4. Tìm Hiểu Chính Bản Thân Vị Đạo

29/08/20163:07 SA(Xem: 10558)
4. Tìm Hiểu Chính Bản Thân Vị Đạo Sư

VIỆN  NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
HỢP  TUYỂN LỜI   PHẬT   DẠY
TỪ  KINH TẠNG  PALI 

In The Buddha’s Words
An Anthology of Discourses from the Pali Canon

By
BHIKKHU  BODHI
Wisdom Publications – 2005
Việt dịch : Nguyên Nhật Trần Như Mai
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG  ĐỨC 2015

 

III

 TIẾP CẬN GIÁO PHÁP 
 

          4.   TÌM HIỂU CHÍNH CÁ NHÂN VỊ ĐẠO

 

1- Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn đang trú ở thành Xá Vệ (Savatthi)  tại tinh xá trong Rừng Kỳ-Đà( Jeta’s Grove), Vườn Cấp-Cô-Độc ( Anāthapindika’s Park). Ở đây, Thế Tôn bảo các Tỷ kheo :

- Này các Tỷ Kheo,

- Bạch Thế Tôn ”, các Tỷ kheo đáp.

Thế Tôn nói như sau :

2- Này các Tỷ kheo, một vị Tỷ kheo vốn là người muốn tìm tòi học hỏi, không biết làm thế nào để phán đoán tâm của người khác (11), vị ấy cần phải tìm hiểu Như Lai để  xem có phải Như Lai  là bậc hoàn toàn giác ngộ hay không.

3- Bạch Thế Tôn, giáo lý của chúng con xuất phát từ Thế Tôn , do Thế Tôn chỉ dạy, nương tựa vào Thế Tôn. Thật lành thay nếu Thế Tôn  thuyết giảng ý nghĩa những lời nói đó. Sau khi được nghe Thế Tôn, chúng con sẽ ghi nhớ .

- Này các Tỷ kheo, vậy thì hãy lắng nghe và chú tâm ghi nhận những gì ta sẽ nói.

 - Thưa vâng, bạch Thế Tôn” các Tỷ kheo đáp.

Thế Tôn nói như sau :

      4- Này các Tỷ kheo, một vị Tỷ kheo vốn là người muốn tìm tòi học hỏi, không biết làm thế nào để phán đoán tâm của người khác, vị ấy cần phải tìm hiểu Như Lai về hai loại biểu hiện của tâm, các biểu hiện do tai và mắt nhận biết, như thế này: ‘ Ta có tìm thấyNhư Lai những biểu hiện phiền não do mắt và tai nhận biết hay không ?(12). Khi vị ấy tìm hiểu Như Lai, vị ấy thấy rằng: “ Không có biểu hiện phiền não nào do mắt và tai nhận biết được tìm thấy  ở Như Lai ”.

      5- Khi vị ấy đã nhận thức được như vậy, vị ấy tìm hiểu thêm như thế này: “ Ta có tìm thấyNhư Lai những biểu hiện tạp nhiễm do mắt và tai nhận biết hay không ? ” (13) Khi vị ấy tìm hiểu Như Lai, vị ấy thấy rằng: “ Không có biểu hiện tạp nhiễm  nào do mắt và tai nhận biết được tìm thấyNhư Lai ”.

      6- Khi vị ấy đã nhận thức được như vậy, vị ấy tìm hiểu thêm như thế này: “Ta có tìm thấyNhư Lai  những biểu hiện thanh tịnh do mắt và tai nhận biết hay không? ’ Khi vị ấy tìm hiểu Như Lai, vị ấy thấy rằng:“ Những biểu hiện thanh tịnh do mắt và tai nhận biết được tìm thấyNhư Lai ”.

      7- Khi vị ấy đã nhận thức được như vậy, vị ấy tìm hiểu thêm như thế này: ‘Bậc Tôn giả này đã đạt được những biểu hiện thanh tịnh trong một thời gian lâu dài hay ngài chỉ mới đạt được trong thời gian gần đây?’  Khi vị ấy tìm hiểu Như Lai, vị ấy thấy rằng:  ‘Bậc Tôn giả này đã đạt được những biểu hiện thanh tịnh trong một thời gian lâu dài; không phải ngài chỉ mới  đạt được trong thời gian gần đây’.

      8- Khi vị ấy đã nhận thức được như vậy, vị ấy tìm hiểu thêm như thế này: ‘Có phải bậc Tôn giả này đã đạt được danh tiếng, do vậy những nguy hiểm liên hệ đến danh tiếng  được tìm thấyTôn giả này ?’. Bởi vì, này các Tỷ kheo, bao lâu mà một vị Tỷ kheo chưa đạt được danh tiếng, thì những nguy hiểm liên hệ đến danh tiếng không được tìm thấyTỷ kheo ấy;  nhưng khi vị ấy đã đạt được danh tiếng thì những nguy hiểm liên hệ đến danh tiếng đượcc tìm thấy ở vị ấy.(14)  Khi vị ấy tìm hiểu Như Lai, vị ấy thấy rằng: ‘ Bậc Tôn giả này đã đạt được danh tiếng, nhưng những nguy hiểm liên hệ đến danh tiếng không được tìm thấytôn giả này.’

      9- Khi vị ấy đã nhận thức được như vậy, vị ấy tìm hiểu thêm như thế này: ‘ Có phải Tôn giả này từ bỏ mà không sợ hãi, chứ không phải từ bỏsợ hãi, và có phải Tôn giả này tránh buông lung phóng dật trong các dục lạc giác quan bởi vì vị này không còn tham dục do đã đoạn diệt tham dục ?’. Khi Tỷ kheo  ấy tìm hiểu Như Lai, vị ấy thấy rằng: ‘ Bậc Tôn giả này từ bỏ mà không sợ hãi, chứ không phải từ bỏsợ hãi, và Tôn giả này tránh buông lung phóng dật trong các dục lạc giác quan bởi vì vị này không còn tham dục do đã đoạn diệt tham dục ”.

      10- Này các Tỷ kheo, nếu có những người khác hỏi vị Tỷ kheo ấy như sau:‘ Ông bảo là vị Tôn giả này từ bỏ mà không sợ hãi, không phải từ bỏsợ hãi; vị Tôn giả này tránh buông lung phóng dật trong các dục lạc giác quan bởi vì vị này không còn tham dục do đã đoạn diệt tham dục. Đâu là những lý do và những bằng chứng của vị Tôn giả này ? ”

      -  Để trả lời một cách đúng đắn, vị Tỷ kheo ấy sẽ trả lời như thế này:   “Dù cho Tôn giả này sống giữa Tăng chúng hay sống một mình, dù ở đó có những vị hành xử đúng thiện hạnh và một số hành xử không đúng thiện hạnh, một số ở đó giảng dạy cho hội chúng, trong lúc một số ở đây quan tâm đến vật chất và một số khác không bị vật chất làm nhiễm ô, vị Tôn giả này vẫn không khinh miệt ai vì những lý do đó.(15) Và tôi đã nghe và biết được từ chính kim khẩu của Thế Tôn: “ Ta  từ bỏ mà không sợ hãi, chứ không phải từ bỏsợ hãi, và ta tránh buông lung phóng dật trong các dục lạc giác quan bởi vì ta không còn tham dục do đã đoạn diệt tham dục .”

      11- Này các Tỷ kheo, Như Lai cần được hỏi thêm như sau:‘ Những biểu hiện phiền não  do mắt và tai nhận biết có được tìm thấyNhư Lai hay không ?’ Như Lai sẽ trả lời như thế này:‘ Không có biểu hiện phiền não nào do mắt và tai nhận biết được tìm thấyNhư Lai. ’

      12- Nếu được hỏi : ‘ Những biểu hiện tạp nhiễm do mắt và tai nhận biết có được tìm thấyNhư Lai hay không ?’, Như Lai sẽ trả lời như sau: ‘  Không có biểu hiện tạp nhiễm nào do mắt và tai nhận biết được tìm thấyNhư Lai. ’

      13- Nếu được hỏi: ‘Những biểu hiện thanh tịnh do mắt và tai nhận biết có được tìm thấyNhư Lai hay không ?’ Như Lai sẽ trả lời như sau:‘ Những biểu hiện thanh tịnh do mắt và tai nhận biết được tìm thấyNhư Lai . Đó là con đườnglãnh vực tu tập của ta, tuy nhiên ta không nhận diện ta với chúng.’

      14- Này các Tỷ kheo, một đệ tử phải đến gần bậc Đạo sư có nói như vậy để đươc nghe Pháp. Bậc Đạo sư giảng dạy cho vị ấy với các trình độ càng lúc càng cao hơn, càng lúc càng vi diệu hơn, rõ ràng đen trắng với các pháp tương đương với họ. Vì bậc Đạo sư giảng Pháp cho một đệ tử bằng cách này, thông qua chứng tri về một số giáo lý trong Pháp ấy, vị Tỷ kheo có thể đi đến kết luận về giáo lý.(16) Vị ấy khởi lòng tịnh tín nơi Bậc Đạo sư như thế này:“ Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp đã được Thế Tôn khéo  thuyết giảng, chúng tăng đang hành trì thật tốt đẹp.”

      15- Giờ đây, nếu có người khác đến hỏi vị Tỷ kheo ấy như sau: “ Ông nói rằng : ‘ Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp đã được Thế Tôn khéo  thuyết giảng, chúng tăng đang hành trì thật tốt đẹp, đâu là những lý do và những bằng chứng của vị Tôn giả này ?” Để trả lời một cách đúng đắn, vị Tỷ kheo ấy sẽ trả lời như thế này:

      - Đây nhé, này hiền giả, tôi đã đến gần bậc Đạo sư để đươc nghe Pháp. Bậc Đạo sư giảng dạy cho tôi với các trình độ càng lúc càng cao hơn, càng lúc càng vi diệu hơn, rõ ràng đen trắng với các pháp tương đương với chúng. Vì bậc Đạo sư giảng Pháp cho tôi bằng cách này, thông qua chứng tri về một số giáo lý trong Pháp ấy, tôi có thể đi đến kết luận về giáo lý. Tôi khởi lòng tịnh tín nơi Bậc Đạo sư như thế này: “ Thế Tôn là bậc Chánh Đẳng Giác, Pháp đã được Thế Tôn khéo  thuyết giảng, chúng tăng đang hành trì thật tốt đẹp.”

      16. -  Này các Tỷ kheo, khi lòng tin của bất cứ ai đối với Như Lai đã được vun trồng, đã có căn cứ, và đã thiết lập qua những lý do, những dữ kiện và những lời nói như vậy, đức tin của người ấy được xem là đã được chứng minh bằng những lý do, bắt nguồn từ  pháp nhãn, và vững chắc; sẽ không bị phá hoại bởi bất cứ Sa môn, Bà-la-môn hay chư thiên hay Mara hay Phạm Thiên hay bất cứ ai trên thế giới này (17).

       Này các Tỷ kheo, đó là cách làm thế nào để tìm hiểu về Như Lai đúng Pháp, và đó là cách mà Như Lai đã được tìm hiểu đúng Pháp.”

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

 

                                    ( Trung Bộ Kinh I, Kinh  47: Kinh Tư Sát- tr 693-700 )







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.