CÂU HỎI: Chúng tôi được đọc sách của một vị Thiền sư. Vị này nói rằng “tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não….tâm bị nhốt trong cơ chế não”. Và "Cơ chế Tánh Giác (Phật tánh - Buddha nature) nằm sau bán cầu não trái" (Đồ Thị dẫn giải Thiền – Dẫn Giải pháp Thiền trong quyển Thiền TôngViệt Nam Cuối Thế Kỷ Hai Mươi Tập 1). Vì vậy, xin quý độc giảcao minh và ban biên tậphoan hỷgiải thích cho chúng tôihiểu rõ, chiếu theo lời Phật và chư Tổ thì Tâm ở đâu?
Nguyễn Văn Hòa Bình
Lời Ban Biên Tập: Câu hỏi này (Tâm ở đâu?) thường hay được hỏi ở nhiều đạo tràng và trong các buổi thuyết phápcủa quý thầy tại các chùa. Ban biên tậpchúng tôi không đưa ra câu trả lời mà ghi chép lại nơi đây lời giải đáp của chư Tôn Thiền Đức đã giảng giải cho quý Phật Tử: (1) Thượng Tọa Thích Phước Thái, (2) Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, (3) Bác sĩ Sam Parnia, và (4) Hòa thượngGiới ĐứcMinh Đức Triều Tâm Ảnh.
Hỏi: Kính bạch thầy, trong lúc chúng con bàn bạc nói về tâm, thì một bà bạn hỏi con, chị nói tâm mà chị có biết tâm ở đâu không? Con đành ngậm miệng nín thinh không biết phải trả lời ra sao. Vậy kính xin thầy giải đáp cho chúng con được rõ.
Đáp:Phật tử nín thinh không trả lời cũng phải. Bởi vì ngay câu hỏi của bà bạn đó đã sai rồi. Nếu Phật tử có trả lời thì Phật tử cũng sai luôn. Thí như có người hỏi Phật tử: không khí ở đâu? Hỏi thế, thì Phật tử làm sao trả lời. Biết không khí ở đâu mà trả lời. Tâm của chúng ta cũng giống như không khí. Nói giống là vì không khí, không có hình tướng chỗ nơi. Nó bàng bạc trùm khắp tất cả. Tâm ta cũng thế. Nhưng tâm có khác hơn không khí là ở chỗ không khí thì vô tri, nhưng tâm lại là hữu tri, nghĩa là có cái “Biết” rõ ràng.
Chính vì cái biết không hình tướng, nên nó không có chỗ nơi cố định. Nhưng, người hỏi thì muốn biết chỗ trú ngụ của nó, cũng như muốn biết chỗ trú ngụ của không khí. Mà tâm hay không khí làm gì có nơi chốn để trú ngụ. Tuy nhiên, đứng về mặt học thuậttrao đổitìm hiểu, thì chúng tôi cũng xin tạm giải thích đôi điều. Kỳ thật, thì câu hỏi đó đã sai rồi. Nếu đặt câu hỏi: thế nào là tâm vọng? và thế nào là tâm chơn? Hỏi như thế, thì chúng ta còn có thể dễ trao đổi bàn bạc với nhau hơn.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, Tôn giả A nan đã hỏi Phật bảy lần về chỗ trú ngụ nơi chốn của tâm, tất cả đều bị Phật bác hết. Vì Ngài A nan cũng muốn biết cái tâm nó ở chỗ nào. Nên bảy lần Ngài nêu ra bảy nơi: “Tâm ở trong thân, ở ngoài thân, tâm ẩn trong con mắt, trở lại cho tâm ở trong thân, tâm tùy chỗ hòa hợp, tâm ở chính giữa, cuối cùng, Ngài cho chỗ không dính mắc đó là tâm. Cứ mỗi lần Ngài nêu ra mỗi nơi, tất cả đều bị Phật bác hết”. Sau đó, Ngài hốt hoảng kinh sợ không lẽ mình không có tâm. Mà nếu không có tâm thì làm sao biết tu hành thành Phật? Đó là chỗ hoang mang thật khó hiểu. ( Nên nhớ, Ngài A nan chỉ là đại diện cho chúng sanh để thưa hỏi thôi, chớ không phải Ngài dốt nát như chúng ta ).
Kinh Lăng Nghiêm là một bộ kinh, chuyên thuyết minh giải bày cặn kẽ về chân tâm và vọng tâm. Muốn biết chân tâm, thì chỉ cần hết vọng thì chân hiện. Thí như vẹt hết mây mù thì ánh trăng sáng hiện ra. Như vậy, tu hành ta không cần phải tìm cầu chân tâm, vì có ý niệm tìm cầu là đã sai rồi. Ngài Tú Tài Trương Chuyết nói: “Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh, thú hướng chân như tổng thị tà” . Nghĩa là, có ý niệm đoạn trừ phiền não, thì đó là càng thêm bệnh. Vì phiền nãotự tánh vốn không. Đã không, thì đoạn trừ cái gì? Chính cái ý niệm khởi lên muốn đoạn trừ, đó là bệnh rồi. Còn có khởi ý niệm tìm cầu chân như thì đó cũng là tà ngoại. Vì sao? Vì tánh giác không phải là đối tượng để mong cầu. Vừa khởi ý niệm là đã trái với tánh giác rồi. Như vậy, chơn tâm là một thực thểthanh tịnhsáng suốt hằng hữu. Vì nó vốn không có hình tướng, giống như hư không, nên bất sanh bất diệt… Một thực thểtrùm khắppháp giới như vậy, thì làm gì có chỗ nơi mà tìm cầu. Tuy nhiên, tâm vọng khi dấy khởi thì nó có bóng dánghình tướng. Đó là do vì, nó duyên với sáu trần mà có ra hình bóng, rồi chúng ta lại lầm chấp những cái bóng dáng đó cho là tâm thật của chính mình. Còn cái thể chơn tâmvắng lặng rỗng suốt hằng hữu thì chúng ta lại quên mất. Do đó, nên Phật thường quở tráchchúng ta là những kẽ si mê tăm tối. Chúng ta vọng nhận cái tâm giả dối dấy lên từng chập, từng hồi, thì lại cho đó là tâm mình. Vì vọng chấp như thế, nên chúng ta mới theo nó mà tạo nghiệp luân hồi thọ khổ.
Nói rõ hơn, cùng là cái thấy biết, nhưng nó có hai phương diện, giống như đồng tiền cắc có hai mặt ( tạm dụ như thế): cái biết do theo cảnh phân biệt thương ghét, phải trái, tốt xấu, hay dở v.v… thì đó là cái biết vọng. Còn cái biết mà không theo vọng duyênphân biệt, nhưng vẫn thường hằng chiếu liễu, thì gọi đó là cái biết chơn, tức vô phân biệt. Kinh Lăng Nghiêm có đoạn Phật dạy Tôn giả A nan: “Nhược ly tiền trần hữu phân biệt tánh, tức chơn nhữ tâm”. Nghĩa là, nếu rời cảnh vật hiện tiền, mà cái “suy nghĩ phân biệt” nầy vẫn còn, thì mới thật là chơn tâm của ông. Trong kinh thường gọi là chơn tâm hay chơn như. Tuy biết mà không có bóng dánghình tướng, tự thể làu làu trong sángvắng lặng vậy.
Cái biết nầy khác hơn cái biết vọng là ở chỗ phân biệt và vô phân biệt. Tuy nhiên, ta nên lưu ý, nó không phải là hai thực thể riêng biệt. Nói một là sai mà nói hai thì không đúng. Như sóng và nước không thể tách rời ra. Nhưng khi sóng nổi lên, thì ta không thể nói sóng là nước. Nhưng khi sóng lặng thì toàn thể tánh nước hiện bày. Cũng thế, khi cái biết dấy khởi lên phân biệtcảnh duyên, thì nó là hiện tượnggiả dối, tạm gọi nó là vọng tâm. Cái biết nầy giống như hiện tượng của sóng. Khi cái biết nầy lặng xuống, thì cái biết “không phân biệt” nói gọn là “Tánh không”, toàn thể hiện bày. Như sóng tan thì nước hiện, mây tan thì trăng hiện. Vì thế, trong kinh thường nói: “phiền não tức Bồ đề, hay sanh tử tức Niết bàn” chính là ý nầy. Một thực thể không hình, không tướng, không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch v.v… nghĩa là vượt ra ngoài đối đãinhị nguyên như thế, thì làm gì có nơi chốn mà hỏi tâm ở đâu. (Trích: 100 Câu Hỏi Phật Pháp Tập 2)
__________________________________ THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH Làng Mai ,Pháp Quốc
Khi quá bận rộn, hoặc quá căng thẳng về một vấn đề nào đó, chúng tathường hay nói rằng chúng ta“đánh mất tâm.” Nhưng trước khi mất tâm thì tâm ở đâu và nó đã đi đâu? Trong Kinh Lăng Nghiêm(Surangama), một Kinh rất phổ biến của đạo Bụt ở Việt Nam và Trung Quốc, kể lại rằng Đức Bụt và đệ tử của Bụt là ngài A Nan có trao đổi cách làm thế nào để xác định vị trí của tâm. Tâm nằm bên trong thân thể hay bên ngoài thân thể, hay tâm nằm ở giữa thân thể và thế giới bên ngoài? Cơ bản, Kinh dạy chúng ta tâm là vô trụ. Nói cách khác, chúng ta không thể nói tâm nằm bên trong thân thể, cũng không thể nói tâm nằm bên ngoài thân thể, mà cũng không thể nói tâm nằm ở giữa thân thể và thế giới bên ngoài. Tâm không có một vị trí cố định.
Không những chỉ có tâm không có vị trí mà mọi thứ đều như thế cả. Sáng nay tôi nhặt một chiếc lá xanh. Chiếc lá này nằm bên trong hay bên ngoài tâm tôi? Đó là vấn đề. Câu hỏi tuy rất đơn giản nhưng lại khó trả lời. Chúng ta không thể lấy khái niệm về trong và ngoài để áp dụng vào thực tại.
Chúng ta có khuynh hướng nghĩ rằng tâm thì ở đây và thế giới thì ở ngoài kia; tâm là chủ thể còn thế giới và thân thể là đối tượng. Bụt dạy rằng tâm và đối tượng của tâm không thể tồn tại biệt lập ngoài nhau mà chúng tương tứcvới nhau. Không có cái này thì cái kia cũng không thể có được. Sẽ không có chủ thể nhận thứcnếu không có đối tượng nhận thức. Chủ thể và đối tượng nương nhau mà biểu hiện. Thông thường khi nghĩ về tâm chúng ta chỉ nghĩ về ý thức. Nhưng tâm không phải chỉ có ý thức thôi mà nó bao gồm cả mạt na thức và tàng thức nữa.
Chúng ta có thể tập luyện để xem thân thểchúng ta như một dòng sông, và tâm chúng ta là một phần của dòng sông ấy, luôn luôn trôi chảy, luôn luôn biến đổi. Theo tâm lý học Phật giáo thì chướng ngại lớn nhất ngăn cảnchúng ta, không cho chúng ta nhìn rõ thực tại là khuynh hướng bị kẹt vào khái niệm chủ thể là một cái gì đó khác hẳn với đối tượng, và đối tượng là một cái gì đó tồn tạiđộc lập ngoài chủ thể. Cách nhìn này đã trở thành một tập khí, một khuôn mẫu ảnh hưởng đến suy nghĩ và cách hành xử của chúng ta.
Khi còn là một sa di trẻ, chúng tôi được học rằng thức có ba phần. Trong đó hai phần đầu là kiến phần, darshana, tức chủ thể nhận thức; và tướng phần, nimitta, là đối tượng được nhận thức. Chủ thể và đối tượng nương vào nhau mà biểu hiện. Tin rằng có chủ thể mà không cần có đối tượng thì đó là một sai lầmcăn bản. Vậy màchúng ta hay có khuynh hướng tin rằng chủ thể nhận thức - tâm chúng ta - có thể tồn tại biệt lập, tách rời với đối tượng nhận thức; và đối tượng nhận thứctồn tại biệt lập, nằm ngoài chủ thể nhận thức.
Trong đạo Bụt có danh từ nāmarūpa, tương đương với thân tâm(psychosoma).Nāma là tâm, rūpa là thân. Thực tại được biểu hiện qua hai mặt thân và tâm, tâm lý và sinh lý. Cái này không thể có được nếu không có cái kia. Cái này không thì cái kia cũng không. Não và tâm là hai mặt của cùng một thực tại. Vì vậychúng ta phải luyện tập để thấy được não là thức, não tương tức với thức mà đừng xem chúng như là hai đối tượng hoàn toàn tách rời và khác biệt nhau.
Khi mời một ngọn lửa biểu hiện, chúng ta có thể nghĩ rằng ngọn lửa hoàn toàn khác với que diêm. Nhưng chúng ta biết rằng ngọn lửa có mặt khắp nơi, ngọn lửa có mặt trong que diêm, có mặt trong ôxy, trong không khí. Ngọn lửa không có vị trí đích thực. Khi điều kiện đầy đủ thì ngọn lửa biểu hiện. Bản chất của thức cũng thế, cũng không có vị trí. Chúng ta biết rằng ý thức luôn luôn phải là ý thức về một cái gì đó. Đối tượng và chủ thể luôn luôn có mặt cùng một lúc. Nhìn vào phần này chúng ta sẽ thấy được phần kia. Nhìn vào phần kia chúng ta sẽ thấy được phần này. Đó là tương tức. Cái này có trong cái kia.
Theo Tàng Kinh Các - langmai.org
_____________________________________________
Dr. Sam Parnia
Tâm là gì? Trong chúng ta chắc có nhiều người đã từng được nghe giai thoạiThiền họcliên quan đếncâu chuyện "an tâm" giữa Bồ Đề Đạt Ma và Tổ Huệ Khả. Khi Tổ Huệ Khảthỉnh cầuBồ Đề Đạt Ma, “Xin Thầy an tâm cho con.” Bồ Đề Đạt Ma bảo, “Ngươi đem tâm của ngươi ra đây để ta an cho.” Tổ Huệ Khảbối rối, “Nhưng con không thể tìm ra nó.” Bồ Đề Đạt Ma cười bảo, “Thì ta đã an tâm cho ngươi rồi đó.”
Sự bối rối của Tổ Huệ Khả cũng là sự bối rối của tất cả chúng ta. Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người? Phải chăng tâm chính là thần thức, một danh từ mà Phật giáo Tây Tạngthường hay dùng để chỉ một cái gì đó như là một chủng tử -tích lũy tất cả nghiệp quả của một cá nhân- sẽ rời bỏ xác thân khi ta chết để đầu thai hay đi về một cảnh giới khác?
Những câu hỏi này không phải chỉ được đặt ra cho những người Phật tử mà còn cho cả giới khoa học nói chung. Dưới mắt nhìn khoa học, cái tâm này nếu hiện hữu tất phải nương tựa vào thân xác để tồn tại. Trong con người, não bộ là bộ phận chủ quản của ý thức, của tư duy, thế nên cái tâm này nếu có, não bộ phải là ngôi nhà lý tưởngđể tâm trú ngụ, hay nói một cách khác hơn, tâm chỉ là sự nối dài của não bộ. Trên căn bản của cái nhìn này, khi ta chết, não bộ ngưng hoạt động, cái tâm này cũng phải biến mất theo.
Cuộc tranh luận về mối quan hệ giữa tâm và thân, như thế, đã kéo dài từ bao thế kỷ qua. Sam Parnia, Bác sĩ chuyên khoa hồi sinh, Giám đốc Dự án “Human Consciousness Project” và là tác giả cuốn “Chuyện Gí Xảy Ra Khi Chúng Ta Chết,” đang cốgắng để giải quyết cuộc tranh luận này. Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu tháng 10/08 dành cho AOL, Bác sĩ Parnia đã cho chúng ta một ý niệmcăn bản về trường hợp cận tử cũng như phương pháp khoa học thực nghiệm được áp dụng hiện nay trong việc khảo cứu về tâm. Ông đã chứng minh cho ta thấy một điều: Tâm có mặt, hiện hữu như một thực thểđộc lập đối với não bộ. Kết quả này vô hình chung đã hoàn toànphù hợp với những gì được mô tả trong “Tử Thư” của Phật giáo Tây Tạng về việc thần thứclìa bỏ xác thân trong giờ lâm tử. Đây là một bước tiến quan trọng của khoa học trong nỗ lựcnghiên cứu về tâm. Từ viên gạch lót đường này, khoa học đang bắt đầu có những bước đi mới vào ngưởng cửa bí mật này.
Tốt nghiệp Đại Học Y Khoa St. Thomas, Luân Đôn, BS Parnia là người sáng lập Consciousness Research Group tại Đại học Southampton, Anh quốc. Cùng với Tiến sĩ Peter Fenwick, những công trìnhnghiên cứu của ông về Kinh Nghiệm Cận Tử (NDE - near-death experiences) đã gây được sự chú ý của dư luận, không phải chỉ riêng ở Anh quốc mà trên toàn thế giới. Công trình ngiên cứu này đã được trình bày trong một tác phẩm xuất bản mơi đây: “What Happens When We Die: A Groundbreaking Study into the Nature of Life and Death.”
Some people think that the mind is the brain or some other part or function of the body, but this is incorrect. The brain is a physical object that can be seen with the eyes and that can be photographed or operated on in surgery.
The mind, on the other hand, is not a physical object. It cannot be seen with the eyes, nor can it be photographed or repaired by surgery. The brain, therefore, is not the mind but simply part of the body.
There is nothing within the body that can be identified as being our mind because our body and mind are different entities. For example, sometimes when our body is relaxed and immobile, our mind can be very busy, darting from one object to another. This indicates that our body and mind are not the same entity.
In Buddhist scriptures, our body is compared to a guest house and our mind to a guest dwelling within it. When we die, our mind leaves our body and goes to the next life, just like a guest leaving a guest house and going somewhere else.
If the mind is not the brain, nor any other part of the body, what is it? It is a formless continuum that functions to perceive and understand objects. Because the mind is formless, or non-physical, by nature, it is not obstructed by physical objects.
It is very important to be able to distinguish disturbed states of mind from peaceful states. As explained in the previous chapter, states of mind that disturb our inner peace, such as anger, jealousy, and desirous attachment, are called ‘delusions’; and these are the principal causes of all our suffering.
We may think that our suffering is caused by other people, by poor material conditions, or by society, but in reality it all comes from our own deluded states of mind. The essence of spiritual practice is to reduce and eventually to eradicate altogether our delusions, and to replace them with permanent inner peace. This is the real meaning of our human life.
The essential point of understanding the mind is that liberation from suffering cannot be found outside the mind. Permanent liberation can be found only by purifying the mind. Therefore, if we want to become free from problems and attain lasting peace and happiness we need to increase our knowledge and understanding of the mind.
For a deeper understanding of the nature and functions of the mind, see the book, Understanding the Mind
TÂM (CITTA) Hòa thượngGiới ĐứcMinh Đức Triều Tâm Ảnh Trụ TrìThiền ViệnHuyền Không Sơn Thượng
Tâm ở đâu?
Như vậy, tâm rất là rõ ràng khi thấy sự hiện khởi của nó như tâm tham, tâm sân... tuy nhiên, có người hỏi tâm ở đâu thì quả là câu hỏi khó có lời giải cho thoả đáng. Đây là một thắc mắc khá nghiêm túc, người học Phật, tu Phậtcần phảiliễu tri, chứ không thể mơ mơ hồ hồ được. Cũng không nên đưa những ví dụ có vẻ văn hoa nhưng vô thưởng, vô phạt như cách nói “huề vốn”.Cũng không nên lấy kinh điển mà bảo Phật nói như thế này, Phật bảo như thế kia – vì bao giờ “cái thực” cũng khác với những khái niệm khói sương!
Theo giáo pháp Theravāda, thì cần thấy biết tâm ở đâu mới có thể tu tập thiềnvắng lặng (samatha) và thiền minh sát (vipassanā) được.
Đầu tiên, câu hỏi tâm ở đâu, tức là muốn hỏi cái “trú xứ” của tâm.
- Cái biết của con mắt (nhãn thức) có trú xứ là nhãn căn, tức là nương tựa nơi “con mắt thịt” mà khởi sanh. Con mắt thịt này có hai phần, phần thô tháo gọi là “phù trần căn”, phần tinh tế là “tịnh sắc căn”. Trong tịnh sắc căn này có thần kinh nhạy bén cảm biết đối tượng – mà ta gọi là nhãn thức.
Cả tai, mũi, lưỡi, thân đều tương tợ vậy nên có nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức. Cả 5 thức nầy đều yếu ớt, muội lược – nhưng Abhidhamma đều gọi chúng là tâm (thức và tâm đồng nghĩa, là cái biết). Như vậy, nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức có trú xứ là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn và thân căn.
Nói cho rõ hơn:
- Nhãn thứcy cứ vào nhãn tịnhsắc căn mà khởi sanh.
- Nhĩ thứcy cứ vào nhĩ tịnh sắc căn mà khởi sanh.
- Tỷ thứcy cứ vào tỷ tịnh sắc căn mà khởi sanh.
- Thiệt thứcy cứ vào thiệt tịnh sắc căn mà khởi sanh.
- Thân thứcy cứ vào thân tịnh sắc căn mà khởi sanh.
- Ý giới (tiếp thọ tâm).
- Ý thức giới (các tâm còn lại).
Hai cái ý giới và ý thức giớiy cứ trên ý căn mà khởi sanh.
Đây được gọi là "7 thức tâmy cứ trên 6 trú căn".Ý giới chỉ những thức tâmyếu ớt, muội lược; còn ý thức giới, chỉ cho những thức tâm đầy đủ nhận thức. Thế thì, 5 căn đầu thì có điểm tựarõ ràng, còn ý giới, và ý thức giới nương tựa nơi ý căn, nhưng ý căn ấy nằm ở đâu trong tấm thân một trượng nầy? Đây là vấn đề“bí hiểm” và “gay cấn” nhất từ xưa đến nay!
Theo sớ giải, Hadayavatthu (hadaya là trái tim, vatthu là cõi, chỗ) là trú căn của tâm thức (tâm căn). Quan niệm trái tim là trú căn của tâm thức nguyên xưa thuộc truyền thống của Upanishad (Áo nghĩa thư), sau này ảnh hưởng vào các sớ giải. Đức Phậtkhông chấp nhận cũng không phủ nhận điều ấy. Tuy nhiên, trong tập Paṭṭhāna (1) (tập 7, quan trọng nhất của tạng Abhidhamma) nói rằng đức Phật không xác định ý căn nằm ở đâu mà chỉ nói"y cứ trên sắc pháp này" (Yaṃrūpamnissāya) mà tâm khởi sanh - chứ không xác định trú căn ấy là ở tim hay ở não bộ!
Đến đây, “y cứ trên sắc pháp nầy” hé lộ cho ta về giáo lýduyên khởi, cái tư tưởng độc sáng của đức Phật, làm nền tảng cho giáo pháp.
Y cứ trên sắc pháp nầy?
Theo giáo lýduyên khởi, không cái gì tự dưng có mặt, lại càng không thể quan niệm được có một cái gì đó tồn tạiđộc lập mà không nương theo cái khác, kết hợp với cái khác. Từ trăng sao, vũ trụ, cho đến một hạt vi trần thảy đều duyên sinh, kết hợp. Lý tương duyên tương sinh cho ta biết rằng, cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không! Từ sự thật này, nên ai nói rằng, có một cái tâm ở đâu đó, có một cái tâm thường còn ở đâu đó hoặc có một cái tâm độc lập (nhất nguyên luận) thì lại rơi vào cái thường kiến trong 62 tà kiến.
Vậy, tâm, thức (cái biết) cũng do kết hợp mà có, do duyên sinh.
Ta hãy quan sát.
- Khi nhìn một chiếc lá, ta nhận biết đó là chiếc lá: Tâm nhận biết chiếc lá có mặt do có nhãn căntiếp xúc với chiếc lá (sắc). Tương tợ như vậy là nhĩ thức với âm thanh (sắc), tỷ thức với các mùi (sắc), thiệt thức với các vị (sắc), thân thức với đất, lửa, gió (sắc) (2). Vậy thì tâm, cái nhận biết là do duyên sinh. Rõ hơn, do sự vận hành của căn, trần, và thức. Căn là lục căn, trần là lục trần và thức là lục thức. 18 giới ấy là toàn bộvận hành của ta và cả vũ trụ. Nó duyên sanh đồng khởi, đồng vận động, đống tác động, chẳng có cái nào trước, cái nào sau; và cũng chẳng có trong, có ngoài, chủ và khách không thể lập!
“Y cứ trên sắc pháp nầy” – nghĩa là tâm ở đó, khi nào ý thức, nhận thức có mặt. Khi đang ăn, uống, đi, đứng, nằm, ngồi... mà không có tâm biết (chánh niệm, tỉnh giác) đang ăn, đang uống, đang đi, đang đứng, đang nằm, đang ngồi... thì gọi là thất niệm hoặc gọi là “tâm bất tại”, vì nó đang lang thang ở chân trời góc biển, ở quá khứ hay tương lại nào đó! Người có tu tậpminh sát tuệ có lẽ hiểu rõ điều này hơn ai hết khi tâm tham biết tham, tâm sân biết sân (cả 16 loại tâm). Huệ Khả cũng được Đạt Ma dạy cho chỗ này: “Tâm tán loạntuệ tritâm tán loạn; tâm không an, tuệ tritâm không an”(3) Chỉ tuệ tri như vậy thôi, ngay hiện tiền như vậy, không đánh giá, không phê phán – thì đấy mới gọi là thấy rõ thực tánh. Cái gì cũng phải tuệ tri như thực, không thêm bớt, không thủ xả, không “đầu thượng trước đầu” không “tuyết thượng gia sương!”, vì “tri lập tri tức vô minh bổn” vậy!
Như thế thì người tu minh sát luôn thấy rõ tâm mình trong mọi lúc, mọi nơi – sao còn phải hỏi tâm ở đâu nữa? Nó duyên sanh!
Không ở trái tim, không ở não bộ, mà vẫn là duyên sanh.
Khoa học ngày nay cho rằng cái biết sơ khởi, ban đầu ở các giác quan (họ gọi là hưng phấn) là trạng thái được xác định bởitương quan lực” do sự phân cực điện trong các axonthần kinh(4). Mà hệ thần kinh có nhiệm vụthu nhận tín hiệu kích thích từ các cơ quancảm giác, xử lý phân tích các tín hiệu và phát các thông tin phản ứng nhằm điều khiển các hoạt động của các cơ và các tuyến tiết. Sự truyền tín hiệu này liên quan đến các neuron và synapse là các tế bào mang thông tin. Bất kỳ cung phản xạ thần kinh nào dù đơn giản hay phức tạp cũng đều được cấu tạo từ một số neuron nối với nhau qua các synapse nhỏ bé. Nhờ các synapse nhỏ bé này mà xung thần kinh được truyền từ neuron này sang neuron khác.
Còn nữa, hệ thần kinhgồm có hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinhngoại biên. Hệ thần kinh trung ương gồm tuỷ và não bộ được xem như là bộ phận điều khiển trung ương có chức năngthu nhận và xử lý phân tích tất cả các thông tin và phát thông tin trả lời. Hệ thần kinhngoại biên gồm các tế bào và toàn bộ dây thần kinh còn lại, nó có chức năng nối liên lạc giữa thần kinh trung ương với các mô và các cơ quan của cơ thể.
Nói khái quát như thế để biết rằng, thu nhận và xử lý thông tin là cả một bộ máy khổng lồ, là cả một hệ thốngtinh vi, tinh tếliên quan chặt chẽ với nhau, nó duyên khởi, nương tựa nhau trùng trùng.
Trở lại với giáo pháp, đức Phật khi nói về con người, ngài chỉ nói đến sắc thọ tưởng hành thức. Ngũ uẩn ấy nếu được nhìn ở thế giới khái niệm thô tháo (vĩ mô) thì có sắc thân, cảm thọ, cảm giác, tâm hành và nhận thức, một bên thân, một bên tâm. Nhưng nếu được nhìn trong thế giớicực vi (vi mô), vận độngliên tục, hoạt dụng liên tục, duyên khởiliên tục – thì sắc chỉ là các phân tử, nguyên tử, hạt cơ bản, hạt nhân... Cảm giác, tri giác, tâm hành và nhận thức chúng chỉ là những sát-na cực vi trong những hạt chuỗi sinh, trụ, diệt (6)trùng trùng. Nơi ngũ uẩn, thì cảm giác là cái biết sơ khởi, tri giác là cái biết tổng quát và ý thức là cái biết có chức năng xử lý phân tích các thông tin và cả phát thông tin nữa.
Vậy nếu ai đó nói, cái tâm (cái biết) tồn tạiđộc lập thì rõ ràng là phản khoa học; và nên nhớ rằng thiên tài khoa học vĩ đại Albert Einstein có nói rằng: Phật giáo không cần phải tu chỉnh, cải sửa những quan điểm của mình mà theo khoa học vì Phật giáo không chỉ bao hàm khoa học mà nó còn vượt xa, vượt quá khoa học nữa!” (5)Đức Phật chỉ nói: “Y cứ trên sắc pháp này”dường như là câu nói cô đọng và minh triết nhất cho mọi vận độngduyên khởi ở trên, mà từng cái biết ở thần kinh mắt, thần kinh tai, thần kinh mũi, thần kinh lưỡi, thần kinh thân, thần kinh tuỷ sống, thần kinh não bộ - là toàn bộvận hành ấy, trao truyền tín hiệu ấy lại còn nhờ cậy vào các neuron và synapse là các tế bào mang thông tin nữa. Vậy, cái biết ở khắp mọi nơi khi nhận thức, ý thức có mặt trong sự vận hành của căn trần thức. Đến đây, những hành giảtu tậpminh sát chắc sẽ tâm đắc tại sao trong Tứ Niệm Xứ, đức Phật dạy, đừng bao giờ “rời khỏi cái biết”!
Không có vọng tâm, không có chân tâm.
Vậy cái biết (tâm) là duyên sanh trong sự vận độngtrùng trùng của căn trần thức. Và nếu duyên khởi là vọng thì tất cả đều làvọng hết làm gì có chơn? Nhưng nếu tất cả duyên khởi đều được “tuệ tri như thực” như tham, tuệ tri tham, như sân, tuệ tri sân - thì chúng đều là chơn (như thực) hết, làm gì có vọng?
Hay vọng với nghĩa là khi nó khởi và chơn là khi nó chưa khởi? Điều này cũng không đúng lắm, và coi chừng cũng chỉ ngang bằng tư tưởng của Khổng và Lão thôi!
Khổng nói rằng, chưa có dâm, nộ, si (tham, sân, si) là chỗ vào ra của đạo; nói cách khác, đạo là khi dâm nộ si chưa khởi! Còn Lão thì nói đạo sinh nhất, sinh nhị, sinh tam, tam sinhvạn vật – thì khi chưa sinh khởi là đạo!
Đức Phật là bậc Toàn Giác, ngài nói cái chỗ chưa khởi ấy là khi chưa có 6 nhân: tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si; và ngài không hề cho đây là đạo, mà ngài còn nói rằng, có duyên thì nó khởi đấy; và nó khởi thì khởi trùng trùng! Lại nữa, trong tâm của mỗi chúng sanh đang ngủ ngầm vô lượnghạt giống tốt có, xấu có – nghĩa là còn vô lượngnăng lực ngầm (tuỳ miênkiết sử). Vậy thì từ chỗ chưa khởi này cũng phải thường trựcchánh niệm, tỉnh giác; không thường trựcchánh niệmtỉnh giác thì nó sẽ khởi lung tung đấy! Vậy nếu có khởi thì khởi làm việc lành, việc tốt, khởi thọ trìtam quy, ngũ giới, tu thập thiện, tu bố thí, tu tứ vô lượng tâm v.v.và v.v...
Để kết luận: Chỉ có sự khổ và sự diệt khổ.
Biết được cái tâm ở đâu là biết được hành tung của nó, là để mà tu tập. Ví dụ như đâu là tâm địa ngục, tâm ngạ quỷ, đâu là tâm người, tâm trời. Nói có hình tượng hơn là như bức tranh“thập mục ngưu đồ” đi tìm dấu chân trâu là đi tìm cái tâm của mình vậy! Và ai cũng biết rằng, tâm dẫn đầu các pháp, tâm chủ, tâm tạo tác. Vậy hãy dè chừng cái tâm. Và dè chừng kiểu nào cũng được hết, tu sao cũng được hết, miễn là có tu.
- Nếu ai thấy tâm mình có khuynh hướng xấu ác thì nên tu giới, mấy giới cũng được để ngăn chừng, ngăn ngừachừng nào tốt chừng ấy.
- Nếu ai thấy mình thiếu phước, lại keo kiệt, bủn xỉn thì nên tu bố thí vừa được phước vừa mở rộng tấm lòng của mình ra.
- Nếu ai thấy mình lao xao, rối loạn, thiếu tự chủ, thiếu bình tĩnh thì nên tu thiền định.
- Nếu ai thấy mình vô cảm, xơ cứng, lạnh lùng thì nên tu tậptâm từ, tâm bi.
- Nếu ai thấy mình tối tăm, cố chấp thì nên tập tành tu tập thiền tuệ để tâm trí nó sáng ra...
Tất cả, tất cả sang hèn, giàu nghèo, trí ngu, vui khổ... đều do tâm, bởi tâm. Vậy hãy tu tập đi thôi, lửa đang bốc cháy ở khắp nơi; vậy hãy là hòn đảo an lành, an toàn cho mình nương tựa – là lợi mình và lợi người, lợi cả hai vậy.
MINH ĐỨC TRIỀU TÂM ẢNH
Ghi chú:
(1) Thường dịch là Vị trí, Đại xứ hay Nhân duyên thuyết. Trong bộ này trình bày chi tiết về 24 duyên - trong ngoài duyên khởi, duyên sanh rất phức tạp – nó cũng không có trong ngoài, không có chủ thể và khách thể.
(2) Thân xúc cái gì cứng, mềm chiếm chỗ trong không gian là đất, cái gì nóng, lạnh là lửa, cái gì rung động, chuyển động là gió. Riêng nước, thân không xúc chạm được vì nó là cái kết dính các sắc. Do vậy, ngũ căn (5 sắc), có 7 đối tượng sắc pháp (sắc, thanh, hương, vị, địa, hoả, phong).
(3) Vikkhitaṃ vā cittaṃ ‘vikkhitaṃ cittan’ ti pajānāti hay Asamāhitaṃ vā cittaṃ ‘asam āhitaṃ cittan ‘ ti pajānāti.
(4) Tôi mạo muội học lóm một vài kiến thức cũng như một số thuật ngữ chuyên môn về cấu tạo tế bào và thần kinh học – mà tôi chưa thật sự hiểu cho tường tận. Ở đây chỉ nhằm chứng minh cho lý duyên khởi thôi!
(5) Buddhism requires no revision to surrender its views to science, because it embraces science as well as goes beyond science.
(6) Mỗi sát-na có 3 tiểu sát-na, một tiểu sát-na sinh, một tiểu sát-na trụ, một tiểu sát-na diệt.
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.