có rất nhiều cánh tay.

Ngày xưa tôi có làm việc với một người phụ nữ ở Hòa Lan. Bà ta người hơi thấp, nước da không trắng trẻo gì mấy. Ấy vậy mà bà ta là một vị đại Bồ tát! Trong thế chiến thứ hai, một mình mà bà cứu được hàng chục ngàn người Do Thái khỏi bị sát hại. Một người thôi mà tại sao làm được bao nhiêu việc như vậy! Người đó hiện đang còn sống ở bên Hòa Lan. Muốn sang nhìn mặt vị Bồ tát đó, đặt tay vào vai vị Bồ tát đó, là chuyện mình có thể làm được, chỉ cần đi vài tiếng đồ hồ bằng xe lửa thôi!

Chung quanh ta có những vị Bồ tát như vậy, và mình nói người đó có hai tay hay nhiều tay? Hai tay mà làm sao làm được nhiều quá vậy? Thành ra đức Bồ tát kia không phải là một cái tượng, không phải là một hình ảnh trừu tượngchúng ta tôn thờ. Đó là những người có thật, và chính ta cũng có thể là một vị Bồ tát như vậy. Tại vì tu tập thì năng lượng chánh niệm nó phát hiện, và có chánh niệm thì ta thấy được. Thấy được thì ta thương được, và khi thương thì cánh tay của ta sẽ mọc ra thêm.

 

CÔNG DỤNG CỦA CHÁNH NIỆM


Mình cũng đã từng nói rằng sự có mặt của mình là món quà lớn nhất cho mình và cho người mình thương. Khi có mặt rồi thì mình mới có khả năng nhận diện sự có mặt của kẻ kia, hay cái kia.

Công dụng thứ nhất của chánh niệm là có mặt, công dụng thứ hai của chánh niệm là khả năng nhận diện sự có mặt của đối tượng kia. Có mặt rồi ta mới nói được rằng "Trăng tròn ơi, ta biết ngươi có đó và ta rất có hạnh phúc". "Người thương ơi, tôi biết anh có đó và tôi rất có hạnh phúc". Chỉ khi nào có mặt, mình mới có khả năng nhận diện người kia, và mình biết rất rõ là khi mình coi người kia như không có mặt, thì người kia không thể nào tin được là mình đang có tình thương. Vì vậy cho nên yếu tố thiết yếu của sự thương yêu là mình phải có mặt và mình phải công nhận sự có mặt của người kia.

Trước đây chúng ta đã học hai linh chú thứ nhất và thứ hai của Làng Mai. Hai linh chú đó là để thực tập sự có mặt đích thực và nhận diện sự có mặt của người kia, vật kia. Khi thực tập hai điều đó thì mình biết trân quí sự sống, và mình biết nuôi dưỡng mình bằng những mầu nhiệm đang có mặt trong mình, và chung quanh mình. Thiền tậpthực tập chánh niệm, do đó trở thành một cái gì rất đơn giản, rất phổ biến, không những người Phật tử cần thực tập, mà những người không Phật tử cũng nên thực tập, nếu họ muốn đời sống của họ có nhiều hạnh phúc hơn.

Công dụng thứ ba của chánh niệmnuôi dưỡng trị liệu. Khi có mặt và mình nhận diện sự có mặt của những yếu tố lành mạnh, tươi mát và có công năng trị liệu chung quanh ta, thì chính ta được nuôi dưỡng và được trị liệu. Ví dụ như thiên nhiên. Thiên nhiên là những yếu tố rất tươi mát, rất có khả năng trị liệu. Nếu mình tự giam mình trong khổ đau, trong sự phiền não, trong niềm thất vọng thì mình không tiếp xúc được với thiên nhiên, do đó mà những vết thương của mình rất khó để được trị liệu. Chung quanh mình biết bao nhiêu người biết thương mình, biết bao nhiêu người có thể giúp mình trị liệu, nhưng tại mình cứ tự giam hãm trong sự cô đơn, sầu khổ, buồn tủi, giận hờn, cho nên mình không tiếp xúc được với những yếu tố trị thương. Vì vậy mình không được nuôi dưỡngtrị liệu bởi những yếu tố đó.

Công dụng thứ tư của chánh niệmquán chiếu. Nếu mình thực sự có mặt và nhận diện được gì đang có trước mặt mình, thì mình có cơ hội nhìn sâu vào trong đối tượng đó, gọi là quán chiếu, tiếng Anh là looking deeply. Mình thấy rõ ràng rằng trong chánh niệmnăng lượng gọi là định. Khi có chánh niệm, mình nhận diện sự có mặt của cái đó, và mình có cơ hội tiếp xúc với cái đó một cách sâu sắc. Đó là định.

Khi quán chiếu được sâu sắc rồi thì sự hiểu biết của mình sẽ phát sinh. Cái đó gọi là tuệ. Như vậy, nhờ quán chiếu mà mình có tuệ giác, có understanding. Tuệ giácyếu tố giải phóng cho mình ra khỏi những khối sầu khổ, u mê, làm cho mình đau đớn từ trước cho đến giờ. Sự giải thoát ở trong đạo Bụt không phải được làm bằng chất liệu của ân huệ từ một đấng thần linh, mà được làm bằng yếu tố tuệ giác của chính chúng ta. Chúng ta hết khổ là nhờ chúng ta hiểu, chứ không phải nhờ ân huệ của một đấng thần linh nào cả.

Cho nên chánh niệm là nguồn năng lượng mà mỗi ngày chúng ta phải chăm sóc, vun bón và chế tác. Tại vì nguồn năng lượng đó sẽ sinh ra những nguồn năng lượng khác là định và tuệ. Cái an lạc, hạnh phúc và sự chuyển hóa khổ đau của chúng ta, hoàn toàn được trông cậy vào ba nguồn năng lượng này. Cho nên chúng ta phải sống như thế nào để trong mỗi giây phút, ta có thể chế tác được năng lượng của chánh niệm.

(Trích: Truyền Thống Sinh Động của Thiền Tập - III)
Tạo bài viết
14/05/2014(Xem: 7192)
18/02/2013(Xem: 11814)
18/02/2013(Xem: 12952)
17/06/2011(Xem: 25351)
14/05/2011(Xem: 54871)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…