- Những bước chân quá khổ

02/09/20189:49 SA(Xem: 7844)
- Những bước chân quá khổ

NHỤY NGUYÊN
SƯƠNG KHÓI PHẬN NGƯỜI
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation


Phần II
CÕNG NGHIỆP BÊN BỜ VỰC THẲM

 

NHỮNG BƯỚC CHÂN QUÁ KHỔ

 

Đầy ắp những câu hỏi vì sao đời sống ngày được nâng lên, lại quá nhiều vấn nạn xã hội nảy sinh. Y học phát triển tột bậc, con người vẫn mắc rất nhiều bệnh quái gở và bệnh viện mọc lên càng nhiều. Dường như con người đang đánh mất nền tảng vật chất lẫn tinh thần. Mà lẽ ra nền tảng đạo đức phải được gây dựng từ nhỏ, thậm chí cần giáo dục từ lúc còn thai nhi như cái nhìn sáng suốt của bậc thánh hiền. Khoa học hiện đại phần nào đồng cảm điều này, cho thấy mỗi ngày trong bào thai bằng hàng chục triệu năm tiến hóa sinh vật và trọng lượng cơ thể biến đổi tăng lên hàng tỉ lần; để thấy một ngày giáo dục thai nhi bằng rất nhiều năm trời đứa bé lúc sinh thành. Nền đạo đức có từ thai nhi sẽ giúp sinh mệnh đó giữ phẩm chất cốt tủy của đời người, luôn hướng đến hai chữ Hòa Bình từ nghĩa hẹp cho đến nghĩa rộng là đối lập với Chiến Tranh. Đức Đạt Lai Lạt Ma, bậc Thánh thời nay, người học trò thuần thiện của Đức Phật từng ngày khuyên mọi người bỏ ác hành thiện, hướng đến một thế giới bình đẳng bao dung: “Chúng ta cùng là con người, không phân quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, đều phải bình đẳng thương yêu lẫn nhau”. Ngài cũng nhắc nhở: "Những gì ông cha (tức cổ đại đức, trong đó có Đức Phật) nói với chúng tahoàn toàn sự thật".

Một đứa trẻ, nền tảng dĩ nhiên phải hiếu đễ. Chữ hiếu trong nhà Nho đã lớn, chữ Hiếu trong nhà Phật còn trang trọng sáng chói hơn. Kinh Địa Tạng là Hiếu kinh, kể về một thánh nữ nhất tâm niệm Phật nhờ đó xuống được Địa ngục cứu mẹ; Kinh Vu Lan thuật chuyện đại đệ tử của Phật là Mục Kiền Liên nương vào Pháp Hội chư tăng để cứu mẹ thoát cảnh hỏa đồ. Khi đứa con ra đời, toàn bộ tinh túy máu huyết của người mẹ tiết ra sữa nuôi lớn nó từng ngày; chừng đó thôi suốt đời ta đã không trả hết. Phật có lần thấy một vị Tỳ kheo đến cúng dường mình bát cơm bèn hỏi: Mẹ ngươi ăn chưa?, vị Tỳ kheo lắc đầu. Ngài bèn nói, hãy đưa bát cơm này về, vì mẹ ngươi xứng đáng ăn hơn ta. Trong Quán kinh Phật cũng dạy câu thiết yếu đầu tiên: “Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm bất sát, tu Thập thiện nghiệp”. Người Việt ta có thành ngữ: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” là trên ý nghĩa này. Tiêu chuẩn làm người trước hết là Hiếu (với cha mẹ); sau đó là Nghĩa (với thầy tổ). Ngày xưa trò cung kính thầy hết mực, con với phụ mẫu nghĩa nặng ân sâu; anh em họ hàng bè bạn lấy chữ tín làm đầu, xã hội nhờ đây an ổn. Trong triều đình bộ Học bao giờ cũng được xem trọng. Thế nên khi mọi người đặt Kinh tế lên trên, hậu quả về một sự đổ vỡ trong gia đình kéo theo hệ lụy đến cộng đồng sẽ khó tránh khỏi. Trẻ em bây giờ từ nhỏ đã được hầu hạ, chỉ lo việc học. Nhưng chúng không được học đạo lý, nhân quả, tôn giáo vốn là nền tảng đời người. Càng lớn, có chút tài danh tâm kiêu mạn sẽ nổi, khinh khi ngay cha mẹ thầy tổ; từ đây xuất phát một tương lai u ám, làm hại đến người thân và xã hội. Ngay chữ giàu chúng ta đã hiểu sai. Giàu tình cảm, giàu sức khỏe, giàu bè bạn, giàu tinh thần…; tiền tài chỉ là một phần nhỏ trong sự giàu. Hễ nhìn thấy ai có nhà lầu xe hơi liền phán họ giàu; cái nhìn ấy lệch lạc. Thật dễ hiểu khi vấn nạn người người đội cả mâm heo gà lên chùa, dúi tiền vào tay Phật “hối lộ” cầu may trong lúc không hiểu về giáo lý thâm sâu; đó là sự biến tướng, sự bóp méo lời Phật, dẫn đến “Thời Mạt Pháp”, mà thực chất Pháp Bảo vẫn tinh ròng.

Mất nền tảng đạo lý hiếu kính cha mẹ thầy tổ sẽ khiến mỗi người như khối nam châm hút về bao tai chướng nghiệp bệnh. Chỉ một món nghiện ghêm thôi đã đủ bật mầm ác trong mỗi đứa trẻ. Sát nghiệp luôn nung nấu và chúng sẵn sàng cãi, thậm chí đánh ngay cha mẹ mình rất tự nhiên. Sự lạnh lùng ngay trong tình người, khiến chúng càng đào sâu hố thẳm tình người, càng đào sâu tình thương giữa con người và vật. Chính nghiệp lực là nguyên nhân của sự phân chia các loài, các loại người và loại vật. Không nên so sánh người và vật. Tuy nhiên một điều dễ nhận thấy: rất nhiều con vật được sống sạch sẽ tươm tất hơn nhiều người, lại cũng có người sống không bằng kiếp vật. Tình thương của Đức Phật như dòng nước tràn về miền sa mạc; chỗ thấp ví như con người nước thấm trước hết, sau đó nước từ bi tràn lên thấm nhuần hết thảy cõi vật và các loài. Quý mạng sống của vật, cũng là một cách tích đức, khiến tâm an trí sáng. Hoặc giả chúng ta có thể kết thúc mạng con vật bằng thuốc ngủ thay vì chọc tiết dí điện. Hãy một lần chứng kiến cảnh con vật bị lôi vào lò mổ đủ biết chúng không hề có ý cúng dường thân cho người. Sống ngoài Đạo lý dễ chìm vào thú tính. Khó thể tin có kẻ sát nhân rồi còn móc ruột lôi gan, chặt khúc; người chết rồi còn quật mồ phơi xác. Trong sự quay vòng của muôn trùng kiếp, con người hẳn ít nhiều “lai” dung mạotâm tính. Thương yêu loài vật (sau khi đã thương yêu con người), sống bao dung người đó nhiều cơ hội tiếp tục nhận thân người ở kiếp sau. Người không hành chánh pháp, để chống lại sự cô đơn thử cùng số người thân như vợ con chẳng hạn, kéo nhau vào rừng sống khoảng một tháng không mang theo kem đánh răng, son phấn, xà phòng, giấy vệ sinh… sẽ nhận ra con thú trong mình. Vô vàn sản phẩm công nghiệp người ta sử dụng hàng ngày đó, chính là bình phong che đậy ngã chấp, che đậy thiện căn; cũng là những thứ con người “giấu giếm” phiền não, “gia hạn” khổ đau. Bậc chánh giác đã mở thiên nhãn, huệ nhãn, dĩ nhiên họ nhìn thấy “con thú” ẩn sau lớp màn vô minh nơi mỗi chân tâm. Thử chụp lại những khuôn mặt người trong cơn giận giữ, lúc say máu hay trong cơn ăn ngấu nghiến cồn cào cái đói sẽ nhận ra những méo mó đáng sợ của nét người. Một cô gái đẹp với tâm địa đen tối, sống trong nhung lụa lại coi khinh kẻ khác, coi khinh động vật bậc thấp và luôn muốn thỏa mãn khẩu vị bằng nỗi đau của loài vật, khuôn mặt đẹp ấy theo thời gian hao sinh khí, vô hồn, bệu bạo. Một tên sát nhân, lần đầu tiên vô tình bắt gặp sao rợn cả mình! Một đạo sư, người sống với tâm từ vô lượng, khuôn mặt dẫu không đẹp sao vẫn hòa ái gần gũi biết bao ở lần đầu tiếp kiến. Quanh mỗi người đều có trường năng lượng sạch-nhơ; những gì khoa học chưa sáng chế ra loại kính nhìn thấy đức và nghiệp ấy, chẳng nên phủ nhận.

Không nên hiểu sinh lão bệnh tử một cách thô thiển. Giai đoạn bệnh đến tử là một hố thẳm không đáy. Rất nhiều người không thể chết, kể cả việc muốn tự tử. Một ông già đang khỏe mạnh, cú ngã khiến bệnh viện bó tay, chỉ nhúc nhích được cái đầu nằm đến thối thịt. Thương con thương cháu ứa nước mắt, muốn dứt mệnh khỏi phiền hà cũng chịu nốt bởi đến răng cũng chẳng còn để cắn lưỡi. Vung tay quá trán ắt chạm đến thánh thần. Có trường hợp khác bị xơ gan nằm gần một năm, yếu dần. Lúc đau quá anh kêu trời, hỏi sao từ nhỏ tới lớn không làm hại đến ai giờ nghiệp nặng như vầy. Người em vợ bèn lựa lời nói pháp rồi mua tặng đầu đĩa VCD giảng kinh. Anh nghe hai ngày liền gật đầu thanh thản, bảo giờ mới hiểu mức độ tinh vi nguy hiểm của nghiệp. Từ hôm đó anh bắt đầu lắng nghe để làm hành trang cho cuộc hành trình dài sau cái chết.

Ấy, dẫu sao cũng là trường hợp muộn quay đầu về bờ. Liệu chúng ta có thể gia hạn cái chết. Có thể. Có người hơn một năm trước đã linh cảm vận mệnh của mình. Đầu năm nay một hôm đau dữ dội, anh gọi cả nhà lên ngồi quanh trăn trối. Người nhà tính đưa cấp cứu, anh khăng khăng đi, đây là nghiệp đòi, phải trả. Nói được vậy chứng tỏ người này căn tính sâu. Gọi điện một người tu quen biết, rồi đưa điện thoại cho anh nghe. Người tu khuyên, bạn hiểu đạo, nên từ nay thành tâm niệm “A Di Đà Phật”, thân này xin giữ lại để trả nghiệp. Nếu có niềm tin tuyệt đối về đường đạo phía trước, bạn cứ để gia đình đưa lên viện, rồi dùng thân đó hành thiện hoàn bồi nghiệp lực. Giờ anh thường ăn chay, học đạo, tâm thế an vui. Hiện tượng này không hi hữu, ai cũng có thể làm được nếu hướng tâm về ngõ sáng. Nghiệp đến đòi, là nợ từ lúc nào không hay; nợ nhỏ nạn nhỏ, nợ lớn nạn lớn. Người ta đến đòi mạng, ta xin trước chư Phật được giữ lại thân này tu tập. Là thiện hạnh, ắt được cảm ứng, gia hộ. Nhưng giữ mạng rồi, khỏe mạnh rồi lại dùng thân hưởng thụ, tạo nghiệp, hậu họa khôn lường!  

Gặp nạn ai chả vác chân lên đầu mà chạy, ai kêu chi dạ nấy. Phổ biến vẫn là cúng sao giải hạn. Nhiều người nông quê ít học cũng nhận thức được điều vô lý: sao có thể cắt cổ gà chọc tiết lợn để cầu xin cho sự bình an của bản thân?! Cũng như trong một đám tang cúng đồ mặn, giết mổ ngay tại nhà lại mời Thầy về siêu độ; bất đắc dĩ ở lại, thiết nghĩ các Thầy chỉ an ủi, siêu độ cho những con vật bị khổ chủ giết, chứ chắc gì đã đến lượt vong linh. Cúng bông ba hoa quả, ấy là tấm lòng thành. Còn giết chóc cúng giải hạn, tương đương với tích thêm lượng nghiệp. Cậy nhiều tiền bạc thả cửa giết mổ cúng quảy xỏ xin quá lắm chỉ vời được các thần và yêu ma. Chúng vẫn có thể dời nghiệp, nhưng nạn ấy sẽ nặng hơn những lần sau. “Lúc bệnh mà tin theo những thuyết họa phước vu vơ của bọn tà ma ngoại đạo, yêu nghiệt trong đời, sanh lòng rúng sợ không còn tự chủ đối với sự chơn chánh, đi bói khoa để tìm hiểu mối họa rồi giết hại loài vật để tấu với thần minh, vái van cùng vọng lượng để cầu xin ban phước, mong được sống lâu, nhưng rốt cuộc không thể nào được. Bởi si mê lầm lạc, tin theo tà kiến điên đảo nên bị hoạnh tử, đọa vào địa ngục đời đời không ra khỏi” (Kinh Dược Sư). Bất cứ lúc nào ta tiêu xài, hễ ý nghĩ tiết kiệm khởi lên nên trích ra làm thiện. Nghiệp nạn, thay vì dồn một cục lớn, bằng thành tâm sám hối, phát tâm phóng sanhtác thiện ráo riết, dễ chia ra tiêu trừ. Thường một lễ cúng tốn khá nhiều tiền. Thiết nghĩ chỉ nên trích ra khoảng 10% phần trăm lễ lượt đó mua hương hoa cúng thánh. 90% còn lại, trích ra một phần cúng dường Tam bảo, giúp đỡ người nghèo, phóng sanh. Như vậy ai cũng tiết kiệm được ít nhất phân nửa trong lúc còn tích nhiều đức. Tu thiện đồng thời nên tu tuệ, nếu không thiện nghiệp đời này sẽ tạo ác nghiệpđời sau không chừng. Đã con người luôn phải dành tâm sức và trí tuệ lao động cống hiến cho lợi ích chung. Ngẫu nhiên họ trở thành giàu có. Giàu cả về vật chất lẫn tâm hồn. Thì cứ tích lũy. Nhưng, nếu làm ăn lương thiện, người người cứ làm giàu, dự trữ phòng tuổi già bệnh tật; khi con cái đã có công ăn việc làm, nên viết di chúc để lại cho chúng một phần nhỏ gia sản, số còn lại dành cho từ thiện. Như vậy người giàu đã chuyển hóa tiền vào ngân hàng đức, và hẳn nhiên đây là cách họ dùng thẻ đa năng rút được đức ấy ngay lúc thoát xác và ở kiếp sau.

Đạo Phật vốn là nền giáo dục uyên sâu, uyên sâu ở những hoạt dụng đời sống bình phàm nhất. Phật là người chỉ ra chân tướng của vũ trụ nhân sinh (chư pháp thật tướng); trượt trên đà thực dụng, những gì khoa học chưa chạm đến người đời liền xem đó mê tín. Nhưng quá nhiều người trong ngành khoa học vẫn tụt hậu; trong lúc Lượng tử lực học mở ánh nhìn ra ngoài thế giới đã thật sự ngạc nhiên bởi những khám phá vĩ đại thực ra vô tình minh chứng lời Phật thuyết ba ngàn năm trước. Ở đây không dám bàn đến những triết lý siêu việt trong Kinh điển, chỉ nói đến giáo dục nhân tâm thôi Đức Phật đã xứng danh Thầy Giáo vượt lên mọi thời đại. Có vị cao tăng kiệt xuất thời nay xem Đạo Nho là một trong những nền tảng của Phật học; đối sánh Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín với Ngũ giới Đức Phật chế: Không sát sanh (là Nhân), không tà dâm (là Lễ), không trộm cắp (là Nghĩa), không uống rượu (là Trí), không nói dối (là Tín). Cha mẹ không sát sanh và dạy con không làm hại bất cứ con vật nào kể cả muỗi kiến, dạy chúng yêu thương, lớn lên đứa trẻ sẽ khiến người thân và môi trường chung quanh lợi lạc. Tôi từng được xem bộ phim “Thiên hạ phụ tử” 7 tập, về đứa trẻ lên năm tuổi đã biết làm mọi việc trong nhà trên nền tảng hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng theo Đệ Tử Quy của bậc Thánh nhân soạn. Cũng thật đáng khen người mẹ đã tạm rời căn nhà cao sang tìm thuê căn phòng nhỏ ba chục mét vuông, bỏ hết công việc, ở nhà dạy con làm mọi việc nhỏ, đứa trẻ thuần thục như một người đầu bếp. Đặc biệt nhất sáng nào hai mẹ con cũng đi nhặt rác làm sạch chung cư, rồi ra chợ nhặt rau củ thừa về nấu ăn, bữa ăn không tốn xu nào, dành tiền làm việc thiện. Đứa trẻ hiểu có được miếng ăn không hề đơn giản. Đây là cách tu Giới trong nhà Phật; đứa trẻ cộng với việc chuyên nghe một vị thầy giảng Đệ Tử Quy hàng ngày, niệm Phật cùng mẹ hàng ngày nên tâm được an định, từ đây học thuộc liền hàng chục bộ kinh. Nó giải quyết mọi việc nhanh chóng, ngăn nắp, chính xác, hoạt bát, vui vẻ, khỏe mạnh, từ ái, yêu thương cha mẹ hết mực. Nền tảng làm người sau một năm rưỡi đã được vun bồi. Tu Giớidiệu dụng như vậy, vì có giới sẽ phát trí tuệ. Cao thêm bậc nữa, Thập thiệntiêu chuẩn của người con Phật. Bàn riêng cái miệng thôi (không vọng ngữ, không ác khẩu, không nói lời thêu dệt (ỷ ngữ) dụ dỗ nịnh bợ, không nói đôi chiều hai lưỡi), sẽ thấy chúng ta hễ rỗi rảnh ngồi với nhau là “phạm giới”, tạp thoại. Một người lấy tiêu chuẩn của ngũ thường, ngũ giới, thập thiện làm khuôn khổ sống, thật đáng quý sao! Thời nay, chưa bàn đến giúp đỡ kẻ khác, ai không tranh giành, ganh tị, đoạt lợi, tự tư, nghĩa là không “tham, sân, si, mạn”, đã là người quá tốt rồi, góp phần cho sự an định của xã hội rồi.

Chợt nhớ có người dịch bài viết của một học giả người Việt từ tiếng Pháp qua tiếng Việt đã làm lệch ý tối quan trọng ban đầu: “ý thức phong kiến” dịch thành “chế độ phong kiến”. Vài nhân vật được lấy làm điển hình cho xã hội, khi họ bại hoại, liền truy gốc rồi phán Đạo Nho làm mục ruỗng xã hội, cần bài trừ tận gốc. Khi luồng tư tưởng Tây âu tràn vào với bao mới lạ, như một người nông quê lần đầu lên phố, không có căn nền sẽ đặt sự hưởng thụ lên đầu, sớm chạy theo tài danh sắc dục. Lễ giáo gia đình là nấc cuối cùng trong hệ tư tưởng Nho gia; lúc Đạo bị “phá rào” bởi cái gọi là văn minh, “cương vực” của nó bị thu hẹp, bị “cững bức”, nhà Nho mới dùng Lễ làm “cương” để gìm lại dục vọng người đời. Cũng như nguyên xưa Đạo Phật khá “tự do trong khuôn khổ”, nhưng lúc hành giả lung lay trước “ngũ dục lục trần”, Phật mới chế định giới luật. Thời nay giới cũng không nhất thiết đòi hỏi người tu chấp chặt. Chẳn hạn nếu phải tham dự một bữa tiệc, cư sĩ cũng có thể khai giới uống ly bia hòa đồng, không say sưa, không ảnh hưởng đến người khác, không vọng động tâm thức; ngược lại giới “không uống rượu” cũng được mở rộng ngăn ngừa bất cứ thứ gì liên quan đến nghiện ngập như thuốc lá, cần sa ma túy… Thật ra giới là phạm vi giáo hóa của thánh nhân xưa, không theo tôn giáo mà âm thầm khiến bá tánh được tu hành mà tự họ không biết, chỉ có thế phiền não, vọng tưởng đảo điên mới được kềm phục; nhân dân giữ Lễ thì trời đất "kết tinh" tốt đẹp, thiên hạ thái bình, nào có phải ràng buộc ai. Nếu có chính là do mình tự mua xiềng neo vào quả địa cầu mà thôi. Học Nho học Phật nhiều học giả thực chất không bám được nền tảng, ấy là Đệ tử quy. Quy tắc của một người con, một người trò rành rẻ từng điều tưởng đơn giản một đứa trẻ lên ba cũng thuộc nhưng đến tóc bạc chưa chắc làm xong. Cha say sưa rượu chè, mê game mê gái, ăn nói thô lỗ nóng giận, làm ở công sởtiếng xấu dội về đến nhà, làm sao dạy con? Đệ Tử Quy thời nay mỗi người lớn nên học, và nếu chúng ta xem bộ phim kể trên sẽ thực sự thấy xấu hổ với mình, xấu hổ với sự sai lệch trong nhận thức giáo dục nền tảng làm người tối yếu.

Lý thuyết không thời gian, không suy niệm, không chủ đích của một thiền sư lỗi lạc xứ Ấn được kẻ trí cậy vào tài năng lại mờ về quy luật vũ trụ đòi phá bỏ mọi thứ để sáng tạo ra con đường riêng. Trong sự phá hủy họ hiểu bao gồm lời thánh hiền, và đương nhiên cả kinh điển Phật giáo. Chuyện chàng khỉ có 72 phép thần thông biến hóa cũng không ra khỏi bàn tay Phật, phàm nhân lại muốn nhắm mắt bịt tai chế ra thế giới cho riêng mình! Lý Tánh Không vi diệu tột cùng trôi qua tâm thì sáng chói, trôi qua trí thì lem nhem.

Con người là sự kết hợp hoàn hảo giữa vật chất/thân xác và vật lý/tinh thần. Phần Vật Chất do ăn uống sai lầm tức không tuân theo quy luật vận hành của đạo trời đất vốn thống nhất trong sự tương hỗ hai mặt Âm - Dương. Đừng nghĩ ăn uống là tầm thường. Ăn uống chay tịnh theo nguyên lý triết học viễn đông có thể chuyển nghiệp lực vận mạng. Bệnh tật chính yếu là do dư Âm (đường, sữa, trái cây, các thức ăn nhân tạo như mì tinh, bia rượu...), một phần khác do lệch Dương và nghịch Âm, Dương. Mặt khác, con người ngày bị bủa vây bởi thông tin, hiện tượng nghiền lướt web đã khiến Tinh Thần bị nhiễm độc, trí phán đoán sụt kém; biến mình thành một dạng đài thu phát sóng những thông tin đa phần trái với Thập thiện, khiến thời không nhiễu loạn, xã hội thêm loạn. Là điều mà các nhà khoa học lượng tử phát hiện và kêu gọi nhân loại hãy nghĩ thiện hành thiện để tránh thiên tai; đây là điều chưa phổ cập vì ngay nhiều trí giả thời thượng cũng chưa tin, rằng sóng tư tưởng còn mạnh mẽ và lợi hại vạn lần những thứ sóng kiểu như internet, điện thoại kết nối toàn cầu.

Phật pháp là nền giáo dục toàn vẹn hướng con người quy nẻo thiện. Mức giáo hóa thấp nhất có thể chỉnh lại những bất ổn trầm trọng trong xã hội. Một gia đình biết giáo dục con ngay trong bào thai, biết tìm hiểu quy luật Âm Dương để đảm bảo cho một cơ thể khỏe mạnh minh mẫn; đứa trẻ biết nói thì áp dụng Đệ tử quy; lớn thêm chút thì dạy Ngũ giới Thập thiện; tránh tối đa tiếp xúc với thông tin mạng, rồi nếu có thể thì niệm Phật tĩnh tâm để phát huy trí tuệ, khơi nguồn linh giác vốn sẵn trong mạng. Ấy có thể xem là “công thức” căn bản cho ra những thần đồng, những công dân mẫu mực mà cơn lốc tha hóa không thể cuốn họ đi được! Người suốt đời không phương hại đến ai song bỏ qua Phật pháp, vẫn giết chóc, vẫn một cuộc sống vun vén hưởng thụ trong gia đình của mình; nếu đa phần những người như vậy chết đi đều được tái sinh làm người, những tưởng không cần phải Tu. Giá ai cũng biết có được thân người vô cùng khó như con rùa mù dưới đáy đại dương hàng trăm năm trồi lên một lần mà vô tình tròng vào bộng cây trôi trên mặt biển; nếu ai cũng tin rằng con người cũng phải “khoác áo” bàng sanh nếu không tránh việc ác; nếu ai cũng nghe lời Phật, thì trái đất này đã không tổn thọ ghê gớm khiến nguy hại đến sự tồn vong của loài người.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
13/12/2016(Xem: 10592)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.