Tư Tưởng Nhân Vô Ngã, Pháp Vô Ngã Trong Kinh Lăng-già Tâm Ấn

01/03/20203:57 CH(Xem: 11155)
Tư Tưởng Nhân Vô Ngã, Pháp Vô Ngã Trong Kinh Lăng-già Tâm Ấn

TƯ TƯỞNG NHÂN VÔ NGÃ, PHÁP VÔ NGÃ
TRONG KINH LĂNG-GIÀ TÂM ẤN
Thích Minh Lễ

kinh-lang-gia-tam-anMuốn thâm nhập Lăng-già trước hết phải hiểu được giáo nghĩa của Lăng- già. Trong kinh Lăng-già khẳng định nhân và pháp đều là vô ngã. Điều này có thể làm cho người ta hoang mang, khó hiểu đôi khi nó còn là một điều rất khó mà chấp nhận. Thông qua bộ kinh Lăng-già Tâm ấn một lần nữa nhằm làm rõ vấn đề Nhân vô ngãPháp vô ngã là gì. Thông qua đó để tu tậpchuyển hóa nội tâm, loại trừ những vọng tưởng sai biệt, trở về với chân tâm thực tánh của chính mình. 

Tên đầy đủ của bộ kinh theo nghĩa Hán-Việt là “Kinh Đại thừa Thánh giáo nhập Lăng-già”. Thiền sư Thích Thanh Từ dựa vào bản dịch của Thiền sư Hàm Thị sớ giải với nguyên tên là Lăng-già A-bạt-đa-la Bảo kinh  Tâm ấn. Giáo lý chủ yếu của kinh là: năm pháp, tám thức và hai vô ngã, bao gồm cả giáo lý Đại thừaThiền học Phật giáo nói chung, chú trọng đến vấn đề Duy thức, Vô ngãlý thuyết nổi bật nhất là Duy tâm.

Nhân vô ngã là gì?

Tư tưởng cho rằng mỗi người là một chủ thể, có tự tính hay linh hồn thật ra chỉ là do thói quen, tập khí phân biệt từ vô thỉ, thâm nhiễm qua chuỗi luân hồi dài của sinh mệnh trong ba cõi. Về Nhân vô ngã, Đức Phật dạy: “Thế nào là nhân vô ngã? Là lìa ngã và ngã sở, ấm giới nhập họp, vô minh nghiệp ái sanh. Nhãn sắc v.v… nhiếp thọ chấp trước sanh thức, tất cả các căn tự tâm hiện. Thế giới chúng sanh là tướng tự vọng tưởng của tàng thức thành lập hiển bày. Như dòng sông, như chủng tử, như đèn, như gió, như mây, sát-na lần lượt hoại. Thô động như khỉ vượn, ưa chỗ bất tịnh như ruồi lằn, không nhàm chán như gió thổi lửa. Nhân tập khí hư ngụy từ vô thủy như bánh xe đạp nước. Sanh tử lăn lộn trong các cõi, thọ các thứ thân sắc. Như huyễn thuật, thần chú, máy động hình đi. Khéo biết tướng kia gọi là trí nhân vô ngã”.

Vậy ấm giới nhập họp là gì? Ấm ở đây tức là năm uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Giới ở đây tức là mười tám giới: nhãn giớisắc giớinhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tị giới, hương giớitị thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giớipháp giớiý thức giới. Nhập ở đây tức là mười hai xứ   gồm có sáu trần  và sáu căn như: sắc nhậpnhãn nhậpthanh nhậpnhĩ nhập hương nhập, tị nhập,  vị nhập, thiệt nhập, xúc nhập, thân nhậppháp nhập, ý nhập.

Tức là Đức Phật cũng định nghĩa con người là một tập hợp của các uẩn, giới, xứ, tức là con người được hình thành do nhân duyên nên không thể mang ngã tính. Sự việc con người ý thức về mình, nghĩ mình là một chủ thể, có ngã, linh hồn là vì con ngườitâm thức, sự vận hành các thức lại có gốc là nghiệp, và khát ái, tức là cái gốc mười hai chi phần duyên khởi được nói gọn. Do nghiệp lực và như là tập khí, thức vận hành không ngừng, tạo ra những hình ảnh, những ý tưởng, tạo ra sự sinh diệt luân hồi, thế giới bên ngoài, bên trong con người đều là giả, là tưởng tượng.

Pháp vô ngã là gì?

Pháp vô ngã tức sự vô ngã của các sự vật mà học thuyết Duy tâm luôn luôn nói tới. Thế giới bên ngoài chỉ là phản ảnh của cái tâm phân biệt, là huyễn tưởng, như trăng trong nước, như hình ảnh trong tấm kính… Về pháp vô ngã, Đức Phật dạy:“Thế nào là pháp vô ngã trí? Nghĩa là giác ấm giới nhập tướng vọng tưởng tự tánh. Như ấm giới nhập lìa ngã và ngã sở. Ấm giới nhập chứa nhóm, nhân nghiệp ái ràng buộc, lần luợt duyên nhau sanh, không diêu động, các pháp cũng vậy. Lìa tướng vọng tưởng, sức vọng tưởng tự tướng cộng tướng chẳng thật. Đây là phàm phu sanh, chẳng phải Thánh Hiền. Vì tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tự tánh lìa. Đại Huệ! Đại Bồtát phải khéo phân biệt tất cả pháp vô ngã”.

Tức là thể nghiệm rằng các uẩn, giới, xứ được định tính bằng bản chất của sự phân biệt sai lầm. Vì uẩn, giới, xứ chỉ là một sự tích tập của các uẩn và phải chịu nhân duyên hỗ tương ràng buộc nhân quả với nhau bằng sợi dây khả ái và nghiệp, nên không có nhân tố tạo sanh nào trong chúng cả. Các uẩn vốn không có các tướng đặc thù và tướng tổng quát. Kẻ ngu vì phân biệt lầm lạc mà tưởng ra cái đa phức của các hiện tượng, còn người trí thì không như thế. Khi nhận ra rằng tất cả các sự vật đều không có tâm, ý, ý thức, năm pháp, ba tự tính, vị Bồ-tát sẽ biết thế nào là pháp vô ngã.

Qua hai phân tích trên có thể khẳng định rằng thế giới bên ngoài hiện hữu là do sự phân biệt của tâm, do sự giao thoa giữa chủ thể tâm vật lý (uẩn) với đối tượng bên ngoài (giới) và với các quan năng nhận thức (xứ). Đấy là do duyên sinh, vì duyên sinh nên tất cả đều không có tự tính, tức là vô ngã. Nhận diện đó là vô ngã thì Nhân hay Pháp đều vô ngã.

Đặc tính của Nhân vô ngãPháp vô ngã

a) Vô ngã là một kết luận lô-gíc từ tính chất  vô thường của vạn vật.

b) Thực tại vô ngã thì không trống rỗng. Chỉ có thế giới ngã tướng là trống rỗng. Không phải vì ngã tướngthế giới tồn tại, mà thực sự nhờ vô ngã, thế giới mới sinh khởitồn tại. Chúng ta thử đi vào quán sát một hiện tượng sau đây:

- Vì các hiện tượng xã hội vô ngã tính nên mới có thể cải tạo, chấn hưng.

- Vì sự vật và nhận thứcvô ngã tính nên mới có sáng tạo, gốc của văn hóavăn minh.

- Vì vô ngã nên mới có hiện tượng thần túc thông: có nghìn chư Thiên có thân khổng lồ ở đầu mũi kim mà không vướng nhau.

- Vì vô ngã nên các pháp dung nhiếp nhau, mới có lý sựsự sự vô ngại, v.v…

c) Nhờ vô ngã tính mà các tính được thành lập.

Giá trị của Nhân vô ngãPháp vô ngã mang lại cho hành giả tu học

 a) Tất cả các pháp hữu vi đều do duyên sinh. Sự có mặt của một pháp thực ra chỉ là sự có mặt của nhơn duyên sinh ra nó; sự hoại diệt của một pháp cũng chỉ là sự hoại diệt nhơn duyên sinh ra nó. Các pháp không có thật sinh hay thật diệt. Tiếp tục lập luận như thế với tất cả các duyên, không dừng lại một nơi nào cả, ta sẽ thấy không có một bóng hình hữu ngã nào xuất hiện trong pháp giới Duyên khởi này cả. Nói một cách ngắn ngọn, tất cả do duyên sinh nên vô ngã.

b) Vô ngã như là giáo lý được Thế Tôn phương tiện thuyết để đối trị chấp ngã, cái nhân khổ đau. Thực sự khổ đau là do vô minh, không hiểu rõ tính duyên khởi, vô ngã của các pháp. Đoạn tận khổ đau đồng nghĩa với giác ngộ Duyên sinh, Vô ngã ấy.

c) Khi thấy rõ vô ngã tính của các pháp thì tham áichấp thủ sẽ tan dần đến hủy diệt, khổ não sẽ tiêu đi, và giải thoát đến. Bấy giờ thực tại Duyên sinh trở về chính nó. Nó là như thế, mãi mãi như thế.

Đối với Lăng-già, có một thông điệp riêng để trao cho thế giới Phật giáo theo một cách đặc thù riêng của kinh. Lăng-già đi thẳng vào sự diễn đạt tu tập của vấn đề tự chứng, tự nội và ghi lại một cách sơ phát hầu hết các ý niệm thuộc trường phái Phật giáo Đại thừa. Mục đích tối hậu của Lăng-già là đưa con người đến giác ngộ giải thoát thành Phật, tức là chuyển con người từ mê đến giác, từ vọng đến chơn, hay nói đúng hơn là chuyển chúng sanh tánh thành Phật tánh, mà đúng theo Duy thứcchuyển Thức thành Trí. Cũng như sự tự chứng tự nội, làm sao để đến với trí Viên thành thật, tức là phải quay vào tâm thức của mình, nhập vào Như Lai tạng, tự chứng cái chân lý Duy tâm trong tự nội thâm sâu nhất của mình.

Qua đây cho thấy quan niệm vô ngã  trong  tư tưởng Phật giáo nói chung và trong kinh Lăng-già nói riêng  nhằm lột xác cái ngã dẫy đầy  tham sân si  ngã kiến  và  dục vọnghệ lụy  đến khổ ưu,  sanh tử luân hồi  của  kiếp người, nguyên ủy là  vô minh, vốn  che lấp cái tâm trong sáng tự bản tính. “Trong sự hiểu biết là sự giải thoát”, vô ngã là sự giải thoát khỏi cái ngã đưa hành giả tu học thăng hoa hơn trên bước đường tu nhân học Phật.  15-01-2020

Tài liệu tham khảo: 1. Thích Thanh Từ dịch, Kinh Lăng-già Tâm ấn, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội (2001) 2. Sư bà Diệu Không dịch, Lăng-già Tâm ấn, dịch bản sớ giải của ngài Hàm Thị (1970). 3. Nghiên cứu kinh Lăng-già, D.T. Suzuki, Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn dịch, GHPGVN, Ban GDTN, TP.HCM, 1992.

Văn Hóa Phật Giáo số 337-338 ngày 15-1-2020

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
08/03/2015(Xem: 12792)
23/11/2010(Xem: 75973)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.