Bốn chân lý cao quý và Con đường tám phương diện cao quý

21/03/20163:36 SA(Xem: 9993)
Bốn chân lý cao quý và Con đường tám phương diện cao quý

Long Thọ 
BỐN CHÂN LÝ CAO QUÝ 
CON ĐƯỜNG TÁM PHƯƠNG DIỆN CAO QUÝ 
Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc. 
Bản dịch Anh: Master of Wisdom. Writings of the Buddhist Master Nagarjuna. 
Translations and Studies by Chr.Lindtner (p.317-318)

 

Duc Phat chuyen phap luanĐây là bốn Chân lý cao quý. Này chư tăng! Những gì là bốn? Các Chân lý cao quý về khổ, về nguồn gốc của khổ, về sự chấm dứt của khổ, và Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt của khổ.

Chân lý cao quý về khổ là gì? Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ. Sự cách biệt với cái gì yêu quý là khổ, sự tiếp xúc với cái gì không yêu quý là khổ, không có được bất kỳ cái gì cá nhân muốn là khổ. Nói vắn tắt, khổ là năm ngũ uẩn này chấp thủ thành sở hữu (upadanaskandhas duhkham; ngũ thủ uẩn khổ). Để lý hội thông hiểu trọn vẹn điều này cá nhân phải tăng trưởng Con đường tám phương diện cao quý.

Chân lý cao quý về nguyên nhân của khổ là gì? Tham luyến (Skt. trsna; desire; tham luyến; cái ước vọng không bao giờ nguôi vẫn nối gót dục tình khoái lạc) dẫn đến tái sinh, thế nên nhận lấy hoan hỷ, phiền não đồng hành, và do vì tỏ ra quá dễ dãi với lạc thú nơi đây, nơi kia. Để buông bỏ nó, cá nhân phải tăng trưởng Con đường tám phương diện cao quý.

Chân lý cao quý về sự biến mất hoàn toàn của khổ là gì ? Nó là sự hoàn toàn buông bỏ, sự từ bỏ, sự đẩy lui, sự phá huỷ, sự lãnh đạm, sự chấm dứt, sự chặn đứng, sự biến mất hoàn toàn của tham luyến này đang dẫn đến tái sinh, nhận lấy hoan hỷ, phiền não đồng hành, và do vì tỏ ra quá dễ dãi với lạc thú nơi đây, nơi kia. Để thật chứng điều này, cá nhân phải tăng trưởng Con đường tám phương diện cao quý.

Chân lý cao quý về phương pháp dẫn đến sự chấm dứt khổ là gì? Con đường tám phương diện cao quý: tri kiến chân chính, giải quyết chân chính, ngôn ngữ chân chính, hành xử chân chính, sinh sống chân chính, cố gắng chân chính, tỉnh biết chân chính, tập trung tâm ý chân chính. Con đường này cũng phải được tăng trưởng.

Tám phương diện của con đườngchân chính trong tri kiến, sinh sống, cố gắng, tỉnh biết, tập trung tâm ý, ngôn ngữ, hành xử, và giải quyết. Các bạn phải tăng trưởng chúng để đạt tịch tĩnh. Sự sinh này (của tham luyến) là khổ; cái gọi là “thèm khát” (đam mêtham luyến) (“thirst”) là nguyên nhân chính yếu của cái khổ này. Sự chấm dứt của nó thì tương đương với sự giải thoát. Con đường để đạt tới giải thoátCon đường tám phương diện cao quý. Thế nên các bạn phải luôn luôn cố gắng thấy Bốn Chân Lí Cao Quý, bởi vì các bạn thấy kẻ thường dân sống trong cảnh giàu sang vẫn có thể vượt qua con sông của nhơ nhuốm bằng phương tiện hữu hiệu của trí tuệ này.   

__________________

Chú thích:

1. Các bản dịch Việt thường ghi -- Bát chính đạo: chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính hạnh, chính mệnh, chính tinh tấn, chính niệm, chính định.

2. Các bạn phải tăng trưởng chúng để đạt tịch tĩnh: nghĩa là “sống trong căn nhà hữu danh, nhưng vẫn ở quê hương tịch lặng vô ngôn” (Tăng Triệu).

3. Skt. trsna : desire

Desire: attachment: tham luyến

Tham luyến tri nhận một hiện tượng bị nhơ nhuốm trên phương diện đối nội hoặc đối ngoại là lạc thú khi xem nó là một đơn vị hiện thể và do thế tìm kiếm nó. Nó có chức năng lưu xuất đau khổ.

Desire perceives an internal or external contaminated phenomenon to be pleasant from the point of view of its own entity and thereupon seeks it. It has the function of generating suffering (J. Hopkins. Meditation on Emptiness. p.255-256)

4. Skt. trsna , giải nghĩa theo Phan Văn Hùm . Triết học Phật giáo (tái bản 1984)

Nguồn gốc của khổ là đâu? Ấy là “tập”, tức là cái ước vọng không bao giờ nguôi (trsna) vẫn nối gót dục tình khoái lạc. (p.29)

5. Phan Văn Hùm . Triết học Phật Giáo (p.23-24)

Về sau đắc đạo rồi Sakya Muni thuật lại cho đệ tử rõ cách nào người  giác ngộ:

‘’ Các đệ tử ơi !

Ta thuở bé giàu-sang như thế. Ta sống trong cảnh huy-hoàng như thế. Mà tư-tưởng ta lại nảy ra như thế này: người thường-tục, ngu-muội, mặc dầu biết phải có lúc già-nua, và không thoát được khỏi năng-lực của sự già-nua, lại ghét, lại gớm-nhờm, chán-ngán , khi trông thấy một kẻ khác già-nua. Rồi lòng ghét ấy quay trở về mình.

Còn ta, ta cũng phải già, không thoát được già. Vậy, đã mà cũng phải già, không thoát được già, ta có nên ghét, nên gớm, nên chán, khi ta trông thấy một người khác già hay không ? Không có lẽ ta như thế.

Rồi trong khi ta ngẫm-nghĩ như thế riêng cho ta, thời, các đệ tử ơi !

Bao nhiêu những cái vui của tuổi thanh-niên, không lià tuổi thanh niên, bao nhiêu những cái vui ấy lại tiêu-tan hết ở nơi ta.

Một người thường-tục, ngu-muội, mặc dầu biết mình phải có lúc chịu bệnh, lại gớm-nhờm, chán ngán, khi trông thấy một kẻ khác bị bệnh tật giày-vò. Rồi lòng ghét ấy quay trở về mình.

Còn ta, ta cũng phải có lúc chịu bệnh và không thoát khỏi năng lực của tật-bệnh, ta có nên ghét, nên gớm, nên chán, khi ta trông thấy một người khác bị tật-bệnh giày-vò hay không ? Không có lẽ ta như thế .

Rồi trong khi ta ngẫm-nghĩ như thế riêng cho ta, thời, các đệ-tử ơi!

Bao nhiêu những cái vui của sự mạnh-khoẻ, không rời sự mạnh-khoẻ, bao nhiêu những cái vui ấy lại tiêu-tan hết ở nơi ta .

Một người thường-tục, ngu-muội , mặc dầu biết mình phải có lúc chết và không thoát được năng-lực của sự chết , lại ghét, lại gớm-nhờm, chán-ngán, khi trông thấy một kẻ khác bị làm vật hy-sinh cho sự chết. Rồi lòng ghét ấy quay trở về mình.

Còn ta, ta cũng phải có lúc chết, không thoát khỏi năng lực của sự chết. Vậy đã mà phải có lúc chết, không thoát được khỏi năng-lực của sự chết, ta có nên ghét, nên gớm, nên chán, khi ta trông thấy một người khác bị làm vật hy-sinh cho sự chết hay không ? Không có lẽ ta như thế.

Rồi trong khi ta ngẫm-nghĩ như thế, thời, các đệ-tử của ta ơi ! bao nhiêu những cái vui của đời sống, không lià đời sống, bao nhiêu những cái vui ấy lại tiêu-tan hết ở nơi ta .”

[ Phan Văn Hùm- Triết học Phật giáo trang 24-- dẫn từ kinh Anguttara nikaya -- dẫn bởi Oldenberg---dịch ra chữ pháp do Foucher ]

___________________

6. Chr. Lindtner viết :

Tôi trích dẫn ở đây Bản văn Long Thọ được biết đến nhiều nhất, đó là bản văn của các nhà Căn bản nhất thiết hữu bộ (note 166).  Bản Tạng ngữ và bản Anh ngữ do chính ngài viết lại với lời văn của ngài, có trong SL 113-115, như sau (note 167):

1. Bản Sanskrit

2. Bản dịch Anh ngữ của Chr. Lindtner

3. Bản dịch  Tạng ngữ

*

I quote here the recension Nagarjuna is most likely to have known, that of the Mulasarvastivadins (note 166). The Tibetan and English for his own paraphrase, which occurs at SL 113-115, follows. (note 167)

____________________

Bản dịch Anh: Master of Wisdom. Writings of the Buddhist Master Nagarjuna. Translations and Studies by Chr.Lindtner (p.317-318)

*

Nagarjuna. The four Noble Truth. Translated by Chr. Lindtner

These are the four Noble Truths, O monks! What are the four? The Noble Truth of suffering, of the origin of suffering, of the cessation of suffering, and the Noble Truth of the method leading to the cessation of suffering. What is the Noble Truth of suffering? Birth is suffering, aging is suffering, disease is suffering, death is suffering. Separation from what is dear is suffering, contact with what is not dear is suffering, not to get whatever one wants is suffering. In short, suffering is these five skandhas of appropriation. In order fully to understand this one must develop the noble Eightfold Path.

What is the Noble Truth of the origin of suffering? Desire (trsna) leading to rebirth, accompanied by taking delight, passion, and indulging in pleasure here and there. In order to abandon it one must develop the noble Eightfold Path.

What is the Noble Truth of the extinction of suffering?  It is the complete abandonment, relinquishing, ejection, destruction, indifference to, cessation, stopping, and extinction of this desire leading to rebirth, accompanied by taking delight and by passion, and by indulging in pleasure here and there. In order to realize this one must develop the noble Eightfold Path.

What is the Noble Truth of the method leading to the cessation of suffering ? The noble Eightfold Path: right view, right resolve, right speech, right conduct, right livelihood, right effort, right mindfulness, and right concentration. This must also be developed.

The eight members of the path are right view, livelihood, effort, mindfulness, concentration, speech, conduct, and resolve. You must develop them to attain tranquility. This birth is suffering; what is called “thirst” is the major cause of this [suffering]. It cessation is tantamount to liberation. The way to achieve it is the noble Eightfold Path. Therefore you must always strive to see the Four Noble Truth, for even laymen dwelling in the lap of prosperity may cross the river of impurity by means of this knowledge.

Updated by DHP 3/22/2016 03:37


Bài đọc thêm:
Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy (Đức Đạt Lai Lạt Ma, Làng Đậu dịch)
Bốn Chân Lí Cao Quý (Jamyang Drakpa, Đặng Hữu Phúc dịch)
Bốn Chân lý cao quý, Nhị đế, Toàn-hảo xác-định, và Tích tập Phúc Tuệ (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Tứ Diệu Đế (Bốn Chân Lý Cao Cả) (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Tứ Diệu Đế (Geshe Tashi Tsering - Việt Dịch: Lozang Ngodrub)
Tứ Diệu Đế (Bốn Sự Thật Nhiệm Màu - Tứ Thánh Đế- Bốn Chân Lý Cao Cả) (Nhiều tác gỉa luận bàn)




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/10/2015(Xem: 16291)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.