Chương 10: Thiền tập trong Phật giáo - Con đường đi đến nội tâm vắng lặngminh mẫn

24/08/20163:26 CH(Xem: 8090)
Chương 10: Thiền tập trong Phật giáo - Con đường đi đến nội tâm vắng lặng và minh mẫn

PHẬT GIÁO 
NHÌN TOÀN DIỆN 
Piyadassi Manhāthera | Phạm Kim Khánh dịch
Nhà xuất bản Phương Đông

CHƯƠNG 10:
THIỀN TẬP TRONG PHẬT GIÁO

Pháp hành thiền là trung tâm điểm và phần nòng cốt của Giáo PhápĐức Phật truyền dạy. Đề tài rộng mênh mông, nơi đây sẽ thảo luận về vài sắc thái của thiền tập trong Phật Giáo liên quan đến Tứ Niệm Xứ (Satipatthàna), "sự áp đặt hay gắn chú niệm vào."

Thế gian ngày nay không còn giống như ở vào nửa thế kỷ về trước. Quan niệm về những gì tốt và những gì xấu đã thay đổi nhanh chóng, thái độ tinh thần đối với những gì hợp đạo lý và những gì không hợp lẽ đạo luôn luôn chuyển biến, và cái nhìn chung vào con người cũng trở nên khác biệt nhiều.

Chúng ta đang sống trong thời đại hối hả, gắp rút và nhanh chóng. Căng thẳng, ở đâu và nơi nào cũng căng thẳng. Nếu đứng ở một góc đường nhộn nhịp và nhìn kỷ sắc mặt của người qua kẻ lại luôn luôn vội vã hấp tấp, quý vị sẽ nhận thấy rằng phần lớn những người ấy có vẻ lăng xăng lộn xộn, nghĩ ngợi lo âu, không có mấy người thấy thoải mái. Họ mang theo với họ bầu không khí căng thẳng. Phần lớn họ là hình ảnh của lo âu và rộn rịp. ít khi ta gặp hình ảnh tĩnh lặng, hài lòng và ngơi nghỉ. Đó là thế gian hiện đại.

Đặc điểm của thế gian ngày nay là hối hảtrật tự, dẫn đến quyết định nhanh chóng và hành động kém thận trọng. Người ta la to nói lớn trong khi có thể ăn nói nhỏ nhẹ bình thường, và có những người rối rít bồn chồn, nóng nảy tung ra cả tràng những lời lẽ giận dữ để rồi mệt nhừ khi câu chuyện kết thúc. Đứng về phương diện sinh lý học, bất luận kích thích nào cũng làm căng thẳng thần kinh, và thần kinh căng thẳng khơi động, đẩy mạnh sinh hoạt của cơ thể. Ta thường thấy một người lái xe tỏ ra bực dọc khi vừa đến ngã tư thì đèn xanh cũng vừa tắt và đèn vàng bật cháy. Người có tánh nóng nảy xem một diễn biến nhỏ nhặt như một khủng hoảng quan trọng, một hăm dọa. Rốt cùng, con người lo âu, bất toại nguyệnvô phúc.

Một đặc điểm khác của thế gian hiện đạiồn ào. Người ta nói rằng "âm nhạc có tánh cách hấp dẫn" nhưng ngày nay, chí đến cái âm nhạc ấy cũng không làm vừa tai đẹp ý nếu nó không nhộn nhịp ồn ào. Đối với họ, tiếng ồn càng to thì càng có nhiều "âm nhạc tính", nhạc càng "hấp dẫn". Những ai trong chúng ta đang sống trong thành phố lớn không còn thì giờ để nghĩ đến tiếng ồn. Cuộc sống của chúng ta đã bị điều kiện hóa, bị uốn nắn theo khuôn khổ của nó. Chúng ta đã trở nên rất quen thuộc với tiếng ồn. Tình trạng ồn ào, nhộn nhịp và căng thẳng ấy làm tổn hại sức khỏe nhiều và gây nên những chứng bịnh như đau tim, ung thư, ung nhọt, thần kinhmất ngủ. Phần lớn các chứng bịnh của chúng ta phát sanh do những trạng thái lo âu, phiền muộn, những cơn chấn động thần kinh, tâm trí căng thẳngtình trạng kinh tế, và tinh thần luôn luôn bị kích thích, không mấy khi an tĩnh -- tất cả đều là sản phẩm của cuộc sống hiện đại.

Với cuộc sống lúc nào cũng hối hả vội vàng, thần kinh của con người mệt mỏi, sớm kiệt quệ. Chuyện thường xảy ra là sau ngày làm việc người ta trở về nhà với tâm thần mệt mỏi. Do đó sự chú tâm suy giảm và có làm việc gì, bằng chân tay hay trí óc, cũng không được công hiệu như thường. Người ta dễ bị kích động và nhanh chóng tìm lỗi ở kẻ khác, kiếm chuyện gây gổ. Bao nhiêu chuyện dồn dập quay trở vào trong, gây nên đau mỏi, áp xuất huyết tăng cao, và mất ngủ. Những triệu chứng thần kinh mệt mỏi ấy rõ ràng chứng tỏ rằng tâm của con người hiện đại cần phải được an nghỉ -- một tình trạng an nghỉ có phẩm chất ở mức cao.

Chúng ta nên nhận thức rằng rút tâm rời ra khỏi những phiền toái của cuộc sống rộn rịp và tịnh dưỡng tinh thần là nhu cầu thiết yếu để giữ tâm lành mạnh. Mỗi khi có được cơ hội, hãy cố gắng thoát ra khỏi thành phố rồi ngồi lại trầm tư mặc niệm. Gọi đó là hành pháp du dà (yoga), chú niệm, hay hành thiền cũng được. Hãy tập giữ im lặng. Im lặng đem lại rất nhiều lợi ích. Nghĩ rằng chỉ có những người ồn ào, ham nói, và lúc nào cũng lăng xăng lộn xộn mới là dũng mãnh thì quả thậtsai lầm. Im lặng là vàng, và chúng ta chỉ nên nói khi nào lời nói bổ ích hơn im lặng. Chính trong sự im lặng mà những năng lực vĩ đại nhất được un đúc rèn luyện. Giữ im lặng rất là quan trọng. Trong khi hành thiền ta giữ im lặng. Sau đây là lời dạy của Đức Phật:

"Này chư tỳ khưu, khi các con tụ hợp thì có hai điều nên làm: hoặc là thảo luận về Giáo Pháp (Dhamma, giáo huấn của Đức Phật, hay giáo lý chân chánh), hoặc giữ im lặng." [1]

Giá Trị Của Lối Sống ẩn Dật

Vì đã quen thuộc với tiếng động và chuyện trò nên lúc nào không nói chuyện thì người ta cảm nghe cô đơn quạnh quẽ. Nhưng nếu chúng ta tự rèn luyện "nghệ thuật trau giồi im lặng", ta sẽ học được bài học thỏa thích với im lặng.

Hãy lặng lẻ tiến bước giữa cảnh ồn ào nhộn nhịp và luôn luôn ghi nhớ rằng có trạng thái an lạc trong im lặng. Chúng ta phải rời bỏ cuộc sống phồn hoa đô hội và rút vào ẩn dật để tìm im lặng. Thỉnh thoảng chúng ta phải tự tách rời ra khỏi cảnh nhộn nhịp quây cuồng để sống tĩnh lặng. Đó là hình thức nhàn lạc của kiếp sinh tồn. Trong nếp sống ẩn dật cô đơn chúng ta sẽ chứng nghiệm giá trị của những giờ phút trầm lặng. Chúng ta mở một cuộc hành trình vào trở lại bên trong. Khi ẩn rút vào im lặng ta sẽ tuyệt đối đơn độc để nhìn trở vào chính mình, nhìn vào thực chất của chúng ta, thấy chúng ta đúng như thật sự chúng ta là vậy. Và chừng đó ta có thể học được phương cách vượt qua những khuyết điểm và những giới hạn của cuộc sống bình thường.

Thời gianchúng ta lặng lẽ trải qua lúc hành thiền không phải là hoang phí. Về lâu về dài trên đường xa, công trình tu tập này sẽ tạo cho con người một bẩm tánh dũng mãnh. Nếu có thể tìm thì giờ để tự rút rời ra khỏi những việc làm hằng ngàybỏ ra một hay hai ngày để yên tĩnh hành thiền thì điều đó rất lợi ích cho việc làm thường nhật cũng như cho sự tiến bộ của ta. Đây chắc chắn không phải là đào tẩu nhiệm vụ hay quen thói ăn không ngồi rồi, mà là phương cách tốt đẹp nhất để tăng cường tâm trí và phát triển tinh thần. Đó là nhìn trở vào bên trong chính mình, và lối nhìn này mang lại nhiều lợi lạc. Chính nhờ quan sát những tư tưởng và những cảm thọ của mình mà ta có thể quán chiếu sâu vào ý nghĩa của sự vật và khám phá những hùng lực bên trong.

Con người hiện đại rất thiếu nếp sống đơn độc. Chút ít thì giờ sống yên tĩnh một mình mỗi ngày, chút ít giờ phút xa lìa, chút ít giờ phút tách rời ra khỏi "đám đông cuồng loạn", rất là thiết yếu để giữ tâm trí quân bình, cái tâm trí mà từ lâu đã lâm bịnh vì hối hả quây cuồng, vì ồn ào huyên náo, vì va chạm, vì tranh đua, trong cuộc sống hiện đại. Chính ở trong tình trạng đơn độc, và xuyên qua tình trạng đơn độc, mà tâm thần con người tăng thêm mức độ dũng mãnh. Hình như con người hiện đại mưu tìm hạnh phúc ở bên ngoài mình, thay vì ở trong. Họ hướng ngoại, nhưng hạnh phúc không tùy thuộc nơi thế gian bên ngoài. Nền văn minh hiện đại không phải là cái gì thuần túy tốt đẹp, một phước lành không có pha lẫn. Con người hình như đã chế ngự thế gian bên ngoài. Khoa học và kỹ thuật hình như hứa hẹn có thể biến đổi thế gian này thành một thiên đàng. Từ mọi hướng người ta không ngưng hoạt động để làm cho thế gian trở nên tốt đẹp hơn. Các khoa học gia hết lòng nhiệt thành, quyết chí theo đuổi những phương pháp và những cuộc thí nghiệm. Nỗ lực của con người nhằm vén lên bức màng bí mật bao trùm và che kín thiên nhiên vẫn tiếp tục bất khuất. Những khám phá và những phương pháp truyền thông ngày nay đã tạo được nhiều thành quả ly kỳ. Tất cả những cải thiện trên, mặc dầu đã mang lại nhiều lợi ích khả quan, hoàn toàn thuộc về ngoại cảnh và chỉ liên quan đến phần vật chất. Mặc dầu đã thành tựu tất cả những ưu điểm kể trên, con người vẫn chưa kiểm soát được cái tâm của mình -- vẫn chưa trở nên tốt hơn, dầu đã tạo được bao nhiêu tiến bộ khoa học. Bên trong luồng trôi chảy của tâm và cơ thể vật chất (danh và sắc) có những kỳ diệu mà các nhà khoa học có thể còn phải bỏ ra nhiều năm nữa để khám phá.

Người ta cố tìm giải pháp cho những vấn đề khác nhau của mình, nhưng thất bại vì phương pháp và đường lối giải quyết sai lạc. Họ tưởng rằng tất cả vấn đề đều có thể giải quyết từ bên ngoài. Nhưng phần lớn các vấn đề nằm bên trong con người, không phải ở ngoại cảnh. Vấn đề phát xuất từ thế gian bên trong và như vậy, giải pháp cũng phải tìm ở bên trong.

Chúng ta có nghe những người hằng chú trọng đến các nạn ô nhiễm lên tiếng, chống lại ô nhiễm không gian, ô nhiễm biển cả, ô nhiễm đất đai v.v... Nhưng còn tâm ô nhiễm của chúng ta thì sao? Chúng taquan tâm đến việc bảo vệ và gội rửa tâm của chúng ta không? Đức Phật dạy: "Đã từ lâu, tâm của con người bị tham, sân, si làm ô nhiễm. Bợn nhơ tinh thần làm cho tâm của chúng sanh ô nhiễm. Gội rửa tâm làm cho chúng sanh trong sạch."[2] Lối sống của người Phật tử là một tiến trình tích cực thanh lọc thân, khẩu, ý. Đó là tự trau giồi, tự phát triển và tự thanh lọc, nhằm tự mình chứng ngộ. Điểm chánh yếu là thành quả thâu đạt chớ không phải ở lối tranh luận về triết học hay trừu tượng hợp lý. Do đó, cần phải thực hành hằng ngày, hành thiền mỗi ngày một ít, giống như gà mái ấp trứng, bởi vì cho đến nay chúng ta thường hành động như con sóc chạy vòng quanh, lẩn quẩn trong cái lồng.

Pháp hành thiền không phải là một pháp môn mới có từ hôm nay hay ngày hôm qua. Từ ngàn xưa đã có nhiều người hành thiền, bằng nhiều phương cách khác nhau. Các vị du dà (yogi), các bậc Thánh Nhân và các đấng Giác Ngộ trong các thời đại đều phải trải qua con đường hành thiền. Các Ngài đã chứng đắcthành tựu Đạo Quả nhờ hành thiền, tức pháp hành nhằm trau giồi tâm trí. Chưa hề bao giờ có sự phát triển tâm trí hay gội rửa bợn nhơ tinh thần nào mà không nhờ hành thiền. Chính nhờ hành thiền mà Đức Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-đa Cồ-đàm) chứng ngộ Đạo Quả Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác, trở thành Phật.

Pháp hành thiền không phải chỉ dành riêng cho người Ấn Độ, xứ Ấn Độ hay cho thời kỳ Đức Phật còn tại thế, mà cho tất cả nhân loại, tất cả mọi thời đại và, khắp mọi nơi. Thiền tập không thể có giới hạn về chủng tộc, tôn giáo, không gian hay về thời gian.

Tất cả tôn giáo đều có giáo truyền một vài hình thức hành thiền, hay phương pháp luyện tâm, để cho hàng tín đồ trau giồi tâm trí. Những hình thức này có thể là im lặng tụng niệm, từng cá nhân hay tập thể đọc tụng "Thánh Kinh", hoặc chú niệm một đề mục, một nhân vật hay một ý niệm thiêng liêng. Người ta tin tưởng rằng những công trình trau giồi tâm trí ấy đôi khi đưa đến kết quả là nhìn thấy các vị Thánh Nhân hoặc các đấng Thiêng Liêng, và có thể hầu chuyện cùng các Ngài, nghe được tiếng nói lạ thường, đôi khi cũng xảy ra vài diễn biến huyền bí. Nói rằng đó là ảo tưởng, là do trí tưởng tượng tạo nên, là cái gì chỉ biểu hiện trong tâm, là một hình ảnh do tiềm thức biến chế, hay đó là những hiện tượng thật sự có, ta không thể xác quyết một cách chắc chắn. Tâm là một năng lực vô hình có thể gây nên tất cả những hiện tượng trên.

"Trạng thái xuất thần của một vài vị du dà và các đạo sĩ huyền bí có thể được đưa đi xa đến đổi trong khi ấy các vị đó không còn hay biết gì, không còn cảm giác điều gì." [3] Chúng ta đã từng thấy có người đang ngồi trong tư thế "hành thiền" mà tâm thần mê mang, hình như không còn biết gì hết. Có người cũng mục kích những cảnh tượng kỳ lạ và lầm tưởng rằng đó là một hình thức hành thiền (bhàvanà).

Kinh điển Phật Giáo ghi nhận rằng do sự đắc thiền (jhàna), nhờ phát triển các năng lực tinh thần, con người có thể đắc thần thông. Tuy nhiên, và đây là điểm rất quan trọng nên ghi nhận nằm lòng:

Jhàna hay "Thiền" trong Phật Giáo không phải là trạng thái mê sảng hay tự thôi miên, mà là một trạng thái tâm trong sạch, đã chế ngự và đè nén khát vọng, điều phục những thúc giục có tánh cách gây xáo trộn và làm cho tâm trở nên vắng lặng và an trụ, tập trung vào một điểm, và nhập vào trạng thái sáng tỏ, minh mẫn, thấy rõ sự vật.

Pháp hành thiền trong Phật Giáo không nhằm hội nhập với một đấng Tối Thượng, cũng không nhằm thành đạt những chứng nghiệm huyền bí, mà nhằm thành tựu trạng thái tâm vắng lặng (samatha) và tuệ minh sát (vipassanà), tiến đến mục tiêu duy nhất tâm giải thoát không lay chuyển (akuppà ceto vimutti) -- tình trạng châu toàn tối thượng vượt hẳn ra ngoài mọi trói buộc, bằng cách tận diệt toàn vẹn những bợn nhơ tinh thần.

Không phải tất cả mọi người đều có khả năng để tiến đạt đến đỉnh cao cùng tột của tâm giải thoát không lay chuyển, nhưng thất bại không quan trọng, ngày nào mà chúng ta còn thành thật trong nỗ lựctrong sạch trong ý chí. Chúng ta hãy cố gắng lên, tinh tấn thêm, không nên chùng bước. Đây là công trình đáng cho ta cố gắng, cố gắng nữa, để hoàn mãn viên thành. Rồi một ngày nào, nếu không phải trong kiếp sống này, chúng tathể đạt đến mức tận cùng mà những vị tiền bối đã tận lực tinh tấn đạt đến, và đã thành công.

Dầu không thể chứng ngộ toàn giác, chắc chắn nỗ lực của chúng ta cũng sẽ được tưởng thưởng. Trong một xã hội không ngừng chuyển động nhanh chóng, ta cần phải hành thiền đôi chút để làm dịu bớt tình trạng thần kinh căng thẳng và nhẫn nại chịu đựng những thăng trầm của cuộc sống. Do nhờ hành thiền chúng ta có thể vượt qua phần lớn các vấn đề tâm lý khó khăn hay những xáo trộn cơ thể do tâm trí gây nên, những xáo trộn tâm linh, những cảm xúc và những thúc giục, và thành tựu trạng thái tâm tĩnh lặng và thanh bình an lạcchúng ta hằng ước vọng.

Tự Làm Chủ Lấy Mình và Ma Túy

Đức Phật dạy: "Dầu có thể chinh phục cả triệu người ở chiến trường, tuy nhiên, quả thật vậy, chiến thắng vẻ vang nhất là tự chinh phục mình." [4] Điều này có nghĩa là tự chủ [5], tự làm chủ lấy mình, làm chủ những cảm kích, những xúc động, những ưa thích và ghét bỏ v.v... Lời của thi hào Milton chỉ là vang âm của những gì Phật dạy: "Tự điều khiển lấy mình là nắm quyền bá chủ vương quốc vĩ đại nhất mà con người có thể ước vọng, và cùng thế ấy, để cho những khát vọng điều khiển mình là làm nô lệ một cách tệ hại nhất."

Tự kiểm soát mình là chìa khóa để mở cửa vào hạnh phúc. Đó là năng lực nằm phía sau mọi thành tựu thật sự. Hành động mà thiếu kiểm soát ắt không đưa đến mục tiêu nhất định nào. Chỉ vì con người không kiểm soát được phần tâm linh mình nên bị đủ mọi thứ xung đột phát sanh trong tâm. Và nếu những xung đột ấy cần phải được kiểm soát, hoặc nữa, cần phải được loại trừ, con người phải kềm chế những tham vọng và những thích thú riêng tư của mình, cố gắng sống đời tự chủtrong sạch. Mọi người đều biết lợi ích của thể thao, hay công trình rèn luyện cơ thể. Tuy nhiên, con người không phải chỉ là thể xác. Chúng ta còn có cái tâm, và tâm cũng cần phải được rèn luyện. Luyện tâm, hay hành thiền, là cái chìa khóa mở đường dẫn đến tự chủ, đến trạng thái thoải mái, và thoải mái đem lại hạnh phúc. Trong tất cả năng lực, tâm lực công hiệu hùng mạnh nhất. Chính tâm lực tự nó là năng lực. Để thấu đạt bản chất thật sự của đời sống ta phải khảo sát tận tường, đào sâu vào những hóc hẻm sâu kín bên trong nội tâm. Điều này chỉ có thể thực hiện được bằng cách nhìn trở vào sâu bên trong mình, một công trình khảo sát đặt nền tảng trên giới đức trong sạchthiền tập.

Theo quan điểm của Phật Giáo, tâm hay thức là phần nòng cốt của kiếp nhân sinh. Tất cả những kinh nghiệm như đau khổthích thú, buồn và vui, thiện và ác, sống và chết, đều đến với ta không phải do nguyên lý ngoại lai nào. Nó chỉ là hậu quả của những tư tưởng và những hành động của chúng ta. Chính hành động cũng xuất phát từ tư tưởng. Do đó trong guồng máy phức tạp của con người, tâm là yếu tố vô cùng quan trọng.

Trong thời gian gần đây người ta gia công khảo sát và nghiên cứu những hiện tượng tâm linh, và hình như công trình tìm học ấy đã khám phá những tài nguyên phong phú của tâm mà từ lâu còn bị che dấu. Con người ngày càng nóng lòng tìm sự hướng dẫn tinh thần và ước muốn phát triển nội tâm. Đó là dấu hiệu tốt. Người phương Tây càng ngày càng thích thú nghiên cứu tư tưởng Ấn Độ, pháp hành du dà (yoga) và pháp hành thiền. Không cần phải tìm lý do ở đâu xa lạ. Có một cảm giác bất an tâm ngày càng tăng trưởng cùng khắp năm châu, và cảm giác bất an này càng nổi bật trong giới trẻ. Người thanh niên muốn có nhanh chóng một phương thuốc chữa trị bịnh rối loạn quây cuồng của thế gian vật chất. Họ đi tìm an lạcvắng lặng.

Không có một giải pháp thỏa đáng cho vấn đề thanh niên ngày nay trong hệ thống tín ngưỡng cổ truyền lấy tín điều làm nền tảng. Câu hỏi về thế giới nội tâm không được giải đáp. Đối với tâm trí tìm tòi, giá trị mà người ta đặt vào những sắc thái vật chất của đời sống, vốn được con người hiện đại xem là hiển nhiên phải có, hình như quá nông cạn. Điểm trọng yếu trong những vấn đề của người phương Tây là phần tâm lý. Kiến thức về vật chất, khoa học và kỹ thuật hiểu biết "phải làm thế nào" rõ ràng không đem lại câu giải đáp cho vấn đề thế gian, vấn đề con người. Loại hiểu biết này chỉ đưa đến tình trạng tạo thêm nhiều vấn đề khác. Những bạn trẻ, trước kia dùng chất ma túy với lòng tin tưởng rằng đó là giải đáp cho những bất mãn của họ, nay đã quay về kỷ luật du dà và thiền tập. Trong công trình đi tìm nội tâm vắng lặng các loại ma túy chắc chắn không phải là cái gì có thể thay thế pháp hành thiền chân chánh. Ma túy chỉ làm giảm suy tâm lực, thay vì tăng trưởng.

"Thế gian bị phủ vây tứ bề và bị tấn công từ mọi phía do một chứng bịnh mới, một chứng bịnh không thể chữa trị đối với phần lớn những người bị nhiễm độc và rất đông bịnh nhân đã bỏ mạng; một chứng bịnh truyền nhiễm hứa hẹn đưa bịnh nhân thả hồn vào thế giới mơ mộng thần tiên, rời xa cuộc sống (mà họ nghĩ là) vô chí hướngvô giá trị; một chứng bịnh mà trên hết đe dọa giới trẻ trong thời đại kỹ thuật chúng ta: bịnh ghiền ma túy. Hàng triệu thanh niên đã mắc chứng bịnh ấy, hàng ngàn chắc chắn không thoát khỏi phải yểu mạng, hàng trăm ngàn đã ghiền nặng, hoặc về phương diện tâm lý phải tùy thuộc vào các thứ thuốc nhẹ hơn như cần xa, làm hao mòn trí não, giảm suy khả năng làm việc và đưa đến tan rã tâm tánh..." [6]

Có những trường hợp hiển nhiên, không còn tranh luận gì nữa, cho thấy rằng pháp hành thiền có thể tạo nên những biến chuyển sinh lý, và biến chuyển sinh lý này đưa đến những biến đổi lợi ích về mặt tâm lý. Người ta gia công đo lường các biến chuyển này. Bác Sĩ Herbert Benson đã dày công trắc nghiệm pháp hành thiền trong gần một thập niên, đã đặc biệt quan tâm tìm xem làm thế nào những yếu tố có tách cách tâm lý lại có thể gây ảnh hưởng đến trái tim, đến áp xuất huyết và những sắc thái khác trong hệ thống tuần huờn máu huyết. Quan niệm về những công trình nghiên cứu của ông được trình bày trong tác phẩm The Relaxation Response. Những cuộc khảo sát của Havard University, Cambridge, U.S.A. tiết lộ rằng hàng trăm thanh niên trước kia dùng thuốc L.S.D. và ma túy, đã cay thuốc sau nhiều tháng gia công hành thiền. [7]

Hành Thiền Chữa Trị Căng Thẳng

Hành thiền không phải là tình nguyện tự lưu đày ra khỏi đời sống; cũng không phải làm điều gì để nhận lãnh hậu quả trong một kiếp sống vị lai. Thiền tập phải được áp dụng vào cuộc sống hằng ngày, và kết quả của công phu này phải được thọ hưởng nơi đây, trong hiện tại. Hành thiền không phải là tự mình tách rời, lìa xa những công việc mà thường ngày mình vẫn làm, mà là một phần của đời sống, là cái gì dính liền với cuộc sống. Điều này trở nên rõ ràng khi chúng ta nghiên cứu pháp Tứ niệm xứ (satipatthàna), hay bốn nơi để ta đặt chú niệm vào. Khi đã thoát lìa ra khỏi tình trạng hối hả rộn rịp của thành phố và những phiền toái bực dọc của thế gian, chúng ta không còn bị ngoại cảnh thúc giục buông lơi việc kiểm soát tâm như trước. Trong cuộc sống dấn thân vào xã hội ta phải cần nhiều cố gắng hơn nhằm canh chừng những lúc hờ hửng để tâm buông lung. Chút ít thì giờ nào hành thiền cũng giúp ích ta rất nhiều trong việc đối phó với các diễn biến của đời sống một cách bình tĩnh. Nếu chúng ta không biết hành thiền cuộc sống sẽ thiếu ý nghĩa, thiếu mục tiêu và thiếu nguồn gợi cảm.

Có một thời nào nhiều người tưởng rằng thiền tập là một pháp môn chỉ dành riêng cho các đạo sĩ ẩn dật, các vị du dà và những người sống trong rừng sâu thanh vắng. Nhưng sự vật đã đổi thay. Hiện nay càng ngày càng có đông người thích thú lưu tâm đến thiền tập. Nếu hành thiền có nghĩa là kỷ luật tinh thần hoặc là phương pháp trau giồi tâm trí thì khỏi phải nói, tất cả mọi người, không phân biệt nam nữ, màu da, tín ngưỡng, hay bất luận lối phân chia nào khác, đều nên hành thiền. Xã hội tân tiến hiện đại đang lâm vào hiểm họa tự trầm mình trong những tình trạng vọng động và những quyến rũ mà chỉ có cách phải gia công kiên trì rèn luyện tâm tánh mới mong kiểm soát được.

Quả thật rất khó ngoảnh mặt xây lưng, tách rời ra khỏi lối suy tư xưa cũ và những tác phong mà từ lâu đã trở thành rất quen thuộc với ta. Tuy nhiên, pháp hành thiền có thể giúp ta đặt nhẹ xuống gánh nặng của cuộc sống xáo trộn và vọng động. Mục tiêu cùng tột của thiền tập trong Phật Giáochứng ngộ toàn giác, hoàn toàn tự chủtâm trí tuyệt đối lành mạnh, hay Niết Bàn, bằng cách điều phục tâm và gội rửa tận cùng những bợn nhơ tinh thần. Nhưng, ngoài mục tiêu cứu cánh cùng tột ấy còn có những lợi íchhành giả có thể thọ hưởng. Thiền tập có thể gợi nguồn cảm hứng cho ta khám phá trạng thái sáng suốt minh mẫn, tình trạng phong phú dồi dào và phẩm cách thiên nhiên của chính ta. Hành thiền cũng có thể giúp ta khơi dậy những năng lực tiềm tàng ngủ ngầm trong tâm, giúp ta suy tư sáng suốt, hiểu biết thâm sâu, thoa dịu tình trạng thần kinh căng thẳng, giữ tâm trí cân bằng và an tĩnh. Hành thiền là một tiến trình sáng tạo nhằm biến đổi những cảm xúc vọng động và những tư tưởng bất thiện thành trạng thái tinh thần điều hòa và trong sạch. Đây là phương thức trị liệu có nhiều ý nghĩa nhất cho những vấn đề khó khăn của cuộc sống hiện đại. Khi tâm đã được rèn luyện theo pháp hành thiền ta có thể tri giác sự vật vượt ra ngoài tầm mức thông thường của giác quan. Chúng ta có thể thành đạt tất cả những lợi ích trên, không phải cùng một lúc hay trong tức khắc, mà dần dần, bằng cách thường xuyên hành thiền theo đúng phương pháp.

Hơn nữa, hành thiền còn có những lợi ích cho cơ thể. Thiền tập có thể làm dịu bớt thần kinh, kiểm soát hoặc hạ giảm áp xuất huyết, có thể làm cho ta cảm nghe thoải mái dễ chịu và hăng say hoạt động bằng cách thoa dịu tình trạng căng thẳng thần kinh và do đó gìn giữ năng lực, có thể giúp ta cải thiện sức khỏe và an vui. Ngành y học nhận định tánh cách công hiệu của pháp hành thiền như bài viết dưới đây cho thấy: "Ngày nay người ta đã chứng minh rằng bịnh áp xuất huyết cao và những chứng bịnh khác liên quan đến tim có thể được chữa trị bằng pháp hành thiền của Phật Giáo. Bác Sĩ Buddhadasa Bodhinayake, Cố Vấn ngành tâm lý của bịnh viện Harley Hospital Essex, UK (Anh Quốc), và là Giáo Sư Đở Đầu những sinh viên sau thời kỳ tốt nghiệp cử nhân của Tổng Công Đoàn Y Học Anh Quốc, có phận sự bổ nhiệm các bác sĩ tại vùng Đông Luân Đôn, nói rằng Hội British Cardiac Society mới đây vừa công nhận ảnh hưởng của pháp hành thiền Phật Giáo trong việc trị bịnh. Bác Sĩ Bodhinayake tuyên ngôn rằng hiện nay (1982) có 68,000 bịnh nhân người Anh đang thực hành pháp Niệm Hơi thở (Ànàpànasati). Họ thấy rằng pháp hành thiền này chữa trị họ nhiều hơn là thuốc. Ông nói rằng tất cả mọi tôn giáo đều có thực hành thiền định, nhưng pháp Niệm hơi thở (Ànàpànasati) chỉ duy nhất có trong Phật Giáo. Không phải như các pháp hành khác, pháp này có ảnh hưởng đến cả hai phía của bộ óc, và như vậy, có thể đem lại những ảnh hưởng kỳ diệu cho người bịnh. Ông nói rằng 30 phút hành thiền -- 15 phút buổi sáng và 15 phút buổi chiều -- làm cho người bịnh an thần ngơi nghỉ bằng 6 hay 7 tiếng ngủ.

"Ngày nay khoa học đã chứng minh, qua pháp electro-encepholograph (EEG), đọc những sinh hoạt được ghi lại của bộ óc, cho thấy rằng pháp hành niệm hơi thở, Ànapanasati, có khả năng giúp hai phía của bộ óc sinh hoạt điều hòa. Điều này làm giảm bớt nhu cầu về dưỡng khí của người bịnh, giảm bớt sức đập của tim, áp xuất huyết, và hơi thở.

Mười lăm phút hành Ànàpànasati có ảnh hưởng bằng ba liều Aldomat (250mg), thuốc chữa trị bịnh áp xuất huyết cao. Bác Sĩ Bodhinayake nói cũng đã được chứng minh rằng pháp hành này có thể dùng để cay nghiện ma túy. Nó cũng giúp nhiều cho việc mở mang tâm não, khả năng suy tư và trí nhớ.

"Hiện nay tại Harvard University, Hoa Kỳ, có một số lớn sinh viên hành pháp niệm hơi thở, Ànàpànasati bhàvana, để luyện thi." [8]

Phật GiáoThần Bí Giáo

Vài xáo trộn cơ thể do tâm thần gây nên cũng có thể được chữa trị bằng pháp hành thiền. Chúng ta có thể dùng thiền tập để chữa trị các chứng bịnh phát sanh do xúc động mạnh hoặc tinh thần căng thẳng cũng như bịnh ghiền ma túy. Hành thiền, an dưỡng tinh thần, và một vài phương thức trị liệu khác có thể được áp dụng hữu hiệu vào việc chữa trị các chứng bịnh kinh niên.

Hành thiền là một lối sống. Đó là lối sống toàn vẹn, chớ không phải là một phần sinh hoạt của đời sống. Pháp này nhằm phát triển toàn thể con người. Chúng ta hãy tận lực cố gắng để tiến đạt đến mức độ toàn hảo, nơi đây và trong hiện tại, chớ không phải đợi chờ đến một thời kỳ vàng son nào trong tương lai. Có thể chúng ta sẽ thành đạt những gì mình thật sự ước muốn trong đời sống, bằng cách tháo mở, phóng thích những năng lực tinh thần bên trong ta, những năng lực kỳ diệu của nội tâm. Hành thiền rõ ràng là một hiện tượng của kiếp nhân sinh và như vậy, phải được đề cập đến dưới khía cạnh con người, với những cảm thọ và những hiểu biết của con người. Bản chất của những vấn đề khó khăn của con ngườigiải pháp cho những vấn đề ấy trọng yếu thuộc về tâm lý. Pháp hành thiền thật sự và thần bí giáo không cùng tồn tại chung. Đó là hai việc khác biệt. Trong khi chủ thuyết thần bí đưa con người tách rời xa thực tại thì thiền tập đem ta đến thực tại; bởi vì xuyên qua pháp hành thiền chân chánh ta có thể diện đối diện nhìn vào những ảo kiến của chính ta và những ảo cảnh mà ta cho là thực, nhìn một cách rõ ràng, không bị che lấp, không sai lạc. Điều này biến đổi hoàn toàn con người chúng ta. Đây không phải là học thêm, mà là tháo gỡ, bứt rời ra những gì đã học. Ta phải dứt bỏ nhiều điều đã học trước kia và đã thích thú ôm ấp vững chắc, một khi nhận thức rằng những điều ấy chỉ là trở ngại, cản ngăn con đường tiến bộ tinh thần đạo đức.

Tất cả những vấn đề khó khăn của chúng ta đều bắt nguồn từ vô minh, si mê lầm lạcVô minhô nhiễm đứng hàng đầu (avijjà paramam malam) [9]. Tham, sân, ngã mạn và rất nhiều ô nhiễm khác của chúng ta cùng đi chung với vô minh.

Giải pháp cho vấn đề phải nằm trong vấn đề và do đó, không nên tách rời, chạy đi tìm ở đâu ngoài vấn đề. Hãy phân tách và khảo sát, nghiên cứu đến tận cùng, ta sẽ thấy rằng tất cả những vấn đề ấy đều là vấn đề của kiếp nhân sinh, của con người, vậy không nên đỗ trách nhiệm cho ai khác hơn là con người. Những vấn đề của chúng ta phải được, và chỉ được giải quyết bằng cách dứt bỏ những ảo kiến và những khái niệm sai lầm, rồi thu xếp nếp sống vào khuôn khổ, điều hòa và đồng nhịp với thực tại. Điều này chỉ có thể thực hiện bằng pháp hành thiền.

Bát Chánh Đạo

Tự kềm chế không dùng chất say và kiên trì tinh tấn, củng cố vững chắc trong hạnh nhẫn nhụctrong sạch, người thiện trí gia công rèn luyện tâm. Khi mà mọi sự việc quanh mình đều diễn tiến tốt đẹp, thuận chiều theo ý, thì giữ thái độ trầm tĩnh không phải là khó lắm. Nhưng giữa những nghịch cảnh rối ren bất thuận lợi, thì quả thật rất khó mà có thể điềm nhiên tọa thị, giữ tâm bình thản, không chao động. Chính việc khó làm ấy mới đáng cho ta cố gắng thành tựu, bởi vì chính những điều ấy mới un đúc tâm tánh hùng dũng.

Nhờ tu tập yên tĩnh hành thiền mà có thể thành đạt trạng thái tâm vắng lặng. Chúng ta có thể làm được việc ấy không? Câu trả lời của Lord Horder là: "Được. Nhưng bằng cách nào? Tốt lắm, không phải bằng cách làm cái gì vĩ đại. 'Tại sao các vị thánh nhân là thánh nhân?' có người hỏi. Và câu giải đáp đến như sau: 'Bởi vì các vị ấy tươi cười trong những hoàn cảnh khó tươi cười, và nhẫn nhục trong lúc khó nhẫn nhục. Các Ngài vẫn tiến bước trong khi lòng thúc giục bảo dừng, và trong khi muốn nói, các Ngài giữ im lặng.' Chỉ thế thôi. Thật giản dị, nhưng cũng thật khó hành. Một vấn đề vệ sinh tinh thần ..." Hãy kiên trì cố gắng, và cố gắng thêm lên, không nên bỏ dỡ cuộc chiến. Không ai thoạt nhiên mà lên đến tận đỉnh núi cao. Cũng như người thợ bạc thiện xảo gạn lọc bợn nhơ trong bạc, mỗi lần một chút, làm cho bạc dần dần trở nên trong sạch, cùng thế ấy, con người phải nỗ lực tự thanh lọc mọi nhiễm ô. [10]

Con đường mà chư Phật, tức các đấng Toàn Giác từ ngàn xưa, đã chỉ vạch nhằm phát triển tâm tánhcon đường hành thiền, và đó là Bát Chánh Đạo.

Tám chi của Bát Chánh Đạo hợp thành ba nhóm: Giới, Định, và Tuệ (sìla, samàdhi, và pannà). Đó là con đường duy nhất; không có đường nào khác dẫn đến giác ngộgiải thoát tâm. Tất cả những gì Đức Bổn Sư giáo truyền và mọi hướng dẫn thực hành để diệt trừ những xung đột tinh thần do hoàn cảnh bất toại nguyện của đời sống tạo nên, đều nằm trọn vẹn trong Bát Chánh Đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Hai Pháp Hành Thiền

Phần trình bày pháp hành thiền như đã được lưu truyền đến nay trong kinh điển Phật Giáo từ những ngày xa xưa, được căn cứ trên những phương pháp mà chính Đức Phật đã áp dụng để chứng ngộ Đạo QuảNiết Bàn, và trên những kinh nghiệm bản thân của Ngài trong công phu trau giồi và phát triển tâm.

Danh từ "hành thiền" mà thường được dùng để dịch chữ "bhàvanà" thật sự không hẳn theo sát nghĩa. Đúng theo ý nghĩa uyên nguyên, "bhàvanà" trong Phật Giáo là mở mang, trau giồi, tức là mở mang tâm, trau giồi tâm, hay "làm-cho-tâm-trở-thành". Đó là nỗ lực xây dựng tâm an trụvắng lặng, có khả năng nhận thức rõ ràng bản chất thật sự của tất cả các pháp hữu vichứng ngộ Niết Bàn, trạng thái lý tưởng của tâm lành mạnh.

Pháp hành thiền mà Đức Phật đã giáo truyền có hai: an trụ tâm (samatha hay samàdhi), tức hợp nhất tâm, tập trung tâm vào một điểm (cittekaggatà, nhất điểm tâm) và minh sát (vipassanà). Samàdhi, định, có tác dụng làm cho tâm trở nên vắng lặng, và vì lẽ ấy ở vài nơi danh từ samatha hay samàdhi được dịch là vắng lặng, yên tĩnh hay tĩnh lặng. Làm cho tâm trở nên vắng lặng hàm ý là thống nhất hay an trụ tâm vào một điểm. Hợp nhất tâm bằng cách an trụ tâm vững chắc vào đề mục và không hay biết gì khác ngoài đề mục ấy.

Pháp môn hành thiền (bhàvanà) bắt đầu bằng sự định tâm (samàdhi). Định là trạng thái tâm vững chắc trụ vào một điểm, không chao động.

Định là gì? Dấu hiệu, điều kiện tất yếu để tiến đến tâm định và phát triển tâm định là thế nào."Bất luận gì là trạng thái tâm hợp nhất, tập trung lại thành một, đó là định; bốn nơi để áp đặt chú niệm vào (tứ niệm xứ) là dấu hiệu của định; bốn cố gắng chân chánh (tứ chánh cần) [11] là điều kiện tất yếu để định tâm; bất luận pháp tu tập nào theo các pháp hành trên, đó là phát triển tâm định." [12] Lời dạy trên minh bạch nói lên rằng ba chi của nhóm định (samàdhi), tức chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định cùng sinh hoạt chung và hỗ trợ lẫn nhau. Ba chi này thật sự hợp thành định.

Phải ghi nhận rằng pháp hành thiền Vắng Lặng (samatha bhàvanà -- cũng gọi là thiền Chỉ, hay thiền Định -- như đã được dạy trong Phật Giáo, không phải chỉ đặc biệt có riêng trong Phật Giáo. Từ trước thời Đức Phật các đạo sĩ du dà (yogi) đã có hành những pháp môn thiền khác nhau, như hiện nay họ vẫn còn hành. Xứ Ấn Độ từ bao giờ vẫn là một vùng đất huyền bí, nhưng pháp hành mà các đạo sĩ du dà áp dụng nhiều nhất thời bấy giờ ở Ấn Độ không bao giờ vượt quá xa hơn một mức độ nào.

Thiền vắng lặng (samatha bhàvanà) được dạy trong Phật Giáo đưa đến tột đỉnh là các tầng Thiền (jhàna) [13].Nhưng Đức Phật không thỏa mãn với những tầng Thiền và các kinh nghiệm huyền bí; mục tiêu duy nhất của Ngài chỉ là chứng đắc Toàn GiácNiết Bàn. Đã hoàn toàn định tâm bằng thiền vắng lặng, giờ đây Ngài có thể triển khai thiền minh sát (vipassana bhàvanà). Danh từ "vipassanà", tuệ minh sát, (vi + passanà), có nghĩa là nhìn thấy một cách khác thường -- "passanà" là thấy, và tiếp đầu ngữ "vi" là đặc biệt. Như vậy, vipassanà là có cái thấy vượt ra ngoài tầm mức thông thường, thấy một cách rõ ràng. Đây không phải là thấy phớt qua trên bề mặt, không phải chỉ thấy thoáng qua cái dáng bề ngoài, mà thấy sự vật đúng trong bối cảnh của nó, tức thấy dưới ánh sáng của ba đặc tướng, hay ba dấu hiệu đặc thù của tất cả các pháp hữu vi, tất cả những hiện tượng sinh tồn: vô thường, khổ và vô ngã (anicca, dukkha và anattà). Chính thiền minh sát này, dựa trên nền tảng của tâm định vắng lặng, giúp cho hành giả khả năng gội rửa tất cả mọi ô nhiễm trong tâm đến mức tận cùng, lột bỏ mọi ảo kiến về cái "ta", nhìn thấy thực tướng của vạn phápchứng ngộ Niết Bàn.

Như vậy, thiền minh sát, vipassanà, là một giáo lý trọng yếu, đặc thù của chính Đức Phật, trước kia chưa từng được nghe đến. Đó là chứng nghiệm duy nhất của Đức Bổn Sư, hoàn toàn riêng biệt Phật Giáo, chưa ai từng biết trước thời Đức Phật.

Ta phải nhấn mạnh rằng cả hai, thiền vắng lặngthiền minh sát (samàdhi và vipassanà), đều thiết yếu để chứng ngộ Giáo Pháp, đắc Niết Bàn.

Đức Phật dạy: "Khi vắng lặng được phát triển, tâm được phát triển, và tham ái được dứt bỏ; khi minh sát được phát triển, chánh kiến được phát triển và vô minh được dứt bỏ. Cái tâm mà bị tham ái làm ô nhiễm không được giải thoát; khi có ô nhiễm do vô minh, chánh kiến không phát triển ..." [14]

Samàdhi, (samatha), định, là một trong tám chi của Bát Chánh Đạo, không thể bị loại trừ trong bất cứ trường hợp nào. Samàdhi là cittavisudhi, tâm tịnh, tức tâm trong sạch phát sanh khi hành giã đã loại trừ những chướng ngại tinh thần (nìvarana, năm pháp triền cái).

Theo lời dạy của Đức Bổn Sư, rõ ràng là trong cuộc hành trình đến giác ngộNiết Bàn không thể có ngã nào tắt, khỏi phải đi ngang qua samàdhi, định.

Những Loại Tâm Tánh

Tâm là một hiện tượng tế nhịphức tạp đến độ không thể có hai người có tâm giống y hệt nhau. Tư tưởng của con người được diễn đạt ra thành lời nói và hành động. Lời nói và hành động mà lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành thói quencuối cùng, thói quen lâu ngày trở thành tâm tánh. Tâm tánhhậu quả của những "sinh-hoạt-do-tâm-hướng-dẫn" của con người và như thế tâm tánh của mỗi chúng sanh mỗi khác. Sách Thanh Tịnh Đạo (Visuddhi-magga), đề cập đến sáu loại tâm tánh (carita) chánh yếu, bao gồm nhiều loại khác kém quan trọng hơn. Đó là những tâm tánh có chiều hướng tham, sân, say mê, đức tin, trí thứcphóng dật. Vì nhiều tâm tánh khác nhau nên cũng có nhiều đề mục hành thiền (kammatthàna) khác nhau. Những đề mục hành thiền này được lược thuật trong kinh điển Pali, nhất là trong các bài giảng của Đức Phật. Thanh Tịnh Đạo mô tả bốn mươi đề mục như vậy. Quả thật đó là các toa thuốc để chữa trị những xáo trộn tinh thần khác nhau mà con người thừa kế từ những kiếp sống quá khứ.

Trong bộ Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, một trong năm bộ kinh Pali ghi lại những thời Pháp do Đức Phật giảng, có hai bài (số 61 và 62) bao gồm toàn vẹn những lời dạy của Đức Bổn Sư về thiền tập.

Trong bài kinh số 62 Đức Phật dạy bảy đề mục hành thiền cho vị sa di trẻ tuổi Ràhula mà, theo bản chú giải, lúc ấy chỉ mười tám tuổi. Sau đây là một đoạn trích từ bài kinh ấy:

"Hãy phát triển pháp niệm tâm từ (mettà), này Ràhula, bởi vì pháp hành này sẽ diệt trừ ác ý (vyàpàda).

Hãy phát triển pháp niệm tâm bi (karunà), này Ràhula, vì pháp hành này sẽ diệt trừ lòng hung bạo (vihesà).

Hãy phát triển pháp niệm tâm hỷ (mudità), này Ràhula, vì pháp hành này sẽ diệt trừ lòng không ưa thích (arati, đây là không ưa thích hành thiền) .

Hãy phát triển pháp niệm tâm xả (upekkhà), này Ràhula, vì pháp hành này sẽ diệt trừ lòng thù hận (patigha).

Hãy phát triển pháp quán niệm các uế trược (asubha), này Ràhula, vì pháp hành này sẽ diệt trừ lòng tham dục (ràga).

Hãy phát triển pháp tri giác vô thường (anicca sannà, nhận thức đặc tướng vô thường của vạn pháp), này Ràhula, vì pháp hành này sẽ diệt trừ lòng ngã mạn tự ái (asmimàna).

Hãy phát triển pháp quán niệm hơi thở-ra-thở-vào (ànàpànassati), này Ràhula, vì pháp hành này nếu được phát triển và thường xuyên trau giồi sẽ đem lại nhiều thành quả tốt đẹp, nhiều lợi ích trọng đại." [15]

Đức Phật chẳng những chỉ dẫn và khuyên nhủ người khác hành thiền, mà chính Ngài cũng thực hành thiền định như một lối an trú tâm, tịnh dưỡng tinh thần nơi đây và trong hiện tại (ditthadhamma sukhavihàri). Một lần nọ Đức Thế Tôn dạy: "Này chư tỳ khưu, Như Lai muốn sống vắng vẻ một mình trong ba tháng. Chớ nên để ai khác đến viếng Như Lai ngoài người đem dâng vật thực." "Dạ xin vâng, Bạch Đức Thế Tôn." Sau khi ba tháng trôi qua Đức Thế Tôn dạy:

"Này chư tỳ khưu, nếu những người khác (những người thuộc tín ngưỡng khác) hỏi các con: 'Trong thời gian Nhập Hạ, Samana Gotama (Sa Môn Cồ Đàm) thường thực hành pháp môn nào?' các con nên trả lời: 'Trong thời gian Nhập Hạ Đức Thế Tôn thường quán niệm hơi-thở-vào-thở-ra.' Nơi đây, này chư tỳ khưu, với chánh niệm Như Lai thở vào, với chánh niệm Như Lai thở ra ... Này chư tỳ khưu, người nói đúng phải nói: chú niệm vào hơi-thở-vào-thở-ra là lối sống cao thượng của bậc thánh nhân (ariya), của bậc phạm hạnh (brahma), lối sống của Như Lai (Tathàgata). [16]

Ta không cần phải cố gắng thực hành đầy đủ tất cả bốn mươi đề mục hành thiền. Điều quan trọng là nên chọn đề mục nào thích hợp nhất với mình. Nên tìm sự hướng dẫn của một người có nhiều kinh nghiệm hành thiền. Sách về thiền cũng có thể hữu dụng. Dầu sao, điểm trọng yếu là nên nhận định tâm tánh mình một cách thành thật, vì không vậy ắt không thể chọn đúng đề mục thích hợp với mình. Một khi đã chọn ta nên đặt vững niềm tin vào đó và gia công tinh tấn thực hành. Hành thiền là một pháp hành "tự mình làm lấy".

Nếu ta còn mãi bận rộn tâm trí với những việc thế gian, trong việc làm hằng ngày, thì có thể không dễ gì tự cắt lìa, tách rời ra khỏi thế sự và ngồi lại yên tĩnh, đúng giờ giấc, mỗi ngày, để hành thiền một cách nghiêm chỉnh. Nhưng nếu thật sự muốn, với ý chí dũng mãnh, cũng có thể làm được. Chắc chắn là mỗi ngày chúng ta có thể dành riêng một ít, chút ít thì giờ ngắn ngủi nào cũng tốt, hoặc lúc bình minh, hoặc ngay trước khi ngủ, bất luận lúc nào mà tâm sẵn sàng lắng động, để ngồi lại tập trung tư tưởng và gom tâm an trụ.

Nếu ngày này qua ngày khác ta có thể cố gắng trau giồi tâm an trụ như vậy ắt sẽ có thể thực hành công trình này một cách tốt đẹp hơn, hữu hiệu hơn, ý chí sẽ dũng mãnh hơn, để mạnh dạn đối phó với những lo âu và những căng thẳng phiền toái của cuộc sống, và do đó có thể đạt đến trạng thái thoải mái dễ chịu hơn. Đây là công trình đáng cho ta thực hiện. Chỉ cần phải kiên trì nhẫn nhục, bền công thực hành, vững chí cố gắng, và nếu thật sự thực lòng, ta sẽ có nhiều hy vọng thành công. Nếu có thể, công phu hành thiền phải được thực hiện đều đặn hằng ngày, vào giờ nhất định, trong một thời gian đáng kể, và không nên nóng lòng trông đợi kết quả, Chuyển biến tâm lý không diễn tiến nhanh chóng.

Tam Học

Trước khi gia công thực hành nhiệm vụ khó khăn hơn, là uốn nắn trau giồi tâm bằng thiền tập, điều chánh yếu là chúng ta nên tự khép mình vào khuôn khổ kỷ cương, đặt hành động và lời nói trong giới luật. Giới luật (sìla) trong Phật Giáo nhằm điều ngự thân và khẩu nghiệp, hay nói cách khác, giới luật nhằm thanh lọc thân và khẩu, làm cho lời nói và hành động trong sạch. Đây là pháp tu học để trau giồi đức hạnh (sìla-sikkhà, pháp tu học về giới). Ba chi của Bát Chánh Đạo hợp thành nhóm giới (sìla) trong Phật Giáo là: chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Người quyết tâm hành thiền nghiêm trì tối thiểu năm giới căn bản được gọi là panca sìla (ngũ giới)-- kiêng cữ sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ và dể duôi dùng chất say như rượu mạnh, ma túy v.v... vốn đầu độc tâm trí và gây nên tình trạng tâm thần buông lung phóng túng, không giác tỉnh. Trong một khóa thiền, thiền sinh phải sống hoàn toàn trong sạch như người độc thân và như vậy giới thứ ba, không tà dâm, trở thành không thông dâm.

Giới (sìla) là nền tảng vững chắc trong lối sống của người Phật tử. Đó là căn bản của công trình trau giồi tâm trí. Người quyết tâm thực hành thiền tập, hay gom tâm an trụ, phải phát triển tâm ưa thích giới đức, vốn là yếu tố bồi dưỡng đời sống tâm linh, giúp cho tâm dễ dàng an trụ và tĩnh lặng. Người có chú nguyện thành đạt trạng thái tâm trong sạch cao thượng nhất hằng thực hành pháp thiêu đốt dục vọng, chất liệu làm cho tâm ô nhiễm. Người ấy suy tư: "Kẻ khác có thể gây tổn thương, nhưng ta không làm tổn thương ai; kẻ khác có thể sát sanh, nhưng ta không sát hại sinh vật; kẻ khác có thể lấy một vật mà không được cho đến mình, nhưng ta không thể sai lầm lấy của nào không được cho đến ta; kẻ khác có thể sống phóng túng lang chạ, nhưng ta giữ mình trong sạch; kẻ khác có thể nói giả dối, đâm thọc, thô lỗ hay nhảm nhí, nhưng ta sẽ nói những lời chân thật, đem lại hòa hợp, thuận thảo, những lời vô hại, những lời thanh nhã dịu hiền, đầy tình thương, những lời làm đẹp dạ, đáng được ghi vào lòng, đúng lúc, đúng nơi, những lời hữu ích; kẻ khác có thể tham lam, nhưng ta sẽ không tham; kẻ khác có thể để tâm cong queo xiêu vẹo, nhưng ta sẽ giữ tâm ngay thẳng. Ta sẽ tinh tấn, cao thượng, chân thật, chánh trực, an lạc thanh bình, thanh khiết, tri túc, quảng đại và luôn luôn thành thật. Ta sẽ chuyên cần nhiếp tâm chú niệm và khai triển tuệ minh sát để luôn luôn trọn vẹn hay biết chân lý và sẽ không xao xuyến vì sự vật tan biến hoặc cố bám vào sự vật." [17] Như vậy người ấy không hành động đê hèn như những người không suy tư.

Giới luật (sìla) mà Đức Phật ban hành không phải là những điều răn cấm tiêu cựcrõ ràng xác định ý chí cương quyết hành thiện, sự quyết tâm có những hành động tốt đẹp -- một con đường toàn hảo xây đắp bằng thiện ý, nhằm tạo an lànhhạnh phúc cho nhân loại. Những quy tắc đạo lý này nhằm tạo dựng một xã hội châu toàn bằng cách đem lại tình trạng hòa hợp, nhất trí, điều hòa, thuận thảo và sự hiểu biết lẫn nhau giữa người và người.

Giới đức trang nghiêm giúp phát triển tâm định (samàdhi). Ba chi cuối cùng của Bát Chánh Đạo là: chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định, hợp thành nhóm định, và được gọi là "đhều học về định" (samàdhi-sikkhà). Trong khi tiến bộ hành trì giới luật ngày càng tinh nghiêm, hành giả thực hành trau giồi tâm trí. Ngồi lại trong một tịnh thất, dưới một cội cây hay ngoài trời, hoặc một nơi thích hợp nào khác, hành giả gom tâm chăm chú vào đề mục hành thiền, rồi không ngừng tinh tấn gội rửa mọi bợn nhơ trong tâm và dần dần tiêu trừ năm chướng ngại tinh thần (năm pháp triền cái), định tâm vào một điểm.

Tâm định ở mức độ cao là phương tiện để thành đạt trí tuệ hay tuệ minh sát. Tuệ bao gồm chánh kiếnchánh tư duy, hai chi đầu tiên của Bát Chánh Đạo, được gọi là "điều học về tuệ" (pannà-sikkhà). Như vậy, giới, định, tuệ, mà trong kinh sách thường gọi là tam học (tividhà-sikkhà) là ba điều học, hay ba pháp tu học. Tuy nhiên, không có điều học nào trong tam học tự nó là mục tiêu cứu cánh. Mỗi điều học là phương tiện để tiến tới mục tiêu. Chúng ta không thể thực hành riêng rẽ một điều học và bỏ quên hai điều kia. Cũng như chân máy chụp hình, đứng vững được là nhờ có đủ ba chân. Nếu một chân sụp gảy thì tất cả đều rơi. Cùng thế ấy, chúng ta không thể thực hành một điều học mà không nhờ sự hỗ trợ của hai điều kia. Các điều học ấy nâng đỡ lẫn nhau. Giới đức hay tác phong đạo đức thanh cao củng cố tâm định. Tâm định, được giới đức hỗ trợ, tạo nhiều thành quả, nhiều lợi ích và làm nền tảng để phát huy trí tuệ. Trí tuệ giúp hành giả phá tan lớp mây mờ si mê bao phủ sự vật và trực chứng thực tướng của vạn pháp, thấy đời sống đúng như thật sự đời sống là vậy, tức thấy đời sống và những gì liên quan đến đời sống luôn luôn ở trong trạng thái sanh rồi diệt (udaya-vaya, sanh-hoại). Bằng một tiến trình biến chuyển dần dần [18], bằng công trình tu tập dần dần, thực hành dần dần, hành giả thanh lọc mọi bợn nhơ, tận diệt mọi ô nhiễm, thành đạt giải thoát. Điều này có nghĩa là hành giả tự chứng nghiệm trạng thái chấm dứt ba căn bất thiện, tiêu trừ trọn vẹn nguồn gốc của mọi hình thức đau khổ là: tham, sân, si (lobha, dosa, moha) mà từ lâu đã xâm chiếm tâm trí con người. Hành giả loại bỏdiệt trừ tận gốc rễ ba căn bất thiện bằng cách thực hành ba điều học: giới, định, tuệ (sìla, samàdhi, pannà).

Với sự thanh lọc toàn vẹn cuối cùng ấy hành giả tiến đạt đến mức độ được Ánh Sáng Niết Bàn soi tỏ, tình trạng vắng lặng vượt ra ngoài phạm vi của ngôn ngữ, vững vàng bất thối chuyển vượt ra ngoài mọi tư tưởng, tự do vượt ra ngoài mọi hành động, nền tảng chắc chắn và châu toàn, vinh quang rực rỡ không thể phai lạt, hạnh phúc của tâm tự tại, nhẹ nhàng thoát ra khỏi mọi ràng buộcthành đạt trạng thái an lạc toàn hảo, sâu xa huyền diệuthanh khiết mà không có bất cứ ai, bất luận gì, có thể làm thối chuyển, chân lý cao thượng nhất. Đó là mức tuyệt đỉnh của cuộc sống hành thiền, là thành quả quý báu nhất của thiền tập. Do nhờ thành quả này mọi hiện tượng sanh, già, chết đều chấm dứt, không còn trở đi trở lại nữa, đời sống thánh thiện đã được trải qua đầy đủ, và tất cả những gì cần phải làm đã được thực hiện trọn vẹn, không còn gì trên thế gian làm bận tâm hành giả.

Như vậy ta thấy rằng giới, định, tuệ không phải là ba đức độ riêng rẽ, không liên quan với nhau, mà là những thành phần dính liền nhau của Bát Chánh Đạo, cũng là con đường hành thiền, như đã được sơ lược trình bày ở phần trên.

Niệm Xứ

Giờ đây chúng ta hãy tiến dần đến phương pháp đặc thù của thiền tập, thảo luận về một sắc thái rất quan trọng của pháp hành thiền trong Phật Giáo. Đó là pháp niệm xứ, satipatthàna, sự "thiết lập, áp đặt chú niệm vào." "Patthàna" là một hình thức rút ngắn của chữ "upatthàna", có nghĩa là "để gần lại" (tâm của mình), hàm ý giữ tâm hay biết, đặt tâm trên, thiết lập, củng cố, áp đặt hay khơi dậy. Thức tỉnh, làm phát khởi sự hay biết sắc bén đối tượng đến một người. Tác dụng của pháp này là khơi động, làm cho người ấy hay biết rõ ràng đối tượng và đem lại, làm khơi dậy ngũ căn (tín căn, tấn căn, niệm căn, định căntuệ căn), ngũ lực (tín lực, tấn lực, niệm lực, định lựctuệ lực), thất giác chi (niệm, trạch pháp, tấn, phỉ, an, định, xả), và chi chánh niệm của con đường -- đó là thiết lập chú niệm.

Bài kinh đề cập đến pháp Niệm xứ (Satipatthàna Sutta, ta thường gọi là kinh Tứ niệm xứ) là một trong những bài kinh trọng yếu nhất mà Đức Phật đã thuyết giảng. Bài kinh này được ghi chép hai lần trong Tam Tạng Kinh Điển [19]. Lời mở đầu bài kinh tuyên ngôn rõ ràng: Pháp niệm xứcon đường duy nhất (ekàyano maggo) để chúng sanh tự thanh lọc, nhằm vượt qua khỏi phiền nãota thán, để diệt trừ đau khổưu phiền, để đạt đến chánh đạochứng ngộ Niết Bàn.

Niệm xứ có bốn, là củng cố chú niệm nơi: 1) thân (kàyànupassanà, niệm thân); 2) thọ hay cảm giác (vedanà- nupassanà, niệm thọ); 3) những sinh hoạt của tâm (città-nupassanà, niệm tâm); và 4) đối tượng của tâm (dhammà-nupassanà, niệm pháp). Điểm quan trọng ở đây là niệm (sati), sự chú tâm hay quan sát (anupassanà).

Như đã được đề cập trên đây, hành giả thành đạt trạng thái tâm an trụvắng lặng nhờ thực hành phối hợp ba chi của Bát Chánh Đạo là: chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định. Ba chi này cũng như ba tao nhợ hợp thành sợi thừng, chằng chịt lẫn nhau và liên quan với nhau rất mật thiết. Tuy nhiên, niệm được xem là tao nhợ mạnh hơn hết, bởi vì niệm có một vai trò vô cùng quan trọng trong công phu tu tập nhằm đạt đến cả hai, vắng lặngminh sát. Niệm là một cơ năng của tâm và do đó, là một tâm sở. Nếu khôngtâm sở tối trọng yếu này ta không thể nhận ra một vật -- đối tượng của giác quan -- và chúng ta không thể hay biết đầy đủ tác phong của chính chúng ta. Được gọi là chánh niệm vì một đàng nó giúp tránh xa tình trạng chú tâm sai lạc theo chiều hướng sai lầm, và ngăn cản không để tâm chăm chú vào bất thiện pháp và đàng khác, hướng dẫn tâm theo chiều hướng chân chánh, đến trạng thái trong sạchgiải thoát.

Chánh niệm tăng trưởng năng lực quan sát của chánh kiếnchánh tư duy và hỗ trợ, làm cho hai chi này trở nên sâu sắc bén nhạy. Con người hiểu biết và suy tư có trật tự nhờ chánh niệm. Bài kinh chỉ dạy rành mạch làm cách nào hành giả có thể hay biết luồng tư tưởng của mình, giác tỉnh theo dõi, ghi nhậnquan sát mỗi ý nghĩ và từng ý nghĩ của mình, tư tưởng tốt cũng như xấu, thiện hay thế nào khác. Vị hành giả chuyên cần tu tập sẽ ghi nhận rằng chính nhờ thỉnh thoảng đọc lại bài kinh Niệm Xứ làm cho ta giác tỉnh hơn, quyết tâm hơn và thận trọng chú niệm nhiều hơn. Chánh niệm là phẩm hạnh mà không có bất luận người suy tư và hiểu biết nào xem thường. Trong thời đại hổn tạp mà chúng ta đang sống, trong lúc mà rất nhiều người đang mất thăng bằng tâm trí, công trình trau giồi chú niệm quả thật vô cùng thiết yếu.

Chánh niệm không những đem lại tình trạng an trụ và tĩnh lặng mà còn giúp ta hiểu biết chân chánh và có lối sống chân chánh. Chánh niệmyếu tố quan trọng trong tất cả những hành động của chúng ta, trần tục trong đời sống thường ngày hay những hoạt động tinh thần có tánh cách đạo đức. Giờ đây chúng ta thấy rằng hành thiền không phải đào tẩu nhiệm vụ, hay bỏ chạy, tách rời xa đời sốngtrốn tránh xã hội, cũng không phải tự lưu đày ra ngoài đời sống, mà chính là một hình thức của cuộc sống lý tưởng.

Thực Hành Thiền Tập

Chỉ khi nào ngồi xuống hành thiền chúng ta mới có thể nghiêm chỉnh tự phân tách mình mà không bị thành kiến ảnh hưởng. Chừng ấy khái niệm về tự ngã hay một bản ngã sẽ tan biến. Ta chỉ thấy một luồng trôi chảy của danh và sắc, tuyệt nhiên không có một thực thể thường còn, hay bất luận gì đơn thuần hoặc một bản ngã vững bền không hoại diệt. Nhìn trên phương diện này, đời sống không có phương Đông hay phương Tây, không có nam hay nữ, mà chỉ là một tiến trình vượt qua khỏi mọi giới hạn giai cấp, chủng tộc, màu sắc, tín ngưỡngkhông gian.

Vậy, hãy cố gắng ngay thẳng, thành thậtthẳng thắn tự nhìn mình, nhìn những cảm giác (thọ) của mình và những tư tưởng (tâm) của mình một cách sáng suốt. Hãy cố gắng thấy mình như thật sự mình là vậy, chớ không phải như mình có vẻ là vậy. Điều này chỉ có thể thực hiện khi mà chúng ta thật sự thành thậttin tưởng nơi ta. Theo pháp hành thiền trong Phật Giáo, mở rộng tâm trítìm tòi quan sát một cách thẳng thắnđiều kiện tất yếu không thể không có. Thiếu yếu tố này một hành giả sơ cơ sẽ không thể đặt nền tảng vững chắc cho những cơ cấu xây cất bên trên. Và bởi vì thấu hiểu chân lývấn đề hoàn toàn cá nhân của mỗi người, mỗi cá nhân phải tự mình tìm hiểu chính mình chớ không có sự chỉ dẫn hay giáo huấn nào có thể giúp hành giả, nếu chính hành giả không tự rèn luyện, không tu tập tự quán chiếu. Thiền tập quả thật là thiết yếu bởi vì nhờ hành thiền mà ta có thể mở khóa cửa, bước vào những bí ẩn của nội tâm.

Bài kinh Niệm xứ diễn tả kỹ thuật trau giồi tâm linh nhằm vượt ra ngoài phạm vi trí thức đến mức tự mình thật sự chứng nghiệm đời sống, tự mình khám phá những chứng bịnh phổ cập sâu kín của tâm con ngườigia công giải phóng tâm ra khỏi mọi ràng buộc -- trạng thái châu toàn tối thượng.

Giờ đây chúng ta hãy thảo luận về pháp niệm thân (kàyànupassanà), và đặc biệt phần ànàpànassati, niệm hơi-thở-vào-thở-ra. Đây là phương pháp hành thiền rất phổ thông, được nhiều người ưa thíchthực hành khắp nơi trên thế giới, vì pháp này có thể thích hợp với nhiều người để gom tâm an trụ và lắng tâm tĩnh lặng. Bồ Tát Siddhattha Gotama xưa kia cũng áp dụng pháp này khi Ngài tận lực cố gắng chứng ngộ Đạo Quả Vô Thượng dưới cội bồ đề. Đức Phật cũng quả quyết khẳng định tầm quan trọng của pháp hành này. Pháp này được mô tả là làm cho hành giả an lạc, cao thượng, tinh khiết và sống hạnh phúc (santo ceva panìto ca asecanako ca sukho ca vihàro) [20]. Phải ghi nhận rằng ànàpànassati không phải là một "phương pháp tập thở" để cho cơ thể được khỏe mạnh, cũng không giống như pháp prànayàma, được dạy trong hệ thống du dà của Ấn Độ Giáo.

Về nơi chốn để hành thiền, ta được khuyên là nên chọn một nơi vắng vẻ, trong rừng, dưới một cội cây hay ngoài trời, hay ở một nơi thích hợp nào khác. Nếu có thể được, hãy tìm một nơi yên tĩnh, xa những cảnh huyên náo ồn ào, rầm rộ xôn xao của đời sống nhộn nhịp bận rộn. Trong phòng ngủ hoặc "phòng thờ" nếu ta may mắn được có, có thể là nơi mà ta có thể sống đơn độc, riêng biệt một mình.

Theo pháp hành đề mục này ta cần phải ở thế ngồi. Ngồi thẳng lưng, tréo hai chân nhưng không gồng cứng mình, giữ tâm chú niệm và giác tỉnh. Vì hai chân tréo khóa cứng lại hay vì sàn nhà cứng, đôi khi ta cảm nghe không được thoải mái và như vậy, tâm bị chi phối, không an trụ được. Chừng ấy ta có thể ngồi trên một cái ghế có dựa đứng thẳng. Dầu ngồi thế nào, đặc biệt trong pháp hành này, không phải như các pháp hành khác, ta phải giữ thân mình (xương sống) và đầu ngay thẳng, không nghiêng ngã bên nào. Nên ngồi cách nào cho được thoải mái, nhưng không nên dựa lưng hay nằm xuống, để tránh khỏi buồn ngủ. Hai tay có thể gát trên vế hoặc tay mặt đặt trên tay trái, cả hai đều lật ngửa lên. Mắt có thể nhắm hí hí phân nửa, hoặc nhắm kín luôn một cách tự nhiên, không có cố gắng. Hai môi ngậm lại và giữ lưỡi sát hàm trên. Tất cả những chi tiết này cho thấy rằng người hành thiền cũng cố gắng điều phục thân, và thân được điều phục sẽ giúp tâm dễ chú niệm và an trụ. Giữ thân càng bất động càng tốt. Tâm phải giác tỉnhquán chiếu sâu sắc. Thân và tâm cần phải căng thẳng vừa phải, như dây của cây cung, và điều hòa đúng nhịp như dây của cây đờn. Pháp hành thiền quả thật là một công trình thực nghiệm. Cũng như rùa giữ kín bốn chân dưới cái mu, cùng thế ấy, người hành thiền che chỡ giữ gìn ngũ quan của mình và chế ngự dục vọng bằng chú niệm và dành tất cả năng lực để trau giồi tâm trí. Hãy cố gắng hành thiền đều đặn, nếu có thể được, mỗi ngày vào giờ nhất định, bởi vì chính những yếu tố tâm lý ấy sẽ giúp ta thành công trong công phu hành thiền.

Hơi thở vào và hơi thở ra diễn tiến một cách tự nhiên, hầu như máy móc, chúng ta biết vậy. Trong những lúc bình thường không mấy ai để ý đến hơi thở. Nhưng khi hành thiền theo pháp niệm hơi thở, thì điều chánh yếu là phải chú niệm, hay biết hơi thở. Luồng hơi mà chúng ta thở vào hay thở ra phải được ghi nhậnquan sát. Sự chú niệm này làm cho thân trở nên yên tĩnh và được chuẩn bị sẵn sàng để công phu hành thiền tiến sâu thêm, nhằm tăng trưởng năng lực của tâm địnhtrạng thái vắng lặng. Chúng ta hoan hỷ ghi nhận rằng các nhà tâm lý học hiện đại đã xác nhận giá trị và tầm quan trọng của công trình niệm hơi thở nhằm lắng dịu tình trạng căng thẳng của cơ thể và tâm trí. Như vậy, công phu hành thiền này đúng thật là việc làm có tánh cách thực dụng, là một phương thức trị liệu trong ý nghĩa cao cả nhất của danh từ. Pháp này không phải để phát huy kiến thức suông, mà để tự giải phóng, vượt ra khỏi mọi bợn nhơ tinh thầnđạt đến trạng thái tâm linh trong sạch, tĩnh lặng và tự tại. Trong pháp hành niệm hơi thở, điều trọng yếu nhất là luôn luôn chú tâm theo dõi hơi thở. Phải nhiếp tâm chú niệm (sati) và chăm chú quán chiếu (anupassanà) trong tất cả bốn loại niệm xứ. Khi ngồi lại hành thiền, hãy an nghĩ hẳn. Hãy tự tách rời ra khỏi thế giới căng thẳng. Trong khi thở vào ba hơi thở đầu, hãy tưởng tượng rằng từ bên ngoài ta đem vào tất cả những gì tốt đẹp, cao cả và trong sạch của vũ trụ. Khi thở ra ba hơi đầu, hãy tưởng tượng là ta đang vứt ra tất cả những tư tưởng "đầu độc", ô nhiễm, tất cả những gì xấu xa, thấp hèn và nhơ bẩn bên trong chúng ta. Đó là phương cách chuẩn bị thân tâm để tiến vào thiền tập.

Nghệ Sĩ Trên Sân Khấu

Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu thực hành pháp niệm hơi-thở-vào-thở-ra (ànàpànassati). Hãy để cho hơi thở hô hấp tự nhiên, không có sự cố gắng nào. Cứ an tĩnh thở. Không nên cố gắng kiểm soát hơi thở. Chỉ để luồng hơi thong thả tuôn ra, rồi thong thả trôi vào, dưới ánh sáng của tâm hoàn toàn giác tỉnh.

Hành giả thở vàothở ra với tâm luôn luôn theo dõi ghi nhận và hay biết, nhiếp tâm chú niệm vào hơi thở chớ không phải vào chính mình. Mục đích duy nhất của hành giả là tập trung sự chăm chú vào hơi thở rồi cột tâm vào đó, ngoài ra không hay biết tư tưởng nào khác. Nếu hành giả còn lưu tâm đến những gì xuất hiện mập mờ "bên rìa", ngoài "phạm vi chăm chú" của mình ắt khó mà gom tâm, và chừng đó tâm sẽ phóng đi. Đối với quý vị còn sơ cơ, nên ghi nhận "vào", "ra", mỗi khi thở vào hay thở ra, tập cho quen chú tâm theo dõighi nhận. Nếu còn thấy khó kềm được sự chú tâm hay biết, khi thở vào đếm "một" (đếm và ghi nhận thầm); khi thở ra đếm thầm "hai" khi hơi thở chấm dứt. Đếm như vậy không quá mười, và không ít hơn năm, bởi vì tâm sẽ có chiều hướng duyên theo con số đếm mà lìa bỏ hơi thở. Khi tâm đã tập trung được dễ dàng hành giả sẽ không đếm nữa mà chỉ theo dõi hơi thở.

Khi niệm hơi-thở-vào-hơi-thở-ra, phải đặt sự chú tâm vào điểm mà hành giả nghe luồng hơi thở chạm thân, đầu lổ mũi hay ở chót môi trên. Hãy ghi nhận luồng hơi trôi vào thế nào, và tuôn ra như thế nào ngang qua điểm ấy, mà không theo dõi luôn đến lồng phổi, hay ra ngoài không khí. Không nên kềm giữ hay ngưng hơi thở. Phải để cho hệ thống hô hấp diễn tiến thật tự nhiên, không có cố gắng nào để kiểm soát. Hãy tập trung sự chú tâm vào điểm "ra-vào" ở mũi và hoàn toàn hay biết, ghi nhận mỗi hơi thở vào, thở ra.

Đôi khi hơi thở có thể trở nên nhẹ nhàng, tế nhị đến độ hành giả cảm thấy khó có thể "bắt" được, hoặc còn cảm thọ được. Nhưng điều này không có nghĩa là tâm hành giả trở thành trống không. Điều ấy không thể xảy ra, bởi vì ta không thể nghĩ rằng có cái tâm rỗng không, một cái tâm trong đó không có tư tưởng nào.

Khi không còn cảm nghe hơi thở nữa thì ta hay biết như vậy. Đã có sự hay biết, tức tâm không phải rỗng không. Sau đó hành giả sẽ cảm giác, hay biết hơi thở trở lại. Mỗi khi tâm phóng đi, duyên vào những tư tưởng khác, hãy hay biết sự phóng tâm ấy nhưng không để mình bị cảm xúc, cũng không suy tư về những tư tưởng này. Không nên phê bình, chỉ trích, đánh giá, hay ngợi khen những tư tưởng ấy mà chỉ đem sự chú tâm của mình trở về nhịp thở tự nhiên. Hành giả cũng có thể bị những tư tưởng bợn nhơ hay bất thiện tràn ngập. Điều này có thể xảy ra. Chính trong khi hành thiền ta hiểu biết tâm mình hoạt động như thế nào. Hãy giác tỉnh và hay biết cả hai, những tư tưởng cao thượng và những ý nghĩ thấp hèn, những gì tốt đẹp và những gì xấu xa, thiện và bất thiện. Không nên ngã mạn tự tôn với những tư tưởng tốt và thất vọng ngã lòng với những ý nghĩ xấu. Tư tưởng đến rồi đi, không khác nào các nghệ sĩ trên sân khấu. Khi nghe tiếng động hãy ghi nhận, có "tiếng động", rồi đem tâm trở về hơi thở. Cùng thế ấy, khi có mùi, có vị, có xúc chạm, đau, sướng v.v... hãy theo dõi quan sát những tư tưởng ấy (nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức) một cách khách quan, tự tại và không dính mắc. Giác tỉnh chú niệm có nghĩa là quan sát bất cứ gì xảy đến bên trong ta và trong tác phong của chúng ta, chớ không xét đoán xem nó tốt hay xấu. Chỉ nhìn, quan sát với sự hay biết suông. Nhìn một cách khách quan mà không vấn vương dính mắc với những tư tưởng ấy. Đó rõ ràng là tận dụng sự tập trung chú niệm vào bất cứ điều gì mình đang làm hay đang chứng nghiệm.

Hành giả có thể cũng nhận thấy trong tâm những hình ảnh do trí nhớ hay trí tưởng tượng tạo nên như ánh sáng, màu sắc v.v... Không nên nghĩ rằng đó là một tiến bộ tinh thần mà sẽ bị chán nản về sau. Ngược lại, đó là những chướng ngại sẽ làm chậm trể bước tiến trong công phu hành thiền của chúng ta. Hãy giác tỉnh, hay biết những hình ảnh ấy mà không vọng móng theo, không dính mắc vào đó, chỉ đem sự chú tâm trở về hơi thở. Ta cần phải nhẫn nhụccố gắng nhiều để đoạn lìa những sản phẩm phụ ấy, tập trung nỗ lực vào nhiệm vụ gom tâm an trụ. Mức độ tận lực cố gắngkiên trì nhẫn nhục nhằm đem lại thanh tịnh và toàn hảo bằng pháp hành thiền vắng lặng (samatha) và thiền minh sát (vipassanà) mạnh mẽ và phi thường như thế nào? Chỉ có người thật sự hành thiền mới có thể thấu hiểu.

Đối với một hành giả còn là phàm nhân (tức chưa đắc thánh Quả) thì việc có những tư tưởng bất thiện hay sai lầm phát sanh là tự nhiên"Tham ái thấm nhuần tâm không thuần thục như nước thấm dột vào căn nhà không khéo lợp." [21]

Khát vọng của con người gây nhiều xáo trộn cho con người. Khi bị trở ngại vì một lý dotham ái này trở thành tức giận, tâm sân. Vì lẽ ấy ta nên cố gắng trau giồi và phát triển những tư tưởng tốt đẹptrong sạch, những khả năng vô cùng tận ngủ ngầm trong bẩm tánh con người. Muốn được vậy ta cần phải cố gắng tu tập pháp hành thiền vắng lặng (samàdhi-sikkhà). Chính nhờ tu tập dần dần mà ta có thể kiểm soátđiều phục tâm (cittam vasam vattati) thay vì trở thành nô lệ, bị nó chi phối (cittassa vasena vattati) [22]. Nhờ dày công rèn luyện, trau giồi tâm như vậy ta có thể vượt thoát ra khỏi ảnh hưởng của nhục dục ngũ trần. Tiến bộ vật chất của thế gian như lợi lộc chẳng hạn, tùy thuộc một phần lớn vào sự cố gắng của ta. Vậy thì ta càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để rèn luyện tâm tánh và nhờ đó phát triển những gì quý báu và cao cả nhất bên trong chúng ta. Và bởi vì công trình rèn luyện tâm tánh đòi hỏi phải vận dụng mọi cố gắng, mỗi người cho chính mình, chúng ta hãy tận lực gia công ngay từ giờ phút này. "Chớ để ngày tháng trôi đi như bóng mát của đám mây, bay qua mà không để lại dấu vết gì cho ta nhớ."

Lời Khuyên Hành Giả

Trong kinh điển Phật Giáo có rất nhiều đoạn đề cập đến pháp hành niệm hơi-thở-vào-thở-ra (ànàpànassati), và không ai ngạc nhiên khi thấy Đức Thế Tôn khuyên dạy sa di Ràhula (La Hầu La) hành pháp này với đầy đủ chi tiết.

Giờ đây chúng ta hãy trở lại bài kinh số 62 của bộ Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, tựa đề Mahà Ràhulavàda Sutta:

"Này Ràhula, vị đệ tử rút ẩn dật vào rừng, dưới một cội cây, hoặc đơn độc một nơi vắng vẻ, ngồi tréo chân, thân người ngay thẳng và, giác tỉnh, nhiếp tâm chú niệm.

"Chú niệm, vị ấy thở vô, chú niệm, vị ấy thở ra; khi thở vô một hơi dài, vị ấy hay biết 'ta thở vô một hơi dài'; khi thở ra một hơi dài, vị ấy hay biết 'ta thở ra một hơi dài'; khi thở vô một hơi ngắn, vị ấy hay biết 'ta thở vô một hơi ngắn'; khi thở ra một hơi ngắn, vị ấy hay biết 'ta thở ra một hơi ngắn'; 'hay biết trọn vẹn tiến trình hơi thở [23] ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'hay biết trọn vẹn tiến trình hơi thở, ta sẽ thở ra, vị ấy tự rèn luyện như thế.'

"'Làm lắng dịu tiến trình hơi thở, ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'làm lắng dịu trọn vẹn tiến trình hơi thở, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Chứng nghiệm tâm phỉ, ta sẽ thở vô,' vị ấy tự rèn luyện như thế; 'chứng nghiệm tâm phỉ, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Chứng nghiệm tâm lạc, ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'chứng nghiệm tâm lạc, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Chứng nghiệm sinh hoạt tâm linh (thọ và tưởng), ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'chứng nghiệm những cấu thành của tâm (hành), ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Làm lắng dịu thọ và tưởng, ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'làm lắng dịu hành, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Chứng nghiệm tâm an trụ ở mức cao độ (jhànic, đắc thiền), ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'chứng nghiệm tâm an trụ ở mức cao độ, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Tâm vô cùng phấn khởi (do thiền vắng lặng hay thiền minh sát, samatha hay vipassanà), ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'tâm vô cùng phấn khởi, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Tâm an trụ hoàn toàn củng cố (vào hơi thở), ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'tâm an trụ hoàn toàn củng cố, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Giải thoát tâm (ra khỏi những chướng ngại tinh thần, nivàranas, những pháp triền cái) ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'giải thoát tâm, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Quán niệm lý vô thường (trong thân, thọ, tưởng, hành, thức), ta sẽ thở vô' vị ấy tự rèn luyện như thế; 'quán niệm lý vô thường, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Quán niệm hạnh buông xả, ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'quán niệm hạnh buông xả, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"'Quán niệm trạng thái chấm dứt, ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'quán niệm trạng thái chấm dứt, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế. "'Quán niệm trạng thái dứt bỏ, ta sẽ thở vô', vị ấy tự rèn luyện như thế; 'quán niệm trạng thái dứt bỏ, ta sẽ thở ra', vị ấy tự rèn luyện như thế.

"Pháp hành niệm hơi-thở-vô-thở-ra, này Ràhula, nếu được trau giồi như vậy và thường xuyên thực hành, sẽ đem lại nhiều thành quả tốt đẹp, nhiều lợi ích trọng đại. Khi pháp quán niệm hơi-thở-vào-thở-ra được trau giồi như vậy và thường xuyên thực hành, này Ràhula, thì chí đến hơi thở-vào-thở-ra cuối cùng cũng được hay biết rõ ràng lúc nó chấm dứt, không phải không hay biết." [24]

Có người cho rằng pháp hành thiền này là thấp kém, vô ích và không đưa đến đâu. Chúng ta cứ để họ tự nhiên, muốn nói gì thì nói. Hãy để cho các triết gia luận triết, để cho các nhà hùng biện trổ tài hùng biện. Hãy tiến bước trên con đường của ta và thực hành pháp quán niệm của ta. Chí đến Đức Thế Tôn xưa kia cũng không tránh khỏi bị người đương thời chỉ trích vì Ngài xa lánh cuộc sống "tranh chấp và xung đột thấp hèn của đám đông cuồng loạn", như ta thấy trong bộ Dìgha Nikàya, Trường A Hàm, những lời phỉ báng thậm tệ mà đạo sĩ du phương Nigrodha vung vải vào Đức Phật: "Tình trạng sáng suốt của Samana Gotama (Sa Môn Cồ Đàm) bị thói quen sống ẩn dật của mình làm suy tàn. Ngài không ở nhà để dẫn dắt hàng tứ chúng. Ngài không sẵn sàng để thảo luận. Ngài chỉ bận lo những việc phụ thuộc bên ngoài. Cũng như con bò chột mắt, cố tránh né sự va chạmđi vòng quanh ngoài rìa, Samana Gotama cũng cùng thế ấy (sống ngoài rìa cuộc đời và tránh né va chạm)." [25]

Đúng ra thì không phải lúc nào Đức Phật cũng tìm nơi vắng vẻ để ẩn sống một mình. Ngài đi bộ trên những con đường cái lớn và các nẻo nhỏ, cùng khắp xứ Ấn Độ, bao trùm tất cả trong vừng hào quang từ ái và bi mẫn của Ngài. Người ta đến với Ngài, lắng tai nghe, và xin về nương tựa nơi Ngài. Được rọi sáng và dẫn dắt trên con đường dẫn đến an lạcgiác ngộ, họ bước theo dấu chân Ngài, con đường rộng mở cho tất cả mọi người. Thỉnh thoảng Ngài sống đơn độc trong một thời gian.

Năm Pháp Triền Cái

Khi gia công dần dần trau giồi chú niệm, tâm của hành giả sẽ an trụ vào hơi thở. Chừng đó hành giả ghi nhận rằng chỉ có hơi thở và cái tâm hay biết hơi thở, ngoài ra không có gì ở phía sau hơi thở và tâm hết -- không có một tự ngã hay một thực thể đơn thuần nào nguyên vẹn, thường còn, không biến đổi hay một cái gì tương tợ. Hành giảhơi thở không phải là hai mà chỉ là một tiến trình, một hiện tượng tái sanhhoại diệt suông, giống như những lượn sóng trên biển cả. Trong ý nghĩa cao siêu nhất, chỉ có sự hành thiền mà không có người hành thiền. Nếu hành giả tiến đến mức hiểu biết trạng thái tâm định của mình như vậy thì mức độ định tâm của hành giả đã rất cao, và chừng ấy tâm phỉ lạc, vắng lặng, tự tại cũng phát sanh, và đó là một loại chứng nghiệm phi thườnghành giả chưa bao giờ cảm thọ.

Chứng nghiệm thích thú này có thể chỉ tồn tại trong chốc lát, rồi tâm của hành giả lại rời đề mục. Tâm phóng đi và có thể hành giả thấy khó mà tập trung trở lại. Hành giả có thể cảm nghe uể oải hoặc buồn ngủ, bồn chồn xao xuyến, và chán nản dững dưng không còn muốn hành thiền nữa. Không hề gì, đó là sinh hoạt tự nhiên của tâm. Giờ đây hành giả đã hiểu biết tâm mình vận chuyển như thế nào, xuyên qua kinh nghiệm bản thân, chớ không phải qua sách vở hay nghe nói lại.

Hành giả phải tăng cường lòng nhiệt thành, tập trung nỗ lực, can đảm xông tới và cố gắng tự quên mình. Ngày kia hành giả có thể thành đạt những chứng nghiệm của các tầng thiền (jhàna) bằng cách loại trừ những chướng ngại tinh thần. Trạng thái tâm định, lối hành thiền vắng lặng (samatha-bhàvanà) này, thiết yếu để tiến đến chánh kiến, hiểu biết thâm sâutuệ minh sát (vipassanà), thành tựu trạng thái tinh thần hoàn toàn lành mạnh -- Niết Bàn.

Hành giả sẽ gặp nhiều chướng ngại, nhưng đặc biệt có năm, ngăn trở bước tiến đến trạng thái tâm an trụcon đường giải thoát. Năm ấy được gọi là nìvaranàni [26], năm pháp triền cái, vì nó hoàn toàn đóng chặt, cắt đứt và ngăn chận. Nó đóng khoá cánh cửa giải thoát. Năm ấy là gì? Tham dục, ác ý, dã dượi hôn trầm, phóng dật lo âuhoài nghi.

Một cái tâm mà bị những năng lực tệ hại như vậy làm trở ngại ắt không thể thành công an trụ vào đề mục nào có bản chất thiện. Không có chánh tinh tấn ắt sẽ không thể khắc phục năm chướng ngại tinh thần này. Nhiệm vụ của chánh tinh tấn có bốn: ngăn ngừa, dứt bỏ, khai triển và duy trì. Chánh tinh tấnsự cố gắng (a) ngăn ngừa những tư tưởng bất thiện chưa phát sanh, không để cho nó phát sanh trong tâm; (b) loại trừ những tư tưởng bất thiện đã phát sanh; (c) khai triển những tư tưởng thiện chưa phát sanh và (d) củng cốbảo trì những tư tưởng thiện đã phát sanh. [27]

Bốn nỗ lực chân chánh trên là điều kiện tất yếu không thể không có, để định tâm.

Chánh tinh tấn sinh hoạt chung và cùng lúc với hai chi kia của nhóm định, tức: chánh niệmchánh định. Chánh tinh tấn loại trừ những tư tưởng bất thiện, vốn ngăn trở tâm an trụ vắng lặng và khai triển và bảo trì những yếu tố tâm (tâm sở) thiện giúp trau giồi tâm định. Khi lòng nhiệt thành của hành giả đình trệ và suy giảm đó là lúc phải thu hết can đảm, đẩy mạnh nỗ lực và khắc phục lòng dã dượi hôn trầm. Tình trạng chán nản lười biếng của tâm và các yếu tố tâm (tâm vương và các tâm sở) là kẻ thù nguy hiểm của người hành thiền, vì khi tâm hôn trầm thì dã dượi ắt phát sanh, dẫn đến dững dưng chai đá.

Chú thích:

[1] Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 26/I. 21.

[2] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, iii, 100.

[3] Alexandra David Neel, With Mystics and Magicians (London: Penguin, 1940), mô tả những diễn biến về Tây Tạng huyền bí rất hứng thú.

[4] Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 103.

[5] Phật Giáo phủ nhận một linh hồn trường cửu, một tự ngã bất diệt, hay một thực thể vĩnh tồn, bởi vì không có gì, dầu hữu tri hữu giác hay vô giác vô tri, mà tồn tại thường còn, ổn định, vững bền, không biến chuyển. Tất cả mọi sự vật đều phải đổi thay, không tồn tại giống nhau trong hai khoảnh khắc kế tiếp.

[6] International Scala, November 1971.

[7] Time, Volume 100, No. 17, October 1972.

[8] Edward Arambawela, "Meditation Cures Pressure," Sunday Observer (Ceylon), May 30, 1982.

[9] Dhammapada, Pháp Cú Kinh, câu 243.

[10] Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 239.

[11] Xem Phụ bản III.

[12] Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 44/I. 301.

[13] Các tầng Thiền (jhàna) này được mô tả với nhiều chi tiết hơn trong quyển "The Buddha's Ancient Path" (xuất bản lần thứ năm, 1987), BPS, cùng một tác giả.

[14] Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm, I, 61.

[15] Xem phần sau, dưới tiểu tựa "Lời Khuyên Hành Giả"

[16] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, 326.

[17] Xem Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 8.

[18] Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm, iv, 200; Udàna 54.

[19] Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, số 10; Dìgha Nikàya, số 22.

[20] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, v, 326.

[21] Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 13.

[22] Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 32/I 214

[23] Sabba-kàya. Đúng theo nghĩa từng chữ là, "toàn thân (của hơi thở)". Theo sách Visuddhimagga, Thanh Tịnh Đạo, "kàya" ở đây không có nghĩa là cơ thể vật chất này, mà là toàn thể khối hơi thở-vô và thở-ra.

[24] Tepi viditvà nirujjhanti no aviditàti. Chú Giải của bài kinh.

[25] Dialogues of the Buddha, Part III, page 35.

[26] Về chi tiết xin đọc Phụ bản IV.

[27] Xem Phụ bản III.

LÁNH XA CỰC ĐOAN

Công trình trau giồi tâm trí bằng những cố gắng lớn lao như vậy không thể hoàn thành viên mãn trong một sớm một chiều. Người hành thiền phải chuyên cần thực hành một cách kiên trìđều đặn. Một lực sĩ hay một người thường muốn được có thân hình tráng kiện, đẹp đẽ thì không ngừng thao duợt hằng ngày và luôn luôn theo đúng chương trình tập luyện của mình. Tập luyện đều đặn mà không quá ép mình một cách không cần thiết là điểm chánh yếu để thành công trong công trình trau giồi cơ thể. Người chỉ cố gắng từng cơn, từng lúc, không thể nào trở thành một lực sĩ thượng thặng. Khi luyện tập trau giồi tâm trí cũng vậy, ta cũng phải áp dụng phương pháp trung dung ấy -- thực hành đều đặnkiên trì.

Không cần phải nhọc công chiến đấu chống lại những ý nghĩ bất thiện phát sanh trong lúc hành thiền. Phải để cho nó diễn tiến một cách tự nhiên. Nếu tập trung nỗ lực để xua đuổi những tư tưởng xấu ấy ắt sẽ không thành công. Ngược lại, phải ghi nhậntheo dõi, quan sát lúc nó khởi sanh và làm cho nó lắng dịu dần dần. Tập hành thiền cũng giống như tập lội. Nếu giữ yên tay chân, không bơi, không lội, ắt phải chìm. Nếu quơ tay quơ chân quây vòng vòng, cũng không đi đến đâu. Hoặc nữa, tập hành thiền cũng giống như người dỗ giấc ngủ. Người muốn ngủ, nếu nỗ lực tranh đấu ép mình phải ngủ, sẽ không bao giờ ngủ được yên giấc mà chỉ trằn trọc thao thức. Giấc ngủ phải đến một cách tự nhiên, và ta phải để cơ thể nghỉ ngơi mà không có sự cố gắng nào để ép mình ngủ. Như vậy có thể nói rằng tập hành thiền là một "cố gắng trong khi đó không có cố gắng gì hết", để cho tâm trí luôn luôn cảnh tỉnh và hay biết trong hiện tại.

Một lần nữa, tự ép mình quá sức là một trong hai cực đoanĐức Phật muốn cho người hành thiền nên tránh, vì không bổ ích và không đưa đến trạng thái vắng lặng -- cực đoan kia là để tâm buông lung phóng túng. Tự ép xác, như vài đạo sĩ Ấn Độ ngày nay vẫn còn làm, với dụng ý làm cho những tư tưởng bất thiện không phát sanh, quả thật không lợi ích gì, bởi vì những lối ép xác khổ hạnh như vậy thường đưa đến tình trạng khó chịu và bất mãn. Khi tâm bị phiền lụy hành giả sẽ cảm nghe chán nản với công phu hành thiền. Tất cả mọi công trình rèn luyện tâm trí phải được thực hành một cách tự nhiên, và hành giả luôn luôn giác tỉnh ghi nhận. "Ép sức cố gắng quá độ và kém thận trọng cũng giống như cắm đầu chạy mau trong đêm tối".

Cũng như Đức Thế Tôn chỉ dạy, bất luận ở đâu người có ước nguyện giải phóng tâm bằng sự giác ngộ phải cố tránh những cực đoan. Người ấy phải cố bám vào "Trung Đạo". Để thực hành chánh tinh tấn cũng vậy, phải giữ con đường ở khoảng giữa, tránh hai cực doan. Như người kỵ mã để ý trông chừng vó ngựa của mình, mỗi khi thấy ngựa chạy mau hơn ý mình muốn thì từ từ gò cương lại, Đàng khác, nếu thấy ngựa có vẽ trì chậm lại thì thúc chân cho nó nhanh lên, và như vậy người ấy có thể giữ đều vận tốc. Ta phải trau giồi chánh tinh tấn cùng một thế ấy. Không để quá sức, càng không nên để tinh thần quá căng thẳng. Cũng không nên dể duôi, buông lơi trì huởn, càng không nên để tinh thần quá dã dượi. Cũng như người kỵ mã tài giỏi, ta phải luôn luôn thận trọng trong sự cố gắng.

Khi lên dây đờn quá thẳng hay quá dùn, người nhạc sĩ không thể đờn đúng giọng và như vậy, cây đờn không hữu ích. Đàng khác, nếu đờn lên dây vừa đúng, không quá thẳng hay quá dùn thì có thể đờn đúng giọng và cây đờn sẽ hữu dụng. Cùng một thế ấy, ép sức cố gắng quá mức sẽ làm cho tinh thần căng thẳng, còn dể duôi buông lung ắt trở nên lười biếng dã dượi . Thông hiểu mức độ quân bình của ngũ căn -- tín căn, tấn căn, niệm căn, định căntuệ căn (saddhà, viriya, sati, samàdhi, và pannà) -- là quan trọng như thế nào, ta phải giữ đồng đều năm chi ấy trong khi cố gắng nhắm đến mục tiêu.

Hiểu Biết Rõ Ràng

Nơi đây cũng nên ghi nhận rằng trong kinh điển Phật Giáo danh từ "niệm" (sati) thường được dùng chung với một danh từ khác cũng đồng nghĩa: sampajanna, hiểu biết rõ ràng. Danh từ kép "sati-sampajanna" (chú niệm-hiểu biết rõ ràng) thường được dùng trong các bài kinh. Niệm và hiểu biết rõ ràng hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau. Đó là sự hiểu biết rõ ràng từng sinh hoạt và mọi tác động của cơ thể.

Vị hành giả nhiếp tâm chú niệm-hiểu biết rõ ràng những hoạt động của cơ thể mình, cũng hay biết oai nghi của mình. Như khi đi, đứng, nằm, ngồi, hành giả luôn luôn hay biết các tư thế ấy. Tất cả mọi tác động của thân, vị ấy đều làm với tâm hoàn toàn giác tỉnh:

"Khi đi tới đi lui, khi nhìn trước mặt hoặc nhìn một bên, hành giả chú tâm hay biết rõ ràng (sampajànakàri hoti); khi co tay vào hoặc duỗi tay ra, hành giả chú tâm hay biết rõ ràng; khi mặc áo, khi ăn, khi uống, khi nhai, khi nghe vị của thức ăn, khi đi giải, hành giả chú tâm hay biết rõ ràng; khi đi, khi đứng, khi ngồi, khi nằm (sutte), khi tỉnh giấc (jàgarite), khi nói, và khi giữ im lặng, hành giả hay biết rõ ràng". Danh từ "sutte" -- khi dùng để chỉ một oai nghi -- thì hàm ý là tư thế nằm nhưng một cách chính xác, chữ này có nghĩa là "trong khi ngủ" hoặc "trong khi thiu thỉu ngủ". Hành giả nằm xuống với chú niệm đặt trên đề mục hành thiền (kammatthàna, cũng gọi là công án), và ngủ với tâm không xao lãng.

Danh từ "jàgarite" có nghĩa là khi tỉnh dậy, hoặc khi tỉnh ngủ. Lúc tỉnh giấc, trước khi mở mắt, hành giả liền nhiếp tâm chú niệm vào đề mục hành thiền (kammatthàna) tức thì. Danh từ này cũng có thể áp dụng vào những trường hợp như: (i) thức dậy một cách giác tỉnh (không để cơn buồn ngủ lấn áp) khi hành giả gia công chú niệm trong tư thế nằm (như khi lâm bịnh hoặc vì tật nguyền), và (ii) trong những đêm thao thức không an giấc, khi ta cố gắng ép giấc ngủ. Tâm chú niệm và hiểu biết rõ ràng có thể giúp ta chấp nhận tình thế một cách bình tĩnhhiểu biết nguyên do tại sao không ngủ được. Trong trạng thái tĩnh lặng và hiểu biết ấy may ra giấc ngủ tự nhiên sẽ đến. Trong ý nghĩa rộng rãi nhất, hai danh từ "sutte" và "jàgarite" (khi ngủ và khi tỉnh giấc) vượt xa hơn là hàm xúc vấn đề nghi thế, vì ta có thể ngủ trong oai nghi ngồi hay đứng chớ không phải chỉ có nằm mới ngủ. Trong ý nghĩa cao siêu nhất ta ngủ trong tình trạng bị ô nhiễm chi phối. Cùng thế ấy, danh từ "jàgarite" bao hàm trạng thái giác tỉnh, đặc tánh của hạnh chuyên cần chú niệm (appamàda), trong ý nghĩa rộng rãi nhất. Đức Phật dạy:

"Người luôn luôn giác tỉnh, ngày đêm thận trọng tu niệm (ahorattànusikkhitani) và trọn vẹn hướng tâm về Niết Bàn, mọi nhiễm ô của người ấy sẽ biến tan (sẽ bị tận diệt)."

Như vậy, trong tất cả những tác động của thân như kể trên, và trong tất cả những hoạt động khác, hành giả phải luôn luôn chú niệm và tỉnh giác. Đây là lời dạy của Đức Thế Tôn: "Này chư tỳ khưu, Như Lai tuyên bố, trong tất cả mọi việc, ở bất luận trường hợp nào, chú niệm là thiết yếu." "Nó cũng như trong cà ry, muối là thiết yếu." ở một đoạn khác Đức Thế Tôn dạy: "Chú niệm, quả thật vậy, đem lại rất nhiều lợi ích lớn lao."

Ta phải nhận định vấn đề chú niệm và hiểu biết rõ ràng trong ý nghĩa rộng rãi. Lẽ dĩ nhiên tứ chánh cần, như đã được trình bày ở phần trên, là một bảo vệ chắc chắn. Chú niệm phải được áp dụng rộng rãi vào tất cả mọi trường hợp ngay từ lúc đầu, và như vậy trạng thái vắng lặng của tâm giác tỉnh sẽ giúp hành giả nắm vững tình thế một cách sáng suốt. Tuy nhiên (đây là một sắc thái của Trung Đạo) có những trường hợphành giả phải vận dụng pháp tứ chánh cần trong hình thức mạnh mẽ nhất như đã được chỉ dạy trong kinh Vitakkasanthàna Sutta, tức là khi mà chú niệm suông không đủ khả năng chế ngự.

Kinh điển có thuật lại câu chuyện lý thú về Đại Đức Mahà Phussa. Ngài luôn luôn nhiếp tâm chú niệm và theo dõi những tư tưởng phát sanh đến mình. Trong khi đi, nếu có một ý nghĩ bất thiện phát sanh thì Ngài liền dừng chân, và chỉ đi trở lại khi tâm bất thiện ấy chấm dứt. Nhiều người thấy vậy ngỡ rằng Ngài bị lãng trí hoặc đã đánh lạc mất vật gì trên đường đi. Về sau, nhờ thường xuyên chú niệm và hiểu biết rõ ràng như vậy Ngài thành tựu mỹ mãn ước nguyện thanh lọc hoàn toàn tâm trítrở thành một vị A La Hán, đấng Trọn Lành, người tuyệt đối trong sạch, không còn mảy may ô nhiễm nào. Điều này cho thấy rằng các bậc thầy tổ từ ngàn xưa chẳng những quan sát và hay biết tâm mình trong khi ngồi thiền vào những giờ giấc nhất định, mà luôn luôn từng giây, từng phút, không ngừng nghỉ.

Nghệ Thuật Nghỉ Ngơi

Khi ngồi thiền một ít lâu hành giả có thể cảm nghe tay chân mệt mỏi hay đau nhức và thấy cần được thoải mái. Chừng đó hành giả có thể bắt đầu đứng dậy đi, thường được gọi là kinh hành, hay thiền hành. Từ lúc chuẩn bị đứng dậy hành giả không phải chú tâm vào hơi thở nữa mà chuyển sự chú tâm vào mọi tác động của cơ thể mình. Hành giả đi chậm chậm và luôn luôn theo dõi từng cử động. Nếu thấy tâm phóng thì kéo nó trở về theo dõi oai nghi đi mà không dính mắc vào ý nghỉ nào khác. Khi chân chấm đất, hãy ghi nhận và hay biết cảm giác xúc chạm này. Đi cũng là một đề mục hành thiền, hay nói cách khác, cũng là một phương cách để rèn luyện tâm giác tỉnh.

Trong khi theo học một khóa thiền hành giả hãy cố gắng luôn luôn giữ tâm giác tỉnh, bất luận ở đâu và bất cứ đang làm gì, ngồi, đứng, đi, làm việc, ăn, uống v.v... , hãy luôn luôn chú niệm.

Trong khi ngồi thiền nếu hành giảchân quá, hãy duỗi chân ra, lấy tay xoa bóp. Hành giả cũng có thể nghỉ ngơi trong tư thế nằm. Sau khi ngồi lâu mệt mỏi có thể nằm trên ván hoặc trên giường mặt bằng phẳng. Hành giả nằm ngửacố gắng không dùng gối để gối đầu. Hai chân thong thả duỗi ra cách nhau không xa và hai tay thoải mái để dọc theo thân mình, mắt nhắm. Không suy tư sâu xa mà nhẹ nhàng để tâm nghỉ ngơi nhưng không phóng dật. Hãy để cho mỗi bắp thịt được nghỉ ngơi và toàn thân thong thả tự nhiên trong vài phút. Đôi khi hành giả có thể ngủ quên vài phút! Sau khi nghỉ ngơi hành giả cảm nghe khỏe khoắn dễ chịu, sẵn sàng để hành thiền trở lại. Hành giả có thể nghỉ ngơi như thế đó, không những trong thời gian hành thiền mà bất luận lúc nào trong ngày, khi nghe mình mệt mỏi hoặc cảm thấy cần phải nghỉ.

Thiếu Nữ Hoa Hậu

Phương pháp luyện tâm hiểu biết rõ ràng từng động tác của thân giúp ta diệt trừ những tư tưởng sai lạc, tăng trưởng năng lực tâm an trụ và phát triển trạng thái giác tỉnh cũng như đức chuyên cần tinh tấn.


Đức Phật có thuật một câu chuyện ngụ ngôn để nhấn mạnh tầm quan trọng của công phu phát triển pháp niệm thân như sau:

"Này chư tỳ khưu, thí dụ như có một đám đông người đang tụ hợp và la ó, 'xem kìa, thiếu nữ tuyệt đẹp, quả thậthoa hậu của xứ này!' Lúc bấy giờ, này chư tỳ khưu, thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần kia, điêu luyện về nghệ thuật khiêu vũ và ca hát, phô trình tài nghệ mình với tất cả duyên dáng vô cùng hấp dẫn. Đám đông ngày càng đông thêm người, và họ la dậy, 'xem kìa, thiếu nữ tuyệt trần đang vũ, đang ca hát!'

"Vừa lúc ấy có chàng thanh niên rất ham sống, không thích chết, rất ưa hưởng thụ lạc thú, không muốn đau khổ, và đám đông nói với chàng: 'Này anh chàng kia, hãy nhìn kìa! Đây là một cái chén đựng dầu đầy đến miệng. Anh phải bưng chén dầu ấy đi giữa đám đông người và thiếu nữ hoa hậu tuyệt đẹp. Ngay phía sau anh có tên đao phủ theo bén gót, tay cầm thanh kiếm sẵn sàng. Nếu anh làm đổ một giọt dầu thì tức khắc đầu anh sẽ rơi xuống đất!'

"Giờ đây, này chư tỳ khưu, các con nghĩ thế nào? Chàng thanh niên kia dám xao lãngkhông chú tâm vào chén dầu không? Anh chàng có nhìn quanh quẩnlo nghĩ chuyện đâu đâu, ngoài chén dầu không?

"Bạch Đức Thế Tôn, chắc chắn là không.

"Đúng vậy, này chư tỳ khưu, đây là một câu chuyện ngụ ngôn mà Như Lai nói ra để làm sáng tỏ những gì Như Lai muốn dạy. Những lời ấy là: Cái chén đựng dầu đầy đến miệng là pháp niệm thân. Như vậy, tự các con phải tự rèn luyện như sau: 'Ta phải thực hành pháp niệm thân, phải gia công chuyên cần chú niệm, phải nương tựa nơi pháp này, phải dùng pháp này như một phương tiện, phải kiên cố gìn giữ và làm cho pháp này công hiệu. Pháp niệm thân phải được tăng trưởngthường xuyên áp dụng thực hành.'

"Như thế ấy, này chư tỳ khưu, các con phải tự rèn luyện."

Pháp niệm thân (kàyànupassanà) không phải chỉ bao gồm có pháp niệm hơi-thở-vào-thở-ra -- ànàpànassati chỉ là một trong mười sáu phần của pháp niệm thân -- mà còn những pháp khác nữa như quán niệm về bản chất ô trược của cơ thể vật chất (asubha) v.v...

Sắc Đẹp Mỏng Manh Như Lớp Da

Như bài kinh giải thích, người hành thiền suy niệm về chính cái thân này, được bọc bên ngoài bằng một lớp da và bên trong chứa đầy uế trược, từ gót chân lên đến đỉnh đầu và từ tóc trở xuống. Hành giả quán niệm: "Trong cơ thể này, đây là tóc, lông, móng tay, móng chân, răng, thịt, gân, xương v.v..." Như thế ấy hành giả quán chiếu tánh cách ô trược của thân.

Đây có thể không phải là một đề mục hành thiền có nhiều thích thú đối với người phương Tây. Riêng đối với các bạn trẻ, dầu ở phương Đông hay phương Tây, vẫn không thích xem cơ thể này là ô trược. Tuy nhiên, dầu chúng ta có thích hay không, nếu bình tâm quan sát một cách khách quan "tấm thân dài một sải" này, chúng ta sẽ không tìm thấy trong đó có gì đẹp đẽ như trân châu, như ngọc báu v.v... mà chỉ là một khối uế trược. "Sắc đẹp chỉ ăn sâu bằng bề dày của lớp da" (dưới lớp da mỏng manh này chỉ là thịt, gân, xương, ruột, gan, phèo, phổi v.v... chẳng có gì là đẹp). Dầu là thanh niên, thiếu niên, hay niên cao tuổi lớn, chúng ta cũng nên thấu hiểu thực tại mà ta phải đối phó, cùng với ba đặc tánh của đời sống: sanh, già và chết. Chúng ta sống, thương yêu nhau và vui cười với nhau, trong lúc ấy kiếp sống của chúng ta đang bị tuổi già lấn dần, bị những cảnh vô thường biến đổi siết chặt dần và những đặc tánh kia quả thật cố hữu dính liền với mọi kiếp sinh tồn -- cũng như màu xanh dính liền với cỏ, như chất đắng cố hữu trong ký-ninh -- điều mà tất cả phép mầunăng lực của khoa học không hề biến chuyển được.

"Dường như cánh hoa hồng
Đẹp tợ nhung mà bạn thấy,
Như những nụ hoa vừa chớm nở trên cây,
Như cành mai vô cùng xinh đẹp,
Như buổi bình minh,
Như ánh thái dương, như bóng mát,
Như trái bầu quý báu mà Jonas có trước kia,
Con người cũng dường thế ấy!
Từ ống chỉ tuổi thọ, chỉ được kéo ra,
Và kéo ra, và cứ thế, kéo ra dần dần.

Cánh hồng héo xào,
Những nụ hoa tung toé rơi trước gió,
Mai tàn, bình minh trôi qua,
Mặt trời lặn, bóng mát bay đi,
Trái bầu hư hoại; và con người chết.

Con người cũng cùng thế ấy, chỉ sống từng hơi thở,
Nay chỗ này, mai nơi khác, dường thế ấy, sống và chết.

Con người cũng cùng thế ấy,
Chồng chất bao nhiêu phiền muộn ưu sầu,
Chỉ sống trong ngày nay, và ngày mai sẽ ra đi.
Bản hành ca thật là ngắn ngủi,
Quả thật ngắn ngủi, cuộc hành trình!
Quả đào chắc chắn phải chín mùi, rồi ung thúi,
Quả mận ắt phải rơi lìa cành,
Tuyết phải tan, và dường thế ấy, mọi sự vật."

Một quan niệm về đời sống như thế ấy không phải là bi quan, cũng không phải lạc quan, mà thực tiễn. Đừng ai nghĩ rằng cái nhìn vào đời sống và vào thế gian của người Phật tửđen tối, buồn thảm, và người Phật tửtinh thần thấp kém. Nghĩ như vậy là xa lìa hẳn sự thật. Người Phật tử vẫn đi xuyên qua kiếp sống với một nụ cười.

Từ pháp niệm thân (kàyànupassanà) ta hãy tiến sang pháp niệm thọ (vedanànupassanà). Người hành theo pháp này giác tỉnh chú tâm vào những cảm giác, hay thọ, của mình: vui sướng, đau khổ hoặc trung hoà -- không vui sướng cũng không đau khổ. Khi chứng nghiệm một cảm giác vui, hành giả biết "đây là thọ lạc", bởi vì chính mình đã theo dõi, quan sát và hay biết những thọ cảm của mình. Cùng thế ấy hành giả hay biết các cảm thọ khác và cố gắng chứng nghiệm một cách giác tỉnh các cảm giác ấy theo đúng thực tế, đúng như thật sự nó là như thế ấy. Thế thường, người ta thất vọng khi chứng nghiệm thọ khổ và phấn khởi vui sướng khi hưởng thọ lạc. Công phu niệm thọ giúp cho hành giả chứng nghiệm tất cả những cảm thọ một cách khách quan với tâm xả (bình thản, quân bình, không chao động), và tránh cho con người khỏi bị cảm thọ chi phối, khỏi phải bị lệ thuộc hay làm nô lệ cho cảm giác mình. Do nhờ thiền minh sát (vipassanà) hành giả cũng học nhận thức rằng chỉ có thọ, một cảm giác, và chính thọ ấy cũng phù du tạm bợ, đến rồi đi, sanh rồi diệt, và không có một thực thể đơn thuần nguyên vẹn hay một tự ngã nào thọ cảm.

Niệm tâm (cittànupassanà), pháp thứ ba trong tứ niệm xứ, nói lên cho chúng ta tầm quan trọng của công trình khảo sát tìm hiểu tâm mình và của sự hay biết những tư tưởng phát sanh đến mình. ở đây những tư tưởng này là những tư tưởng tham, sân, si, nguồn gốc khởi phát tất cả những hành động lầm lạc, bất thiện và những tư tưởng đối nghịch, có tánh cách thiện, từ đó phát xuất những hành động tốt, tạo nghiệp lành. Thay vì nhìn đó là những tư tưởng tham ái, hành giả nhìn cái tham chỉ là một trạng thái tâm (saràgam cittam v.v...).

Xuyên qua pháp niệm tâm hành giả cố gắng thấu đạt cả hai, những trạng thái tâm bất thiện và những trạng thái tâm thiện. Hành giả quán chiếu, nhìn thấy cả hai mà không dính mắc luyến ái hay bất mãn khó chịu. Phương pháp bình thản quán chiếu tâm mình một cách khách quan giúp cho hành giả thấu đạt cơ năng thật sự của tâm và những sinh hoạt tâm linh -- bản chất thật sự và hoạt động thật sự của tâm. Những ai thường xuyên niệm tâm sẽ học được phương cách kiểm soát tâm mình.

Một đặc điểm của thế gian ngày nay là nông cạn, chỉ thấy lớp bên ngoài sự vật. Con người hiện đại sẽ thẳng tay bác bỏ những lời này, nhưng nếu có thể nhìn trở lại vào chính mình một cách vô tư thì người ấy sẽ không phủ nhận thực tại. Con người hiện đại không chịu dừng bước để suy tư sâu xa. Cái hình dáng bề ngoài đã chiếm hết tâm trí họ. Ta hãy nhìn xem đến mức độ nào con người hiện đại bị các quảng cáo thương mại và các hàng hoá trưng bày trong tủ kiếng các tiệm buôn ảnh hưởng. Nếu các quảng cáo và hàng hóa trưng bày không ảnh hưởng con người ắt các chủ tiệm sẽ không chịu bỏ ra những số tiền lớn lao vào đó. Phương pháp hành thiền trong Phật Giáo là phương thuốc trị liệutác dụng chữa trị chứng bịnh nông cạn ấy: città-nupassana, pháp niệm tâm tức tự quán chiếu nội tâm, theo dõi và hay biết những tư tưởng phát sanh đến mình.

Con người hiện đại rất ít khi suy tư một cách độc lập. Rất ít khi họ có một quan kiến riêng của chính họ. Thời trang quần áo mà họ mặc, hiệu hàng hóa mà họ mua, tất cả, họ đều nhờ những người làm quảng cáo, những người rao hàng, định đoạt giùm cho họ. Họ bị các khẩu hiệu chính trị gây xúc động thật là dễ dàng! Những khẩu hiệu và những lời tuyên truyền trong chính trường hình như uốn nắn tâm trí con người, và đời sống có chiều hướng trở nên máy móc, con người trở thành bù nhìn, do kẻ khác điều khiển và kiểm soát.

Con người hiện đại hình như thấm nhuần đủ loại ý niệm, quan kiến, dư luậnlý thuyết. Họ được dưỡng nuôi bằng phim ảnh. Tâm trí họ được un đúc bằng vô tuyến truyền hình và rèn luyện bằng vô tuyến truyền thanh. Ngày nay, những gì được trình bày trên báo chí, trên đài phát thanh, truyền hình, một vài loại phim ảnh, một số văn chương và phim ảnh thuộc loại tâm lýtính cách khiêu dâm, có khuynh hướng làm cho con người rối loạn, lầm lẫn, và đưa con người ra khỏi đường lối chân chánh và hiểu biết sáng suốt.

Nhưng người thường xuyên giác tỉnh chú niệm sẽ được bảo vệ chống lại các năng lực hấp dẫntế nhị của nhà làm quảng cáo, được bảo vệ chống lại những tiếng la ó vang rền của nhà tuyên truyền và được bảo vệ chống lại những ảnh hưởng khủng khiếp của các phong trào đại chúng.

Một điểm suy nhược khác của con người hiện đạiham muốn thay đổi, và họ muốn các thay đổi ấy nhanh chóng đi đến kết quả. Thiếu sót lớn lao của họ là trạng thái vắng lặng. Vắng lặng tạo sức mạnh tâm trí. Thiếu vắng lặng đưa đến tình trạng bồn chồn nóng nảy, không nhẫn nhục, và con ngườikhông nhẫn nhục sẽ không bao giờ thỏa mãn, không bao giờ toại nguyện. Người ấy luôn luôn muốn một cái gì mới lạ, muốn tìm cảm xúc mạnh. Người ấy sẽ lấy làm thất vọng nếu sáng ra cầm tờ báo lên mà không thấy hàng tít lớn "giựt gân".

Con người hiện đại khát khao những gì mới lạ. Họ thèm muốn những xúc động mạnh. Họ được dưỡng nuôi bằng những cảm xúc mạnh. Họ sẽ luôn luôn nóng nảy ước vọng điều mới lạ. Họ sẽ hết lòng mong mỏi những phương pháp mới, những cơ khí mới, những thuốc mới, một lối sống mới, một chủ nghĩa mới, và không bao giờ chấm dứt. Thái độ tân thời ấy là dấu hiệu của một chứng bịnh tâm thần --bịnh phóng dật, vọng động, không an tĩnh.

Nơi đây, một lần nữa, giác tỉnh chú niệm là phương thuốc khẩn thiết trọng yếu. Hiểu theo một lối, chú niệm có nghĩa là vắng lặng, và trạng thái tâm vắng lặng làm cho đời sống quân bình. Được rèn luyện để đạt đến tình trạng tĩnh lặng, hành giả sẽ không ôm ấp dưỡng nuôi những khát vọng không cần thiết"Người ấy sẽ đi xuyên qua những thăng trầm của cuộc sống một cách bình thản" (visame samam caranti)

Công trình niệm tâm cũng giúp hành giả nhận thức rõ ràng rằng cái được gọi là tâm chỉ là một tiến trình luôn luôn biến đổi, gồm những trạng thái tâm cũng luôn luôn biến đổi, và trong đó không có gì như một thực thể nguyên vẹn, đơn thuần, gọi là ta hay bản ngã.

Pháp chú niệm thứ tư là dhammànupassanà, niệm pháp. Pháp này bao gồm tất cả những lời dạy chánh yếu của Đức Phật, phần lớn đã được thảo luận trong quyển "The Buddha's Ancient Path", cùng một tác giả với sách này.

Niệm pháp không phải là suy tư hay luận lý suông mà cùng đi chung với tâm giác tỉnh chú niệm và phân biện, hay biết những đối tượng của tâm ấy như thế nào, khi nó phát sanh và chấm dứt (samudayavaya). Thí dụ như khi có tham dục hiện hữu hành giả hay biết, "có tham dục phát sanh đến ta". Hoặc khi không có tham dục, hành giả hay biết, "không có tham dục ở ta" v.v... Hành giả cũng chú niệm như thế ấy đối với các pháp triền cái (nìvaranàni) khác.

Cùng một thế ấy hành giả giác tỉnh chú niệm và phân biện ngũ uẩn thủ (panca-upàdànakkhandhà) -- sắc, thọ, tưởng, hành, thức.

Hành giả giác tỉnh chú niệm, phân biện lục căn (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) và lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp). Nơi đây hành giả thấu đạt rành rẽ đây là mắt, đây là hình thể và thấu hiểu thằng thúc nào phát sanh tùy thuộc nơi nhãn căn và nhãn trần ấy; Hành giả thấu đạt rành rẽ tai và âm thanh ... mũi và mùi ... lưỡi và vị ... thân và vật được xúc chạm ... ý và đối tượng của tâm, và thấu hiểu những thằng thúc nào phát sanh tùy thuộc nơi những căn và những trần ấy. Hành giả cũng thấu đạt sự chấm dứt của những thằng thúc ấy.

Cùng một thế ấy hành giả phân biện thất giác chi (satta bojjhanga, bảy chi của sự giác ngộ) và tứ diệu đế(cattàri ariyasaccàni). Nơi đây tứ diệu đế không thuộc về loại hiểu biết ở tầng lớp trí thức, hiểu biết bằng cách luận lý, mà là những gì hành giả gặp thấy và thật sự chứng nghiệm.

Như thế ấy hành giả giác tỉnh chú niệm, quán chiếu và thấu đạt các pháp, đối tượng của tâm. Hành giả sống độc lập, hoàn toàn không bám níu vào bất luận gì trên thế gian. Tứ niệm xứ là pháp mà tất cả các sắc thái khác của Giáo Pháp (Dhamma) đều tập trung hướng về.

Trong bài kinh Niệm Xứ, mỗi đoạn mô tả một "niệm xứ" đều chấm dứt bằng câu: "Hành giả sống độc lập, không bám níu vào bất luận gì trên thế gian; bởi vì "mọi sự vật đều không bền vững." Đó là mục tiêuhành giả nhắm đến, là cứu cánhhành giả hết lòng ước nguyện thành đạt và tận lực gia công thành tựu. Nơi đây, "sống độc lập" có nghĩa là đã vượt lên, thoát ra khỏi ái dụctà kiến (tanhà, ditthi), và "thế gian" là thế giới của chúng sanh, cái thế gian "tâm-vật-lý" của chính mình. Hành giả không còn bám níu vào tiến trình danh-sắc này, và không xem đó là một bản ngã thường còn, một thực thể đơn thuần, hay một cái "ta" vĩnh cửu.

Câu Chuyện Chiếc Bè

Sở dĩ chúng ta bám bíu, đeo níu vào những sự vật, vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri, là vì chúng ta còn tham, còn muốn có. Nếu có thể tự rèn luyện nghệ thuật nhìn sự vật với tâm bình thản, không luyến ái, chừng đó ắt chúng ta học được pháp buông xả, để cho tất cả trôi qua. Dây trói buộc chúng ta không phải ở trong giác quan hay trong đối tượng của giác quan. Nó ở trong lòng tham ái của chúng ta, khởi phát khi giác quan tiếp xúc với đối tượng của nó. Như vậy, vấn đề và đường lối giải quyết vấn đề, chứng bịnh và phưong thức trị liệu, đều nằm bên trong chúng ta. Hãy tự rèn luyện nghệ thuật từ khước, buông bỏ. Đúng thật là rất khó mà sống không bám níu vào bất luận gì trên thế gian, và sự cố gắng của chúng ta nhằm tiến đạt đến mức độ tinh thần cao siêu ấy xem chừng như vượt quá tầm khả năng của chúng ta. Mặc dầu vậy, đây là một thành tựu đáng cho ta kiên trìliên tục gia công. Có nhiều vị đã tận lực gia công, kiên trì cố gắng, và vượt đến tuyệt đỉnh tinh thần trong chính kiếp sống này. "Hãy gieo một hành động và gặt hái một thói quen, Hãy gieo một thói quen và gặt hái một tâm tánh. Hãy gieo một tâm tánh và gặt hái một định mạng -- bởi vì tâm tánh là định mạng."

Về điểm này Đức Phật có dạy câu chuyện ngụ ngôn chiếc bè rất là hứng thú. Hãy lắng tai nghe lời Ngài:

"Này chư tỳ khưu, Như Lai sẽ thuật cho các con nghe câu chuyện chiếc bè, để dạy rằng Giáo Pháp phải được xử dụng để sang sông chớ không phải để ôm giữ. Hãy thận trọng chú tâm lắng nghe."

"Bạch Đức Thế Tôn, chúng con xin vâng," các vị tỳ khưu trả lời. Đức Phật dạy tiếp:

"Này chư tỳ khưu, trong cuộc hành trình dài dẳng người kia đi đến một con sông rộng lớn, ngăn ngang trước mặt. Bờ bên này thì đầy hiểm nguy rất đáng sợ. Bên kia thì an toàn. Nhưng không có thuyền hay cầu để sang sông. Người kia nghĩ: 'Thật là rộng lớn, con sông này quả thật là rộng, bờ bên này đầy hiểm hoạ, nhưng bên kia thì châu toàn. Vậy ta nên quơ nhặt cây, nhánh và cỏ, lá để kết thành chiếc bè rồi sẽ dùng cả tay lẫn chân để bơi sang bờ bên kia.'

"Và lúc ấy, này chư tỳ khưu, người kia kết thành chiếc bè và tận lực cố gắng dùng cả tay lẫn chân bơi sang sông một cách an toàn. Khi đã đến bờ bên kia người ấy suy nghĩ: 'Chiếc bè này quả thật là hữu dụng. Nhờ nó mà ta sang được đến bờ bên này một cách châu toàn. Vậy, dầu có đi đâu ta cũng nên đội nó trên đầu hay vác nó trên lưng.'

"Này chư tỳ khưu, các con nghĩ thế nào? Nếu hành động như vậy người ấy có xử dụng chiếc bè một cách thích nghi không?"

"Bạch Đức Thế Tôn, không."

"Bây giờ, thí dụ như người ấy đã được đến bờ bên kia một cách châu toàn rồi nghĩ rằng: 'Chiếc bè này thật hữu dụng, nhờ nó mà ta đã vượt đến bờ bên này một cách châu toàn. Vậy ta nên kéo nó lên bãi, hoặc để nó trôi đâu cũng được, phần ta thì hãy thong dong, mặc tình muốn đi đâu tùy ý.' Nếu hành động như vậy, này chư tỳ khưu, ắt người kia đã xử dụng chiếc bè một cách thích nghi.

Cũng dường thế ấy, này chư tỳ khưu, Như Lai lấy câu chuyện chiếc bè làm hình ảnh cụ thể để dạy rằng công dụng của Giáo Pháp là giúp ta vượt sang bờ bên kia, chớ không phải để ôm giữ. Này chư tỳ khưu, đã thấu hiểu ý nghĩa của Giáo Pháp (Dhamma) mà Như Lai dùng câu chuyện chiếc bè để dạy, các con hãy buông bỏ các thiện pháp (dhamma); càng phải buông bỏ hơn nữa những pháp bất thiện (adhamma)."

Ta thích thú ghi nhận rằng theo Bản Chú Giải, danh từ "dhamma" mà ở đây được phiên dịch là "thiện pháp", có nghĩa là tâm vắng lặng hay tâm định (samatha) và tuệ minh sát (vipassanà). Chí đến những trạng thái tinh thần cao siêu như vậy, khi đã đạt đến rồi hành giả cũng không nên bám níu hay dính mắc, mà phải buông bỏ. Khỏi cần đề cập đến các pháp bất thiện.

Cái Nhìn Chủ Quan và Cái nhìn Khách Quan

Trong bài kinh Satipatthàna Sutta, Niệm Xứ, chú niệm chỉ đặc biệt liên quan đến bốn "xứ": thân, thọ, tâm và pháp. Pháp niệm thân giúp ta nhận thức rành mạch và tận tường bản chất thật sự của vạn pháp bằng cách phân tách sự vật chí đến mức cùng tột, đến thành phần cơ bản cuối cùng. Công trình nhận xét vô cùng tỉ mỉ chính bản thân mình giúp ta thấu triệt rằng thân này chỉ là một tiến trình luôn luôn biến chuyển, trong đó không có một thực thể hay một đơn vị nào có thể được xem là bền vững, thường còn.

Một điểm đặc biệt của tâm sở "niệm" tối quan trọng này là nó bao hàm phương pháp nhìn sự vật một cách khách quan, thay vì chủ quan. Vậy ta cần phải hiểu rõ sự khác biệt giữa cái nhìn chủ quan và cái nhìn khách quan. Pháp tứ niệm xứ phải được thực hành một cách khách quan, không có phản ứng chủ quan nào. Điều này có nghĩa là hành giả chỉ quan sát suông, không vấn vương dính mắc với đề mục, không thấy mình liên hệ với đề mục. Chí đến chừng ấy hành giả mới có thể nhìn thấy hình ảnh thật sự của sự vật -- thấy sự vật đúng trong bối cảnh của nó, đúng như thật sự sự vật là vậy, chớ không phải thấy phớt bề ngoài, hình như sự vật là vậy.

Khi quan sát vật gì một cách chủ quan thì tâm ta dính mắc trong ấy, và ta cố gắng tự đồng hoá với nó. Ta cố gắng suy xét, ước đoán, đánh giá, khen chê và phê bình vật ấy. Quan sát như vậy sự quan sát của ta sẽ bị nhượm màu. Vậy, hành tứ niệm xứ -- tức niệm thân, niệm thọ, niệm tâmniệm pháp -- hành giả phải quan sát một cách vô tư, không quanh co, không thành kiến ưa thích hay ghét bỏ, hoặc có ước đoán hay ý niệm nào trước. Nói cách khác, chú niệm phải được thực hành một cách khách quan, giống như ta là người ở ngoài nhìn vào mà không có bất luận thành kiến nào.

Khi "niệm thân trong thân" (kaye kàyànupassi) hành giả chỉ chú tâm vào thân mà thôi, không để ý gì đến những cảm giác (thọ), đến những trạng thái tâm (tâm), hay những đối tượng của tâm (pháp) liên quan đến thân. Về điểm này ta nên nhớ nằm lòng phương cách chính xácrõ ràngĐức Phật dạy đạo sĩ Bàhiya. Ông ta là vị lãnh đạo của một giáo phái và ông tin rằng mình đã đắc Quả A La Hán, bậc ùng Cúng. Nhưng về sau, nghe lời khuyên của một người khác ông đến xin Đức Phật truyền dạy cho một pháp hành có thể đưa đến Đạo Quả A La Hán. Đức Phật biết rằng Bàhiya là người hiểu biết. Ngài dạy những lời như sau:

"Này Bàhiya, hãy rèn luyện như thế này: 'Trong cái thấy phải biết rằng chỉ có sự thấy, trong cái nghe chỉ có sự nghe, trong xúc cảm (như hay biết mùi, vị và xúc giác) phải biết rằng chỉ có xúc cảm, và trong khi hay biết, chỉ có sự hay biết.'"

Ở đây, ý niệm "Tôi đang thấy, tôi đang nghe, đang hưởi, đang nếm, đang sờ đụng, đang ý thức" đã được loại trừ. Quan niệm về cái "ta", hay ảo kiến về một bản ngã, đã tan biến. Phương cách chú tâm này loại trừ tình trạng căng thẳng, làm cho tâm trở nên vắng lặng và nghỉ ngơi. Vì lẽ ấy người hành thiền không thấy cần phải ngủ nhiều. Khỏi cần bàn đến thành quả của pháp hành thiền ở mức độ cao, chỉ riêng nghệ thuật nhìn vào và thấy các hiện tượng thiên nhiên không thôi cũng có nhiều người không biết, bởi vì nhiều người không bao giờ tập luyện nhìn sự vật một cách khách quan.

Thí dụ như đang nhìn một cảnh hoàng hôn đẹp đẽ, nếu ta bắt đầu quán xét và phê bình, quan sát một cách chủ quan, tâm trạng ấy đem ta đến rất gần, rung động cùng nhịp, và sống với cảnh vật, mà không thấy cái đẹp của cảnh trời chiều. Ta không thật sự thấy cái đẹp của cảnh mặt trời lặn. Nhưng nếu nhìn một cách khách quan với tâm hồn an tĩnhvắng lặng, trọn vẹn chú tâm, ta sẽ thưởng thức đầy đủ cái đẹp của cảnh hoàng hôn và cũng thấy được rằng cái mà ta gọi là "đẹp" ấy chỉ phù du tạm bợ, vô thường và không ngừng biến chuyển. Thí dụ kể trên có thể áp dụng vào nhiều trường hợp. Nếu ta có thể nhìn một nụ hoa hồng hay một cành hoa sen vừa chớm nở một cách khách quan, không có phản ứng chủ quan, ắt ta sẽ thấy cái đẹp của nó, thấy trọn vẹnrõ ràng hơn nhiều người khác. Nếu là người yêu nhạc và trọn vẹn chú tâm lắng nghe tiếng nhạc, có thể ta thưởng thức điệu nhạc hơn là người nhạc sĩ đang lo lắng trong kỹ thuật trình diễn.

Vắng LặngMinh Sát

Dầu tiến đạt đến mức độ khá cao của tâm định vắng lặng (samàdhi) hành giả vẫn chưa ở trong vị thế châu toàn, bởi vì những khuynh hướng ô nhiễm ngủ ngầm (anusaya) vẫn chưa được hoàn toàn loại trừ. Các bợn nhơ tinh thần ấy chỉ tạm thời ngủ ngầm và có thể phát hiện trở lại bất cứ lúc nào mà hoàn cảnh thuận tiện, và đầu độc tâm trí nếu hành giả lơ đểnh dể duôi, không dũng mãnh kiên cố chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định. Vì lẽ chưa hoàn toàn loại trừ các bợn nhơ ngủ ngầm trong tâm, hành giả chưa tuyệt đối thanh tịnh và còn có thể bị những thúc giục bất thiện lôi cuốn, chưa ở trong trạng thái tuyệt đối châu toàn. Tâm hành giả vắng lặng nhờ định (samàdhi). Nhưng chính nhờ thiền minh sát (vipassana) mới có thể tận diệt các pháp bất thiện ngủ ngầm. Do đó, vị hành giả đã tu tập trong giới và định, phát triển tuệ minh sát. Như vậy, công phu hành thiền nhằm phát triển tâm định vắng lặng (samàdhi) không bao giờ tự nó là mục tiêu cứu cánh. Nó chỉ là phương tiện nhằm đưa đến cái gì cao siêu hơn, một cái gì tối quan trọng: Tuệ minh sát, vipassanà. Nói cách khác tâm định chỉ là phương tiện để thành tựu chánh kiến, chi đầu tiên của Bát Chánh Đạo. Mặc dầu chỉ là phương tiện, tâm định có một vai trò tối quan trọng trên Con Đường. Nó còn được gọi bằng một tên khác là citta-visudhi, tâm tịnh, và hành giả hoàn tất giai đoạn này của Thanh Tịnh Đạo bằng cách tiêu trừ các pháp triền cái. Đức Phật dạy: "Hãy phát triển tâm vắng lặng. Vị đệ tử đã thành đạt tâm vắng lặng thấy sự vật đúng như sự vật là vậy" (samàdhim bhàvetha, samàhito yathà bhùtam pajànàti).

"Có hai pháp (dhamma), này chư tỳ khưu, phải được phát triển để thấu hiểu tham, sân, si ... Hai ấy là gì? -- vắng lặngminh sát. Hai pháp ấy phải được trau giồi và phát triển để tiêu trừ, tận diệt và chấm dứt tham, sân, si ..."

Ở một trường hợp khác Đức Phật còn dạy thêm:

"Có hai pháp, này chư tỳ khưu, cùng góp phần phát triển trí tuệ (vijjà-bhàgiya): vắng lặngminh sát. Khi trạng thái vắng lặng được phát triển, tâm cũng phát triển; tâm phát triển tiêu trừ ái dục. Khi minh sát được phát triển, trí tuệ cũng phát triển; tuệ minh sát tiêu trừ vô minh. Một cái tâm mà bị ái dục làm ô nhiễm ắt không giải thoát được. Khi bị vô minh che lấp, ắt trí tuệ không phát triển."

Do đó, tâm được giải thoát (ceto vimutti) nhờ rửa sạch ái dục. Giải thoát bằng trí tuệ (pannà-vimutti) là nhờ rửa sạnh vô minh.

Theo những lời dạy trên đây của Đức Phật, rõ ràng vắng lặngminh sát, hay nói cách khác, chánh địnhchánh kiến của Con Đường không thể tách rời nhau. Cả hai cùng hỗ trợ lẫn nhau. Nếu khôngtâm định ở một mức độ nào, ắt không thể phát triển tuệ minh sát. Và nếu khôngtuệ minh sát ở một mức độ nào, ắt không thể phát triển tâm định vắng lặng. Cả hai không thể lìa nhau; điều này được Đức Phật giải thích như sau:

"Người thiếu trí tuệ không định tâm, 
Người thiếu tâm định không có trí tuệ
Người được cả hai, định và tuệ, 
Người ấy quả thật đã ở cạnh Niết Bàn."

Tự Hiểu Biết Mình

Vị hành giả đã an trụ vững chắc tâm định bằng pháp niệm hơi thở, giờ đây hướng tâm về thiền minh sát (vipassanà bhàvanà). Nơi đây vipassanà, hay minh sát, có nghĩa là sáng suốt hiểu biết tận tường sự vật đúng như thật sự sự vật là vậy, là thấu triệt thực tướng của sự vật, tức thấy rõ bản chất vô thường, khổ, vô ngã của ngũ uẩn. Theo ngôn ngữ thông thường, đó là hiểu biết chính mình. Chúng ta không thể tự hiểu biết mình một cách dễ dàng bởi vì những khái niệm sai lầm, những ảo tưởng vô căn cứ, những thành kiến lầm lạc và những ảo giác mê hoặc của chúng ta đã dẫn dắt chúng ta lầm đường lạc nẻo. Do công phu hành thiền minh sát ta cố gắng tiêu trừ ảo tưởng (màyà), những khái niệm (pannati) và những ảo giác mê hoặc (vipallàsa) và thấy đúng thực tướng của chính mình.

Khi đã tiến bộ khá nhiều trong pháp niệm hơi thở, tâm trở nên vắng lặng nhờ đã chế ngự năm pháp triền cái, hành giả có thể nhận thấy bản chất vô thường của chính hơi thở mình; sự phát sanh và chấm dứt của luồng hơi thở cũng giống như các lượn sóng trên mặt biển, phát sanh, nhô lên, rồi tràn xuống và tan biến. Bây giờ, nương theo hơi thở vô thường, hành giả cố gắng nhận chân bản chất vô thường của ngũ uẩn. Sự phân tách cái được gọi là chúng sanh ra làm năm uẩn luôn luôn biến đổi cho thấy rõ ràng rằng không có gì nằm trong đó, không có gì được vĩnh viển tồn trử bên trong cái được gọi là chúng sanh ấy -- tiến trình danh và sắc ấy. Cũng nên nhớ nằm lòng liên hệ mật thiết giữa các chi niệm (sati), trạch pháp (dhamma-vicaya), tấn (viriya) v.v... của thất giác chi đã được đề cập đến trong phần niệm pháp (dhammànupassanà). Với tâm giác tỉnh chú niệm hành giả trạch pháp, tức quan sát, phân tách các pháp. Nơi đây danh từ "dhamma", "pháp", có nghĩa là danh và sắc, hai phần tâm linh và thể xác của con người. Muốn hoàn mãn trạch pháp, hành giả cần phải quyết tâm thực hành tứ chánh cần để nhận thức rõ ràng sinh hoạt của những tâm sở, hầu khắc phục những tư tưởng bất thiệnbảo tồn những tư tưởng thiện. Khi hành giả kiên trì tận lực phân tách danh và sắc của mình như thế ấy và thấy được những gì mà mắt thường không thể thấy, tức thấy đúng theo tuệ minh sát chừng ấy ắt có phát sanh tâm phỉ lạc thuần túy (àraddha viriyassa uppajjati pìti niràmisa).

Biến đổi, hay vô thường (anicca), là đặc tánh chánh yếu của các hiện tượng sinh tồn. Chúng ta không thể nói đến vật gì, dầu vô tri vô giác hay hữu giác hữu tri rằng, "cái nầy tồn tại", bởi vì trong thời gian mà ta thốt ra lời nói trên thì nó đã đổi thay, thành cái gì khác. Ngũ uẩn là cái gì được kết hợp lại và phát sanh do điều kiện và vì thế, ngũ uẩn luôn luôn bị định luật nhân và quả chi phối. Thức, hay tâm và các yếu tố thành phần của nó (tâm sở), không ngừng biến chuyển. Mặc dầu ở một tốc độ thấp hơn, cơ thể vật chất cũng dường thế ấy, luôn luôn thay mới, biến đổi trong từng khoảnh khắc. "Người thấy rõ ràng các uẩn vô thườngvô thường, là có chánh kiến."

Đức Phật nêu ra năm hình ảnh cụ thể để chỉ dạy bản chất vô thường của ngũ uẩn. Ngài ví sắc như một khối bọt, thọ như bong bóng nước, tuởng như ảo cảnh, hành như lục bình (một loại cây mềm, trống ruột), và thức như ảo tưởng:

"Này chư tỳ khưu, có chăng một bản thể đơn thuần vững bền, trong khối bọt, trong bong bóng nước, ảo cảnh, loại cây trống ruột, hay ảo tưởng?"

Và Ngài dạy tiếp:

"Bất luận hình thể vật chất nào trong quá khứ, vị lai, hay hiện tại, ở trong hay ở ngoài, thô kịch hay vi tế, thấp hay cao, xa hay gần, hành giả nhìn, suy niệm, quan sát hình thể vật chất ấy với sự chú tâm chân chánh (yoniso manasikàra, sự chú ý sáng suốthệ thống). Nhìn như thế ấy, suy niệm và quan sát với sự chú tâm chân chánh, hành giả sẽ thấy nó rỗng không, không có thực chất, không có bản thể. Này chư tỳ khưu, có chăng một bản thể đơn thuần trong sắc?".

Cùng thế ấy Đức Phật giảng giải bốn uẩn còn lại và hỏi:

"Này chư tỳ khưu, có chăng một bản thể đơn thuần vững bền trong thọ, tưởng, hành, thức?"

Như vậy ta thấy rằng do công phu trạch pháp ngũ uẩn, sẽ phát sanh đến hành giả một mức độ tư tưởng khá tiến bộ. Chính đến giai đoạn này sự hiểu biết chân chánh, chánh kiến, tuệ minh sát (vipassanà) bắt đầu tác động. Và chính nhờ tuệ minh sát này mà hành giả nhận thức tận tường bản chất thật sự của ngũ uẩn, và thấy ngũ uẩn dưới ánh sáng của ba đặc tướng (ti-lakkhana): vô thường, khổ, vô ngã. Đức Bổngiải thích như sau:

"Này chư tỳ khưu, ngũ uẩnvô thường (anicca); bất luận cái chi là vô thường, đó là khổ (dukkha, bất toại nguyện); đó là vô ngã (anattà), không phải là của ta, không phải là ta, không phải là bản ngã của ta, Vậy, phải thấy nó bằng trí tuệ tuyệt hảo (sammap-pannàya) đúng như thật sự nó là vậy. Người mà thấy thực tướng của nó bằng trí tuệ tuyệt hảo, tâm người ấy không cố bám vào, mà xa lìa phiền não, người ấy giải thoát."

Không phải chỉ có ngũ uẩnvô thường, khổ và vô ngã mà những nhân và duyên tạo điều kiện cho ngũ uẩn phát sanh cũng là vô thường, khổ và vô ngã. Đức Phật chỉ dạy rành mạch điều này:

"Này chư tỳ khưu, sắc, thọ, tưởng, hành, thức là vô thường; bất luận những gì là nhân và duyên tạo điều kiện cho ngũ uẩn phát sanh cũng là vô thường. Làm thế nào mà ngũ uẩn, phát sanh từ những nhân và duyên vô thường, lại có thể thường còn?" "Cái gì là vô thường ắt không đáng cho ta thỏa thích trong đó, không đáng cho ta chấp nhận, chấp thủ vào ..."

Chúng ta chỉ thật sự sống trong mỗi khoảnh khắc, và khoảnh khắc kế tiếp sau đó là một kiếp sống khác. Như vậy, hiểu theo ý nghĩa cùng tột, kiếp sống của chúng ta chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc. Đôi khi ta nói cuộc sống bay qua như chớp nhoáng. Sống rồi chết trong mỗi khoảnh khắc. Hôm nay là ngày mai của ta trong ngày hôm qua. Tâm của người hành thiền không còn dính mắc trong quá khứ hay vị lai, sẽ có thể sống sáng suốt và hữu lý trong thế gian.

Điều chánh yếu trong thiền minh sát nằm trong sự chứng nghiệm, chớ không phải trong những buổi thuyết Pháp và trong kinh sách giảng về pháp hành thiền, mặc dầu nghe giảng Phápđọc kinh sách về thiền tập vẫn có lợi ích. Không nên vọng móng duyên theo, hay cố bám vào mục đích hay thành quả nào trong khi hành thiền. Đây là pháp hành trong đó không có bất luận sự cố chấp vào bất cứ gì, vật chất, tinh thần hay đạo đức; bởi vì tất cả mọi sự vật đều không bền vững. Khi ta vừa bám vào thì nó đã không còn nữa. Hãy luôn luôn giác tỉnh và chú niệm. Kinh Niệm Xứ luôn luôn nhắc đi và lặp lại câu: "Vị ấy sống độc lập và không bám níu vào bất luận gì trong thế gian" (anissito ca viharati na ca kinci loke upàdiyati). Đó là thành quả mà người hành thiền đạt đến.

Loại Trừ Mê Hoặc

Khi còn chưa thấy được thực chất của sự vật thì quan kiến của chúng ta luôn luôn bị che lấp trong đám mây mờ mê hoặc. Bởi những ưa thích và ghét bỏ của mình, chúng ta không thấy rõ giác quan (căn) và những đối tượng của nó (trần) một cách khách quan trong bối cảnh thật sự của nó, rồi chạy theo rượt bắt những ảo cảnh, ảo tưởng, ảo giác và những gì giả tạo phỉnh lừa ta. Giác quan của chúng ta bị lầm lạc và dẫn dắt chúng ta đi lầm đường lạc nẻo. Chúng ta không thấy sự vật trong ánh sáng của thực tế, vì lẽ ấy phương cáchchúng ta nhìn sự vật bị sai lạc.

Tâm mê hoặc lầm tưởng cái không thật là thật, thấy cái bóng bay qua ngỡ đó là cái gì có thực chấttrường tồn vĩnh cửu, và kết quả là tâm thần bấn loạn mù mờ, xung đột, bất điều hòa, và triền miên đau khổ. Người sống trong tình trạng mê hoặc ắt nhận thức, suy tư và hiểu biết sai lầm. Người ấy thấy trường tồn vĩnh cửu trong những sự vật vô thường tạm bợ, thấy hạnh phúc trong đau khổ, thấy một bản ngã trong cái vô ngã, thấy đẹp đẽ trong cái đúng ra phải dứt bỏ, khước từ. Người ấy cũng suy tư và hiểu biết lầm lạc như thế ấy. Như vậy, mỗi mê hoặc tác động theo bốn đường lối và dẫn dắt con người đi sai lạc, che lấp quan kiến, và gây hoang mang. Chính giác quan của con người làm cho con người sai lầm mê hoặc. Đó là do sự chú tâm không thích nghi (ayoniso-manasikàra, sự chú ý kém sáng suốt, không có quy củ), suy tư không sáng suốt. Người mà không thấy rõ bản chất thật sự của thế gian này, không thấy đường lối và khuynh hướng của nó và hậu quả đương nhiên phải có của hành động và người mà không thể thấy rằng kiếp sống này quả thật không vĩnh cửu trường tồn trong đó không có chân hạnh phúc, rồi luyến ái, đeo níu, dính mắc vào thế gian, người ấy rõ thật chưa trưởng thành. Người ấy phải thuần thục trong chánh kiến trước khi thông điệp của Giáo Pháp (Buddhadhamma)có thể thấm nhuần họ. Đám mây mờ tham ái, ngã mạnsi mê đang bao phủ kín mít người ấy thật là dầy đặc và kiên cố. Mối hiểm họa vô cùng rùng rợn của đời sống, nằm trong sự hiểu biết đời sống; bởi vì tất cả mọi sự vật ở đây, tất cả những gì liên quan đến thế gian, đều biến đổi; không có trường hợp ngoại lệ, ta không thể nương cậy vào bất luận gì.

Chỉ có chánh kiến, hay tuệ minh sát, mới loại trừ những mê hoặc ấy và giúp con người nhận chân bản chất thật sự của cuộc sống, nằm phía dưới lớp mặt bên ngoài. Đến lúc vượt ra khỏi đám mây mờ mê hoặclầm lạc, con người mới có thể chói ngời, rực rỡ sáng lạng với trí tuệ thật sự, như vầng trăng rằm vượt qua khỏi đám mây đen kịch che án.

Khi thảo luận về tam học: giới, định, tuệ, tức ba pháp tu học dẫn đến giải thoát cuối cùnghoàn toàn thanh tịnh, ta cũng nên hiểu biết những bợn nhơ tinh thần, hay các khuynh hướng bất thiện ngủ ngầm bên trong con người tác động như thế nào.

Khi những ô nhiễm và khuynh hướng ngủ ngầm nằm im lìm sâu kín trong tâm của con người thì được gọi là anusaya. Nó ngủ ngầm ngày nào mà không có gì khơi động. Năm giác quan cùng với ý là sáu, lục căn, cung cấp thức ăn để khơi động các pháp bất thiện ngủ ngầm dưới hình thức sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Sáu loại thực phẩm này có thể ngọt bùi, cũng có thể cay đắng. Dầu cay đắng hay ngọt bùi, sáu đối tượng của giác quan này tác động như những kích thích, và liền sau đó những khuynh hướng hay ô nhiễm ngủ ngầm, được khích động, phát sanh và trồi lên mặt. Sự trổi dậy của các khuynh hướng ngủ ngầm này được gọi là pariyutthàna hay samudàgata. Một khi được khơi động và trổi dậy, các khuynh hướng ngủ ngầm này tìm một lối thoát để vượt đi. Nếu con người không thể vận dụng sự chú tâm chân chánh và có hệ thống (yoniso-manasikàra) để làm lắng dịu những khuynh hướng vừa trổi lên thì nó thoát ra bằng cửa miệng hay cửa hành động, khẩu hay thân, hoặc cả hai cùng một lúc, và điều này được gọi là vìtikkama, vượt quá mức, hay vượt qua khỏi.

Trong ba giai đoạn phát triển của khuynh hướng ngủ ngầm, giai đoạn thứ ba, "vượt quá mức" là thô kịch, giai đoạn thứ nhì, "trổi dậy" là vi tế, và giai đoạn đầu tiên, "ngủ ngầm", càng vi tế hơn. Ba loại khí giới để khắc phục nó và giải phóng tâm ra khỏi kềm kẹp của nó là: giới, định và tuệ.

Do giới, sìla, mọi hành động bất thiện bằng thân và khẩu đều được kiểm soát và loại trừ. Đúng rằng trong pháp học để rèn luyện thân và khẩu, phần nào cũng cần phải có kỷ luật tinh thần, mặc dầu không nhất thiết phải kiên trì hành thiền.

Nhờ giới đức trong sạch con người có thể trở nên vắng lặngbình tĩnh trong thân và khẩu, nhưng ở tâm thì không. Người ấy còn thiếu tâm định (samàdhi). Mặc dầu có chiều hướng giúp cho tâm trở nên vắng lặng, giới đức không thể kiểm soát tâm. Tâm định an trụ, với sự chú tâm sáng suốt và chân chánh, chế ngự loại khuynh hướng bất thiện thứ nhì (trổi dậy), và ngăn ngừa không để cho nó thoát ra. Tuy nhiên, tâm định không thể tận diệt các khuynh hướng ngủ ngầm Chính nhờ trí tuệ, tức tuệ minh sát, vipassanà, tất cả mầm móng, tất cả khuynh hướng bất thiện ngủ ngầm được diệt trừ tận gốc rễ. Và từ đó hành giả không còn bị những sự vật phù du tạm bợ làm hoang mang, bấn loạn tinh thần hay lầm đường lạc bước, không còn bị thế gian hiện tượng bao phủ tâm trí như đám mây mờ dầy đặc; bởi vì hành giả đã vượt lên khỏi mọi khả năng của sự lầm lạc, không còn có thể sai lầm, đã trở nên tuyệt đối vô nhiễm, tình trạng mà chỉ có tuệ minh sát mới có thể đem lại. Và đây là giải thoát (vimutti), bước ra ngoài (nissarana) vòng luân hồi (samsàra) lẩn quẩn sanh tử triền miên. Giờ đây ta hãy tự nhắc lại tuyên ngôn của Đức Thế Tôn trong phần mở đầu kinh Niệm Xứ, Satipattthàna Sutta:

"Pháp Niệm Xứcon đường duy nhất để chúng sanh tự thanh lọc, nhằm vượt qua khỏi phiền nãota thán, diệt trừ đau khổưu phiền, đạt đến chánh đạochứng ngộ Niết Bàn."

Tóm Lược

Như đã thảo luận ở phần trên, khởi điểm trong hệ thống quản trị và giáo huấn của Đức Phật (Buddha-sàsana) là giới, hay tác phong đạo đức. Đứng vững hai chân trên nền tảng giới đức, hành giả phải cố gắng thuần hóa, khép cái tâm chao động vào khuôn khổ kỹ cương. Đức Phật chỉ dạy hàng môn đệ những đường lối và phương tiện để chế ngự khẩu nghiệpthân nghiệp bất thiện. Đã thuần hóa lời nói, kiểm soát hành động và nuôi mạng trong sạch bằng cách hành nghề sinh sống chân chánh, hành giả vững vàng thiết lập cho mình một nếp sống đạo đức thanh cao. Trong khi luyện tập tự chế thân và khẩu, hành giả cũng nên canh phòng những cánh cửa của giác quan -- thu thúc lục căn -- bởi vì nếu lơ đểnh lãng quên canh phòng sáu cửa giác quan, các tư tuởng bất thiện sẽ từ từ lẫn chen vào, lấn át dần dần và xâm chiếm tâm. Hành giả cố gắng giữ tâm quân bình bằng cách đẩy lui những ưa thích và ghét bỏ, và kiên trì thu thúc lục căn, ăn uống độ lượng và luôn luôn giác tỉnh, không ngừng chú niệm.

Bây giờ, nếu kiên trì chuyên cầngiác tỉnh chú niệm, hành giả sẽ tiến bộ vững chắc và bắt đầu công phu khó khăn hơn, là hành thiền. Hành giả chọn một đề mục hành thiền thích hợp với tâm tánh mình và liên tục thực hành, không để gián đoạn. Chuyên cần làm như vậy, một ngày nọ hành giả sẽ chế ngự mọi chướng ngại tinh thần, hoàn toàn kiểm soát cái tâm chao động của mình và thành đạt tâm định vắng lặng. Với thân khẩu thanh tịnh, lục căn thu thúc và tâm thuần hóa, hành giả hoàn toàn làm chủ lấy mình.

Khi đã hoàn bị trong pháp tu tập về giới và định (sìla-sikkhà và samàdhi-sikkhà), hành giả tận lực thành tựu trí tuệ thật sự, tuệ minh sát, bằng cách thấy tất cả mọi sự vật đúng theo thực tướng của nó (yathàbhùtam). Thấy đúng thực tướng của vạn pháp, như đã thảo luận ở phần trên, là thấy bản chất vô thường, khổ, vô ngã, của tất cả các pháp hữu vi. Đối với vị đệ tử của Đức Phậtchuyên cần hành thiền như vậy "thế gian" không phải là cái thế gian bên ngoài, hay là thế gian mà ta được biết xuyên qua kinh nghiệm, mà chính là thân và tâm của con người -- thế gian ngũ uẩn thủ. Chính cái thế gianhành giả cố gắng thấu triệtvô thường, khổ và vô ngã. Và cũng chính cái thế gian sắc và danh ấy mà Đức Phật hàm ý khi Ngài dạy Mogharàja:

"Này Mogharàja, hãy luôn luôn giác tỉnh chú niệm, nhận thức rằng thế gianhư không (sunna) -- từ bỏ ý niệm về một bản ngã thường còn -- nhờ đó mà có thể khắc phục Ma Vương (Màra, cái chết).

Phương pháp hành thiền minh sát bao hàm việc thành tựu tri kiến bằng cách quán chiếu trực tiếp. Và công phu trực tiếp quán chiếu đưa đến tự nương tựa nơi chính mình và tâm quân bình vững chắc. Tri kiến này vượt ra ngoài phạm vi trí thức, thoát ra ngoài mọi luận lý hay mọi diễn dịch có tánh cách khái niệm, hướng đến tình trạng thật sự chứng nghiệm đời sống và những gì liên quan đến cuộc sống.

Hoàn toàn thấu triệt thực tướng của vạn pháp như vậy, hoàn toàn nhận thức bản chất thật sự của ngũ uẩn thủ như vậy và bằng cách gội rửa mọi bợn nhơ tinh thần, hành giả "sống độc lập, không cố bám vào bất luận gì trên thế gian."

Người đọc sẽ ghi nhận rằng trong công trình tự thanh lọc thân tâm và tự làm chủ lấy mình, nhằm thành đạt giải thoát cuối cùng, như đã được trình bày, không có sự áp chế hay cưỡng bách từ bên ngoài, không có ban thưởnghành phạt cho những hành động đã làm hoặc thiếu sót bỏ qua không làm. Tình trạng giải thoát ra khỏi mọi bợn nhơ tinh thần tuyệt đốitrọn vẹn nằm trong tay chính ta, không do ai khác -- dầu người hay thần linh. Cánh cửa đưa đến giải thoát rộng mở, không có song sắt, song hồng hay chốt, khóa, trừ phi chính con người tự tạo ra những chốt, những khóa, những song hồng hay những song sắt ấy. Dầu một vị Phật chí tôn chí thánh cũng không thể tháo gỡ cho con người những thằng thúc của vòng luân hồi, mà chỉ có thể dạy bảo, rọi sáng con đường. Con đường là: giới, định, tuệ.

Tất cả những vấn đề của kiếp nhân sinh có thể rút keo gọn lại thành một vấn đề duy nhấtvấn đề dukkha, đau khổ hay bất toại nguyện. Và giải pháp cho vấn đề mà từ nghìn xưa chư Phật -- những bậc Toàn Giác, những đấng Chánh Biến Tri trong tam thế -- đã giáo truyền là Bát Chánh Đạo. Công hiệu của con đường này nằm trong công trình thực hành con đường. Con đường hành thiền của Đức Phật, tức Bát Chánh Đạo, vẫn còn vẩy tay kêu khách hành hương mệt mỏi hãy lần bước đến trạng thái châu toàn và thanh bình an lạc của Niết Bàn. "Cuộc hành trình xa xôi ngàn dậm cũng chỉ bắt đầu bằng một bước đi", và như lời người xưa, "vài người nhanh chân rảo bước, vài người chẩm rải đưa chân, vài người khác nữa bò lết một cách đau khổ, nhưng tất cả những ai tiếp tục tiến hành sẽ đến mục tiêu."

[1] Xem Phụ bản V, câu chuyện lý thú về một người hành thiền.

[2] Xem kinh Jàgara Sutta, Devatà Samyutta, I. 6.

[3] Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 226.

[4] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, v, 115.

[5] Satipatthàna Commentary, Bản Chú Giải Kinh Niệm Xứ.

[6] Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm, i, 3.

[7] Xem Phụ bản VI, Loại Trừ Những Tư Tưởng Bất Thiện.

[8] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, v, 170

[9] Trích từ tập The Centuries Poetry, quyển 2, trang 153-155.

[10] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, i, 4.

[11] Xem Phụ bản IV, Pháp Triền Cái.

[12] Thằng thúc (kiết sử) có nghĩa là dây trói buộc. ở đây là những dây trói buộc cột chắc chúng sanh vào vòng luân hồi. Có 10 thằng thúc:

1. tham dục,
2. ác ý,
3. ngã mạn,
4. tà kiến,
5. hoài nghi,
6. ái dục bám níu đời sống.
7. giới cấm thủ, dể duôi tin theo những nghi thức lễ bái, sai lầm nghĩ rằng các nghi thức cúng tế thần linh có thể đưa đến giải thoát.
8. ganh tỵ,
9. bỏn xẻn, và
10. vô minh.

Các thằng thúc này phát sanh tùy thuộc nơi những căn và những trần liên hệ, như nhãn và sắc, nhĩ và thinh v.v... Bản Chú Giảigiải thích rõ ràng các thằng thúc ấy phát sanh như thế nào. Xin đọc quyển The Way of Mindfulness (Kandy: BPS), trang 132.

[13] 1. Niệm, 2. trạch pháp, 3. tấn, 4. phỉ, 5. an 6. định, 7. xả. Xin đọc chương "Thất Giác Chi" trong sách này.

[14] Sabbe dhammà nàlam abhinivesayati, Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, i,251.

[15] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, i, 39.

[16] Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 22.

[17] Xem Phụ bản IV, Pháp Triền Cái.

[18] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, ii, 13.

[19] Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm, i, 100.

[20] Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm, i, 61.

[21] Dhammapada, Kinh Pháp Cú, câu 372.

[22] Xem Phụ bản III, Chánh Tinh Tấn.

[23] Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 118/III. 85.

[24] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, iii, 51.

[25] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, iii, 44.

[26] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, iii, 23

[27] Majjhima Nikàya, Trung A Hàm 106/II. 263.

[28] Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm ii, Catukka Nipàta 49; Anguttara Nikàya, Part I, do Đại Đức Nyanaponika dịch (Kandy: BPS) Wheel 155/158, trang 86.

[29] Có bảy khuynh hướng ngủ ngầm: 1) tham dục, 2) ác ý, 3) tà kiến, 4) hoài nghi, 5) ngã mạn, 6) luyến ái vào kiếp sinh tồn, 7) vô minh (kàma-raga, patigha, ditthi, vicikicchà, màna, bhava-ràga, avijjà) -- Dìgha Nikàya, Trường A Hàm, iii, 254; Anguttara Nikàya, Tăng Nhứt A Hàm vii, 11.12.

PHỤ BẢN I
Tôi Nghe Như Vầy

Lúc bấy giờ một vị tỳ khưu đến hầu Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi lại một bên. Khi đảnh lễ xong vị tỳ khưu bạch:

"Bạch Đức Thế Tôn, người ta nói, 'Sống đúng theo Giáo Pháp (dhamma-vihàri). Bạch Đức Thế Tôn, một vị tỳ khưu sống như thế nào là đúng theo Giáo Pháp?"

1) "Nơi đây, này tỳ khưu, một vị tỳ khưu thông suốt thấu đáo Giáo Pháp và suốt ngày sống với sự hiểu biết thấu đáo ấy, không tìm nơi vắng vẻ, không hành thiền. Vị tỳ khưu ấy được gọi là người sống thiên về pháp học, vị ấy không sống đúng theo Giáo Pháp.

2) "Lại nữa, này tỳ khưu, một vị tỳ khưu dạy người khác Giáo Pháp, cặn kẻ, với đầy đủ chi tiết như mình đã được nghe, như mình đã thông suốt thấu đáo; vị ấy suốt ngày cố thuyết phục, làm cho người khác hiểu Giáo Pháp, không tìm nơi vắng vẻ, không hành thiền. Vị tỳ khưu ấy được gọi là người cố giáo huấn người khác, nhưng không sống đúng theo Giáo Pháp.

3) "Lại nữa, này tỳ khưu, một vị tỳ khưu lặp đi lặp lại Giáo Pháp, cặn kẻ, với đầy đủ chi tiết như mình đã được nghe, như mình đã thông hiểu thấu đáo; vị ấy suốt ngày lặp đi lặp lại, không tìm nơi vắng vẻ, không hành thiền. Vị tỳ khưu ấy được gọi là người cố lặp đi lặp lại, nhưng không sống đúng theo Giáo Pháp.

4) "Lại nữa, này tỳ khưu, một vị tỳ khưu hướng tâm về Giáo Pháp, suy tư, nghiền ngẩm lời dạy như đã được nghe, như đã thông suốt thấu đáo; vị ấy suốt ngày suy gẫm về Giáo Pháp, không tìm nơi vắng vẻ, không hành thiền. Vị ấy được gọi là suốt ngày nghiền ngẩm Giáo Pháp, nhưng không sống đúng theo Giáo Pháp.

5) "Tuy nhiên, này tỳ khưu, một vị tỳ khưu thông suốt thấu đáo Giáo Pháp, không dành hết thì giờ sống với sự thông suốt ấy mà tìm nơi vắng vẻ và hành thiền. Quả thật vậy, này tỳ khưu, vị ấy quả thật sống đúng theo Giáo Pháp.

"Này tỳ khưu, quả thật vậy, Như Lai tuyên ngôn: người cố gắng học, người cố gắng dạy, người cố gắng lặp đi lặp lại, người nghiền ngẩm suy tư và người sống đúng theo Giáo Pháp.

"Những gì mà, do tâm từ tâm bi, một vị thầy nên dạy môn đệ mình, Như Lai đã dạy các con. Đây là những gốc cây, những nơi hoang vắng yên tĩnh; hãy hành thiền, này tỳ khưu, không nên dể duôi buông lung, không nên để về sau phải hối tiếc. Đó là lời mà Như Lai kêu gọi các con."

-- (Anguttara Nikàya, Pancaka Nipàta 73)

PHỤ BẢN II
Nếp Sống Phạm Hạnh (Brahma-vihàra)
Brahma-vihàra, tứ vô lượng tâm, là một đề mục hành thiền khác mà bất cứ ai cũng có thể thực hành và gặt hái lợi ích. Danh từ "brahma" có thể được dịch là tuyệt diệu, cao cả, thù thắng, hay cao quý, và "vihàra" là nếp sống. Như vậy, Brahma-vihàra là nếp sống cao thượng, cũng được gọi là tứ phạm trú, hay bốn nơi trú ẩn của bậc phạm hạnh, hay của chư Phạm Thiên. Cũng có thể xem là "nghệ thuật sống cao cả", "lối sống cao siêu nhất" (trong thế gian).

Có bốn loại tâm như vậy là:

Từ, hay tình thương bao quát đồng đều (mettà)
Bi, lòng trắc ẩn thương hại (karunà)
Hỷ, lòng hoan hỷ có tánh cách vị tha (mudità)
Xả, tâm quân bình (upekkhà).

Đó là bốn phẩm hạnh dẫn đến lối sống cao thượng. Bốn đức độ này loại trừ tánh ích kỷtrạng thái bất hoà và đồng thời tạo nên đức vị tha, trạng thái hòa hợp và tình huynh đệ. Cũng được xem là bốn trạng thái tâm vô lượng vô biên (appamannàyo), tứ vô lượng tâm, bởi vì đây là bốn đức tánh cao thượng được rộng mở bao trùm tất cả chúng sanh, không trừ bỏ chúng sanh nào, bất luận nòi giống, chủng tộc, giai cấp, màu da, tín ngưỡng, Đông hay Tây. Subha-vimokkha là một danh từ khác để mô tả bốn loại tâm cao thượng này. Vimokkha là giải thoát, làm cho được tự do, subha là tốt đẹp. Đây là giải thoát tâm (vimokkha) mình bằng cách nhìn những gì tốt đẹp nơi người khác. Thay vì nhìn vào và chỉ thấy cái xấu cái hư, hành giả nhìn phần tốt đẹp của người, để trau giồi và phát triển bốn trạng thái tâm cao thượng: từ, bi, hỷ, xả.

Sâu ẩn ngủ ngầm bên trong mọi người có những tánh hư tật xấu đủ loại, những điều hư xấu ấy tự nhiên bộc lộ thành những tư tưởng xấu xa bất thiện, khởi sanh đến con người. Tuy nhiên, nên ghi nhận rằng tất cả, và mỗi tật xấu đều có một đức tánh đối nghịch; vậy, có thể phát triển một đức tánh để khắc phục và loại trừ một ô nhiễm.

Trong khi phát triển tâm vô lượng (từ, bi, hỷ, hay xả) ta không loại bỏ bất luận chúng sanh nào. Những đức tánh này không có sự phân biệt nào giữa người và người, xem người này là thấp, người kia là cao hơn, giàu hay nghèo hơn, mạnh hay yếu hơn, thông minh sáng suốt hơn hay tối tăm ngu muội, ở giai cấp bà la môn hay candàla (chăn đà la) hoặc theo Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ Giáo, Do Thái Giáo, Hồi Giáo hay Phật Giáo v.v... vì như đã thấy ở phần trên, những tâm cao thượng tuyệt hảo này là vô lượng vô biên, và không quá trể hơn khi, dựa trên những nguyên tắc sai lầm, ta cố gắng phân chia con người ra từng nhóm, thì ngay lúc ấy ý niệm chia rẽ lẫn chen vào, những đức độ vô lượng sẽ có giới hạn, vô biên trở thànhbiên giới. Như vậy là trái nghịch với lý tưởng cao cả của bốn loại tâm thù thắng cao siêu này. Brahma-vihàra, tứ vô lượng tâm, cũng có thể được áp dụng như một đề mục hành thiền gọi là "brahma-vihàra bhàvanà", công phu trau giồi những trạng thái tâm cao siêu bằng pháp hành thiền. Qua pháp hành nhằm phát triển những đức hạnh tích cực này, hành giả có thể lắng tâm an trụ và thanh lọc, làm cho tâm trong sạch.

Khi niệm tứ vô lượng tâm, hành giả thấy dễ dàng hơn nếu bắt đầu bằng chính mình. Thí dụ như bắt đầu niệm: "ùớc mong tôi được an vui hạnh phúc, không bịnh hoạn, không phiền lụy, v.v..." Rồi nghĩ đến thầy tổ, bạn bè, những người mà đối với họ mình không thương cũng không ghét và sau cùng, đến những người xem là thù nghịch (nếu có, nhưng không nên tạo ra trong tâm một người thù), và rải đến họ những tư tưởng từ ái. Có thể hình như rất khó rải tâm từ đến người mà mình xem là thù nghịch, nhưng chính việc khó làm ấy sẽ phá vỡ hàng rào ngăn cách. Tâm từ phải được rải khắp đồng đều mà không có sự hạn định chăm chế hòa giải nào.

Ta có thể hỏi tại sao rải tâm từ đến mình trước. Có phải là ích kỷ không? Thoáng nghe qua hình như đúng vậy, nhưng ta sẽ thấy rằng làm như thế ta sẽ rải tâm từ đến người khác dễ dàng hơn. "Tôi thích được an vui hạnh phúc. Vậy, ước mong rằng chúng sanh khác cũng được an vui, hạnh phúc". "Tôi như thế nào, người khác cũng được như thế ấy, người khác như thế nào tôi cũng được như thế ấy", và chúng ta trau giồi tâm từ đối với tất cả.

Câu 130 của kinh Dhammapada (Pháp Cú ) dạy:

"Ai cũng run rợ trước hình phạt,
Tất cả đều quý trọng đời sống.
Hãy lấy bụng ta so lòng người,
Không nên giết chóc, 
Cũng không nên làm cho ai giết."

I. Tâm Từ (Mettà)

Mettà (Skt. maitri) là lòng ước muốn rằng tất cả chúng sanh, không có bất luận hạn định nào, đều được an vui hạnh phúc. Tâm từ (mettà) là đặc tánh của người bạn lành. Kẻ thù trực tiếp của tâm từ là tánh hung dữ, lòng sân hận, còn người thù mang lốt bạn của tâm từtình thương thiên về xác thịt, sự thương yêu trìu mến có tánh cách tham dục hay lòng luyến ái vị kỷ (pema), những trạng thái tâm khác hẳn với tâm từ. Tình thương thiên về xác thịt, khi sâu ẩn lẫn núp dưới lốt tâm từ, có thể gây nhiều tai hại cho mình cũng như cho người khác. Ta phải cẩn mật canh phòng kẻ thù mang lốt bạn này, tức lòng tham ái muốn chiếm làm sở hữu của mình. Nếu tình thươnghậu quả trực tiếp của lòng ham muốn, bám níu và cố giữ cho mình thì thật sự là không phải tâm từ.

Có lòng thương một người hàm ý là đem lòng luyến ái, bám níu vào người mình thương, và nếu người kia cũng thương yêu mình như thế ấy, ắt có sự trói buộc giữa hai người, nhưng khi phải xa lìa nhau hoặc khi tình thương phai lạt thì ta trở nên đau khổ và có thể hành động điên rồ. Khi giảng về khổ đế của Tứ Diệu Đế Đức Phật dạy: "Sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa người thân yêu là khổ." Tuy nhiên, tâm từtrạng thái tâm cao thượng vô cùng trong sạch, không bám níu, luyến ái hay dính mắc vào bất luận gì.

Quả thật khó thương yêu một người mà không có chút luyến ái nào, thương một cách vô tư, không có ý niệm tự ngã, ý niệm về ta và của ta; bởi vì từ thủa nào con người luôn luôn ôm ấp dưỡng nuôi cái "ta" một cách sâu ẩn trong lòng. Thương mà không có sự phân biệt nào giữa cái này với cái kia, không đặt một ranh giới nào giữa người này với người khác, xem tất cả mọi người là anh, là chị, thương bao quát đồng đều vô hạn định, một tình thương như thế xem hình như không thể có. Tuy nhiên, những ai đã cố gắng thể hiện, dầu ở mức độ ít oi khiêm tốn nào, sẽ được ân thưởng và sẽ thấy không hoài công.

Những tư tưởng thù nghịchsân hận rất là tai hại và gây rất nhiều tổn hại cho người nuôi dưỡng nó. Khi lòng sân trổi dậy họ có thể hành động giống như thú. Đó là tâm trạng si mê của con người. Điều này đúng trên bình diện cá nhân cũng như ở tầm mức quốc tế.

Mettà, tâm từ là chất liệu giải độc hữu hiệu nhất để tiêu trừ lòng sân hận bên trong, mà cũng là phương thuốc trị liệu công hiệu nhất để giải trừ tâm sân của những ai nóng nảy phiền giận mình. Chúng ta hãy bủa rộng tâm từ vô lượng vô biên, bao trùm những ai cần đến. Tình thươngngôn ngữ của tâm. Tình thươngsức mạnh nối liền, kết hợp lại với nhau những quả tim, nhằm hàn gắn những vết thương lòng và thống hợp con người trong tình huynh đệ thật sự. Khi được trau giồi đến mức độ cao siêu, tâm từ hình như có một năng lực hấp dẫn phi thường. Bằng cách rải những rung động từ ái ta có thể ảnh hưởngcảm hóa người khác.

Với tình thương, con người tăng trưởng dồi dào kho tàng hạnh phúc của nhân loại, làm cho thế gian tươi sáng hơn, cao quý hơn, trong sạch hơn, hơn là bằng cách nào khác. Không có bất hạnh nào tệ hại hơn sân hận, có lời nói như vậy, và trước cơn giận dữ thù nghịch của kẻ khác, không có gì châu toàn hơn là tấm lòng từ ái, tấm lòng mà trong đó sân hận đã cáo chung. Tâm từ là một năng lực tích cực. Mỗi hành động thấm nhuần tình thương đều được thể hiện với tâm trong sạch hỗ trợ, giúp đỡ, khích lệ, làm cho con đường của người khác được dễ dàng, suôn sẻ và thuận lợi chinh phục đau khổ, thành đạt hạnh phúc tối thượng.

Phương cách trau giồi tâm từ là suy niệm về những hiểm họa do lòng sân hận gây nên và những lợi ích của tâm không thù hận. Nếu suy tư đúng theo chiều hướng của thực tại, đúng theo lý nghiệp báo, thì thật sự là không có ai, không có gì để hận thù, rằng oán ghét thù hận là lối cảm xúc điên rồ chỉ dẫn vào đêm tối, ngày càng tối tăm hơn. Đó là lối cảm xúc ngăn chận con đường dẫn đến chánh kiến.

Sân hận hạn chế, tâm từ phóng thích. Sân hận bóp nghẹt; tâm từ buông thả. Sân hận đem lại hối tiếc; tâm từ đưa đến an lạc. Sân hận khuấy động; tâm từ lắng dịu, tĩnh lặng, an trụ. Sân hận chia rẽ; tâm từ hoà hợp. Sân hận làm chai cứng; tâm từ làm dịu hiền. Sân hận gây trở ngại; tâm từ hỗ trợ. Và như thế ấy, do nhờ khảo sát và trị giá đúng mức hậu quả tai hại của sân hậnlợi ích của tâm từ, ta nên trau giồi lòng từ ái.

Tâm từ

Cũng như bà từ mẫu thương yêu con, 
Người con duy nhất của bà,
Với tình thương không giới hạn.
Mở rộng, nới xa, 
Mênh mông vô bờ bến --
Và, cho con, bà có thể hy sinh
Tánh mạng của chính bà -- 
Cùng thế ấy, hãy nới rộng tình thương
Của chúng ta đối với tất cả chúng sanh,
Phương Đông, Phương Tây, Phương Bắc và phương Nam,
Phía dưới, phía trên --
Mở rộngmở rộng ra,
Vô lượng, không biết mệt.
Xa thẩm, không thể đo lường.
Một tình thương thuần khiết
Không pha lẫn luyến ái -- và như thế
Kẻ điên rồ không thể hiểu;
Nhưng bậc thiện trí thì thấu hiểu,
Và thấu hiểu, thông suốt đầy đủ
Giá trị vàng ngọc của nó."
(Kassapa Thera, dựa theo bài kinh Mettà Sutta)

II. Tâm Bi (Karunà)

Karunà, tâm bi, được định nghĩa là: "Đức tánh làm cho tâm rung động trước hoàn cảnh nguy khổn của kẻ khác", "đức tánh làm khởi sanh những cảm xúc dịu hiền trước cảnh tượng khổ đau của người khác". Hung dữ, bạo tàn là kẻ thù trực tiếp của tâm bi (karunà), trong khi ấy phiền muộn âu sầu, mặc dầu có thể xem hình như bạn, nhưng thật sự không phải lòng trắc ẩn thương hạiphát tâm muốn giúp người hoạn nạn, mà chỉ là người thù gián tiếp hay kẻ thù mang lốt bạn. Chúng ta phải cố gắng phân biệt rõ ràng loại tâm bi nào là đúng thật và loại nào là giả. Người có tâm bi không bao giờ gây tổn thương hay áp chế ai khác và tận lực làm vơi cạn nỗi sầu của người, tạo tình trạng an lành cho mình và cho tất cả, không có bất luận sự phân biệt nào.

Karunà, tâm bi, là lòng trắc ẩn thương người. Đây là phẩm hạnh cao cả làm cho quả tim của con người thánh thiện rung động trước tình trạng đau khổ của thế gian.

Karunà có đặc tánh của bà mẹ lúc nào cũng suy tư, hành động và nói những lời êm dịu để an ủi con trong cơn phiền muộn âu sầu. Người có tâm bi không thể chịu đựng những đau khổ của kẻ khác, và không bao giờ bạo động. Mức độ tuyệt đỉnh của tâm bihoàn toàn tận diệt mọi hình thức bạo động. Nguyên nhân kế cận làm phát sanh tâm bi là nhìn thấy hoàn cảnh tuyệt vọng của người khốn khổ. Đúng theo giáo huấn và gương lành mà Ngài ban truyền, Đức Phật là bậc Đại Bi (Mahàkàrunika). Ngài ban rải tâm bi rộng lớn đến tất cả chúng sanh và không bao giờ khuyến khích cãi vã, thù nghịchbạo hành. Có lần Ngài dạy các vị đệ tử như sau: "Như Lai không hề gây gổ với thế gian, chính thế gian gây gổ với Như Lai. Người sống đúng theo Giáo Pháp không cãi vã với bất cứ ai trong thế gian." [1] Toàn thể giáo huấn của Đức Phật đượm nhuần đức hạnh bi mẫn cao thượng.

Bi mẫn và bạo tàn không thể cùng tồn tại chung. Tâm bi xây dựng trong khi hung bạo tiêu diệt. Người ích kỷ, người ôm ấp dưỡng nuôi những ý tưởng chỉ biết mình, không thể trau giồi tâm bi. Con người biết hy sinh quyền lợi riêng tư của mình, con người vị tha bất cầu lợi, cũng thấm nhuần tâm mình với những tư tưởng bi mẫn trong sạch tinh khiết và lòng muốn cứu giúp và phục vụ người khác. Người ích kỷ không thể thật sự phục vụ ai, bởi vì chính động cơ thúc đẩy họ phục vụ đã mang tính chất vị kỷ, do đó ngăn cản họ làm điều gì thật sự tốt đẹp. Không quá trể hơn khi lòng vị kỷ cố hữu trổi dậy và làm chủ tình hình thì họ không còn giữ tâm trắc ẩn dịu hiền nữa. Chính lòng trắc ẩn dịu hiền và thương người hoạn nạn khổ đau sẽ khắc phục tâm chai đá dững dưng cứng rắn.

Nếu rứt bỏ, tách rời tâm bi ra khỏi giáo huấn của Đức Phật ắt ta bỏ đi phần nòng cốt và tinh túy của Phật Giáo, bởi vì tâm bi là nền tảng của tất cả những phẩm hạnh, những gì tốt đẹpchánh đáng và tất cả những hạnh lành trên đều được sanh ra từ bào thai tâm bi (karunà nidhànam hi sìlam).

Tất cả những phẩm hạnh (pàramità, ba-la-mật) mà một vị Bồ tát -- người có nguyện vọng trở thành Phật -- gia công trau giồi, đều khởi sanh từ tâm bi. Tâm bi do trí tuệ, hay chánh kiến, hướng dẫn, và trí tuệ do tâm bi hướng dẫn. Hai yếu tố này mật thiết đi chung với nhau và là quy tắc dẫn đạo nòng cốt của Phật Giáo.

Tâm bi chắc chắn không phải là một trạng thái tâm thoáng phớt qua. Nó thật sự là cái gì mạnh mẽ và vững bền. Trước một người đang nguy khổn, chính tâm bi thúc đẩy ta có hành động hỗ trợ, giúp người ấy vượt qua khỏi hoàn cảnh khó khăn. Và như vậy ta cần phảiý chí dũng mãnh.

Người ta say mê học hỏi những loại máy móc khác nhau mà khoa học sáng chế. Nhu cầu cấp bách hơn là học hỏi, khảo sát cái tâm, guồng máy phức tạp của con người. Chính sự nghiên cứu học hỏi này mới làm sáng tỏ mọi hiểu lầm giữa người và người.

Có những vần thơ rằng:

"Phần lớn đời sống như sương mờ, như bọt nước,
Có hai điều vững chắc như tảng đá;
Tình thương, trong cảnh hoạn nạn của người,
Lòng quả cảm, bên trong chính mình."

III. Tâm Hỷ (Mudità)

Hoan hỷ trong sự thành công của kẻ khác là trạng thái tâm cao thượng thứ ba, được gọi là mudità, tâm hỷ.

Đây không phải chỉ là vui vẻ hỷ hạ suông mà là một niềm vui chân thật, vị tha, chia sẻ với người thành công. Người thù trực tiếp của tâm hỷganh tỵkẻ thù gián tiếp là bãi buôi mừng rỡ. Ganh tỵ là một tật xấu làm ô nhiễm tâm và gây buồn khổ cho con người nuôi dưỡng nó.

Khi người khác lâm cơn hoạn nạn thì ta mở lòng trắc ẩn thương xótcố gắng giúp họ ra khỏi cảnh nguy khổn. Nhưng để chia sẻ niềm vui trong sự thành công của người thì ta cần phảitâm hỷ. Đây là đức tánh làm cho ta thành thật chia sẻ niềm vui với sự thành công của người, cũng như hân hoan vui vẻ với sự thành công của chính ta.

Con người ganh tỵ không thể cảm nghe hạnh phúc khi người khác tiến bộ hay thành công, trái lại, lấy làm thích thú khi có ai thất bại và rủi ro. Vài người cha mẹ ganh tỵ với gia đình khác, vì trong nhà người ta con cái công thành danh toại, còn con nhà mình thì hư hỏng. Quả thật vô nghĩa lý, vì như vậy chỉ tự chuốc lấy hậu quả buồn phiền.

Ganh tỵ là một tật xấu mà hình như hầu hết những hạng người khác nhau trong xã hội -- trí thức, chánh trị gia và chí đến những người cao sang quyền quý v.v... -- đều chia sẻ. Nếu quả thật là vậy, thì có cần nói đến những người nghèo khổ và thất học không? Tuy nhiên, đôi khi những người này còn ít vị kỷhợp tác dễ dàng hơn. Thay vì ôm ấp dưỡng nuôi những tư tưởng ganh tỵ, chúng ta phải tận lực gia công quyết chí vượt qua khỏi mọi trở ngại và viên mãn hoàn thành ước vọng của mình. Hãy ghi nhớ rằng cái nghiệp của ta có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta.

Mudità, tâm hỷ, là thái độ ngợi khen một người, tâm hỷ loại trừ ác cảm. Do công phu hành thiền và khảo sát những thăng trầm của kiếp sống chúng ta sẽ có thể trau giồi đức hạnh cao cả này và hoan hỷ với tình trạng an lành, hạnh phúctiến bộ của người khác.. Khi chúng ta đã thuần thục, thành thật vui với niềm vui của người khác, thì tâm ta trở nên trong sạch tinh khiết và cao thượng. Thấy người bụng đói ta cho thức ăn với tâm bi (karunà). Khi ăn xong, người ấy hết đói và cảm nghe thoải mái vui vẻ, ta cũng nghe vui vẻ hân hoan. Một hành động bất vụ lợi như vậy đem lại cho ta niềm vui tinh khiết trong sạch, tâm hỷ (mudità). Đến đây ta nhận thức rõ rằng những trạng thái tâm cao thượng này tác động chung và hỗ trợ lẫn nhau.

IV. Tâm Xả (Upekkhà)

Trạng thái tâm cao thượng thứ tư, và cuối cùng là tâm xả, upekkhà. Đây là "tâm quân bình", bình thản và không phải là trạng thái dửng dưng lãnh đạm. Xả là hậu quả của tâm an trụ vắng lặng. Bốn phẩm hạnh cao thượng từ, bi, hỷ, xả liên quantùy thuộc lẫn nhau rất mật thiết, nhưng chính tâm xả luôn luôn canh phòng ba tâm kia. Xả là đức tánh trọng yếu nhất, sâu sắc nhất và cũng khó trau giồi nhất.

Đời sống không phải là một vườn hoa hồng. Ta phải cần nhiều nhẫn nhục, tinh tấný chí bất lay chuyển để trau giồi những đức hạnh ấy và đồng thời tránh khỏi ích kỷ hay thiên vị. Xả, hay tâm quân bình, lãnh đạo, hướng dẫn ba loại tâm cao thượng kia, giữ hành giả trong vị trí an toàn và đem lại niềm tin nơi chính mình, không ỷ lại nơi ai khác.

Tất cả chúng ta đều phải đối phó với tám thăng trầm của đời sống (attha loka dhamma, tám pháp thế gian): được và thua, danh thơmtiếng xấu, ca tụng và khiển trách, hạnh phúcđau khổ. Và khi đã chạm trán với những kinh nghiệm phũ phàng ấy thì quả thật là khó mà không chao động. Nhưng người đã có trau giồi đầy đủ tâm xả thì không phiền lụy. Người ấy không lay chuyển. Giữa những lời ca tụng và khiển trách, dầu hạnh phúc hay đau khổ, người ấy vẫn vững chắc như tảng đá sừng sựng giữa cơn gió lốc. Lẽ dĩ nhiên đó là thái độ của chư vị A La Hán, bậc Toàn Thiện. Các Ngài được mô tả như sau:

"Bậc Thiện Trí từ bỏ tất cả, không nắm giữ bất luận gì trên thế gian. Các Ngài không thốt ra lời nào với ẩn ý tham ái. Dầu gặp phải hạnh phúc hay đau khổ các Ngài cũng không để tinh thần bồng bột hay suy sụp." Những người kém hơn cũng vậy, dầu không toàn thiện, nhưng khi đã am tường bản chất thật sự của kiếp sinh tồn với những thăng trầm của nó và đã trau giồi tâm xả, cũng có thể đương đầu với cuộc sống lên xuống bất thường một cách can đảm. Những vị này có thể thấy sự vật phát sanh và hoại diệt như thế nào đúng trong bối cảnh của nó. Không lo âu và vọng động, các Ngài có thể nhận thức những gì phù du là tạm bợ. "Tâm vắng lặng ... tiếp tục tiến bước, trong hạnh phúc cũng như bất hạnh, đều đặn như cái đồng hồ, trong cơn giông tố." [2]

Nguyên nhân kế cận làm cho tâm xả khởi sanh là sự thấu hiểu rằng mỗi chúng sanh là kết quả của cái nghiệp (kamma) của mình. Kẻ thù trực tiếp của tâm xả là bám níu, luyến ái, và người thù gián tiếp mang lốt bạn là lòng chai đá dửng dưng, thờ ơ lãnh đạm.

Nhằm trau giồi tâm xả, một kiến thức về lối tác động của lý nghiệp báo, nhân sanh quả (kamma-vipàka) như thế nào, quả thật vô cùng thiết yếu. Trong ánh sáng của lý nghiệp báo (kamma) ta sẽ có thể phát triển thái độ buông xả đối với tất cả chúng sanh, chí đến các vật vô tri vô giác.

Upekkhà, tâm xả, gác qua một bên cả hai, bám níu (anurodha) và phẩn uất (virodha). Đó là hai cực đoan. Người hành thiền đã đi trên Trung Đạo, thì không còn chạy theo cái vừa lòng hay ưa thíchxua đuổi điều phật ý hay ghét bỏ. Hành giả giữ tâm bình thản, quân bình, không giận dữ, phẩn nộ, chán nản buồn phiền hay lo âu. Như Wordsworth ghi nhận: " Những tâm hồn dũng mãnh nhất là những ai mà tiếng ồn ào của thế gian ít lọt vào tai nhất". Và hơn 2,500 năm trước đó Đức Phật dạy:

"Đúng vậy, rỗng không thì kêu to, nhưng đầy thì im lặng.
Kẻ ngu như cái hũ trống; người trí như ao hồ." [3]

Mettà, tâm từ, bao trùm tất cả chúng sanh; karunà, tâm bi, gồm những chúng sanh đau khổ; mudittà, tâm hỷ, những chúng sanh dồi dào phong phú; và upekkhà, tâm xả, bao gồm cả hai, những gì thiện và những gì bất thiện, những gì yêu quý mến thương và những gì không ưa thích; những gì vừa ý và những gì phật lòng, những gì xấu xí và những gì đẹp đẽ, mà không có bất luận sự phân biệt thiên vị nào.

"... Hành giả chứng nghiệm phỉ lạc, đã phỉ lạc ắt tâm an trụ. Hành giả đượm nhuần dồi dào tâm từ (mettà) và rải bủa xa rộng về một hướng. Cùng thế ấy hành giả rải tâm từ về hướng thứ nhì, thứ ba, thứ tư, bên trên, phía dưới, khắp quanh mình. Hành giả rải khắp đồng đều toàn thể thế gian với tâm tràn đầy từ ái, dồi dào, ngày càng rộng lớn, vô lượng vô biên, không căm hờn, không ác ý. Hành giả sống với tâm thấm nhuần tràn đầy bi mẫn (karunà), ... hỷ cảm (mudità), ...xả (upekkhà)... không ác cảm, không thù hận.

"Tựa hồ như có đầm sen kia dễ mến, nước trong veo, mát mẻ, dịu ngọt, nằm giữa cồn bãi trắng phao ngoạn mục; và một người nọ từ hướng Đông, Tây, Nam hay Bắc, mệt mỏi nhuể nhoại dưới ánh nắng nóng bức, kiệt lực, khát nước, miệng khô. Đến đầm sen người ấy mặc tình giải khát và tắm rửa tươi tỉnh. Cùng thế ấy ... người đã đến với Giáo PhápGiới Luật (dhamma-vinaya) mà Đức Phật đã ban truyền, đã trau giồi tâm từ, tâm bi, tâm hỷ và tâm xả, cũng đạt đến trạng thái nội tâm vắng lặng -- Như Lai tuyên ngôn, chính với nội tâm vắng lặng mà người ấy theo đúng pháp hành thích nghi của người hành thiền." [4]



PHỤ BẢN III

Chánh Tinh Tấn
Chánh tinh tấn có bốn tác dụng là: ngăn ngừa, dứt bỏ, phát triển, và củng cố. [5]

1. Cái gì là tinh tấn ngăn ngừa?

"Nơi đây, người hành thiền đặt hết ý chí mình vào công trình ngăn ngừa, không để cho bất thiện pháp phát khởi; gìn giữ, không để cho những tư tưởng bất thiện chưa phát sanh có thể phát sanh. Vị này kiên trì cố gắng phát triển năng lựcdũng mãnh tăng cường tâm mình (để ngăn ngừa).

"Nơi đây, khi hành giả thấy một hình thể, nghe một âm thanh, hưởi một mùi, nếm một vị, xúc chạm một vật, hoặc hay biết một ý tưởng, nhận biết rõ ràng dấu hiệu hay chi tiết (tức hành giả không để bị toàn thể hay chi tiết nào của đối tượng ấy gây xúc động). Hành giả chăm chú kiểm soát, cẩn mật canh phòng và chế ngự lục căn, không để cho những tư tưởng như khát khao ham muốn hay chán nản thất vọng, tội lỗibất thiện pháp xâm nhập vào như người không thu thúc lục căn (bị nó xâm nhập). Đó là tinh tấn ngăn ngừa."

2. Cái gì là tinh tấn dứt bỏ?

"Nơi đây hành giả đặt hết ý chí mình vào công trình dứt bỏ những tư tuởng tội lỗi, bất thiện, đã phát sanh. Vị này kiên trì cố gắng phát triển năng lựcdũng mãnh tăng cường tâm mình (để dứt bỏ).

"Nơi đây hành giả không chấp nhận những dục vọng đã phát sanh mà dứt bỏ, tránh xa và xua đuổi, làm cho nó chấm dứt và tan biến. Cùng thế ấy (vị này tránh xa và xua đuổi) những tư tưởng sân hận và hung bạo đã phát sanh. Đó là tinh tấn dứt bỏ."

3. Cái gì là tinh tấn phát triển?

"Nơi đây, hành giả đặt hết ý chí mình vào công trình tạo nên và phát triển những tư tưởng thiện chưa phát sanh. Vị này kiên trì cố gắng phát triển năng lựcdũng mãnh tăng cường tâm mình (để phát triển).

"Nơi đây, vị hành giả phát triển những yếu tố của sự giác ngộ (thất giác chi), vốn đặt nền tảng trên cuộc sống ẩn dật, trên sự dứt khoát buông xả, và trên sự chấm dứtcuối cùng đưa đến giải thoát. Thất giác chi là: niệm, trạch pháp, tấn, phỉ, an, định và xả. Đó là tinh tấn phát triển."

4. Cái gì là tinh tấn củng cố?

"Nơi đây hành giả củng cố đề mục hành thiền thích hợp của mình. Đó được gọi là tinh tấn củng cố."

Đó là bốn tinh tấn. Những bất thiện pháp được đề cập ở đây là ba căn bất thiện, nguồn cội của tất cả những nghiệp bất thiện. Đó là những tư tưởng tham ái, sân hậnsi mê (lobha, dosa, moha). Tất cả những say mê khác đều kết hợp quây quần chung quanh ba căn cội này. Đối nghịch với ba căn này là ba căn thiện: không-tham, không-sân, không-si (alobha, adosa, amoha).

Tác dụng của bốn nỗ lực này là giúp thành tựu viên mãn công trình hành thiền. Tứ chánh cần hay chánh tinh tấnđiều kiện tất yếu không thể không có, để đạt đến trạng thái định. Ta đã thấy rằng chánh tinh tấn nằm trong nhóm "định", và như vậy, liên quan mật thiếttùy thuộc lẫn nhau với hai chi kia là chánh niệmchánh định. Ba chi này sinh hoạt chung và cùng lúc với nhau. Nếu khôngchánh tinh tấn ắt không thể khắc phục năm pháp triền cái [6]. Chánh tinh tấn tiêu trừ những tư tưởng bất thiện vốn làm trở ngại sự lắng tâm và đàng khác, phát huy và củng cố những tâm sở thiện, nhằm phát triển trạng thái định.


PHỤ BẢN IV

Pháp Triền Cái (Nìvarana)
"Này chư tỳ khưu, có năm chướng ngại làm cho ta mù quáng, không thấy, không hiểu biết và do đó cướp mất trí tuệ của ta. Năm chướng ngại ấy kết hợp với đau khổ và không đưa đến Niết Bàn." [7]

"Nìvarana", triền cái, có nghĩa là những gì làm trở ngại và ngăn chận sự phát triển tinh thần. Được gọi là triền cái hay chướng ngại tinh thần, bởi vì nó hoàn toàn đóng chắc, cắt đứt và ngăn chận. Nó khóa hẳn cánh cửa mở vào giải thoát. Năm ấy là gì?

1. Tham dục (kàmacchanda),
2. Oán ghét (vyàpàda),
3. Hôn trầmdã dượi (thìna-midha),
4. Phóng dậtlo âu (uddhacca-kukkucca),
5. Hoài nghi (vicikicchà).

1. Kàmacchanda, tham dục, là sự ham muốn duyên theo nhục dục ngũ trần. Những tư tưởng tham dục chắc chắn làm chậm trể sự phát triển tinh thần. Nó làm tâm chao động và trở ngại công trình lắng tâm an trụ. Sở dĩtham dục phát sanh là vì không thu thúc lục căn. Vì không cẩn mật canh phòng sáu cửa (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý) nên những tư tưởng tham ái có thể xâm nhập vào và làm ô nhiễm tâm thức. Do đó người hành thiền cần phải cẩn trọng thu thúc lục căn, không dể duôi hờ hửng để cho chướng ngại tham ái ngăn chận, khoá đóng con đường giải thoát của mình.

2. Chướng ngại kế đó là oán ghét hay ác ý. Cũng như trường hợp của tham dục, sự chú tâm sai lầm, kém khôn ngoan, không sáng suốt, dẫn đến ác ý, oán ghét hay sân hận. Và nếu không được kiểm soát kịp thời, những tư tưởng bất thiện này sẽ thấm nhuần tâm và che lấp kiến thức, làm cho ta mù quáng, không thấy rõ sự thật. Nó làm méo mó toàn thể tâm thức và các tâm sở liên hệ và như vậy, gây trở ngại cho Ánh Sáng Chân Lý, đóng kín con đường đưa đến Tự Do. Tham dục và oán ghét đặt nền tảng trên si mê, chẳng những làm chậm trể sự trưởng thành của tâm trí mà còn tác dụng như nguyên nhân của những cuộc chia rẽ, tranh chấpxung đột giữa người và người, giữa quốc gia này với quốc gia khác.

3. Chướng ngại thứ ba là hôn trầmdã dượi, một trạng thái tâm uể oải, không buồn hoạt động. Đó không phải là trạng thái uể oải của cơ thể vật chất như có người lầm tưởng, bởi vì chí đến các vị A La Hán và chư Phật là những bậc đã hoàn toàn khắc phục các pháp triền cái, đôi khi vẫn còn cảm nghe cơ thể mệt mỏi. Giống như miếng bơ quá đặc, dính cục lại, làm cho ta khó trét trên bánh mì, trạng thái hôn trầm dã dượi làm cho ta nhuể nhoại. biếng hoạt động và như vậy, làm cho người hành thiền mất lòng nhiệt thành, kém quyết tâm, rồi tinh thần trở nên ươn yếu và lười biếng. Sự hôn trầm làm cho tâm thần càng thêm dã dượicuối cùng đưa đến trạng thái tâm chai đá hửng hờ.

4. Chướng ngại thứ tư, phóng dậtlo âu, là một chướng ngại khác làm chậm trể bước tiến tinh thần. Khi mà tâm trở nên phóng dật thì nó giống như bầy ong bị vỡ ổ, cứ vo vo bay quanh quẩn không ngừng và như vậy, khó an trụ được. Một cái tâm chao động tức nhiên không thể vắng lặng. Chính tình trạng chao động là một trở ngại trên con đường dẫn đến vắng lặng, con đường hướng thượng. Trạng thái lo âu cũng tệ hại như phóng dật. Khi mà người kia mãi mãi lo âu, hết chuyện này đến chuyện khác, hết việc nọ đến việc kia, những việc đã làm xong và những việc chưa làm được, và luôn luôn tư lự lo âu về những chuyện rủi may của đời sống, thì chắc chắn là tâm người ấy không bao giờ an lạc. Tất cả những tình trạng quấy rầy, bực dọc, phiền phức, lo âu và không yên ấy là những trở ngại cản ngăn, không để tâm an trụ. Do đó, phóng dậtlo âu hẳn là pháp triền cái.

5. Chướng ngại thứ năm, hoài nghi, cũng là chướng ngại cuối cùng. Danh từ Pali vi + cikicchà, đúng theo nghĩa từng chữ, là "không (vi = vigata) thuốc (cikiccha)". Các nhà chú giải giải thích chướng ngại này là tình trạng thiếu khả năng quyết định về bất luận điều gì; và cũng xem hoài nghi là không tin tưởng rằng có ai có thể đắc thiền (jhàna). Quả thật vậy, người mà mắc phải chứng bịnh hoài nghi, bất định, không nhất quyết về điều mình đang làm, thì rõ thật là vô cùng tai hại, và ngoại trừ khi nào chấm dứt tâm trạng ấy người kia sẽ còn tiếp tục đau khổ vì nó. Ngày giờ nào mà con người còn bị tâm trạng hoài nghi làm lung lạc tinh thần, như người ngồi trên hàng rào, thì đó là một tệ hại tinh thần rất trầm trọng cho công trình trau giồi tâm trí.

Tâm mà bị những chướng ngại tai hại trên thấm nhuần sẽ không thể an trụ một cách tốt đẹp vào bất cứ đề mục nào có bản chất trong sạch. Đúng rằng người kia có thể gom tâm vào một đối tượng với những tư tưởng bất thiện như tham ái, sân hận v.v... nhưng đó là tà định (micchà-samàdhi). Ngày giờ nào mà các bợn nhơ tinh thần hay khát vọng (kilesa) còn tồn tại nơi người nào thì tư tưởng nhiễm ôbất thiện sẽ còn phát sanh nơi người ấy. Tuy nhiên, người hành thiền đã gia công thực hành tâm vắng lặng (samàdhi) không còn có thể lầm lạc phạm điều bất thiện; bởi vì đã kiểm soát các pháp triền cái.

Nhằm điều phục năm pháp triền cái, hành giả cần phải trau giồi và phát triển năm yếu tố tâm lý gọi là chi thiền (jhànanga). Đó là: vitakka, vicàra, pìti, sukha và ekaggatà (tầm, sát, phỉ, lạc, trụ), đối nghịch với năm triền cái. Chính năm chi thiền này nâng đỡ, đem tâm trạng của hành giả từ thấp lên cao. Loại tâm kết hợp với những yếu tố tâm lý ấy được gọi là "thiền" (jhàna). Năm chi thiền, kể theo thứ tự và từng bước một, điều phục năm pháp triền cái, vốn ngăn chận con đường đưa đến trạng thái tâm "định". Mỗi chi thiền chính xác đối nghịch với một triền cái.

Chi thiền trụ (ekaggatà, nhứt điểm tâm, hay gom tâm an trụ vào một điểm) chế ngự chướng ngại tham dục; chi thiền phỉ (pìti) chế ngự chướng ngại oán ghét (vyàpàda); chi thiền tầm (vitakka) chế ngự chướng ngại hôn trầmdã dượi; chi thiền lạc (sukha) chế ngự chướng ngại phóng dậtlo âu; chi thiền sát (vicàra) chế ngự chướng ngại hoài nghi. Nếu sắp xếp ngang nhau thì sẽ như thế này:

tham dục <-> trụ
oán ghét <-> phỉ
hôn trầmdã dượi <-> tầm
phóng dậtlo âu <-> lạc
hoài nghi <-> sát



PHỤ BẢN V
Sona, Vị Hành Giả Nhiệt Thành

Vào thời Đức PhậtĐại Đức Sona-kolivisa [8] rất là tinh tấn. Ngài cố ép mình quá sức -- cả thân lẫn tâm -- trong khi hành thiền, nhưng rồi thất bại. Và Sư có ý nghĩ như sau:

"Trong số các đệ tử của Đức Thế Tôn mà đã tận lực cố gắng hành thiền, thì ta đây là một. Mặc dầu vậy, ta vẫn chưa thanh lọc hết những ô nhiễm trong tâm. Gia đình ta khá giả. Ta có thể thọ hưởng tài sản sự nghiệp để làm việc thiện. Hay là ta từ bỏ công trình tu tập này, trở về nếp sống thấp kém hơn, thọ hưởng tiền củalàm việc phước thiện, tạo nghiệp lành."

Đức Thế Tôn đọc được ý nghĩ của Đại Đức Sona, đến gần và hỏi: "Này Sona, phải chăng là con đang suy nghĩ rằng: 'Trong số các đệ tử của Đức Bổn Sư mà đã tận lực cố gắng ... (như trên) ... tạo nghiệp lành?" "Bạch Đức Thế Tôn, đúng như vậy."

"Và con nghĩ thế nào, này Sona, khi còn tại gia cư sĩ có phải con là một nhạc sĩ rất tài chăng?" "Bạch Đức Thế Tôn, đúng như vậy." "Và con nghĩ thế nào, này Sona, khi cây đờn của con lên dây cao quá mức, con có thể dùng nó mà đờn đúng giọng không?" "Bạch Đức Thế Tôn, quả thật không được."

"Và con nghĩ thế nào, này Sona, khi cây đờn của con lên dây quá thấp, con có thể đờn đúng giọng không?" "Bạch Đức Thế Tôn, quả thật không được."

"Tuy nhiên, này Sona, khi đờn được lên dây vừa đúng, không quá căng cũng không quá dùn, con có thể đờn đúng giọng không?" "Bạch Đức Thế Tôn, chắc chắn là con đờn được."

Cùng thế ấy, này Sona, cố gắng quá mức làm cho con người quá căng thẳng, và không đủ cố gắng sanh ra lười biếng. Như vậy, này Sona, con hãy quyết tâm dũng mãnh như thế này: Thấu hiểu tình trạng quân bình của ngũ căn [9], ta sẽ quyết chí thành đạt mục tiêu bằng cách kiên trìđều đặn tinh tấn." "Bạch Đức Thế Tôn, con xin vâng."

Đại Đức Sona hành đúng theo lời chỉ giáo và về sau trở thành một trong các vị đệ tử A La Hán của Đức Phật. [10]


PHỤ BẢN VI
Loại Trừ Những Tư Tưởng Bất Thiện

Bài kinh số 20 của bộ Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, tựa đề Vitakka-santhàna Sutta có ghi lại những điều chỉ dạy về phương cách loại trừ những tư tưởng bất thiện, rất cần thiết cho người hành thiền. Sau đây là phần chánh yếu của bài kinh. [11]

Đức Phật dạy:

"Này chư tỳ khưu, người hành thiền gia công thành tựu tâm trí cao thượng nên thỉnh thoảng nhớ suy tư năm điều. Năm điều ấy là gì?

1. "Nếu, khi suy niệm về một đề mục mà những tư tưởng xấu xa tội lỗi, bất thiện, kết hợp với tham, sân, si phát sanh đến hành giả, vị này nên (để loại trừ những tư tưởng bất thiện ấy) hãy hướng tâm suy niệm về một đề mục khác có tánh cách thiện. Chừng ấy, tâm bất thiện bị loại trừ, biến tan. Do sự loại trừ này tâm trở lại vững vàng, an trụ và trở nên vắng lặng, hợp nhất và định vào đề mục.

"Giống như người thợ mộc rành nghề hay tập sự, đẻo một cái chốt vừa vặn, tốt đẹp, rồi đóng vào lỗ để tống đẩy ra một cái chốt thô kịch, xấu xí, không vừa, cùng thế ấy hành giả loại trừ, đẩy lui đối tượng bất thiện bằng cách hướng tâm suy niệm về đối tượng khác có tánh cách thiện. Chừng ấy những tư tưởng bất thiện, kết hợp với tham, sân, si, bị loại trừ và tan biến. Do sự loại trừ này ... (như trên) ... và định vào đề mục.

2. "Nếu, khi đã hướng tâm về đề mục khác có tánh cách thiện mà những tư tưởng bất thiện vẫn còn phát sanh, hành giả hãy suy xét về hiểm họa của nó như sau: 'Quả thật vậy, những tư tưởng này của ta rõ ràngbất thiện, đáng bị khiển trách và nó sẽ đem lại đau khổ.' Chừng ấy, những tư tưởng bất thiện bị loại trừ, tan biến. Do sự loại trừ này ... và định vào đề mục.

3."Nếu, khi đã suy xét về hiểm họa của những tư tưởng bất thiện mà nó vẫn còn phát sanh, hành giả hãy lờ đi, không để ý đến, không lưu tâm suy niệm về các pháp bất thiện ấy nữa. Chừng ấy, những tư tưởng bất thiện bị loại trừ, tan biến. Do sự loại trừ này ... và định vào đề mục.

4. "Nếu, khi đã không để ý đến, không lưu tâm suy niệm về các tư tưởng bất thiện ấy nữa mà nó vẫn còn phát sanh, hành giả hãy suy niệm về việc loại trừ nguồn gốc của những tư tưởng bất thiện ấy. Chừng ấy, những tư tưởng bất thiện bị loại trừ, tan biến. Do sự loại trừ này ... và định vào đề mục.

5. "Nếu, khi đã suy niệm về việc loại trừ nguồn gốc của những tư tưởng bất thiện ấy mà nó vẫn còn phát sanh, hành giả hãy cắn răng lại và ép lưỡi sát vào nắp vọng, thu thúc, khắc phục và lấy tâm (thiện) kiểm soát tâm (bất thiện). Chừng ấy, những tư tưởng bất thiện bị loại trừ, tan biến. Do sự loại trừ này ... và định vào đề mục.

"Nếu, do suy niệm về một đề mục thiện, suy xét về hiểm họa của những tư tưởng bất thiện, không lưu tâm đến và không suy niệm về những tư tưởng bất thiện, suy niệm về việc loại trừ nguồn gốc của những tư tưởng bất thiện, cắn chặt răng và ép lưỡi sát vào nắp vọng và thu thúc, khắc phục, chế ngự tâm (bất thiện) bằng tâm (thiện), mà hành giả loại trừ được những tư tưởng bất thiện, tâm trở lại an trụ vững vàngvắng lặng, hợp nhất và định vào đề mục, vị hành giả ấy được gọi là đã vững chắc làm chủ con đường mà tiến trình tư tưởng mình đã trải qua. Vị ấy có tư tưởng mà chính mình muốn suy tư. Vị ấy đã cắt đứt lìa tham áitrọn vẹn tháo gỡ thằng thúc (phát sanh do tham ái). Vị ấy đã khắc phục ngã mạnchấm dứt đau khổ."



Chú thích:

[1] Majjhima Nikàya, Trung A Hàm 40/I 284

[2] R. L. Stwevenson.

[3] Sutta Nipàta, v, 721.

[4] Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 40/I284

[5] Samvara, pahàna, bhàvanà, anurakkhana.

[6] Xem Phụ bản IV.

[7] Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, v, 97

[8] Vinaya Pitaka, Tạng Luật, II. I ff; Anguttara, Tăng Nhứt A Hàm, iii, 374-5.

[9] Ngũ căn là: tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn (saddhà, viriya, sati, samàdhi và pannà). Majjhima Nikàya, Trung A Hàm, 70, 77. Về ngũ căn, xin đọc Samyutta Nikàya, Tạp A Hàm, v, 377.

[10] Câu chuyện này được ghi lại trong Bản Chú Giải của kinh Trưởng Lão Tăng Kệ, Theragàtha:

Sư nhận lãnh một đề mục hành thiền nơi Đức Phật, nhưng không thể gom tâm an trụlúc ấy Sư ngụ tại Rừng Mát, nơi có đông người. Rồi Sư nghĩ: 'Thân ta quá tiều tụy để có thể tiến đạt hạnh phúc thật sự. Bổn phận của người đạo sĩ là phải khắc phục những khổ đau của cơ thể.' Do đó Sư không quan tâm đến những cơn đau nhức ở chân vì quá sức thiền hành, và tận lực gia công, nhưng vẫn không thâu hoạch được thành quả nào. Rồi Sư tự nghĩ, 'Đã hết sức cố gắng mà ta không thể thành tựu đạo quả nào. Vậy thì cuộc sống tu hành này có lợi ích gì cho ta? Ta sẽ huờn tục, trở lại cuộc sống thấp kém hơn và tạo phước.' Lúc bấy giờ Đức Bổn Sư thấu hiểu ý nghĩ ấy và, muốn cứu giúp Sư, Ngài dạy Câu Chuyện Cây Đờn, dạy Sư làm thế nào để giảm bớt tình trạng căng thẳng tinh thần. Lãnh hội lời dạy Sư lên đỉnh núi Kên Kên hành đạođắc Quả A La Hán." -- Psalms of the Brethen, do Mrs. Rhys Davids dịch (P.T.S.) trang 275.

[11] Để được vắn tắt, nơi đây chỉ ghi lại một câu chuyện. Muốn có đầy đủ chi tiết xin đọc "The Removal of Distracting Thoughts", do Soma Thera dịch, (Kandy, BPS), Wheel 21.







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/11/2015(Xem: 17071)
29/03/2017(Xem: 14913)
28/02/2015(Xem: 44005)
21/08/2012(Xem: 51416)
11/05/2015(Xem: 12517)
27/11/2012(Xem: 31795)
05/07/2015(Xem: 13006)
28/10/2017(Xem: 10311)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.