Thiền Tập Cho Người Tại Gia | Meditation Practices For Lay People (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

04/04/20213:32 CH(Xem: 37496)
Thiền Tập Cho Người Tại Gia | Meditation Practices For Lay People (sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC

 THIỀN TẬP CHO NGƯỜI TẠI GIA
MEDITATION PRACTICES FOR LAY PEOPLE
Thư Viện Hoa Sen
Nhà xuất bản Ananda Vi
ệt Foundation

 Thiền Tập Cho Người Tại Gia - Thiện Phúc

  

Copyright © 2020 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

MỤC LỤC

TABLE OF CONTENT

 
Mục Lục—Table of Content  
Lời Đầu Sách—Preface    
Chương Một—Chapter One: Tổng Quan Về Người Phật Tử Tại Gia—An Overview of Lay Buddhists  
Chương Hai—Chapter Two: Đời Sống Hằng Ngày Của Người Tại Gia—Daily Life of Lay People  
Chương Ba—Chapter Three:Tu Hành Trong Phật Giáo—Cultivation in Buddhism  
Chương Bốn—Chapter Four: Sự Tu TậpTư Tưởng Của Hành Giả Tại Gia—The Cultivation and Thoughts of Lay Practitioners  
Chương Năm—Chapter Five: Người Tại Gia Nên Tu Thiền Quán, Niệm Phật, hay Lễ Bái?—Should Lay People Practice Meditation, Buddha Recitation, or Bowing to the Buddha? 
Chương Sáu—Chapter Six: Lời Dạy Của Đức Phật Cho Cư Sĩ Thi Ca La Việt—The Buddha's Advice to Lay Man Sigalaka 
Chương Bảy—Chapter Seven: Người Tại Gia Luôn Cố Gắng Tu Tập Giáo Pháp Căn Bản—Lay People Always Try to Cultivate Basic Doctrines    
Chương Tám—Chapter Eight: Mục Đích Tu Tập Thiền Của Người Tại Gia—The Purposes of Meditation Practices of Lay People 
Chương Chín—Chapter Nine: Hành Giả Tu Thiền Trong Đạo Phật Là Ai?—Who Is A Zen Practitioner in Buddhism?  
Chương Mười—Chapter Ten: Thiền Là Sự Phát Triển Của Tâm Thức—Meditation Is A Mental Development  
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Thiền Được Dùng Để Phát Triển Toàn Thể Con Người—Meditation Is Used to Develop Man As A Whole 
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Người Tại Gia Kiểm SoátTịnh Tâm Bằng Cách Tu Tập Thiền—Lay People Have Mind-Control and Purification Throught Meditation Practices
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Thiền Giúp Giữ Tâm Bình Tĩnh và Không Dao Động Trong Mọi Hoàn Cảnh—Meditation Helps Maintain a Cool and Un-agitated Mind under All Circumstances 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Thiền Không Phải là Nỗ Lực Phân Tích và Suy Diễn—Meditation Is Not an Exercise in Analysis or Reasoning
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Thiền Giúp Triệt Tiêu Sự Chấp Ngã—Meditation Helps Elimination of the ‘Self’ 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Thiền Giúp Ta Thấy Được Mặt Mũi Của Thực Tại—Meditation Helps Us See the True Face of Reality  
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Thiền Giúp Chúng Ta Có Được Hạnh Phúc Tự Làm Chủ Lấy Mình—Meditation Helps Us Having the Happiness of Mastering of Ourself 
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Thiền Giúp Chúng Ta Có Thể Thủ Hữu Càng Ít Càng Tốt—Meditation Helps Us to Be Able to Possess As Little As Possible 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Thiền Giúp Chúng Ta Thanh Tịnh Thân Tâm—Meditation helps Us Purify Body and Mind 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Thiền Giúp Chúng Ta Biết Được Bản Chất Thật Của Chính Mình—Meditation Helps Us Know Our's Own Real Nature  
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Thiền Giúp Chúng Ta Dập Tắt Dòng Suy Tưởng Và Làm Sáng Tỏ Tâm Tính—Meditation Helps Us Stop the Flow of Thoughts and to Clear the Mind 
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Thiền Quán Thật Sự Cần Thiết Cho Đời Sống Của Người Tại Gia—Meditation Is Really Necessary and Beneficial for A Lay's Life  
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Người Tại Gia Và Những Pháp Môn Thiền Định—Lay People and Methods of Meditation  
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Người Tại Gia Tu Tập Thiền Chỉ—Lay People Practice Tranquility of Mind  
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Người Tại Gia Tu Tập Thiền Quán—Lay People Practice Vipasyana  
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Người Tại Gia Quán Tâm Hay Chỉ Theo Dõi Và Khảo Sát Những Gì Đang Xảy Ra?—Lay People Contemplate on the Mind Or Just Following and Studying What Are Going On?  
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Người Tại Gia Quán Chân Không—Lay People Contemplate on True Emptiness  
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Người Tại Gia Quán Chiếu Cảm Thọ—Lay People's Contemplation of Sensations  
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Người Tại Gia Quán Chiếu Vạn Hữu—Lay People's Contemplation on Everything    
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Người Tại Gia Tu Tập Sổ Tức Quán—Lay People Practice Breathing Meditation   
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Tọa Thiền—Sit in Meditation 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Trước Khi Thiền Quán—Before Meditation
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Trong Khi Thiền Quán—During Meditation 
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Xả Thiền—Releasing Meditation  
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Thời Gian Thực Tập Thiền Quán—The Length of Time of Practice Meditation 
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Thiền Hành—Walking Meditation  
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Sự Thư Giản Cho Người Tại Gia—Relaxation for Laypeople   
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight: Hành Giả Tại Gia Nên Cố Giữ Lấy Cái Tâm ‘Không’ Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Lay Practitioners Should Try to Keep the ‘Mind of Emptiness” In Daily Life  
Chương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Thiền và Lễ Lạy Trong Đời Sống Hằng Ngày—Meditation and Bowing in Daily Life 
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Hành Giả Tại Gia Nên Cố Thu Thúc Lục Căn Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Lay Practitioners Should Try to Restraint the Six Senses in Daily Activitie  
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Người Tại Gia Nên Luôn Cố Gắng Giảm Thiểu Tham Dục—Lay People Should Alway Try to Reduce Lust 
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Người Tại Gia Nên Luôn Cố Gắng Giảm Thiểu Sân Hận—Lay People Should Alway Try to Reduce Anger 
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Buông Bỏ Là Tự Chuyển Hóa Nội Kết—Equanimity (Letting Go) Means Self-Tranformation of “Internal Formations”   
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Vượt Qua Những Khổ Đau Trong Đời Sống—Overcome Sufferings in Life  
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Người Tại Gia Luôn Lấy Khổ Đau làm Đối Tượng Trong Tu Tập Thiền Quán—Lay People Should Always Consider Sufferings as Subjects of Meditation Practices  
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six: Phóng Dật Buông Lung Hay Không Dính Mắc?—Heedlessness and Giving Free Rein to One’s Emotion or Non-Attachment?  
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Đạo Phật: Dòng Suối Giải Thoát—Buddhism: The Stream of Liberation  
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Phước Đức-Công Đức—Blessings-Virtues 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Hành Giả Tu ThiềnGiới Luật—Zen Practitioners and Vinaya   
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Người Tại GiaChánh Nghiệp—Lay People and the Right Action  
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Người Tại GiaChánh Mạng—Lay People and the Right Livelihood  
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Tam Nghiệp Thân Khẩu Ý—Three Karmas of Body, Speech, and Mind 
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Khắc Phục Ma Chướng—To Subdue Demonic Obstructions  
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Khắc Phục Sân Hận—To Subdue Ill-Will 
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Thiền Tập Trong Phiền Não—Meditation in the Affliction  
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Tu Tập Nhẫn Nhục—Cultivation of Endurance
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Sevenx: Cố Gắng Trở Về Sự Tĩnh Lặng—Try to Retreat in Silence  
Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight: Luôn Có Cái Nhìn ‘Khách Quan’ Trên Vạn Hữu—Always Have an Objective View on All Things 
Chương Năm Mươi Chín—Chapter Fifty-Nine: Luôn Tỉnh Thức Nơi Bản Chất Vô Thường Của Vạn Hữu—Always Be Mindful on the Impermacence of All Things    
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty: Luôn Cố Gắng Tự Mình Phá Vỡ Vô Minh—Always Try to Eliminate Ignorance With Our Own Efforts 
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One: Luôn Thân Cận Thiện Hữu Tri Thức Và Tránh Xa Ác Tri Thức—Always Try to Associate With Good-Knowing Advisors and Stay Away From Evil Friends  
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Luôn Kham Nhẫn và Điều Hòa Trong Mọi Tình Huống—Always Maintain Endurance and Moderation Under All Circumstances 
Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Luôn Cố Tìm Cách Đối Trị Tham Sân Si—Always Try to Find Ways to Subdue Lust, Anger and Ignorance 
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four: Tu Tập Thiền Chứ Không Phải Gom Góp Kiến Thức Phàm Phu—To Practice Meditation, Not to Collect Ordinary Knowledge  
Chương Sáu Mươi Lăm—Chapter Sixty-Five: Thấy Được Bản Chất Thật Của Mạn-Nghi-Tà Kiến-Ganh Tỵ-Lo Lắng Và Khổ Sở—To See the Real Nature of Pride-Doubt-Wrong View-Envy-Worries and Miseries   
Chương Sáu Mươi Sáu—Chapter Sixty-Six: Thiểu Dục Tri Túc—Content With Few Desires and Satisfy With What We Have At This Very Momen  
Chương Sáu Mươi Bảy—Chapter Sixty-Seven: Luôn Cố Gắng Điều Phục Thân-Khẩu-Ý—Always Try to Control the Body-Mouth-Mind  
Chương Sáu Mươi Tám—Chapter Sixty-Eight: Luôn Nhớ Rằng Tu Là Chuyển Nghiệp—Always Remember That Cultivation Means Changing the Karma 
Chương Sáu Mươi Chín—Chapter Sixty-Nine: Luôn Duy Trì Sự Tu Hành Tinh Tấn—Always Maintain A Diligent Cultivation  
Chương Bảy Mươi—Chapter Seventy: Luôn Duy Trì Tiết Độ Trong Tu Tập—Always Maintain Moderation in Cultivation   
Chương Bảy Mươi Mốt—Chapter Seventy-One: Tháo Tung Biên Giới Giữa Ngã Và Phi Ngã—Try to Break Through the Barrier Between Self and Other 
Chương Bảy Mươi Hai—Chapter Seventy-Two: Những Khảo Đảo Trong Tu Tập—Testing Conditions in Cultivation 
Chương Bảy Mươi Ba—Chapter Seventy-Three: Người Tại Gia Luôn Có Niềm Tin Lớn Vào Sự Tu Tập—Lay People Always Have Great Faith in Cultivation 
Chương Bảy Mươi Bốn—Chapter Seventy-Four: Người Tại Gia Tu Thiền Luôn Vững Tin Nơi Nhân Quả Nghiệp Báo—Lay Zen Practitioners Always Firmly Believe in The Law of Cause and Effect, Karma and Retribution  
Chương Bảy Mươi Lăm—Chapter Seventy-Five: Luôn Cố Gắng Khắc Phục Năm Thứ Vọng Tưởng—Always Try to Subdue Five Kinds of False Thinking 
Chương Bảy Mươi Sáu—Chapter Seventy-Six: Người Tại Gia Quán Phật—Contemplate upon the Buddha  
Chương Bảy Mươi Bảy—Chapter Seventy-Seven: Luôn Nghe Thấy Vạn Vật Thuyết Pháp—Always Listen to the Preachings of All Things 
Chương Bảy Mươi Tám—Chapter Seventy-Eight: Tâm Thanh Tịnh-Quốc Độ Thanh Tịnh—Pure Minds-Pure Lands  
Chương Bảy Mươi Chín—Chapter Seventy-Nine: Điều Phục Tâm—Regulate One’s Mind   
Chương Tám Mươi—Chapter Eighty-Nine: Thiền QuánSinh Hoạt Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Meditation and Activities in Daily Life 
Chương Tám Mươi Mốt—Chapter Eighty-One: Thiền Tịnh Song Tu—Simultaneous Practice Of Zen And Pure Land  
Chương Tám Mươi Hai—Chapter Eighty-Two: Sáu Cửa Huyền Diệu Sẵn Sàng Chào Đón Hành Giả Tu Phật Bước Vào—Six Wonderful Doors Are Ready to Welcome Buddhist Practitioners to Enter  
Tài Liệu Tham Khảo—References  

LỜI ĐẦU SÁCH
 

Đối với người xuất gia tu tập thiền định nhằm đạt đến giải thoát tối hậulìa bỏ mọi trói buộc để được tự tại, giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, cởi bỏ trói buộc của nghiệp hoặc, thoát ra khỏi những khổ đau phiền não của nhà lửa tam giới. Trong khi đó, đối với người tại gia, ưu tiên tu tập thiền định trong cuộc sống hằng ngày là nhằm giúp họ thanh tịnh thân tâm ngay trong những giây phút hiện tại của cuộc sống này, để có được cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Tu tập Thiền không phải là một vấn đề mà các học giả không được truyền thụ có thể đương đầu chỉ bằng trí thức hoặc bác học thuần túy. Chỉ có những người đã có kinh nghiệm tự thân mới có thể bàn luận về chủ đề này một cách mật thiếtđáng tin cậy được. Vì thế, nếu không nghe theo lời chỉ dẫn của các Thiền sư đã đạt đạo, không suy nghiệm về những kinh nghiệm về cuộc đời tu hành của họ với đầy những tường thuật về kinh nghiệm thực sự đạt được trong suốt những cuộc tranh đấu trong Thiền của họ, quả thật là không thể nào tu tập Thiền đúng cách được. Các pháp ngữ và tự truyện của những thiền sư đã chứng tỏ, trong suốt nhiều thế kỷ đã qua, là những tài liệu vô giá cho người học Thiền, và những tài liệu đó đã được chấp nhận và quí trọng bởi tất cả những người tìm kiếm Thiền khắp nơi trên thế giới như là các hướng đạo và bạn lữ vô song trên cuộc hành trình tiến đến giác ngộ. Trong tu tập thiền, hành giả tu thiền nên luôn nhớ rằng thiền không có sự giải thích; thiền cũng không phân tích thứ gì cả. Đơn giản, Thiền chỉ cho chúng ta thấy cái tâm của mình để mình có thể thức tỉnhtrở thành Phật. Cách đây đã lâu, có người đã hỏi một vị Đại thiền sư: "Để đạt đến tự ngã, có khó lắm không?" "Có, khó lắm đó," vị thiền sư đáp. Sau đó, một vị Tăng khác lại hỏi cũng vị thiền sư ấy: "Để đạt đến tự ngã, có dễ không?" "Có, rất dễ," vị thiền sư đáp. Và về sau này khi có người hỏi: "Việc tu Thiền là thế nào? Khó hay dễ?" Vị thiền sư trả lời: "Khi bạn uống nước, chính bạn là người biết nước nóng hay lạnh."

Riêng đối với người tại gia, tu tập thiền định trong cuộc sống hằng ngàycố gắng giúp thanh tịnh thân tâm ngay trong những giây phút hiện tại như Đức Phật dạy: “Tâm Thanh Tịnh-Phật Độ Thanh Tịnh”. Tu tập thiền định trong cuộc sống hằng ngàyđiều phục vọng tâm ngay trong những giây phút hiện tại. Theo dòng thiền Phật giáo, để điều phục vọng tâm, chúng ta phải không bỏ gì vào trong đó (vô tâm). Tu tập thiền định là con đường trực tiếp nhất để đạt tới  giác ngộ. Người tại gia nên ghi nhận những gì mà Charlotte Joko Beck viết trong quyển 'Không Có Gì Đặc Biệt': "Tập trung vào cái được gọi là 'Thiền Tập' là không cần thiết. Nếu từ sáng đến tối chúng ta chỉ toàn tâm toàn ý lo hết việc này đến việc khác, mà không có những suy tư như là 'Tôi cũng giỏi làm việc này đó chứ' hay 'Rằng tôi có thể chu toàn hết mọi việc không phải là tuyệt vời lắm sao?' như thế là đủ rồi."

Như trên đã nói, người tại gia nên nhớ rằng trong Thiền, tọa thiền là một cách tu tập, nhưng nó không phải là cách duy nhất. Chúng ta cũng có thể thiền quán trong lúc làm việc. Trong tu tập tọa thiền, chúng ta tập trung vào việc hít thở hay vào một công án. Trong 'Samu' hoặc tu tập trong lao tác, đây là chỗ mà người tại gia nên để ý, chúng ta chú tâm vào công việc của mình. Nếu chúng ta đang cắt cỏ, chúng ta chỉ cắt cỏ. Nếu chúng ta rửa chén, chúng ta chỉ rửa chén. Và nếu chúng ta đang nhập dữ liệu vào máy vi tính, chúng ta chỉ nhập dữ liệu vào máy vi tính. Khi toàn tâm toàn ý vào công việc theo cách này, không có mục tiêu nào. Chúng ta không tự nói: 'Ồ, khi nào thì công việc chấm dứt đây?' hoặc 'Tôi đang làm việc để kiếm tiền.' Chúng ta đang làm việc một cách đơn giản và đầy đủ trong khoảnh khắc hiện tại. Đối với người tại gia, khi chúng ta làm việc theo cách này, chúng ta không lãng phí năng lượng vào những lo âu về những việc lẽ ra chúng ta đã làm trong quá khứ hoặc những gì đó sẽ làm trong tương lai. Đúng hơn, chúng ta dùng công việc để tu tập thiền quán, điều này giúp chúng ta an trú trong hiện tại và tập trung tư tưởng ngay trong lúc này. Khi chúng ta làm việc bằng cách này, thay vì làm cho chúng ta mệt nhọc, công việc sẽ thực sự mang lại cho chúng ta năng lượng và sự yên ổn trong tâm thức."

Mục tiêu cuối cùng của bất cứ người con Phật nào cũng là thành Phật; tuy nhiên, thiền tự nó không làm cho bất cứ chúng sanh nào thành Phật. Thiền là phương pháp thâm cứu và quán tưởng, hay là phương pháp giữ cho tâm yên tĩnh, phương pháp tự tỉnh thức để thấy rằng chân tánh chính là Phật tánh chứ không là gì khác hơn. Tuy nhiên, truyền thống tư duy của Phật giáo không đơn giản như vậy. Truyền thống tư duy của Phật giáo khác với truyền thống tư duy của các tôn giáo khác vì Phật giáo coi thiền định không thôi tự nó chưa đủ. Chúng ta có thể nói, với Phật giáo, thiền định tựa như mình mài một con dao. Chúng ta mài dao với mục đích để cắt vật gì đó một cách dễ dàng. Cũng như vậy, qua thiền định chúng ta mài dũa tâm mình cho một mục đích nhất định, trong trường hợp tu theo Phật, mục đích này là trí tuệ. Trí tuệ có thể xóa tan vô minh và cắt đứt khổ đau phiền não. Trong những giờ phút trước khi đạt được đại ngộ, chính Đức Phật đã thực hành cách quán chiếu nội tại trong suốt bốn mươi chín ngày, cho đến lúc Ngài đột nhiên đạt được sự giác ngộ và trở thành Phật. Khi Ngài quay lại với chính Ngài, Ngài tìm thấy chân tánh của mình, hay Phật tánh. Nói cách khác, Ngài thấy được chân lý và đã thành Phật. Đó là mục tiêu tối thượng của ‘Thiền’. Thiền theo Phật giáo khác hẳn thiền của những tôn giáo khác. Đa số các tôn giáo khác đặt một thượng đế tối cao trên con người, từ đó con người phải lắng lòng cầu nguyện và thờ lạy đấng thượng đế, với quan niệm cho rằng sự thật phải đến từ bên ngoài. Trong khi đó, thiền Phật giáo quan niệm sự thật không phải đến từ bên ngoài, mà từ bên trong. Sự thật nằm ngay trong tự tánh của chúng ta chứ không phải nơi nào khác. Hành giả, nhất là người tại gia, nên luôn nhớ rằng thiền tập là cố sống làm sao cho tâm được bất động trong thế giới liên tục biến động nầy. Thiền tập là cố sống như nước, chứ không như sóng trào hay bọt nổi. Nước thì bất động, vô tácvô vi; trong khi các đợt sóng sinh rồi diệt, bọt nổi rồi tan. Hành giả, nhất là người tại gia, nên luôn nhớ tâm mình như một dòng suối bất tận của các niệm, thiền tập là tập nhìn vào tâm một cách liên tục, và cứ sống như nước, bình đẳng cuốn trôi hết tất cả những gì vào dòng suối đang chảy nầy. Theo Phật giáo, mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, và trở thành Phật chỉ là quay vào chính mình để tìm lại cái Phật tánh nầy mà thôi. Phật tánh nầy luôn sẳn có ở trong và luôn chiếu sáng. Giống như mặt trờimặt trăng, luôn luôn chiếu sáng, nhưng khi bị mây che phủ, chúng ta không thấy được ánh nắng hay ánh trăng. Mục đích của người tu thiền là loại trừ những đám mây, vì khi mây tan thì chúng ta lại thấy nắng thấy trăng. Tương tự, chúng ta luôn có sẳn Phật tánh bên trong, nhưng khi tham dục, chấp trướcphiền não che phủ, Phật tánh không hiển hiện được. Trong Phật giáo, thiền làm công việc của một ngọn đuốc đem lại ánh sáng cho một cái tâm u tối. Giả như chúng ta đang ở trong một căn phòng tối tăm với một ngọn đuốc trong tay. Nếu ngọn đuốc quá mờ, hay nếu ngọn đuốc bị gió lay, hay nếu tay chúng ta không nắm vững ngọn đuốc, chúng ta sẽ không thấy được cái gì rõ ràng cả. Tương tự như vậy, nếu chúng ta không thiền đúng cách, chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được trí tuệ có thể xuyên thủng được sự tăm tối của vô minh để nhìn thấy bản chất thật sự của cuộc sống và cuối cùng đi đến chỗ đoạn tận được khổ đau và phiền não. Rõ ràng cốt lõi của đạo Phật hay cốt lõi của Thiền là tu tập bằng trí tuệ, chứ không bằng cách đui tu mù luyện. Nếu mục đích tu thiền của chúng ta nhằm đạt được thần thông hay xuất hồn, vân vân, là chúng ta không phải tu theo Phật. Tu thiền trong Phật giáo chúng ta phải thấy được cái thật tánh và phải sống với nó. Vì vậy, Phật tử chơn thuần, nhất là người tại gia,  nên luôn nhớ rằng thiền chỉ là một phương tiện, một trong những phuơng tiện hay nhất để đạt được trí huệ trong đạo Phật. Hơn nữa, nhờ đạt được trí tuệ mà người ta có thể thấy được đúng sai và có thể tránh được ham mê cực độ những dục lạc giác quan hoặc hành hạ thân xác đến độ thái quá.

Thiền định trên các pháp hiển nhiên tự nó không thể nhổ hết gốc rễ tất cả các ác pháp trong lòng chúng ta. Nó không phải là một linh dược, trừ tất cả mọi bệnh, nhưng chỉ là một trong những phương thuốc trong tủ thuốc của Đại Y Sư. Nó được dùng để trợ lực cho sức mạnh tinh thần đến độ khi được nhắc lại khá đầy đủ, có thể gây ra thói quen coi tất cả mọi sự một cách vô ngã. Cái gánh nặng của thế giới sẽ được giảm trừ một cách tương xứng. Sri Aurobindo, trong tác phẩm “Căn Bản Du Già” đã mô tả rất đúng hiệu quảsự thiền định trên các pháp có thể xảy ra cho hành vi của chúng ta. “Trong tâm trí bình lặng, chính thực thể của tâm thể vắng lặng, và vắng lặng đến nỗi không có gì xáo trộn nó. Nếu những tư tưởng hoặc động tính đến, chúng không phát khởi từ tâm thức, nhưng chúng du nhập từ bên ngoài và đi qua tâm thức như những cánh chim bay qua bầu trời lặng gió. Chúng đi qua, không xáo trộn, không để lại dấu vết nào. Dầu cho muôn ngàn ảnh tượng hay những biến cố tàn khốc nhất có đi qua, sự vắng lặng thanh bình vẫn còn đó, như thể sự cấu tạo của tâm là một thực thể thanh bình vĩnh cửubất diệt. Một tâm thức đã thành tựu được sự bình lặng này có thể bắt đầu hành động, dù hành động một cách dữ dội và mãnh liệt, vẫn giữ được sự bình lặng căn bản, tự mình không tạo ra một cái gì, nhưng đón nhận từ trên cao và cho nó một hình thức tâm linh không cộng thêm bất cứ cái gì của riêng mình, một cách lặng lẽ, trầm tĩnh, dù với niềm hân hoan của chân lýquyền lực hạnh phúc và ánh sáng của con đường nó đi qua.” Hành giả tu thiền phải nên luôn nhớ rằng thời gianchúng ta dùng cho thiền quán không phải là hoang phí; mà về lâu về dài nó làm cho bản chất của chúng ta mạnh mẻ. Quả là lợi lạc nếu chúng ta có thể tìm thời giờ để tự rút mình ra khỏi những việc làm hằng ngàybỏ ra một hai ngày để hành thiền. Đây không phải là sự trốn chạy, cũng không phải là chuyện đi tìm sự nhàn rỗi, mà là phương cách tốt nhất để làm mạnh mẽ tâm trí của chúng ta. Đây là phương cách rất có lợi lạc khi nhìn vào bên trong chính mình, vì chính nhờ quan sát tư tưởngcảm thọ của mình mà chúng ta có thể quán chiếu sâu hơn vào ý nghĩa của sự vật và khám phá ra sức mạnh bên trong. Chính vì thế mà Thiền được đặt tên là một trong những diệu dược giúp hành giả khám phá ra chân lý.

Phật tử chân thuần, nhất là người tại gia, nên luôn nhớ rằng đạo Phậtcon đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Như trên đã nói, nguyên nhân căn bản gây ra khổ đau phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... và mục đích tối hậu của đạo Phật là nhằm giúp chúng sanh, nhất là những chúng sanh con người loại trừ những thứ ấy để nếu chưa thành Phật thì ít nhất chúng ta cũng trở thành một chân Phật tử có một cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc. Quyển sách nhỏ có tựa đề “Thiền Tập Cho Người tại Gia” này không phải là một nghiên cứu chi tiết về Thiền Tập, mà nó chỉ tóm lược về những lời dạy của đức Phật và chư tổ thời xưa, cũng như thiền tập qua một số kinh nghiệm thô thiển của chính bản thân người viết. Cuộc hành trình đi đến giác ngộ đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Trong khi đó, từ giác ngộ đi đến giải thoát lại là con đường cực kỳ khó khăn, không phải dễ làm chút nào. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Thiền Tập Cho Người tại Gia” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.

 

                                                                                   Thiện Phúc


PREFACE

 

For Monks and Nuns, the aim of practices of meditation is to obtain the final emancipation, that means the escaping from bonds and the obtaining of freedom, freedom from transmigration, from karma, from illusion, from suffering of the burning house in the three realms (lokiya). Meanwhile, for lay people, their priority in practicing meditation daily is to help them purify both the body and the mind at this very moment of life, so that they can have a life of peace, mindfulness and happiness. Zen practice is not a subject that uninitiated scholars can deal with competently through intellection or formal pedantry. Only those who have had the self-experience can discuss this topic with authoritative intimacy. Therefore, it would be impossible to practice correct methods of Zen if one would not follow the advice of the accomplished Zen Masters, not to reflect on their life-stories; stories that abound with accounts of the actual experience gained during their struggles in Zen. The discourses and autobiographies of these Masters have proved, in past centuries, to be invaluable documents for Zen students, and they are accepted and cherished by all Zen seekers from all over the world as infallible guides and companions on the journey towards Enlightenment. In practicing meditation, Zen practitioners should always remember that meditation does not explain anything; nor does meditation analyze anything. It merely points back directly to our mind so that we can wake up and become Buddha. A long time ago, someone once asked a great Zen master, "Is attaining our true self very difficult?" The Zen master replied, "Yah, very difficult!" Later someone else asked the same Zen master, "Is attaining our true self very easy?" The Zen master replied, "Yah, very easy!" Someone later asked him, "How is Zen practice? Very difficult or easy?" The Zen master replied, "When you drink water, you understand by yourself whether it is hot or cold."

For lay people, to practice meditation daily is trying to help purify both the body and the mind at this very moment of life as the Buddha taught: “Pure Minds-Pure Lands.” To practice meditation daily will help tame the deluded mind at this very moment of life. According to the Buddhist Zen, to tame the deluded mind we must not have any thing in it (take the mind of non-existence or the empty mind). Practicing meditation is the most direct way to reach enlightenment. Lay people should note on what Charlotte Joko Beck wrote in Nothing Special: "Focusing on something called 'Zen practice' is not necessary. If from morning to night we just took care of one thing after another, thoroughly and comiletely and without accompanying thoughts, such as 'I'm a good person for doing this' or 'Isn't it wonderful, that I can take care of everything?,' then that would be sufficient."

Lay people should remember that In Zen, sitting meditation, or zazen, is one way to practice, but it's not the only way. We can also meditate while we work. In sitting meditation practice, we concentrate on our breath or a koan. In 'samu' or work-practice, this is what lay people should always notice, we concentrate on our work. If we are cutting grass, we just cut the grass. If we are washing the dishes, we just wash the dishes. And if we are entering data into a computer, we just enter data into the computer. When we concentrate fully on our work in this way, there is no goal. We're not saying, 'Oh, when is this work going to end?' or 'I'm working to gain some money.' We're simply working, fully present in the moment. For lay people, when we work in this way, we don't waste energy by worrying about all the things we should have done in the past or all the things we might do in the future. Rather, we use our work as a meditation practice that helps us stay in the present and aids our concentration at this very moment. When we work in this way, instead of making us tired, our work actually give us energy and peace of mind."

The final goal of any Buddhist is becoming a Buddha; however, meditation itself will not turn any beings to a Buddha. Zen is the method of meditation and contemplation, the method of keeping the mind calm and quiet, the method of self-realization to discover that the Buddha-nature is nothing other than the true nature. However, the contemplative traditions of Buddhism are not simple like that. What distinguishes Buddhism from the contemplative traditions of other religions is the fact that, for Buddhism, meditation by itself is not enough. We might say that, for Buddhism, meditation is like sharpening a knife. We sharpen a knife for a purpose, let’s say, in order to cut something easily. Similarly, by means of meditation, we sharpen the mind for a definite purpose, in the case of cultivation in Buddhism, the purpose is wisdom. The wisdom that’s able us to eliminate ignorance and to cut off sufferings and afflictions. Before the moment of ‘Enlightenment’, the Buddha practiced the inward way for forty-nine days until suddenly He experienced enlightenment and became the Buddha. By turning inward upon Himself, he discovered His true nature. In other words, He saw the truth or Buddha-nature and became a Buddha. This is the ultimate aim of Zen. Zen in Buddhism differs from meditation in other religions. Most other religions place a supreme God above man and then ask that man should pray to God and worship Him, implying that reality is to be sought externally. While Zen in Buddhism holds that reality is to be gotten hold of, not externally, but inwardly. Zen practitioners, especially lay people, should always remember that Zen practice means trying to have a mind unmoved while living in this continuously moving world. Zen practice means trying to be like the water, not like waves or bubbles. The water is unmoved, uncreated and unconditioned while the waves rise and fall, and the bubbles form and pop endlessly. Zen practitioners, especially lay people, should always remember that our mind is like an endless stream of thoughts, Zen practice means to try to watch the mind continously, and be like water, which equally flows all things thrown into that stream. According to Buddhism, every living being has within himself the Buddha-nature, and to become a Buddha is simply to turn inward to discover this Buddha-nature. This Buddha-nature is always present within, and eternally shining. It is like the sun and the moon. The sun and the moon continually shine and give forth light, but when the clouds cover them, we cannot see the sunlight or the moonlight. The goal of any Zen practitioner is to eliminate the clouds, for when the clouds fly away, we can see the light again. In the same way, human beings always have within ourselves the Buddha-nature, but when our desires, attachments and afflictions cover it up, it does not appear. In Buddhism, meditation functions the job of a torch which gives light to a dark mind. Suppose we are in a dark room with a torch in hand. If the light of the torch is too dim, or if the flame of the torch is disturbed by drafts of air, or if the hand holding the torch is unsteady, it’s impossible to see anything clearly. Similarly, if we don’t meditate correctly, we can’t never obtain the wisdom that can penetrate the darkness of ignorance and see into the real nature of existence, and eventually cut off all sufferings and afflictions. It is obvious that the essentials of Buddhism or Zen focus on the practice with wisdom, not on ignorance. If our purpose to practice Zen is to gain supernatural powers, i.e., to release our soul from our body, and so forth, we are not practicing Zen Buddhism. To cultivate Zen in Buddhism, we have to realize our true nature and live in it. Therefore, sincere Buddhists, especially lay people, should always remember that meditation is only a means, one of the best means to obtain wisdom in Buddhism. Furthermore, owing to obtaining the wisdom, one can see right from wrong and be able to avoid the extremes of indulgence in pleasures of senses and tormenting the body.

The meditation on dharmas by itself alone can obviously not uproot all the evil in our hearts. It is not a panacea, a cure-all, but just one of the medicines in the chest of the Great Physician. It is, however, bound to contribute to our mental health to the extent that, when it is repeated often enough, it may set up the habit of viewing all things impersonally. The burden of the world should be correspondingly diminished. Sri Aurobindo, in his Bases of Yoga has well set out the effect which meditation on dharmas may have on our perspective: “In the calm mind, it is the substance of the mental being that is still, so still that nothing disturbs it. If thoughts or activities come, they do not arise at all out of the mind, but they come from outside and cross the mind as a flight of birds crosses the sky in a windless air. It passes, disturbs nothing, leaving no trace. Even if a thousand images, or the most violent events pass across it, the calm stillness remains as if the very texture of the mind were a substance of eternal and indestructible peace. A mind that has achieved this calmness can begin to act, even intensely and powerfully, but it will keep its fundamental stillness, originating nothing from itself, but receiving from Above and giving it a mental form without adding anything of its own, calmly, dispassionately, though with the joy of the Truth and the happy power and light of its passage.” Zen practitioners should always remember that time spent in secluded contemplation is not wasted; it goes a long way to strengthen our character. It is an asset to our daily work and progress if we can find the time to cut ourselves off from routine and spend a day or two in quiet contemplation. This is certainly not escapism or living in idleness, but the best way to strengthen our mind. This is beneficial introspection; for it is by examining our thoughts and feeling that we can probe into the inner meaning of things and discover the power within. Therefore, Zen is named one of the Wonderful Medicines that help Zen practitioners discover the truth.  

Devout Buddhists, especially lay people, should always remember that Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. As mentioned above, the main causes of sufferings and afflictions are greed, anger, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, lying, and so on... and the ultimate goal of Buddhism is to help sentient beings, especially, human beings to eliminate these troubles so that if we are not able to become a Buddha, at least we can become a real Buddhist who has a peaceful, mindful and happy life. This little book titled “Meditation Practices For Lay People” is not a detailed study of meditation practices, but a book that only summarizes on some core teachings from the Buddha and ancient patriarches, as well as meditation practices through this own writer's rough experience. The journey leading to enlightenment demands continuous efforts with right understanding and practice. Meanwhile, the path from enlightenment to emancipation is an extremely difficult one, and it is not easy to do at all. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Meditation Practices For Lay People” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.
Thiện Phúc


pdf_download_2

Thiền Tập Cho Người Tại Gia - Thiện Phúc



.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/08/2017(Xem: 12828)
31/08/2010(Xem: 129824)
04/11/2014(Xem: 19355)
08/06/2011(Xem: 39693)
09/05/2012(Xem: 30544)
07/04/2017(Xem: 15338)
07/07/2013(Xem: 20814)
26/05/2013(Xem: 13874)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.