Hay Mà Không Hay

14/05/201412:00 SA(Xem: 6815)
Hay Mà Không Hay

HAY MÀ KHÔNG HAY
Quảng Tánh

hay_ma_khong_hayAi cũng biết, tụng kinh hay khiến người nghe xúc cảm hồi tâm hướng Phật là một phước báo lớn, công đức vô lượng. Đã có nhiều người trở thành Phật tử chỉ nhờ nghe qua băng đĩa ghi âm tụng niệm của quý thầy. Thế nhưng không phải bất cứ vị Tỳ-kheo nào tụng niệm hàng ngày cũng đều hay. Thực tế thì ngoại trừ những vị kinh sư có giọng điệu trầm bổng du dương và cung bậc chuẩn xác, đa phần các vị khác thì chỉ tụng niệm bình thường, cốt yếu là thành tâmrõ ràng.

tụng kinh hay có sức cảm hóa nhiệm mầu, nên có một số vị Tỳ-kheo cũng khổ công rèn giọng điệu và cung bậc cho điêu luyện, xem đó như là phương tiện để hoằng pháp về sau. Dĩ nhiên, hành đạo qua phương diện “âm thanh, sắc tướng” thì người nghe nhìn hay bình phẩm khen chê. Và nếu người tụng niệm thiếu tỉnh giác thì cũng dễ bị tiếng khen chê của người đời chi phối. Đó là chưa kể đến có một số người tụng niệm hay rồi tự mãn, khởi tâm phân biệt so sánh hơn thua, cạnh tranh hay dở, còn người tụng niệm không hay thì lại tự ti, không dám tụng niệm chốn đông người.

Kỳ thực, tụng kinh là để tự mình cũng như giúp người nghe hiểu kinh văn. Nghe hiểu xong rồi thì ứng dụng tu hành, thực thi giáo pháp trong đời sống. Làm được như thế thì mới là người tụng niệm đúng theo bản ý của Phật. Còn nếu tụng niệm rồi dẫn đến cạnh tranh hoặc quá chú trọng đến âm thanh lời tiếng mà lơ là nghĩa lý thì không khéo bị Phật rầy. Lắng nghe Thế Tôn dạy về pháp tụng niệm của Ngài như sau:

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ đệ tử Tôn giả Mục-liên và đệ tử Tôn giả A-nan, hai người nói chuyện: - Hai chúng ta đồng thanh tụng kinh xem ai hay hơn!

Lúc ấy, nhiều Tỳ-kheo nghe hai người thảo luận, nghe rồi đến chỗ Thế Tôn cúi lạy, ngồi một bên. Các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn: - Nay có hai người bàn luận: Hai chúng ta cùng tụng kinh xem ai hay!

Bấy giờ, Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo: - Thầy đi gọi hai Tỳ-kheo ấy đến đây! Tỳ-kheo đáp: - Xin vâng, bạch Thế Tôn!

Tỳ-kheo vâng lời Phật dạy, đến hai người kia bảo họ: - Thế Tôn gọi hai thầy.

Hai người nghe Tỳ-kheo nói xong, liền đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi đứng một bên. Bấy giờ, Thế Tôn bảo hai người: -

Các thầy ngu si! Các thầy thực có nói: Chúng ta cùng tụng kinh xem ai hay hơn không?

Hai người đáp: - Đúng vậy, bạch Thế Tôn!

Thế Tôn bảo: - Các thầy có nghe Ta nói pháp này: Hãy cùng cạnh tranh với nhau chăng? Pháp như thế đâu khác Phạm chí?

Các Tỳ-kheo đáp: - Con chẳng nghe Như Lai nói pháp này.

Thế Tôn bảo: - Ta không thuyết pháp cho Tỳ-kheo tranh hơn thua mà Ta thuyết pháp là muốn có chỗ hàng phục, có giáo hóa. Nếu có Tỳ-kheo lúc thọ pháp, hãy nhớ suy nghĩ pháp bốn duyên, xem ý có tương ưng với Khế kinh, A-tỳ-đàm, Luật không? Nếu tương ưng, hãy nhớ vâng làm.

Bấy giờ Thế Tôn nói kệ: Tụng nhiều việc vô ích/Pháp này chẳng phải hay/Như đi đếm số bò/Chẳng thiết yếu Sa-môn/Nếu tụng tập chút ít/Đối với pháp thi hành/Pháp này là trên hết/Đáng gọi pháp Sa-môn/Tuy tụng đến ngàn chương/Không nghĩa, đâu ích gì?/Chẳng bằng tụng một câu/Nghe xong đắc đạo được/Tuy tụng đến ngàn lời/Không nghĩa, đâu ích gì?/Chẳng bằng tụng một nghĩa/Nghe xong đắc đạo được/Dầu tại bãi chiến trường/Thắng ngàn ngàn quân địch/Tự thắng mình tốt hơn/Chiến thắng thật tối thượng.

Thế nên, các Tỳ-kheo! Từ nay về sau chớ nên tranh tụng, có tâm hơn thua.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tăng thượng
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.191)


Nếu tụng niệm mà chú trọng đến hay dở, hơn thua, dẫn đến cạnh tranh thì Thế Tôn gọi đó không khác với ngoại đạo. Hẳn Ngài có thâm ý khi xác quyết mạnh mẽ rằng tụng niệm chẳng phải là pháp thiết yếu của Sa-môn. Theo Thế Tôn, nếu chỉ tụng chút ít thôi mà hiểu rõ nghĩa để thực hành là đã đi đúng hướng. Do đó, tụng kinh hay hoặc không hay chẳng quan trọng là mấy, hiểu nghĩa kinhứng dụng thực hành quan trọng hơn.

Cho nên, trong lộ trình tu họchành đạo, tụng kinh hay cũng tốt mà không hay lắm cũng tốt. Nếu Tỳ-kheo nào có phước báo tụng kinh hay, lại thêm suy tư về ý nghĩa giáo pháp để thực hành thì càng quý báu hơn. Không phải ngẫu nhiênThế Tôn dạy: “Tuy tụng đến ngàn chương/Không nghĩa, đâu ích gì/Chẳng bằng tụng một câu/Nghe xong đắc đạo được”.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
18/02/2013(Xem: 11393)
18/02/2013(Xem: 12426)
17/06/2011(Xem: 24479)
14/05/2011(Xem: 53807)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.