Không có địa ngục?

28/06/20163:20 CH(Xem: 12359)
Không có địa ngục?

KHÔNG CÓ ĐỊA NGỤC?
(Thích Thanh Thắng)

Mới đây có một bạn vào hỏi tôi, rằng có nghe một vị thầy giảng “không có địa ngục”, vậy ý kiến của tôi về vấn đề này như thế nào?

dia ngucTôi nhận thấy, nếu ai đó theo chủ nghĩa hoài nghi, thì sẽ lý luận thế này “chưa chết sao biết chết là gì, mà chết rồi thì càng không biết chết là gì…”. Quả thực, có những chuyện “khoa học chứng minh”, người chết (tim ngừng đập), sau khi hồi sinh, nói rằng đã nghe thấy những người thân chung quanh nói thế này thế kia…

Nhưng đó là trải nghiệm của riêng người ấy, được miêu tả lại ở một trạng thái “chưa chết” (tức ý thức, nhận thức của họ sống lại trong một thân thể bất động ở một thời điểm nào đó ngay sau khi bác sĩ kết luật tim đã ngừng đập), đây là điều rất khó khăn để tất cả những người sống có thể hoàn toàn tin vào chuyện này, nhưng lại khó có thể phủ nhận.

Nhà Phật có quan niệm tái sinh, tùy theo nghiệp thức, sau khi chết, nếu đầy đủ nhân duyên (tác hợp của vô số duyên), thì sẽ tái sinh trở vào một trong các cảnh giới (cõi giới) như sau: “trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngã quỷ, súc sinh” (gọi là lục đạo). Trong đó, có 2 cõi mà con người có thể “kiểm chứng” được là cõi ngườisúc sinh, còn lại đều được ví như cảnh giới của tâm thức. Hơn nữa, tuy người và súc chia làm 2 cõi, nhưng lại sống chung với nhau trong một không gian, và tình thức, nghiệp thức thì hoàn toàn khác biệt.
Nếu khônghành nghiệp, nghiệp thức tạo tác trong một “tiền thân”, “sinh thân” và ở một mức độ ý thức, nhận thức, trí tuệ nào đó, thì con người sẽ không mang phẩm chất của “con người” như đã tiến hóa, và đương nhiên theo chính thuyết tiến hóa, nếu chỉ là tiến hóa về mặt sinh học (mà không có nghiệp thức, tình thức), thì chắc chắn động vật gần với chúng ta nhất như loài khỉ cũng sẽ thành “người”. Chẳng lẽ tiến hóa (từ con người sống như động vật, con người thông minh…) cho đến khi trở thành con người hiện đại thì dừng tiến hóa.

Nếu khôngnghiệp thức, tình thức, hành nghiệp (huân tập thiện ác, tốt xấu…) trong một chu trình nhân quả, thì tất cả con người chỉ là những động vật “nhân bản” của tự nhiên, không thể giáo dục để trở thành người. Con người khác các loài động vật khác, nên dù một đứa trẻ được sinh ra, bỏ ở trong rừng cho vượn hay khỉ nuôi, trong thời gian đầu nó sống không khác “hành nghiệp” của loài khỉ, nhưng nếu đưa trở về môi trường giáo dục của con người, thì nó vẫn có nhiều cơ hội để ý thức, nhận thức (dù quá trình si ám che mờ từ lâu).

Do đó hành nghiệp, nghiệp thức sẽ quyết định việc tái sinh của con người về đâu trong các cảnh giới kia.

Nếu theo quan niệm chỉ có hai con đường hoặc cực thiện sinh về “cõi trời”, hoặc cực ác sinh xuống “địa ngục”, thì hàng ngày chúng sinh vẫn chào đời từ trong bụng mẹ là ở đâu ra (dưới địa ngục lên, hay từ trời xuống). Vì thế, dù không chấp nhận sự “tái sinh” vào các cõi giới khác nhau, thì chuyện con người vẫn liên tục được sinh ra, đồng dị về thể chất, nhận thức, là không thể phủ nhận được. Có điều người ta sẽ thắc mắc, con người hiện tại “là ai” của con người quá khứ, và sẽ “là ai” của con người tương lai?

Trước vấn đề này, sau khi chết con người đi về đâu Đức Phật đã từ chối trả lời, dù hành nghiệp của mỗi con người trong hiện tại sẽ quyết định chiều hướng tái sinh theo đúng luật nhân – duyên – quả.


Vì sao trong kinh cả Nam truyền lẫn Bắc truyền đều đề cập đến địa ngục (Nirayā), nhưng có quý thầy lại khẳng định chắc nịch “không có địa ngục”, nhưng lại chấp nhận có “trời” hay “a-tu-la”?

Chắc chắn sẽ có không ít người hoang mang về vấn đề này, vì xưa nay đều được nghe giảng là có lục đạo luân hồi (trời, người, a-tu-la, địa ngục, ngã quỷ, súc sinh), nay lại nói không có. Tuy nhiên, nếu như chúng ta hỏi vậy “trời” và “a-tu-la” đang “ở đâu”, “như thế nào”, chắc chắn câu trả lời sẽ lại trở về với cảnh giới của tâm thức.

Bởi thừa nhận a-tu-la tức là thừa nhận một cõi khổ (do chiến tranh, ham ưa chiến tranh, lấy chiến tranh làm hành nghiệp) trong khi “dục giới” có cả thảy 11 cõi, trong đó có 4 cõi khổ (a-tu-la, địa ngục, ngã quỷ, súc sinh) và 7 cõi vui gồm: Tứ Đại Thiên, Đạo Lợi Thiên, Dạ Ma Thiên, Đâu Xuất Thiên, Hóa Lạc Thiên, Tha Hóa Tự Tại Thiên (vui sướng), và cõi người (vừa khổ, vừa vui, vừa không khổ không vui). Đó là chưa kể đến các cõi sắc, cõi tịnh cư và cõi vô sắc.

Thế thì phủ nhận một cõi khổ mang tên “địa ngục” không giải quyết được gì cảnh khổ của con người. Vì nếu nhìn giáo lý Tứ đế bằng cái nhìn “Vô lượng tứ đế”, thì món khổ đâu chỉ có 11 (khổ khổ, hành khổ, hoại khổ, ái biệt ly khổ, cầu bất đắc khổ, oán tắng hội khổngũ ấm xí thịnh khổ), mà có vô lượng thứ khổ và vô lượng nguyên nhân gây ra nỗi khổ, nhưng đồng thời cũng có vô lượng pháp dứt khổ và vô lượng cõi Niết bàn, giải thoát.
Nếu bỏ đi cõi địa ngục (trong đó phân ra rất nhiều trạng thái tâm thức địa ngục tùy theo hành nghiệp chúng sinh đã gây ra), thì bỏ đi một khoảng trống rất lớn của các loại tội ác và tội cực ác mà hành nghiệp, nghiệp thức phải mang. Vì sao có những tội phạm giết người sau khi hối hận tự trách rằng “tội của tôi dù có phải chết nghìn vạn lần cũng không hết được”, cái tâm thức dày vò ấy đau khổ khác gì trong cảnh “vô gián địa ngục”. Hơn nữa cùng một tội ác hay cực ác, mức độ khác nhau sẽ tương ứng với nghiệp thức địa ngục phải trả báo, bởi không có nó thì mọi loại tội ác đều như nhau, giết một người cũng không khác giết hàng trăm nghìn người… Điểm đáng chú ý khác, dù kẻ giết người có trốn khỏi lưới pháp luật (tức không chịu cảnh tù ngục), nhưng tâm thức tù ngục luôn theo đuổi họ suốt cuộc đời, đó cũng là một thứ địa ngục hiện tiền. Nhưng cảnh địa ngục cũng là cảnh bất định, nên vẫn có khả năng chuyển nghiệp nhờ vào công năng tu hành.

Và như vậy dù có chia ra làm các cõi giới (khổ vui), thì tất cả vẫn đều do tâm tạo. Nếu cảnh giới đã do tâm tạo, thì không cần phải bàn đến một thứ địa ngục có trong lòng đất hay không, hay lái sang chuyện “nhà tù” theo nghĩa đennhân gian làm gì…

Thiền sư Từ Đạo Hạnh nói: “Có thì có tựa mảy may, không thì cả thế gian này cũng không”. Nếu đã phủ nhận “địa ngục” được thì phủ nhận luôn cả Niết bàn, Phật cũng không mà tâm cũng không cho trọn vẹn (nhìn theo lý Đại thừa là như vậy).
Tuy nhiên, nói về mặt “sự”, thì việc tin có thiên đàng (khuyến khích điều thiện) và tin có địa ngục (ngăn ngừa điều ác), phần nào vẫn còn hơn không tin có thiên đường và không tin có địa ngục.
Người giải thoát giác ngộ, thì “Hang quỷ ở chính là lâu đài Di Lặc. Núi Hắc sơn không khác cảnh giới Phổ Hiền”, khi ấy cõi khổ hay cõi vui không còn tác động được đến họ nữa vậy.
(Mong có thêm các kiến giải khác của quý vị)
Thích Thanh Thắng


Bài đọc thêm:
Địa ngục có thật không? (Quảng Tánh)
Địa ngục có thật không?











Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.