Thư Viện Hoa Sen

Đức PhậtPhật Pháp

13/03/20201:00 SA(Xem: 22592)
Đức Phật Và Phật Pháp
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA
ĐỨC PHẬTPHẬT PHÁP

THE BUDDHA AND HIS TEACHINGS by NĀRADA MAHĀ THERA
Phạm Kim Khánh -- Việt dịch (Tái bản)
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thư Viện Phật Giáo Nguyên Thủy thực hiện
Thế Giới Phật Giáo.org ấn tống

Đức Phật Và Phật Pháp
MỤC LỤC
Tri ân 
Lời tựa
Tiểu sử NĀRADA Mahā Thera
Lời mở đầu
PHẦN I - ĐỨC PHẬT 
Chương 1: Từ Đản Sanh đến Xuất Gia 
Chương 2: Chiến đấu để thành đạt Đạo Quả 
Chương 3: Đạo Quả Phật 
Chương 4: Sau khi Thành Đạo 
Chương 5: Cung thỉnh Đức Phật truyền bá Pháp (Giáo Pháp
Chương 6: Kinh Chuyển Pháp Luân, bài Pháp đầu tiên 
Chương 7: Truyền bá Pháp (Giáo Pháp)
Chương 8: Đức Phậtthân quyến (I) 
Chương 9: Đức Phậtthân quyến (II)
Chương 10: Những người chống đối và những Đại Thí Chủ   
Chương 11: Những Đại Thí Chủ trong hàng vua chúa 
Chương 12: Phái Đoàncon đường Hoằng Pháp của Đức Phật  
Chương 13: Đời sống hằng ngày của Đức Phật 
Chương 14: Đức Phật nhập Vô Dư Níp-bàn (Đại Niết Bàn
PHẦN II - PHẬT PHÁP (DHAMMA) 
Chương 15: Phật Giáo là gì? 
Chương 16: Vài đặc điểm của Phật Giáo
Chương 17: Tứ Thánh Đế (Tứ Diệu Đế) - Bốn Chân lý Thâm diệu  
Chương 18: Nghiệp Báo 
Chương 19: Nghiệp là gì? 
Chương 20: Sự Vận Hành của Nghiệp 
Chương 21: Tính chất của Nghiệp 
Chương 22: Khởi thủy của đời sống là gì? 
Chương 23: Đức Phậtvấn đề Thần Linh Tạo Hóa 
Chương 24: Do đâu tin có Tái Sanh? 
Chương 25: Liên Quan Tương Sinh (Thập Nhị Nhân Duyên
Chương 26: Những hình thức Sanh và Tử 
Chương 27: Các Cõi của sự sống  
Chương 28: Hiện tượng Tái Sanh 
Chương 29: Cái gì đi Tái Sanh? (Lý Vô Ngã
Chương 30: Trách nhiệm tinh thần 
Chương 31: Nghiệp chuyển lên và Nghiệp chuyển xuống   
Chương 32: Nghiệp BáoTái Sanh với người phương Tây 
Chương 33: Níp-bàn (Niết Bàn
Chương 34: Đặc tánh của Níp-bàn (Niết Bàn
Chương 35: Con đường Níp-bàn (Niết Bàn) (I) 
Chương 36: Con đường Níp-bàn (Niết Bàn) (II) 
Chương 37: Năm Pháp Cái (Ngăn Che) 
Chương 38: Con đường Níp-bàn (Niết Bàn) (III)
Chương 39: Phẩm hạnh Vô Sanh (A La Hán
Chương 40: Lý tưởng của Bồ Tát, hay Bồ Tát Đạo 
Chương 41: Ba La Mật (Pāramī) - Sự Hoàn Thiện 
Chương 42: Tứ Vô Lượng Tâm 
Chương 43: Tám Pháp thế gian 
Chương 44: Những vấn đề của kiếp nhân sinh 
Phụ bản 1: Hạnh Phúc kinh 
Phụ bản 2: Kinh Suy Đồi 
Phụ bản 3: Kinh hạng cùng đinh 
Phụ bản 4: Tam Bảo kinh 
Phụ bản 5: Từ Bi kinh  Phụ bản 6: Kinh Niệm Xứ  

TRI ÂN

Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc theo ấn bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Cố Đại Đức Narada Maha Thera năm 1980.

Chúng tôi xin chân thành cảm tạ toàn thể quý liệt vị từ khắp nơi đã hoan hỷ đóng góp vào công trình ấn hành nầy. Đây là công đức chung của tất cả chúng ta.

Chúng tôi xin cùng với quý vị thành tâm kính dâng quả phúc thanh cao của pháp thí nầy đến:

- Các bậc Thầy Tổ, từ ngàn xưa đã bước theo dấu chân của Đức Bổn Sư, bảo tồn Giáo Pháp và trao truyền nguyên vẹn đến chúng ta;
- Các bậc Tiền Bối đã dày công hộ trì Tam Bảo, giúp cho Giáo Pháp được truyền thừa đến ngày nay;
- Tất cả chư Phạm Thiênchư Thiên và chư vị Long Vương cùng khắp mười phương thế giới;
- Các đấng ông bà, cha mẹ, cữu huyền thất tổ của toàn thế chúng ta, còn tại tiền hay đã quá vãng;
- Tất cả chúng sanh trong ba giới bốn loài;

Ngưỡng nguyện tất cả đều an lànhhạnh phúc trong Chánh Pháp.

Sunanda Phạm Kim Khánh

LỜI TỰA

Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam.

Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận.

Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức.

Giữa hoàn cảnh một nước Việt Nam đang trải qua giai đoạn cực kỳ đau thương do chiến tranh gây nên, dịch giả đã cố gắng nhen nhúm thì giờ và lắng tâm thanh tịnh để thực hiện công tác từ ái này với lòng ước mong quảng bá giáo huấn của Đức Thượng Sư trên đất Việt. Đó là việc làm đáng được ngợi khen. Do oai lực của Pháp thí này, xin chú nguyện hoà bình sớm vãn hồi trên toàn cõi Việt Nam.

Thưa quý vị đạo hữu, quý vị được kể là hàng Phật tử trung kiên và thuần thành không kém bất luận dân tộc nào trong các dân tộc theo Phật Giáo. Lòng dũng cảm của quý vị trước bao nhiêu nghịch cảnh đáng được tán tụngMặc dầu tâm đạo rất nhiệt thành, là hạng người trí thức, quý vị luôn luôn dùng trí phán xét, suy luận trước khi chấp nhận điều gì.

Xin quý vị ghi nhớ, cũng như nhiều dân tộc Phật giáo khác ở Á Châu, dân tộc Việt Nam đã trưởng thành trong tổ ấm của Phật Giáodi sản tinh thần vô giá của quý vị.

Dầu theo Bắc Tông hay Nam Tông, tất cả quý vị đều là giáo đồ nhiệt thành, là đàn con chung của Đức Từ Phụ Gotama. Giáo lý duy nhất của Ngài căn cứ trên Tứ Diệu Đế, hay Bốn Chân Lý Thâm Diệu căn bản, là điều mà không có người Phật tử nào bị cưỡng bách phải mù quáng tin theo.

Bổn phận của tất cả những người Phật tử Việt Nam là học Phật Pháp và điều hoà tác hành Phật sự, nhằm vào lợi ích cho quốc gia Việt Nam.

Quả thật người Phật tử Bắc Tông đặt trọng tâm vào sứ mạng phục vụ, còn Nam Tông thì chú tâm vào việc hành thiền. Tuy nhiên, trong khi để ra vài phút hành thiền ta cũng có thể tìm cơ hội phục vụ. Và trong khi phục vụ một cách vị tha, bất cầu lợi, ta cũng có thể dùng đủ thì giờ thích đáng để ngồi lại tịnh tâm, mưu tìm tiến bộ tinh thần. Cả hai đặc tánh chánh yếu này của Phật Pháp - phục vụ và hành thiền - có thể dung hoà và phối hợp dễ dàng.

Nếu được sống thanh bình và hoà đồng trong công tác Phật sựchắc chắn quý vị sẽ đạt được nhiều tiến bộ, về phương diện vật chất cũng như về phương diện tinh thần đạo đức. Như thế, quý vị sẽ góp mặt xứng đáng cùng với những quốc gia tân tiến khác.

Nước Việt Nam tương đối bé nhỏ, nhưng người Việt Nam dũng cảmcần mẫn, tinh xảo, đủ trí năng và đạo hạnh. Chia rẽ, quý vị sẽ yếu dần. Đoàn kết, quý vị sẽ mạnh lên.

"Samagga hotha" - Hãy đoàn kết lại - là lời kêu gọi thiết tha của Đức Phật.

Được một vị Phật ra đời là hy hữu!
Được một giáo lý cao minh là hy hữu!
Được tái sanh làm người là hy hữu!

Đời sống mặc dầu quý, quả thật là bấp bênh, vô định. Cái chết, trái lại, là điều không thể cưỡng, và nó sẽ đến, chắc như thế. Vậy, quý vị hãy sử dụng xứng đáng khoảng thời gian ngắn ngủi của kiếp sống này, cố gắng trở thành nguồn hạnh phúc cho chính mình, cho quê hương mình và cho toàn thể nhân loại.

Phục vụ để trở nên hoàn toànHoàn toàn để phục vụ.

Với từ bi,
Narada
Phật Đản, 1970



Đọc online tại: https://thuvienhoasen.org/p21a3842/9/duc-phat-va-phat-phap
Download bản PDF về nhà: Đức Phật và Phật Pháp PDF
Ấn bản tiếng Anh: The Buddha and His Teachings PDF
Audio Book MP3: 
https://archive.org/details/DucPhat-PhatPhap

Cảm ơn Cư sĩ Bình Anson đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen ấn bản PDF mới này. (Tâm Diệu)


Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 13242)
01/04/2017(Xem: 23020)
06/12/2022(Xem: 5715)
01/05/2017(Xem: 25044)
28/05/2016(Xem: 9588)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: