3. Arahattapatta: Bậc Thánh A La Hán Vì Sao Phải Rưng Lệ?

18/06/20144:04 CH(Xem: 9285)
3. Arahattapatta: Bậc Thánh A La Hán Vì Sao Phải Rưng Lệ?
CON ĐƯỜNG THÀNH TỰU A LA HÁN QUẢ
ARAHATTAMAGGA ARAHATTAPHALA
Tổng hợp các bài pháp thoại của Hòa Thượng Ãcariya Mahã Boowa
về hành trình tu tập của ngài

PHẦN III

A LA HÁN

(Arahattapatta)

Bậc Thánh A La Hán vì sao phải rưng lệ?

Bài pháp thoại của Hòa thượng Ãcariya Mahã Boowa được giảng vào ngày 17, tháng 6, 2002, một tháng rưởi sau giáo huấn trước đó.

Tôi chia sẻ với quí vị lời thành thật: Tôi không còn kinh nghiệm quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, bởi vì tôi không còn một dấu vết của thực tại quy ước nào trong trái tim tôi. Tôi có thể quả quyết với quí vị là không có gì còn lại. Đây là quyền năng Dhamma của Phật để đoạn tận mọi phiền não. Dhamma vẫn trú xứ trong trái tim. Phiền não cũng trú xứ trong trái tim và là kẻ thù của nó. Chúng ta là người bị dính mắc ở tri giác, phải chịu đựng may mắnbất hạnh vốn là hệ quả của sự xung đột này, vì chúng ta thuộc về tâm. Chỉ có tâm là thuộc về chúng ta.

Pháp hỗ trợ và duy trì chúng ta. Kẻ thù của chúng ta, phiền não đối nghịch chúng ta, luôn đánh đập chúng ta phải chịu phụ thuộc. Cả hai đồng khởi lên từ cùng một vị trí… tâm . Thông qua hành thiền, Pháp dần dầnđủ sức mạnh để áp đảo lậu hoặc… từ thô tế nhất vi tế nhất… và đủ rồi sau đó hoàn toàn đoạn lìa chúng từ trái tim. Đây là ý của chúng ta khi chúng ta bảo là toàn bộ sự đau khổ tạo tác bị hủy diệt. Sự hủy diệt của sự đau khổ đó đánh dấu nguồn Pháp Tối thượng. Và nó xảy ra chính xác khi ánh sáng của Pháp bị che dấu bởi bức màn dày đặc của lậu hoặc, cản trở ánh sáng của chiếu rọi trong tất cả mọi sự rực rỡ huy hoàng của nó.

Tôi nhớ lại kinh nghiệm trọng yếu đó với dòng nước mắt khi tôi giảng pháp mới đây. Tôi thấy biết kinh nghiệm này rõ ràng trong trái tim tôi từ khi nó diễn ra lần đầu tiên, nhưng chỉ gần đây, tình huống thay đổi thúc đẩy tôi chia sẻ nó một cách công khai. Thật sự quyền năng vô cùngảnh hưởng của Pháp khi nó tự diễn đạt nó. Nó khai mở trong tất cả mọi hướng, ảnh hưởng tất cả một cách mầu nhiệm thâm thúy vô cùng khi nó xúc chạm. Không chỉ nó ảnh hưởng hiện tượng tinh thần bằng cách đó, nó cũng ảnh hưởng đến hiện tượng vật lý, như nước mắt. Khi liên kết với Pháp, nước mắt tuôn chảy ra cùng một cường lực. Vấn đề là, tất cả mọi chúng sanh trong cõi vũ trụ pháp giới đơn thuần bị che mờ bởi lậu hoặc. Hãy trả lời cây này: Ai là người trong thế gian này đã mở huệ nhãn thấy được sự thật của Pháp? Chưa có ai. Cho nên, khi họ nghe là Ãcariya Mahã Boowa rưng lệ trước công chúng, họ tức thì thắc mắc không biết tại sao. Ông ta có vấn đề gì? Nếu ông ta thật sự chấm dứt tất cả mọi phiền não lậu hoặctrở thành bậc thánh A La Hán, tại sao ông ta còn khóc lóc như vậy? Đó, quý vị có thấy không? Những người này hiểu lầm nước mắt của bậc A La Hán. Quý vị hiểu không?

Quý vị có nhận thức là tất cả mọi bộ phận trong cơ thể con người chỉ là khía cạnh của thực tại quy ước hay không? Chúng nối kết với tâm, vốn phải có trách nhiệm với chúng. Một khi tâm… kẻ chăm sóc chúng… sụp đổ, thì các thực tại quy ước này, vốn là kẻ thù của nó, sau đó bị đứt lìa thành từng mảnh. Sau đó thì bản tánh trong sáng của tâm chiếu rọi tới trước với tất cả rực rỡ mầu nhiệm của nó, theo sau nó là nguyên lý tự nhiên của nó. Đây là một mặt kinh nghiệm.
Một mặt khác là: Cùng khoảnh khắc đó, cường độ cảm thôngphản ứng vật lý xảy ra, khiến thân rúng động và run rẩy qua sự đáp ứng. Có phải sự rúng động đó có chủ yếu? Không, đây là hệ quả của quyền năng vô biên của Dhamma khi nó đối đầu với cú đấm chết người vào lậu hoặccưỡng bách chúng phải tách lìa tâm mãi mãi. Hiện tượng trọng yếu như vậy tạo ra sức va chạm khủng khiếp… toàn cả vũ trụ xem ra rúng động như bị địa chấn. Cảm giác đó là như vậy khi Dhamma và lậu hoặc cuối cùng tách rời, thế giới thực tại quy ướcthế giới Giải thoát Tuyệt đối cuối cùng tách lìa ra. Thực tánh Pháp (Dhamma) sau đó hiện ra với tất cả mọi bất khả tư nghì vi diệu của nó, cuối cùng hiển lộ trong trái tim đang kinh nghiệm nó.

Liên kết chặt chẽ với tâm, thân và tâm trí phản ứng với kinh nghiệm vô songmầu nhiệm này. Chân tâm luôn có mặt, nhưng nó không bao giờ tự nó hiển lộ theo kiểu đó với thân và tâm hay biết. Hoàn toàn không hề hay biết tác động của diễn tiến xảy ra cực kỳ lớn lao. Tập hợp của thân và tâm là tất cả mọi thực tại quy ước, công cụ mà trái tim dùng cho những mục tiêu của nó. Khi tâm sụp đổ, bản tánh trong sáng nổi lên sau đó hoàn toàn không bị ảnh hưởng. Nhưng tập hợp của thân tâm, ngũ uẩn… hoàn toàn bị chi phối bởi quy luật của vô thường, khổ và vô ngã… thì bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Phản chiếu bản chất thiếu vững chắc rõ rệt của nó, sự phản ứng xảy ra trong ngũ uẩn rồi sau đó đơn thuần biến mất. Tự tánh trong sáng của tâm không sinh không diệt. Ở điểm này là sự khác biệt giữa hai.

Kết quả, không thể nào so sánh trái tim thuần khiết của bậc Thánh A La Hán với đống phế thải mà chúng ta biết như là thân con người. Khi tự thân ta thấy được thực tại này rõ ràng, không cần thiết phải hỏi xa hơn. Trong một hiện tượng như vậy, ta sẽ đơn thuần chào và nói lời Lành thay! (Sadhu) với chính vị Phật, thậm chí dù ngài chỉ mới trước đó mà thôi. Khi Chân lý Vô tượng được tự chứng trong chính tâm ta, sẽ không cần xác minh của họ nữa. N’atthi seyyo va pãpiyo: Không có gì siêu việt hơn Pháp Vô thượng. Sự nhận thức này khởi lên trong tâm đồng nhất với bản tâm trong sáng của bậc Thánh A La Hán. Nó thuần khiết đến mức hoàn toàn siêu vượt trên định luật Tam tướng: Vô thường, Khổ và Vô ngã. Chúng không còn ứng dụng nữa.

Ngũ uẩn trở nên kích thích. Thí dụ, khi lệ tuôn tràn. Đôi dòng lệ có lẽ rơi ra với nhiều lý do khác nhau. Buồn cũng khiến phải chảy nước mắt, vui cũng như vậy. Khói cũng khiến lệ rơi, và củ hành và tỏi cũng vậy. Nếu thế thì tại sao còn ồn ào bởi những giọt lệ này? Huống chi, lệ chỉ là nước… nguyên tố nước. Cũng giống như các nguyên tố vật chất của đất, lửa và gió, nước hoàn toàn là một khía cạnh của thực tại quy ước. Xúc động một cách thâm sâu bởi bản tánh thanh tịnh của Pháp (Dhamma) bỗng nhiên hiển lộ, các nguyên tố vật chất bị khích động. Chính tự tánh thanh tịnh này, mặc dù hoàn toàn không bị ô nhiễm. Chúng bị kích thích bởi điều tốt và điều xấu, bởi lạc và khổ, buồn và vui. Chúng mãi mãi bị kích thích dù bằng cách này hay cách khác. Nhưng ngay khoảnh khắc đó, thực tánh thanh tịnh của Pháp (Dhamma) hốt nhiên hiển lộ khiến chúng bị khuấy động.

Ngũ Uẩn không phải là bậc Thánh A La Hán; bậc Thánh A La Hán không phải là Ngũ uẩn. Tuyệt đối và không ngược lại, Ngũ uẩnthực tại quy ước. Qua sự tương phản, thực tánh thanh tịnh hoàn toàn giải thoát tất cả mọi dấu vết của thực tại quy ước… một trăm phần trăm. Cho nên cả hai không và không thể lẫn lộn nhau. Chúng không liên hệ lẫn nhau. Chúng chỉ thấy biết nhau theo địa vị của chúng. Ngũ uẩn, mang tính chất thực tại quy ước hoạt động như vậy. Bản tánh thanh tịnh, hốt nhiên hiển lộ theo sự hòa hợp của nó, có tính chất Giải thoát Vô thượng . Do đó, từ hằng thiên niên kỷ, ngũ uẩn của tất cả mọi chúng sanh qua bao nhiêu thế hệ luôn hoàn toàn phù hợp với tính chất của chúng như các thực tại quy ước.

Khi đạt quả vị giải thoát, Đức Phật và các Bậc A La Hán sau đó không hủy diệt ngũ uẩn để ngăn chặn chúng hoạt động. Thí dụ, tràng cười lớn. Cười lớn là một chức năng tự nhiên của ngũ uẩn, cũng như rơi lệ mà thôi. Cả hai đơn giản chỉ là chức năngngũ uẩn hoạt động theo tính chất đặc biệt của chúng. Miễn là thân tâm vẫn còn duy trì sức khoẻ lành mạnh, chúng có thể dùng bất cứ chức năng nào mà chúng chọn lựa. Thí dụ, chúng ta có thể dùng đất và biến nó thành những tòa cao ốc. Gạch, xi măng, đá, cát, sắt… Nếu chúng không lấy ra từ đất thì chúng từ đâu mà có? Miễn là chúng ta chúng ta sở hữu căn bản vật chất loại này thì chúng ta có thể xây dựng bất kỳ những gì mà chúng ta muốn.

Họ có vấn đề gì không? Họ có bị điên không? Đó là câu hỏi mà tôi muốn hỏi. Tôi bị phê bình bởi rơi nước mắt dưới danh nghĩa của Dhamma, nhưng có người nào thấy thực tánh thanh tịnh của Dhamma hay chưa? Bản thân tôi cũng chưa hề thấy nó trước đó, hoặc là tổ tiên cha mẹ của tôi thấy được Pháp Vô thượng trước đó, bởi vì họ chưa bao giờ tu tập bằng cách đó. Tôi là tu sĩ và tôi hành trì. Qua kết quả của sự tu tập của tôi, tôi gặt hái tri kiếntuệ giác vững vàng qua từng giai đoạn, theo cách mà tôi đã mô tả cho quý vị nghe. Tôi tu tập theo kiểu đó và cuối cùng tôi đạt được sự thành tựu viên mãn đó, một sự thành tựuhiện giờ đang tự diễn đạt theo lối tự nhiên của riêng nó.

Quý vị có ai nỗ lực thấy Pháp Vô thượng chưa? Hoặc là tất cả quý vị đều hài lòng khi ngồi một cách mê mờ với đôi mắt của quý vị nhắm lại và miệng của quý vị há hốc, tạo ra các âm thanh loài vật với Thực tánh Pháp? Tại sao quý vị không sủa ngay đống rác quanh cổ của quý vị? Hãy suy nghĩ về điều đó! Đống rác rưởi đó là đống lửa lớn. Tham sân siảo tưởng sản sinh ra mớ rác rưởi khủng khiếp đó. Trái tim ai cũng bị ô nhiễm với nó. Tại sao quý vị không quán xét? Phê bình Thực tánh Pháp tối thượng để làm gì? Đức Phật siêu việt trước chúng ta. Nếu Ãcariya Mahã Boowa không thật với lời dạy của Đức Phật thì tất cả mọi bậc Thánh A La Hán đều cũng không thật. Nhưng, trên thực tế, các bậc Hòa thượng A La Hán luôn luôn đáng được kính trọng. Trừ khi nào mà rác rến lại trở thành phạm hạnh vậy? Cái gì đã cho nó quyền hạn khoác lác, phê bình tư thế này hoặc tư thế khác, chấp nhận hoặc không chấp nhận lối hành xử của một bậc Thánh A La Hán? Chỉ là một đống rác rưởi mà thôi! Quý vị hiểu không? Quý vị có nhận thức tâm của quý vị dày đặc loại rác rến và ô nhiễm này hay không? Quý vị tự hào với điều đó? Sự tự hào nguy hiểm đó sẽ lôi kéo quý vị xuống sâu hơn . Nếu quý vị không thấy được sự nguy hại sự tự hào ô nhiễm đó, quý vị sẽ xung đột với Pháp. Xung đột với pháp giống như con dao nỗ lực đâm vào đá. Chuyện gì xảy ra khi dao đâm vào đá? Chuyện gì xảy ra khi quí vị lái xe đâm vào núi? Ai bị tổn thương? Hãy suy nghĩ đi! Chậu rác đó sẽ bị thống khổ bởi tác động đó. Những bậc siêu việt đã chuyển hoá thế giới này. Tổn thất gì có thể xảy ra cho họ? Khi là Phật tử, quý vị nên chuyên tâm vào giới luật thông thường này: Đừng khiến rác rến của quí vị làm người khác bị nhơ bẩn theo và vì vậy chính quí vị sẽ bị hủy diệt qua quá trình. Không có lợi lạc gì được gặt hái từ đó cả. Sự siêu việt mà tôi đang đề cập: Từ đâu nó phát xuất? Tôi đã minh xác điều này với tất cả trong thời hiện tại của Thái lan đều thấy. Bây giờ tôi là kẻ hung ác nhất trong toàn bộ quốc gia, trong khi phần còn lại của tất cả là đỉnh cao siêu việt? Hãy thấy biết và tự xác định cho chính mình!

Nếu quý vị chối bỏ nguyên lý lý trí, vậy quý vị sẽ chấp nhận cái gì? Mọi người tầm cầu cái gì vào thời này? Tôi tầm cầu cho đến khi tôi gần chết, để chứng được Thực tánh Pháp Vô thượng mà bây giờ tôi đang dạy cho các đệ tử của tôi với một trái tim từ bithương xót. Tôi không khoác lác hoặc đang tự khoe khoang. Sự khoác lác như vậy phát xuất từ chỗ nào đây? Khoác lác, ngồi lê đôi mách một cách độc hại… tất cả những thứ rác rưởi này đều không cần thiết. Có gì có thể tăng thêm với Thực tánh Pháp hoàn hảo? Nếu nó đòi hỏi thêm một cái gì, thì làm sao nó có thể được gọi là “hoàn hảo”? Hãy nhớ kỷ điều này.

Phật tử Thái hành xử một cách vô minh. Một khi tôi nói một lời gì thì cả quốc gia lập tức sủa lên ổn ào. Thật là tội nghiệp! Tôi cảm thấy rất tội nghiệp cho quý vị. Chính xác đó là những gì mà Đức Phật cảm nhận được khi ngài thắc mắc tại sao thế gian lại quá u tối như vậy. Nước mắt đã tuôn trào ra trên khuôn mặt của ngài ngay giây phút đó… Nước mắt của lòng đại bi và nước mắt kinh ngạc trước Thực tánh Pháp thuần khiết. Thấy biết con người u mê như thế nào, Đức Phật cảm thấy thất vọng đến mức ngài không tha thiết giảng pháp cho chúng sinh: Tại sao chúng sinh lại không ý thức rác rến trong tâm họ ? Cũng như thời đại này. Khi mọi người nghe Pháp được dạy, họ phê bình vị thầy theo cách mang đến nguy hại cho hơn thay vì vui sướng khi nhận được những bài học vô giá mà chính họ có thể vật lộn để có thể tu tập đến mức mà họ có thể, có thể thích hợp với những người tôn kính thầy của họ. Tại sao họ không suy nghĩ đến những gì có thể nâng cao bản thể của họ để họ có thể thay đổi? Với lý do này, tôi nói với sự tin chắcPhật tử Thái rất là ngu si. Ãcariya Mahã Boowa không bao giờ bị nhiễu loạn. Hãy để toàn thế gian đến và sủa nếu nó muốn. Tôi sẵn sàng nói ý của tôi mà không bị ảnh hưởng. Thực tánh Pháp vô nhiễm trước tất cả mọi ảnh hưởng trần tục. Những người bị ảnh hưởng bởi các hành xử xấu xa đó nhất định phải sống với cách hành xử xấu xa đó. Người bị ảnh hưởng bởi mất mát sẽ sống với sự mất mát; Người ảnh hưởng sự lợi lạc sẽ sống với lợi lạc. Khi hành xử đức hạnh ảnh hưởng một người, thì họ sẽ khiến hành xử đức hạnh đó là trú xứ của họ. Có thể nói là, họ sẽ tái sinh theo thiện pháp của họ. Ngược lại, khi làm gì sai ảnh hưởng đến ta thì ta sẽ sống với ngọn lửa nóng cháy trong tâm ta. Có phải đó là điều mà quý vị muốn?

Giáo pháp của Đức Phật luôn thịnh hành như khi ngài tuyên bố, “Kho nu hãso kim ãnando Niccaÿ pajjalite sati. Andhakãrena onaddhã Padïpaÿ na gavessatha. “ Khi thế gian này bị đắm chìm bởi ngọn lửa cháy cả ngày lẫn đêm, làm sao các vị có hoàn toàn u tối và vẫn có thể liên tục cười? Tại sao các vị không tầm cầu nơi ẩn trú để các vị có thể nương tựa?” Hãy nghe lời giáo huấn đó của Đức Phật!

Giáo pháp mà tôi dạy cùng là pháp như vậy… Sự điên khùng nào đã nắm bắt quý vị? Quý vị theo chân của những kẻ say sưa mà Đức Phật nghe được khi ngài tuyên bố, ám chỉ đến họ, không phải một nhóm người thánh thiện, “Kho nu hãso…”. Họ chỉ là những kẻ say sưa”. Đây là câu chuyện trong kinh: Đức Phật tương phản với một nhóm người say sưa. Hãy suy nghĩ sự khác biệt giữa họ. Tuy vậy, ngay cả sau khi Đức Phật quở trách họ, họ vẫn không ý thức lỗi lầm của họ.

Nước mắt mà tôi mới tuôn ra gần đây truyền đạt cùng một thông điệp giống như vậy. Làm sao quí vị có thể vẫn vô thức với lỗi lầm của quý vị? Thậm chí quý vị còn chậm chạp hơn cả những kẻ say sưa đó? Nếu quý vị muốn tránh sự suy tàn, quý vị phải tự hỏi chính mình câu hỏi này.

Hiện giờ tôi hết lòng nỗ lực để giúp đỡ xã hội. Trong tâm tôi, tôi không dũng cảm hoặc sợ hãi. Không có hiện tượng gì như lợi lạc hoặc mất mát. Thử thách của tôi là hỗ trợ quý vị hoàn toàn gặt hái được lòng từ bi và yêu thương. Tôi hy sinh tất cả mọi thứ để đạt được Pháp Vô thượng mà tôi đang dạy quý vị ngay bây giờ. Những hy sinh đó không phải là để đạt đến một cái gì bất thiện. Tôi gần như hy sinh cả cuộc đời trên công cuộc tầm cầu Pháp (Dhamma), vượt qua cửa tử trước khi tôi đạt đại ngộ. Nếu vậy thì tại sao không ai nhận nó? Có vấn đề gì với Thái Lan vào thời buổi này vậy? Đó là điều tôi muốn biết.

Con người càng cảm thấy họ quan trọng chừng nào thì họ càng kiêu ngạo và tự phụ hơn, cho đến khi tự bắt đầu suy nghĩ rằng họ còn thông thái hơn cả Đức Phật, bậc thầy Vô thượng. Có phải Thái Land vẫn chưa nhận thức là tình huống càng trở nên tệ hơn vào thời đại này? Dân tộc của nó càng trở nên ngu si hơn! Không ai chú ý đến Pháp nữa. Ai biết được, có lẽ không bao lâu không ai còn đến chùa nữa. Khi chứng kiến phản ứng của họ với lời dạy của tôi mới đây, họ nhạo báng tôi đủ trò với tất cả mọi lời khen chê và châm biếm. Chính xác xảy ra như vậy khi lậu hoặc đang đầy tràn năng lực. Khi họ thấy tôi rơi nước mắt vào ngày trước, họ chế giễu tôi với sự khinh bỉ nhưng tôi vẫn vô nhiễm. Hãy khiến tất cả mọi gia đình trong quốc gia này phê bình tôi, tôi sẽ không tranh cãi với một ai cả. Tôi sẽ dạy mọi người thuần túy trên lòng từ bi. Tại sao họ không thể chấp nhận điều này? Có phải người Thái thật sự quá vô minh?

Có phải Giáo pháp của Đức Phật hoàn toàn biến mất khỏi thế gian? Có phải Đức PhậtGiáo pháp của ngài không còn tối thắng nữa? Có phải tất cả mọi hành giả… người đã nhận thức Chân lý qua hành trình theo đuổi Giáo pháp của Đức Phật… được xem chỉ như là sự lường gạt có thiện ý và là kẻ thù của chúng sinh? Cái gì khiến Phật tử bệnh hoạn như vậy? Họ không thể là những con người thiện lành hay sao? Tại sao họ cư xử như một đàn chó?! Đây là thái độ mà tôi phải chấp nhận.

Nhưng tôi không sân hận với ai cả. Âm thanh mạnh mẽ của tôi phát xuất quyền năng của Giáo pháp. Giáo pháp bất khả tư nghì. Nó không sân hận hoặc ganh ghét một ai. Tuy vậy, Giáo pháp vẫn luôn tự diễn đạt với quyền năng mãnh liệt của nó. Cũng thanh tịnh vô nhiễm với lậu hoặc. Chúng có xu hướng tự diễn đạt một cách dữ dội với quyền năng chiếm hữu. Sự khác nhau là diễn đạt của lậu hoặc có thể gây ra sự tàn phá kinh khủng cho thế giới này trong khi sự diễn đạt quyền năng Giáo pháp thì như dòng nước mát dặp tắt lửa thế gian.

Quý vị có nghĩ là tôi nói qua sân hận hay không? Chỗ nào sân hận phát xuất? Sân hận phát xuất từ phiền não. Với người đã hoàn toàn đoạn tận tất cả mọi lậu hoặc, quí vị không thể khiến họ giận dữ được. Hãy thử nếu quí vị muốn. Đơn giản là không một chút sân hận nào còn lại trong trái tim họ. Ngay cả chỉ một chút sân hận nhỏ nhoi còn lại đi nữa, họ không thể được tôn là bậc Thánh A La Hán, đã đoạn tận tất cả mọi lậu hoặc. Tất cả mọi sân hận, tham lam, và ảo tưởng đều là lậu hoặc. Quý vị hiểu không? Hãy nghiên cứu vấn đề này kỷ lưỡng thì quý vị sẽ biết.

Thân là thực tại quy ước xuyên suốt và xuyên suốt. Miễn là nó còn tồn tại trực tiếp liên kết với bản chất thanh tịnh của tâm, chắc chắn là nó bị ảnh hưởng rồi. Đây là hiện tượng tự nhiên. Tôi sai lầm chỗ nào? Ai là gì có thể tự cho là họ đủ uy quyền để họ có thể đối lập với Giáo pháp của Đức Phật? Hãy tới trước đi. Hãy nghe quý vị khoác lác! Hãy nghe quý vị trả lời, “Ãcariya Mahã Boowa là một tu sĩ cực kỳ vô minh”. Tôi muốn nghe từ tất cả mọi kẻ khôn khéo. Hãy ra khỏi những lổ cầu tiêu của quý vị và hãy khoác lác và sự chứng Pháp của quý vị. Tôi thật sự muốn thấy có một cái gì chân chánh hiện ra, nhưng tôi không thấy gì cả. Dù tôi tìm kiếm ở nơi nào đi nữa. tôi chỉ thấy toàn là loại người lười biếng, đầy tham sân siảo tưởng. Đó là loại siêu việt gì vậy? Tuy vậy, họ vẫn tiếp tục tiến tới với sự khoác lác ngông cuồng của họ. Không có kết thúc cho sự điên cuồng của họ.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.