Thấy Tháp Đa Bảo

18/10/20216:08 SA(Xem: 13114)
Thấy Tháp Đa Bảo

THẤY THÁP ĐA BẢO
Nguyễn Thế Đăng

 

 
1. Tháp Đa Bảo

“Cánh cửa bất tử đã mở ra cho tất cả những ai muốn nghe”, đây là câu nói của Đức Phật sau khi Ngài giác ngộ.

Từ xa xưa cho đến ngày nay, con người luôn luôn đi tìm chính mình, một cái gì vượt khỏi sống chết, đi tìm cánh cửa bất tử để thấy sau cánh cửa bất tử ấy cái chính mình thật sự là gì. Phật giáo có rất nhiều kinh điển, rất nhiều con đường đáp ứng cho nhu cầu tâm linh tối hậu ấy. Chính vì thế mà Phật giáo vẫn còn nơi trái đất này, khi tất cả những nhu cầu vật chấtý thức ngày nay đều được nền văn minh đáp ứng hầu như hoàn hảo.

Một ẩn dụ về thực tại tối hậu ấy là tháp Đa Bảo trong phẩm Hiện Bửu tháp, kinh Pháp Hoa. Đa Bảo là nhiều thứ quý báu, đó là Phật tánh mà mỗi chúng sanh đều có, hiện nằm trong tâm địa của chúng sanh. Trong phẩm này, Phật tánh ấy xuất hiện một cách hữu hình, cụ thể, để con người có thể nhìn thấy hoàn toàn, hầu ngộ và nhập.

Nơi nào có nói kinh Pháp Hoa, có tâm thức hướng đến sự thật của kinh Pháp Hoa thì tháp của Phật Đa Bảo xuất hiện:

“Trong cõi nước mười phương, bất cứ chỗ nào nói kinh Pháp Hoa, thì tháp của Phật Đa Bảo vì để nghe kinh mà vụt hiện ra trước mặt… Trong tháp có toàn thân Phật Đa Bảo”. (Phẩm Hiện Bửu tháp, thứ 11).

Bất cứ lúc nào, chỗ nào mà kinh Pháp Hoa được nói, có sự hiện diện sống động của kinh Pháp Hoa trong tâm thức, chỗ ấy lúc ấy có sự xuất hiện của tháp Đa Bảo với toàn thân Như Lai. Lúc nào, nơi nào có sự tin hiểu Pháp Hoa (phẩm Tín giải, thứ 4), có ý thức Pháp Hoa, thời gian ấy và không gian ấy có tháp Đa Bảo với toàn thân Như Lai hiện diện trước mặt.

Kinh diễn tả tháp Đa Bảo như sau:

“Lúc bấy giờ trước Phật có tháp bằng bảy báu, cao năm trăm do-tuần, ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần, từ dưới đất vọt lên trụ giữa không trung, được trang nghiêm bằng đủ các vật báu, năm nghìn bao lơn, ngàn muôn phòng ốc, vô số tràng phan, chuỗi ngọc, linh báu. Bốn mặt bay mùi hương chiên đàn đầy khắp thế giới”.

Tháp Đa Bảo từ dưới đất vọt lên nghĩa là tháp báu đã có sẵn trong tâm địa, đất tâm của chúng sanh, chỉ chờ tâm thức bắt đầu thấm nhuần ý thức Pháp Hoa bèn vọt lên trụ giữa hư không cho mọi người được thấy.

Bảy báu là bảy đại: đất, nước, gió, lửa, không, thức, kiến. Khi thành Phật như Phật Đa Bảo  thì bảy đại trở lại bản tánh thanh tịnh của chúng, tức là bảy báu. Cao năm trăm do-tuần là năm uẩn sắc thọ tưởng hành thức. Ngang rộng hai trăm năm mươi do-tuần là hai mươi lăm cõi hữu. Tất cả những yếu tố tạo ra sanh tử luân hồi trong thật tướng của chúng là thanh tịnh, quý báuthiêng liêng. Tóm lại, tháp Phật Đa Bảopháp giới được thu nhỏ lại và nói lên sự thật “đã thành Phật từ lâu xa”.

Bảy đại, năm uẩn, hai mươi lăm cõi là tất cả vũ trụ, pháp giới. Tất cả pháp giới là tháp Phật Đa Bảo, với tất cả những trang nghiêm quý báu, âm thanh, mùi hương, ánh sáng. Pháp giới là tháp Phật Đa Bảo và mỗi sự vật trong pháp giới đều là tháp Phật Đa Bảo.

Trong tháp Đa Bảo, không chỉ có Phật quá khứ Đa Bảo, mà còn có cả Phật hiện tại Thích-ca “chia nửa tòa ngồi”. Trong tháp Đa Bảo hay trong pháp giới, chỉ có Phật thông suốt khắp cùng cả ba thời. Trong tháp Đa Bảo hay trong pháp giới, quá khứhiện tại, chỉ có hiện tại trùm khắp ba thời.

“Lúc bấy giờ cõi Ta-bà liền biến thành thanh tịnh, lưu ly làm đất, bảy báu trang nghiêm… tất cả thông làm một cõi nước Phật”.

Tất cả thời gian, không gian, các đại, các uẩn, các cõi, thông làm một cõi nước Phật, và Phật quá khứ thành một với Phật hiện tại. Sự việc tất cả thành một vị Phật tánh này được gọi là pháp giới Nhất Chân. Tất cả đều là một vị Phật tánh, nghĩa là đều “đã thành Phật từ lâu xa”.

Trong pháp giới Nhất Chân này, không có thời gian một bên không gian một bên, vật chất một bên tinh thần một bên, vật một bên tâm một bên, cái thiêng liêng cao cả một bên cái thấp kém trần tục một bên, sanh tử một bên Niết-bàn một bên. Tất cả đều là một pháp giới Nhất Chân.

“Khi ấy chư Phật đều ngồi kiết già trên tòa, như thế đầy khắp cả thế giới tam thiên đại thiênphân thân của Phật Thích-ca ở một phương vẫn chưa hết”.

Phật đầy khắp cả thế giớithế giới vẫn chưa thể chứa hết. Nói cách khác, pháp giới thì đầy đặc Phật từ thế giới rộng lớn cho đến những vi trần và khoảnh khắc sát-na.

Một câu chuyện về tháp Đa Bảo: Đại sư Nhật Liên (1222-1282) là người sáng lập Nhật Liên tông Nhật Bản dựa trên kinh Pháp Hoa. Khi bị vua đày ra đảo và cho người ra ám sát, ngài nói với người cầm kiếm, “Tháp Đa Bảo là ông, và ông là tháp Đa Bảo. Loại trừ ông ra, ta không có tháp Đa Bảo”. Người ấy bèn buông kiếm, xin làm đệ tử của ngài.

Thấy mọi người, mọi vật là tháp Đa Bảo, đây là cái thấy biết của thành tựu giả Pháp Hoa.
2. Làm thế nào để thấy tháp Đa Bảo

Tháp Đa Bảo ở nơi tâm địa, nơi nền tảng của tâm, cho nên để thấy nó, tâm phải trở về bản tánh nền tảng của nó. Bản tánh nền tảng của tâm chính là tánh Không, cho nên khi tâm trở về nền tảng tánh Không của nó, thì sẽ thấy tháp Đa Bảo trụ giữa hư không.

Việc đưa tâm trở về bản tánh Không của nó để thấy thực tại tối hậu được nói trong các kinh, như kinh Kim Cương nói, “Thấy tất cả tướng chẳng phải là tướng, tức thấy Như Lai”.

Một vị Phật muốn đem toàn thân Như Lai trong tháp Đa Bảo chỉ bày cho bốn chúng, phải nhóm lại các phân thân, tức là các Hóa thân, tại chỗ ấy. nghĩa là phải gom tất cả Hóa thân về Pháp thân thì toàn thân Như Lai mới hiển lộ hoàn toàn. Gom tất cả Hóa thân là gom tất cả thức, căn, trần đang chiếu hiện nơi thế giới về trở lại Pháp thân, thì với thần lực trọn vẹn ấy mới: “dùng ngón tay phải mở cửa tháp báu, thấy toàn thân Phật Đa Bảo”.

Sau đó Phật Đa Bảo quá khứ chia nửa tòa ngồi với Phật Thích-ca hiện tại, và tất cả đại chúng đã được đưa lên hư không đều thấy Phật là bình đẳng, đồng nhất trong suốt cả ba thời. Nói cách khác, tất cả ba thời chỉ là một Phật không phân cách. Toàn thân Như Lai lúc ấy không chỉ là toàn thân Như Lai Đa Bảo, mà là toàn thân của tất cả Như Lai.

Gom tất cả phân thân là gom tướng trở về tánh, về Một Tướng Vô Tướng, khi ấy Ba thân Phật là một, không tách rời; đây là toàn thân Như Lai. Pháp thântánh Không, Báo thânHóa thân là tất cả tướng từ Pháp thân lưu xuất. Gom được các tướng về Pháp thân tánh Không thì các tướng trở thành chính Pháp thân thanh tịnh. Các tướng không biến mất mà hiển hiện một cách thanh tịnh trong Pháp thân tánh Không. Không và sắc không loại trừ nhau. Không là nền tảng của sắc, và sắc là biểu hiện của Không, như kinh Bát-nhã nói, “sắc tức là Không, Không tức là sắc”.

Pháp thântánh Không, đây là Chân Không. Báo thânHóa thân thuộc về sắc tướng, đây là Diệu Hữu. ba thân là một tức là Chân Không Diệu Hữu.

Xoay tất cả hiện hữu trở về Nhất Tâm, khi ấy người ta tin hiểu điều nói trong kinh Hoa Nghiêm: “Tâm, Phật, chúng sanh; cả ba không sai khác”.

Tóm lại, để thấy được thực tại Chân Không Diệu Hữu được biểu trưng bằng tháp Đa Bảo với toàn thân Như Lai trong đó, trước hết cần có niềm tin. Tin chính là “thần lực Như Lai đưa đại chúng lên hư không và ở tại đó”.

Thứ hai, để ở được giữa hư không, tâm chúng ta phải trụ nơi tánh Không như hư không. Và thứ ba, chúng ta phải gom tất cả cuộc sống của mắt tai mũi lưỡi thân ý về một chỗ Nhất Tâm rỗng rang như hư không ấy.

Thấy được thực tại Chân Không Diệu Hữu tức là có thể “thọ trì, đọc tụng, biên chép, cúng dường, giảng nói” kinh Pháp Hoa.

Người trì được kinh này
Thời là đã thấy ta
Cũng thấy Phật Đa Bảo
Và các Phật phân thân…
Người trì được kinh này
Nơi nghĩa của các pháp
Danh tựngôn từ
Ưa nói không cùng tận
Như gió trong hư không
Tất cả không chướng ngại.
(Phẩm Như Lai thần lực, thứ 21)

(Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 247)








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2022(Xem: 2816)
18/09/2012(Xem: 70101)
28/10/2010(Xem: 39367)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.