Trụ xứ (Phần 2)

18/02/20204:30 SA(Xem: 7469)
Trụ xứ (Phần 2)

TRỤ XỨ 

(Mãn Tự)

 hoa senBây giờ nói về Trụ xứ của Chư Như Lai, Chư Đại Bồ Tát.

Tất cả Chúng sanh đều có hai cái dụng với mỗi cái Căn, hai cái dụng nó là: 1. Dụng vô công; 2. Dụng hữu công:

  1. Dụng vô công là sự thấy biết bản nhiên, có nghĩa là bên trong ý thức không còn chi phối, bên ngoài không còn mê mờ bởi cảnh duyên.
  2. Dụng hữu công là bên trong thì còn tác ý để thấy biết rõ ràng, bên ngoài thì nương định lực để không bị cảnh duyên dẫn dắt mê mờ.

Để phân tích thì nói có hai, tuy nhiên cái Thấy và cái Bị thấy đồng thời. Cái thấy nó thấy “nó là nó” bất khả phân ly, không gì ngoài nó. Còn cái “bị thấy” do tác ý nên nó thấy cái “ngoài nó” vì thấy có hai nên trùng trùng sự phân biệt từ đó xuất hiện.

Đối với Căn và Trần thì dụng vô công là “Phản ánh” còn dụng hữu công là “rong ruổi”, với dụng vô công thì trần cảnh “không đến không đi” còn dụng hữu công thì trần cảnh là “sinh diệt”.

 Với hai cái dụng thì những vị tu hành chưa giác ngộ cùng Chúng sanh đều bị dẫn dắt bởi dụng hữu công, tuy có phần khác biệt nhưng vẫn là “dụng hữu công”. Còn các vị tu hành đã giác ngộ từ Bát địa bất động Bồ Tát thì dụng vô công vì bản nhiên tự khởi, tự chiếu. Nói hai cái dụng là nói trình tự tu hành thứ lớp, tuy nhiên khi đến bất động Bát Địa Bồ Tát thì dụng hữu công chuyển không còn tác ý nữa. Trong khi còn dụng hữu công là sáu căn, sáu trần, sáu thức. Đến dụng vô công thì sáu thức chuyển thành hai trí, Thứ nhất là Thành Tác Sở Trí gồm có năm thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức và thân tức. Còn ý thức thì chuyển thành Diệu Quan Sát Trí. Nếu không như vậy thì không thể nào biết tâm Chúng sanh để ứng hợp thuyết pháp. Khi thức chuyển thành trí thì không còn năm giác quan nữa mà “toàn thân là cái biết” vì vậy mới có hình tượng Bồ Tát ngàn tay ngàn mắt.

Như trước đã nói chư Như Lai, Chư Đại Bồ Tát chưa bao giờ rời chúng sinh vậy trụ xứ của các ngài ở đâu.

  1. Nói về Trụ xứ Chư Như Lai:
  2. Biết mà không thấy.

Thế nào biết mà không thấy, đó là những bậc tu hànhphạm hạnh giới đức, làu thông kinh kệ, học hỏi tầm cầu không ngừng tinh tiến, thường hay thuyết pháp biết chữ “Như Lai”, tuy nhiên do sự nghi ngờ niềm tin không đủ, thiếu sự quyết chí không dám hy sinh, tâm còn tư lợi. Vì vậy dù thuyết Như Lai, biết Như Lai nhưng không thấy được.

  1. Thấy mà không biết.

Đó là tất cả Chúng sanh không tu hành không biết, không nghe, không duyên gặp thiện tri thức, không nghe giảng giải về từ Như Lai nên dù tất cả không Chúng sinh nào không thấy, tuy nhiên thấy thì thấy mà hoàn toàn không biết.

 Trụ xứ Chư Đại Bồ Tát: Chư Đại Bồ Tát do bản nguyện do vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nên các Ngài chưa bao giờ rời Chúng sanh. Tuy nhiên vì các vị đó là thân bí mật, ngữ bí mật, ý bí mật, nên những vị tu hànhChúng sanh nếu không đủ cơ duyên, không đủ phước đức, thân tâm không thanh tịnh thì dù có gặp có thấy, có nghe cũng không thể nào biết được hay nhận ra.

Thế nào là thân bí mật của Chư Đại Bồ Tát. Chư Đại Bồ Tát biết như thật là tự thân tha thân là phi thân là huyền ảo, là nhân duyên sinh, là thân biến hóa, là thân tứ đại, là thân bình đẳng, là thân không đến không đi. Vì do tự nghiệp nên hình tướng hiển hiện bất đồng, do chấp thủ nên bị nhốt giam trong cái lồng huyền ảo. Do biết như thật nên Đại Bồ Tát tự tại nơi thân, không nghĩ rằng thân này là ta, cũng không phải khác, giống như một người sáu mươi tuổi, tuy sáu mươi tuổi không phải là thai bào trong bụng người mẹ nhưng cũng không rời thai bào, vì vậy sáu mươi tuổi cùng thai bào không một không khác. Do thấy biết do tự tại như vậy nên Đại Bồ Tát không trụ trong thân chư thiên, không trụ trong thân địa ngục, không trụ trong thân súc sinh, không trụ trong phi thân, cũng không trụ trong thân loài người, nơi Chúng Đại Bồ Tát thị hiện thân trong 12 loại chúng sinh nhưng không trụ trong thân loài nào hết, vì Bồ Tát biết như thật thực tướng của sắc thân. Thật ra Chúng sanh không dễ dàng nhận ra thân Bồ TátBồ Tát hiện thân luôn luôn tương ưng với thân tâm Chúng sanh, với chúng sanh thì khác loài không thể độ được, khác giai cấp không độ được, cao quá thì kính nhi viễn chi, thấp quá thì coi thường... do vậy Bồ Tát hiện thân luôn luôn tương ưng với phước duyên của Chúng sanh. Bồ Tát thân bất khả tư nghị vì là biến hóa thân, là ý sanh thân, nên vô ngại ra vào tam giới làm lợi ích cho Chúng sanh. Tuy nhiên cũng tùy theo tâm cảnh Chúng sanh để thấy thân Bồ Tát.

Ngữ bí mật: thế nào là ngữ bí mật của Đại Bồ Tát. Ngữ bí mật không có nghĩa là lời nói khó hiểu khó nhận hay Chân ngôn, Thần chú, mà là đơn giản, dễ nhận dễ hiểu không rườm rà rắc rối. Như vậy tại sao gọi là ngữ bí mật. Ngữ bí mật là vì lời Bồ Tát nói ra đúng thời, đúng lúc, đúng nhân vật, đúng nơi, ngay tâm trạng, chỉ thẳng ngay dòng tâm thức hiện tại đang vận hành của đối tượng. Ngữ của Bồ Tát là nói mà không nói, không nói mà nói, vì vậy dù có đại chúng vây quanh nghe, mà nghe thì cũng không biết gì cả, chỉ những vị nghe cái không nghe thì mới nhận được nên gọi là giữ bí mật. Đại Bồ Tát tu hành cần cầu pháp phương tiện cứu độ Chúng sinh, thế nào là pháp phương tiện đó là “thuyết thông”. Do thuyết thông nên Bồ Tát tùy thuận tri thức, tri kiến Chúng sanh, dùng nhân duyên thí dụ để dẫn dắt lần lần đưa Chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ sinh, bệnh, lão, tử.

 Đại Bồ Tát hiện thân khắp nhân gian, khắp Tam giới khắp các loạibản nguyện độ tận Chúng sanh, vì để được tự tại vào khắp các loài, vì để được vô ngại thuyết pháp khắp các cõi, vì để viên mãn thành tựu Hậu Đắc Trí không còn hai là thức và trí nữa. Rồi do bản nguyện tâm Đại từ - Đại bi chuyển vận không gián đoạn, không ngừng nghỉ ra vào Tam giới độ thoát chúng sinh nên Pháp thân cũng từ đó mà thành mãn. Ở trên là nói một phần nhỏ về ngữ bí mật Đại Bồ Tát.

Tiếp theo là ý bí mật, thế nào là ý bí mật: ý bí mật ở đây tức Diệu Quan Sát Trí. Vì Diệu quan sát trí nên Đại Bồ Tát ra vào nhân gian Tam giới cứu độ Chúng sanh mà không bị lầm lẫn bởi Danh tướng, Sắc tướng, âm thanh. Do trí Diệu quan nên Bồ Tát nhận ra căn cơ trình độ thượng, trung, hạ Chúng sanh rồi tùy theo căn cơ đó mà thuyết pháp. “Nói thêm một ít về trí Diệu quan, vị tu hành chưa giác ngộ thì trí Diệu quan là ý thức, còn các vị giác ngộ mặc dù ý thức không hiện hành tuy nhiên trí Diệu quan chưa xuất hiện, cho đến lúc thực hành Phổ Hiền hạnh thì trí Diệu quan xuất hiện cùng với hậu đắc trí. Tại sao vậy? Vì phải là Đại từ - Đại bi thì mới có được Diệu quan sát trí”.

Có ba cấp độ thuyết pháp

  1. Vị tu hành chưa giác ngộ thuyết pháp bằng cách là học tập kinh điển, thu thập kiến thức, tri thức ghi nhớ luận thuyết của các thầy tổ để lại rồi diễn thuyết lại cho chúng sinh. Tuy nhiên vì còn đứng ở bên này bờ nên sự thuyết pháp đó đều là trí thức do vậy nên chỉ có từ bi chứ không có được Đại từ - Đại bi.
  2. Vị thứ hai là vị giác ngộ có nghĩa là từ Đệ Bát Bất Động Địa cho đến Pháp Vân Thập Địa Bồ Tát, khi thuyết pháp độ sanh thì chỉ nói được về sở chứng, sở đắc trên con đường tu hành trải nghiệm qua còn trí Diệu quan vẫn chưa xuất hiện, vì sao? Vì Bồ Tát từ Bất Động Đệ Bát Địa cho đến địa thứ mười Pháp Vân thì vẫn còn tu tiến lên, vì vẫn chưa hoàn toàn viên mãn Căn Bản Trí.
  3.  Thứ ba là Đại Bồ Tát đã hoàn toàn viên mãn Căn Bản Trí, rồi theo bản nguyện thị hiện thân vào khắp Chúng sanh giới để độ sanh học hạnh Phổ Hiền. Vì sao học hạnh Phổ Hiền. Vì Đại Bồ Tát viên mãn Căn Bản Trí thì thấy Pháp giới, Chúng sanh giớithanh tịnh bản nhiên, là Chân như bất biến, là Như Lai không đến không đi, là Tam thế ba thời bình đẳng. Học Phổ Hiền hạnh để thành mãn Hậu Đắc Trí để Viên giác tam thân, tứ trí, để tự tại vào khắp Chúng sanh giới, để vô ngại thuyết pháp khắp tam thiên đại thiên thế giới.

Để Diệu Quan Sát Trí xuất hiện thì phải Đại Từ - Đại Bi vì vậy Đại Bồ Tát phải đi vào Chúng sanh giới, phải nhận chịu sự khổ não của Chúng sanh, phải Đại Từ ban sự an lạc cho chúng sanh, cũng như sự học bây giờ từ lý thuyết đến thực hành là hai lãnh vực, nhờ lý thuyết mà biết thực hành, và nhờ thực hànhlý thuyết thêm rõ ràng củng cố, hay có thể nói là lý sự viên dung, nên nhớ ngộ thì một lần, còn Sự thì phải học từng Sự một.

Gốc của Trí là Thức, khi chưa giác ngộ Trí Diệu QuanÝ thức. Ý thức là công cụ kết nối trong và ngoài, bên ngoài nó nhận hình ảnh từ năm cái thức, bên trong nó tham cứu từ kho lưu trữ A-lại-ra thức rồi nó mới đưa ra quyết định. Tuy nhiênthế Pháp, vì chấp thủ, vì thói quen, vì vô thường… Nên tất cả hình ảnh đều không trung thực, vì vậy chúng sanh sống trong không gian huyền ảo, rồi huyền ảo biến thành không gian, chuyển qua đổi lại Thức là như thế đó. 

Thế nào là Trí Diệu Quan, Trí Diệu Quan là chuyển Ý thức thành Trí Diệu Quan, cũng giống Ý thức, tuy nhiên Ý thức nhận hình ảnh bên ngoài bằng Danh Tướng, phân biệt của năm thức, còn Trí Diệu Quan nhận hình ảnh bên ngoài bằng phản chiếu, vì khi giác ngộ thì năm thức bên ngoài chuyển thành Thành Tác Sở Trí. Trí Thành Tác phản chiếu hình ảnh trung thực những gì hiện ra trước nó vào Trí Diệu Quan (thành thật xin lỗi chư vị Thiện Trí Thức về Đại Viên Cảnh Trí thì Mãn Tự trình độ không đủ dù đã vận dụng tất cả sự hiểu biết về văn tự mà vẫn không tìm ra từ ngữ tương ưng, vì vậy mong chư vị Thiện Trí Thức tìm hiểu sự tương ưng của Trí Diệu Quan và Đại Viên Cảnh Trí trong những bộ kinh Đại Thừa)

Cổ Đức có câu rằng: “Ngộ nhất thời tu vạn kiếp” là ý nghĩa rằng muốn lợi ích cho chúng sanh, muốn Tâm Đại Từ - Đại Bi cứu nạn cứu khổ cho tất cả chúng sanh thì phải học được Diệu Quan Sát Trí. Vì Đại Bồ Tát muốn thấy rõ căn cơ thượng - trung - hạ để không lầm lẫn vô lượng vô biên Tâm Thức chúng sanh ba cõi thì phải đi vào chúng sanh giới, đồng hành, đồng phận, đồng sự... rồi từ đó để học như vậy thì Trí Diệu Quan mới lần lần xuất hiện.

Có câu hỏi rằng? Đại Bồ Tát Bất Động Địa ngộ vô sanh Pháp Nhẫn rồi từ đó tinh tiến tu lên Đệ Thập Pháp Vân Địa, trong khoảng thời gian đó các Ngài không thực hành độ sanh hay sao? Nếu không có hành độ sanh thì làm thế nào từ Đệ Bát lên Đệ Thập Pháp Vân, còn nếu có vì sao Trí Diệu Quang không xuất hiện?

Thật ra Đại Bồ Tát từ Bất Động Địa cho đến Pháp Vân Địa Trí Diệu Quan chưa xuất hiện, bởi vì vẫn còn tu còn chứng, dù tu chứng đó là vô sở đắc vô sở trụ, vì vậy Hạnh của các Ngài làm là để học, để cùng cố định lực, để hoàn thành viên mãn Thập Ba La Mật. Các Ngài đã chứng, đã thấy chân như thanh tịnh, định lực kiên cố, Tâm các Ngài vững chắc như kim cang, không còn lay động bởi cảnh duyên, bởi các pháp bên ngoài nữa. Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Như Lai giảng thuyết về mười hạnh thù thắngThập Địa Bồ Tát thực hành, mười hạnh đó vô cùng thâm diệu, sâu xa, khó biết, khó thực hành. Dù vậy các Ngài thấy Phật Tánh không rõ ràng, có thấy lờ mờ chăng chỉ thấy chính các Ngài, còn với cấp độ khác hay tất cả chúng sanh thì các Ngài hoàn toàn không thấy. Vì sao vậy? Thật ra nếu phân tích giải bày thì rất dài, còn ngắn gọn chỉ có năm chữ đó là các Ngài chưa học được “Phiền não tức Bồ Đề”

Thập Địa Bồ Tát tượng trưng cho các loại hoa cao thượng, tôn quý, được trưng bày cất giữ trong cung điện lâu đài của các bậc quyền quý cao sang, được chăm sóc kỹ càng không để bụi trần đeo bám, nên chúng sanh chỉ nghe tiếng và ngước lên nhìn mà thôi.

Thập Địa Bồ Tát vì chưa học được Phiền não tức Bồ Đề nên Diệu Quan Sát Trí chưa xuất hiện, Trí Diệu Quan chưa xuất hiện nên chưa thấy tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh.  Vì vậy phải như là hoa sen thì Trí Diệu Quan mới xuất hiện…Vì từ lâu không có vị Giác Ngộ nào xuất hiện nên niềm tin với các vị tu hành, nhất là trường phái Đại Thừa lung lay, tín tâm nghi ngờ tự hỏi về Kinh Đại Thừa có thật là Đức Thế Tôn Như Lai thuyết hay không? Chư Như Lai Thế Tôn, Chư Đại Bồ Tát đã nhập Niết Bàn hay còn tồn tại? Nếu còn tồn tại như Kinh Đại Thừa diễn tả thì tu hành như thế nào để thấy, để gặp được?

Xin xác minh rằng: “Chư Như Lai, Chư Đại Bồ Tátbất sinh bất diệt nên không thể dùng từ Tồn Tại hay không Tồn Tại”. Tuy nhiên vị tu hành để thấy được Như Lai thì phải:

  1. Thấy được Thực Tướng các Pháp.
  2. Thấy Thực Tướng của Sắc.

Còn muốn thấy, muốn gặp Chư Đại Bồ Tát thì phải “Đồng Hạnh”, tuy nhiên đồng hạnh ở Địa nào thì thấy - gặp Bồ Tát ở Địa đó. Bồ Tát ở Địa cao thì thấy Bồ Tát địa thấp, còn Bồ Tát địa thấp rất khó thấy được Bồ Tát địa cao.

3. Làm thế nào để nhận ra Chánh Pháp: “Hãy là hải đảo của chính ta” đó là câu Đức Thế Tôn trả lời cho Ngài Anan. Chánh Pháp là Pháp Đức Thế Tôn Như Lai chỉ cho chúng ta phương pháp thấy rõ tự thân bằng cách chinh phục, chiến thắng, bằng ý chí, định lực, bằng hạnh vị tha, bằng tâm Đại Từ - Đại Bi, bằng thiểu dục, tri túc, bằng thiền định,…đó là những phương tiện thực hành để được Giải Thoát, Giác Ngộ ra khỏi giấc mộng huyền ảo Sanh Lão Bệnh Tử Khổ của thân tâm này.

Tất cả hành vi của chúng sanh đã từng tạo ra trong nhiều thời gian mà ký ức nó đã lưu trữ lại, thì không một ai có thể xóa bỏ được, vì sao? Vì nó đã đi qua, cho nên phải chính tự thân của chúng sanh giải trừ.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?