Giới Thiệu Pháp Trụ (dharmasthiti) Và Pháp Vị (dharmaniyāmatā) Trong Kinh Pháp Hoa Sanskrit

15/12/20154:05 SA(Xem: 12086)
Giới Thiệu Pháp Trụ (dharmasthiti) Và Pháp Vị (dharmaniyāmatā) Trong Kinh Pháp Hoa Sanskrit
GIỚI THIỆU PHÁP TRỤ (dharmasthiti) & PHÁP VỊ (dharmaniyāmatā)
TRONG KINH PHÁP HOA
[Cở sở Lý tính duyên khởi, và giáo nghĩa Phật tính thường trú]
 Phước Nguyên 

 *Sanskrit: 

स्थितिका हि एषा सद धर्मनेत्री
प्रकृतिश्च धर्माण सदा प्रभा[सते]।
विदित्व बुद्धा द्विपदानमुत्तमा
प्रकाशयिष्यन्ति ममेकयानम्॥१०२॥
धर्मस्थितिं धर्मनियामतां च
नित्यस्थितां लोकि इमामकम्प्याम्।
बुद्धाश्च बोधिं पृथिवीय मण्डे
प्रकाशयिष्यन्ति उपायकौशलम्॥१०३॥
(सद्धर्मपुण्डरीकसूत्रम् Saddharmapuṇḍarīkasūtram, २ उपायकौशल्यपरिवर्तः। 2 upāyakauśalyaparivartaḥ, Buddhist Sanskrit Texts 6)

-Tibetan:

ཆོས་ཀྱི་ཚུལ་འདི་རྟག་ཏུ་གནས་པ་དང་། །
ཆོས་ཀྱི་རང་བཞིན་རྟག་ཏུ་འོད་གསལ་བར། །
རྐང་གཉིས་དམ་པ་སངས་རྒྱས་རྣམས་མཁྱེན་ནས། །
ང་ཡི་ཐེག་པ་གཅིག་ཅེས་སྟོན་པར་འགྱུར། །
ཆོས་ཀྱི་གནས་ཉིད་སྐྱོན་མེད་ཆོས་ཉིད་ནི། །
ཆོས་ཀྱི་རང་བཞིན་རྟག་ཏུ་འོད་གསལ་བར། །
ས་ཡི་སྙིང་པོར་བྱང་ཆུབ་སངས་རྒྱས་ཏེ། །
ཐབས་ལ་མཁས་པ་ཤིན་ཏུ་སྟོན་པར་འགྱུར།
(དམ་ཆོས་པད་མ་དཀར་པོའི་མདོ dam chos pad-ma dkar po'i mdo, ཐབས་ལ་མཁས་པའི་ ལེའུ་ གཉིས་པ་ ནི་ , Peking [P. No.] 0781, mdo sna tshogs, chu, 1b1-205a5 )
 

Dịch Việt (theo Sanskrit, tham chiếu Tibetan):

 

102. Pháp nhãn này thường trú, 
Luôn luôn rọi sáng tự tính (prakṛti) bằng pháp.
Biết rõ điều này,
Chư Phật, Đấng Lưỡng Túc Tối Tôn (dvipadānamuttamā) [**],
Sẽ tuyên thuyết, tán dương,
Về cỗ xe duy nhất (ekayāna) này.
 
103. Pháp này là nguyên lý tồn tại ổn định (dharmasthiti),
Và Pháp này điều hành theo một quy luật cố định (dharmaniyāmatā)
Quy luật này, là nguyên lý tồn tại bất biến (nityasthitāṃ), ngay tại thế gian (loki imāmakampyām)
Nơi Bồ-đề tràng [*], chư Phật thấu suốt điều này;
Nên các Ngài bằng phương tiện quyền xảo, 
Tuyên thuyết và khen ngợi (prakāśayiṣyanti).

 

*Lời bàn:

 

blankĐây không phải là một bài nghiên cứu, chỉ là ghi lại một vài ý tưởng bất chợt, thiết nghĩ có một số vấn đề quan trọng, xin gợi ý như sau:

Bản Hán, La-thập hiểu từ sanskrit prakṛti (tự tính) ở đây là Phật tính, nên dịch: “Phật chủng tùng duyên khởi.” Còn Kern hiểu prakṛti, với ý nghĩa đương với tự tính, nên dịch là “law” (The line of the law forms an unbroken continuity and the nature of its properties is always manifest). Và Burnouf dịch Pháp là : “La règle de la loi est perpétuellement stable”.

Từ cơ sở “pháp trụ và pháp vị”, Pháp Hoa đề ra những phương tiện đi vào tri kiến của Phật hết sức đa dạng và đặc biệt.

Từ Sanskrit dharmasthiti, Tibetan tương đương: ཆོས་ཀྱི་གནས་, La Thập dịch là “Pháp trụ”. Từ Sanskrit “sthiti”, có nghĩa gốc là nguyên lý; Tibetan gọi là: གནས , nghĩa nguyên lý tồn tại, hay cũng hiểu là sự tồn tại ổn định; Kern dịch “sthiti” là: “stability” : tính ổn định, bền vững, …

Nguyên lý ở đây, là nguyên lý vô ngã, của Pháp duyên khởi, nguyên lý này ở chỗ khác, Pháp Hoa còn gọi là “vốn thường hằng tịch diệt”: “evaṃ ca bhāṣāmyahu nityanirvṛtā ādipraśāntā imi sarvadharmāḥ| Và Ta nói như vậy: tất cả pháp này, bản lai tịch tĩnh, vốn thường hằng tịch diệt.” (Kệ 68-Bản Phạn); hay cũng gọi là “thường trú”: “sthitikā hi eṣā sada dharmanetrī prakṛtiśca dharmāṇa sadā prabhā[sate]|” Pháp nhãn này thường trú, luôn luôn rọi sáng tự tính bằng pháp” (Kệ 102-bản Phạn).

Từ Sansktit dharmaniyāmatā, Tibetan tương đương: སྐྱོན་མེད་ ཆོས་ཉིད་ནི་, La Thập dịch Hán là: “Pháp vị”, từ niyāmatā, là từ phái sinh của danh từ Niyama: quy luật; Kết hợp với đuôi “”, với ý nghĩađiều hành, vận hành. Bản Tibetan cũng hiểu từ niyāmatā, là nguyên vẹn, hoàn mỹ, không có rạn nứt, nên mới dịch là “ སྐྱོན་མེད་”. Và Kern dịch là: “fixed rules”: quy tắc nhất định, bất biến.

Vậy, niyāmatā có nghĩa tính chất điều hành theo một quy luật cố định, ở đây là quy luật duyên khởi (pratītyasamutpādaṃ): “trong khi cái này tồn tại, thì cái kia tồn tại”, tính chất này “luôn luôn rọi sáng tự tính bằng pháp”. Cũng có thể cắt nghiã là tính chất điều hành theo nguyên lý vô ngã, mà ý nghiã tư tưởng không có gì khác.

Với nghiã như trên của hai từ, Pháp trụ (dharmasthiti) và pháp vị (dharmaniyāmatā) là hai từ chỉ cở sở lý tính duyên khởi, và cũng là cở sở của giáo nghĩa Phật tính thường trú, mà bài kệ 102 thuộc chính văn phẩm Phương tiện, Hán dịch của La-thập dịch, đọc là : “thị/ pháp trụ/ pháp vị; thế gian tướng thường trụ 是法住法位世間相常住”. Do kệ Hán dịch quá súc tích, nên nhiều trường hợp những vị dịch giảng Việt văn, đã hiểu lầm ý nghĩa của câu này, đại khái như: “Pháp ấy trụ nơi pháp”, v.v…  Hiểu như vậy là sai lầm nghiêm trọng, mất đi ý nghĩa nguyên ủy của nó, nguyên văn Sanskrit của nó là: “dharmasthitiṃ dharmaniyāmatāṃ ca”, có xuất hiện liên từ “ca” (và), bất biến từ च ca: có giá trị như giới từ “cùng với”, hay cũng được sử dụng như một liên từ: và, cùng. Như vậy rõ ràng ở đây là một cặp từ: “dharmasthitiṃ (pháp trụ) ca (và) dharmaniyāmatā (pháp vị)”.

Đối chiếu với bản Tây Tạng cũng dịch sát theo văn sanskrit: “འཇིག་རྟེན་འདི་ན་རྟག་ཏུ་མི་གཡོ་ནས། ། “Pháp này là nguyên lý hoàn mỹ (ཆོས་ཀྱི་གནས་=dharmasthiti), và Pháp này vận hành theo một quy tắc cố định (སྐྱོན་མེད་ ཆོས་ཉིད་ནི་=dharmaniyāmatā)”.

Và đem hai bài kệ này, so sánh với nội dung trong bản Anh dịch: The Lotus of the True Law, Kern, dịch từ bản Phạn văn Népal; và bản dịch Pháp: Le Lotus De La Bonne Loi, do Burnouf dịch từ nguyên bản tiếng Phạn, hai bản này có nội dung hai bài kệ đa phần tương đồng với bản Sanskrit:

*Anh dịch: 
“101. The line of the law forms an unbroken continuity and the nature of its properties is always manifest. Knowing this, the Buddhas, the highest of men, shall reveal this single vehicle.
102. They shall reveal the stability of the law, its being subjected to fixed rules, its unshakeable perpetuity in the world, the awaking of the Buddhas on the elevated terrace of the earth, their skilfulness.”

(Kern, H. Saddharma Pundarîka or the Lotus of the True Law, Oxford 1884 (Clarendon Press) Sacred Books of the East, Vol. XXI, New York 1963 (Dover), Delhi 1968. Translation from Sanskrit)

*Pháp dịch:
“101. La règle de la loi est perpétuellement stable, et la nature de sesconditions est toujours lumineuse ; les Buddhas, qui sont les Meilleurs deshommes, après l’avoir reconnue, enseigneront l’unique véhicule, qui est lemien,
102. Ainsi que la stabilité de la loi, et sa perfection qui subsisteperpétuellement dans le monde sans être ébranlée ; et les Buddhasenseigneront l’état de Bôdhi, jusqu’au centre de la terre, en vertu de leurhabileté dans l’emploi des moyens [dont ils disposent].”
(Burnouf , Le Lotus De La Bonne Loi, Paris, Imprimerie Nationale, 1852. Reprint, Librairie d'Amérique et d'Orient A. Maisonneuve, Paris, 1973. P.34).

Minh giải ý nghĩa này, có thể tìm thấyPháp uẩn túc luận (Đại 26, tr. 0505a): “Này các Tỷ-kheo! Nên biết, do duyên là sinh mà có già và chết, hoặc Phật xuất hiện, hoặc không xuất hiện, duyên khởi như thế là pháp trụ, pháp giới”.

cuối cùng, để chấm dứt lời bàn, xin vay mượn đoạn kinh ở Paccaya-sutta, S. II, p. 25: Katamo ca bhikkhave paṭicca-samuppādo // Jātipaccayābhikkhave jarāmaraṇam uppādāvāTathāgatānam anuppādāvāTathāgatānaṃ// ṭhitāva sādhātu dhammaṭṭhitatādhammaniyāmatāidappaccayatā// “Duyên khởi là gì? Do duyên là sinh mà có già và chết. Các Như Laixuất hiện hay không xuất hiện, giới này là thường trú, là pháp trụ, pháp vị, tức là y tha duyên tính.”

__________________
*Phụ chú:
[**] Đấng Lưỡng Túc Tối Tôn, Skt. dvipadānamuttamā, dva: hai, padā: chân, amuttamā, biến cách của अनुत्तर, anuttara: vượt trội, trên hết, vượt hẳn, tối thắng, tối tôn, vô thượng....
[*] Bồ đề tràng, (=Đạo Tràng), Skt. Bodhimaṇḍala, từ maṇḍala, Hán phiên âm thông dụng là mạn-đà-la 曼陀羅, có nghĩa là đàn tràng, chỗ ngồi có hình vuông hoặc tròn, được giới hạn trong một phạm vi nhất định, Bodhi: phiên âm là Bồ-đề, dịch là Đạo, giác ngộ,… Thói quen hay gọi Bodhimaṇḍala là Bồ-đề đạo tràng, như vậy là sai, dư chữ. Như vậy, Skt. Bodhimaṇḍala: Bồ đề tràng/Đạo Tràng.

*Phạn bản La-tin:

sthitikā hi eṣā sada dharmanetrī
prakṛtiśca dharmāṇa sadā prabhā[sate]|
viditva buddhā dvipadānamuttamā
prakāśayiṣyanti mamekayānam||102||

dharmasthitiṃ dharmaniyāmatāṃ ca
nityasthitāṃ loki imāmakampyām|
buddhāśca bodhiṃ pṛthivīya maṇḍe
prakāśayiṣyanti upāyakauśalam||103||

[Saddharmapuṇḍarīka-sūtra, Prof.U.Wogihara and C. Tsuchida, Romanized and Revised Text, Tokyo, 1958.]

P.N.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.