Giới thiệu dẫn nhập

06/05/20214:26 CH(Xem: 2854)
Giới thiệu dẫn nhập
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

GIỚI THIỆU DẪN NHẬP

 

1. KHÁI QUÁT

Quyển sách này là một tuyển tập từ một loạt các nguồn thư tịch Phật giáo. Bạn sẽ tìm thấy ở đây, những đoạn có thể truyền cảm hứng, hướng dẫn và thách thức bạn. Nhìn chung, sách này đưa ra bức tranh về truyền thống tuyệt Phật giáo vời như đã từng tồn tại qua nhiều thế kỷ. Chào mừng quý bạn!

Bạn có thể quen thuộc với một số khía cạnh Phật giáo, hoặc có thể Phật giáo khá mới đối với bạn. Phật giáo thường được liệt vào trong số các “tôn giáo lớn” trên thế giới. Điều này không phải là không phù hợp, dù Phật giáo không phải là một “tôn giáo” theo nghĩa tập trung vào “Thượng đế” được xem là đấng sáng tạo ra thế giới. Phật giáo chấp nhận nhiều loại sinh vật tâm linh khác nhau và nhấn mạnh tiềm năng của con người đối với sự biến đổi tinh thần mạnh mẽ. Tuy nhiên, cũng như các khía cạnh “tôn giáo,” Phật giáo cũng bao gồm các khía cạnh nổi bật về tâm lý, triết họcđạo đức.

Mục đích của Phật giáotìm hiểu cội rễ khổ đau của con người, đồng thời bứng rễ và xóa bỏ chúng, xây dựng một tiềm năng tươi sáng cho những thiện tính vốn được xem là bị che lấp bởi những thói quen xấu thâm căn cố đế trong suy nghĩ, cảm xúc và hành động. Hiện đang dấy lên rất nhiều mối quan tâm đến việc sử dụng “chánh niệm” như tâm điểm của Phật giáo trong việc giúp mọi người đối phó với những vấn đề như căng thẳng, trầm cảm tái phát và đau đớn thể xác liên tục. Ví dụ như, Sở Y tế quốc gia Vương quốc Anh khuyến nghị thực hành chánh niệm như cách để giúp những người trầm cảm không bị những suy nghĩ tiêu cực lôi kéo rơi trở lại vào một giai đoạn trầm cảm khác (xem phần giới thiệu *Th.138).

Giáo pháp Phật giáo nói nhiều về khổ đau, điều này đã khiến trước đây một số người nhìn nhận Phật giáobi quan. Nhưng mục đích của việc nói về khổ đau là giúp người ta học cách vượt qua nó, thông qua các phương pháp giúp mang lại sự bình tĩnh, vui vẻloại bỏ những căng thẳng tích tụ. Bất kỳ hình tượng khéo tạc nào của đức Phật cũng đều cho thấy Ngài thấy có nụ cười hiền hòaan nhiên tĩnh lặng:

Đức Phật đã giảng dạy theo phương hướng không đòi hỏi tín điều, mà bằng sự phản tính, suy ngẫm và chiêm nghiệm. Phật giáo có nhiều giáo pháphọc thuyết khác nhau, nhưng trên hết Phật giáo là một tập hợp các thực hành giúp cho mọi người:

• Hành xử một cách cẩn trọngtừ ái hơn, vì lợi íchhạnh phúc chân thật cho bản thân và những người khác;

• Học cách nuôi dưỡng những thái độ và tâm thái tích cực và hữu ích hơn, mang lại sự bình tĩnh, tinh thần tỉnh táosức mạnh nội tâm, đồng thời nhận raloại bỏ các nguyên nhân gây ra căng thẳng;

• Phát triển sự hiểu biết khôn ngoan hơn về bản chất cuộc sống, bao gồm những giới hạn của con người và tiềm năng của con người.

2. CÁC NIÊN ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO

Lịch sử Phật giáo kéo dài hơn 2.500 năm bắt nguồn tại Ấn Độ với thái tử Tất-đạt-đa Cồ-đàm (Siddhattha Gotama),1

1 Tiếng Phạn là Siddhārtha Gautama. Pāli và Sanskrit là hai ngôn ngữ Ấn cổ đại có liên quan đến bảo tồn các văn bản Phật giáo thời kỳ đầu bằng các ngôn ngữ này. Chúng thuộc cùng một họ ngôn ngữ với tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh và thông qua các ngôn ngữ này, có liên kết với các ngôn ngữ châu Âu. thông qua sự truyền bá đến hầu hết các vùng của châu Á và trong thế kỷ XX và XXI, sang phương Tây. Giáo sư Richard Gombrich của Đại học Oxford cho rằng đức Phật là “một trong những nhà tư tưởng đầu tiên lỗi lạc nhất trong mọi thời đại”2

2 What the Buddha Thought, London, Equinox, 2009, trang vii., người có “những tư tưởng góp phần hình thành nên một phần giáo dục mọi trẻ em, trên toàn thế giới.” Điều này “sẽ khiến thế giới trở thành một nơi văn minh hơn, vừa hòa ái hơn vừa mẫn tiệp hơn” (trang 1) và với Phật giáo, ít nhất là về mặt số học, là phong trào vĩ đại nhất trong toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại” (trang 194). Mặc dù sự huy hoàng của Phật giáo đã tàn phai và suy yếu theo thời gian, hơn một nửa dân số thế giới hiện nay sống ở những khu vực mà Phật giáo, hoặc đã từng là một truyền thống văn hóa chiếm ưu thế.

3. PHẬT GIÁO CHỨA NHỮNG CÁCH KHÁC NHAU ĐỂ KHÁM PHÁ CÁC CHỦ ĐỀ THỐNG NHẤT

Trong một truyền thống cổ xưa và một truyền thống thiếu thẩm quyền trung ương, không có gì ngạc nhiên khi những khác biệt lại phát triển theo thời gian, áp dụng những tuệ giáchiểu biết của Phật theo nhiều cách khác nhau. Các truyền thống khác nhau phát triển ở Ấn Độ và sau đó, phát triển hơn nữa khi Phật giáo lan rộng khắp châu Á.

Trong lịch sử Phật giáo, trong khi các truyền thống khác nhau tham gia vào các cuộc tranh luận phản biện thì họ vẫn được tôn trọng và gây ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy, rất hiếm xảy ra xung đột vật lý giữa họ và nếu có xảy ra thì chủ yếu là do các yếu tố chính trị.

Quyển sách này chứa đựng những lời dạy từ ba truyền thống Phật chính hiện diện ở châu Á. Quyển sách này tìm cách minh họa đặc biệt những điểm chung của ba truyền thống chính đó nhưng cũng để chỉ ra những trọng điểm và giáo pháp đặc trưng tương ứng của mỗi truyền thống.

4. CẤU TRÚC CỦA QUYỂN SÁCH NÀY

Quyển sách này được chia thành ba phần chính: i) Cuộc đời và bẩm tính của đức Phật, ii) giáo pháp (Dhamma; Dharma), hay những lời dạy của Phật và iii) Tăng đoàn hay cộng đồng tu đạo. Mỗi chương, ngoại trừ chương đầu, được chia thành ba phần, đều chứa các đoạn văn được tuyển chọn từ các thư tịch của ba truyền thống Phật giáo chính: Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa (Mahāyāna)và Kim cương thừa (Vajrayāna).

Mỗi đoạn văn được dán nhãn bằng một chữ cái để cho biết tuyển chọn từ truyền thống nào, tương ứng với Th (Theravāda, Thượng tọa bộ), M (Mahāyāna, Đại thừa) và V (Vajrayāna, Kim cương thừa) và một con số, để tiện tham khảo. Các đoạn trong chương đầu tiên về cuộc đời của đức Phật, được dán nhãn bằng chữ L. Bạn có thể duyệt qua và đi sâu vào phần sách mà bạn thích, hoặc khởi đọc từ đầu.

Để tham chiếu ngược lại tài liệu trong phần giới thiệu, các chỉ số phần trước các chữ cái có liên quan được sử dụng: GI. chỉ phần Giới thiệu chung, LI. chỉ phần Giới thiệu cuộc đời đức Phật lịch sử, SI. chỉ phần Giới thiệu về Tăng đoànThI., MI. và VI. tương ứng cho các phần Giới thiệu về các lựa chọn từ Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda), Đại thừa (Mahāyāna) và Kim cương thừa (Vajrayāna). Vì vậy, ví dụ, MI. 3 đề cập đến phần 3 của phần giới thiệu Đại thừa (Mahāyāna).

Lưu ý rằng, trong các bản dịch, khi tài liệu được thêm vào trong dấu ngoặc tròn thì đây là phần để làm rõ nghĩa. Khi tài liệu được thêm vào trong dấu ngoặc vuông thì đây là để tóm tắt ngắn gọn một phần của đoạn văn đã bị lược bỏ qua.

5. PHẬT VÀ CÁC ĐỨC PHẬT

Thuật ngữ tiếng Anh “Buddhism” (đạo Phật hay Phật giáo) chỉ ra một cách chính xác rằng tôn giáo này được đặc trưng với sự sùng kính “the Buddha” (đức Phật), “Buddhas” (các đức Phật) hoặc “Buddha-hood” (Phật quả). “Buddha” (Phật) không phải là tên riêng, mà là một danh hiệu có nghĩa là “Đấng tỉnh thức” hoặc “Đấng giác ngộ.” Điều này ngụ ý rằng hầu hết mọi người được xem là như đang ngủ, theo nghĩa tâm linh -không biết mọi thứ thực sự như thế nào. Người được gọi là “đức Phật” là đề cập đến đức Phật được biết đến trong lịch sử, là đức Cồ-đàm (Gotama).

Tuy nhiên, từ những thời kỳ đầu tiên của Phật giáo, Phật giáo đã đề cập đến những vị Phật khác đã hiện hữu trên trái đất trong những thời đại quá khứ xa xưa, hoặc những vị sẽ thành Phật như vậy trong tương lai; truyền thống Đại thừa (trường phái Mahāyāna) cũng nói về nhiều vị Phật hiện đang tồn tại ở các phần khác của vũ trụ. Tất cả những vị Phật như vậy, được gọi là “những vị Chánh đẳng Chánh giác,” những vị đã hoàn toàn tỉnh thức (P. samma-sambuddha, S. samyak-sambuddha), mặc dù được xem là hiếm khi xuất hiện trong vũ trụ rộng lớn và cổ xưa.

Phổ biến hơn là Các “Phật” theo nghĩa thấp hơn, những vị đã giác ngộ về bản tính của thực tại bằng cách thực hành theo sự hướng dẫn của vị Chánh đẳng Chánh giác như Phật Cồ-đàm (Gotama). Phật giáo Kim Cương thừa cũng công nhận một số con ngườihiện diện trên trái đất như là hóa thân của Các Phật từ các hệ thống thế giới khác được gọi là Phật địa.

thuật ngữ “Phật” không chỉ đề cập đến một cá nhân duy nhất Phật Cồ-đàm (Gotama), nên Phật giáo ít tập trung vào đấng sáng lập hơn như là Cơ đốc giáo chẳng hạn. Trọng điểm trong Phật giáo là những giáo pháp của (các) đức Phật và sự “thức tỉnh” hay “giác ngộ” mà những giáo pháp này hướng đến. Tuy nhiên, các Phật tử thể hiện sự tôn kính lớn lao đối với Đức Cồ-đàm như là một bậc thầy vĩ đại và là gương mẫu cho mục tiêu tối hậu mà tất cả các Phật tử tinh tấn hướng đến, Vì vậy, có lẽ hình ảnh về Ngài còn tồn tại nhiều hơn bất kỳ nhân vật lịch sử nào khác.

6. GIÁO PHÁP (P. DHAMMA; S. DHARMA)

Trong suốt chiều dài lịch sử lâu đời, Phật giáo đã vận dụng nhiều giáo phápphương tiện khác nhau để giúp con người trước tiên phát triển một nhân cách điềm tĩnh hơn, hoàn hảo hơn và từ bi hơn và sau đó, “tỉnh thức” ra khỏi những hạn chế vô minh vọng tưởng: Những vọng tưởng đưa đến sự chấp thủ và do đó, gây khổ đau cho chính ta và những người mà ta tương tác.

Hướng dẫn cho quá trình chuyển đổi này là “Phật pháp” (P. Dhamma, S. Dharma) có nghĩa là các mô hình thực tại chuẩn mực và trật tự quy luật vũ trụ do (các) đức Phật khám phá, con đường hành trì Phật đạomục tiêu của Phật đạo: niết-bàn (P. nibbāna, S. Nirvāa). Do đó, Phật giáo về cơ bản bao gồm sự hiểu biết, sự thực hànhchứng ngộ Pháp (Dhamma).

7. TĂNG ĐOÀN (SAGHA)

Những người chịu trách nhiệm quan trọng nhất của truyền thống Phật giáo là các vị tăng sĩ ni tạo nên Tăng đoàn Phật giáo hoặc “Cộng đồng” tu đạo. Từ khoảng một trăm năm sau khi Phật Cồ-đàm nhập niết-bàn vô dư, đã nảy sinh những khác biệt nhất định trong Tăng đoàn, dần dần dẫn đến sự phát triển của một số hội chúng xuất gia, mỗi hội chúng tuân theo một quy luật tu đạo hơi khác nhau và theo các trường phái tư tưởng khác nhau. Trong một số ngữ cảnh, thuật ngữ tăng đoàn (sangha) dùng để chỉ Tăng đoàn “cao quý” (Thánh tăng) gồm những người xuất gia hay cư sĩ đã giác ngộ hoàn toàn hoặc một phần.

8. BA TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO CHÍNH VÀ MỐI QUAN HỆ TƯƠNG QUAN

Tất cả các nhánh của Tăng đoàn đều mang dấu ấn truyền thừa, truy nguyên được dòng xuất gia của họ từ một hoặc khác trong số các nhóm hội chúng ban đầu; nhưng trong số các trường phái tư tưởng thời đầu, chỉ có trường phái tư tưởng được gọi là Theravāda (Thượng tọa bộ) vẫn tiếp tục được duy trì cho đến ngày nay. Danh xưng Thượng tọa bộ (Theravāda) cho thấy rằng trường phái này có ý định tuân theo giáo thuyết của “các bậc trưởng lão” (P. Thera) trong đại hội kết tập được tổ chức ngay sau khi đức Phật diệt độ để bảo tồn giáo pháp chính thống của Ngài. Mặc dù giáo pháp không còn tĩnh tại, nhưng nó vẫn bám sát những gì chúng ta biết về những giáo pháp sơ kỳ của Phật giáokiên trì trọng thị mục đích giải thoát bằng những nỗ lực tự thân, xem Pháp như là vị thầy dẫn đường.

Vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch, một phong trào đã phát triển dẫn đến một phong cách mới trong Phật giáo được gọi là Đại thừa (Mahāyāna), hay “Cỗ xe vĩ đại.” Đại thừa nhấn mạnh nhiều hơn đến tâm từ bi, một phẩm chất trung tâm của “Bồ-tát đạo” dẫn đến quả vị Phật Chánh đẳng Chánh giác nhằm lợi ích giải thoát vô lượng chúng sinh. Đại thừa cũng bao gồm lòng sùng kính đối với một số nhân vật, đại khái là các Thánh quả cứu độ, mà sự thờ phượng lễ bái họ có thể giúp con người chuyển hóa bản thân. Đại thừa (Mahāyāna) cũng đưa ra một loạt các triết lý phức tạp, mở rộng hàm ý của những giáo pháp trước đó. Theo dòng thời gian, trong hay ngoài Ấn Độ, Đại thừa đã sản sinh ra nhiều tông phái của riêng mình, chẳng hạn như Thiền tông (Zen).

Một nhóm Đại thừa được phát triển vào thế kỷ thứ sáu ở Ấn Độ, được gọi là Chân ngôn thừa (Mantrayāna), hay “Mantra Vehicle.” Chân ngôn thừa (Mantrayāna) chủ yếu giống với các học thuyết Đại thừasử dụng nhiều thư tịch Đại thừa, nhưng đã phát triển một loạt các sự vật hành trì mới mạnh mẽ để đạt được các mục tiêu của Đại thừa, chẳng hạn như sự chuyên tâm lặp lại thiền định của các từ ngữ thiêng liêng (thần chú, chân ngôn, mantra) và thực hành quán tưởng. Đặc điểm của Chân ngôn thừa (Mantrayāna) là sử dụng các thư tịch kinh điển được gọi là Mật tông tantra (các mối liên hệ), liên quan đến các hệ thống nghi lễ phức tạp, gồm các biểu tượngtu quán thiền địnhhình thức của thừa này từ cuối thế kỷ VII được gọi là Kim cương thừa (Vajrayāna), hay “Vajra Vehicle.” Thông thường được dịch là “kim cương” hay “lưỡi tầm sét,” kim cương (vajra) là biểu tượng của sự bất hoạisức mạnh của tâm thức tỉnh thức. Kim cương thừa (Vajrayāna) được sử dụng trong tác phẩm này như là một thuật ngữ phổ thông chỉ cho truyền thống bao gồm chính nó cũng như các yếu tố của Đại thừa nhấn mạnh.

Trong khi Phật giáo hiện nay chỉ là một tôn giáo thiểu số nằm ở biên giới của Ấn Độ hiện đại, sự lan rộng Phật giáo ra ngoài Ấn Độ có nghĩa là nó hiện được tìm thấy ở ba khu vực ở châu Á:

Phật giáo Nam truyền, khu vực hiện diện trường phái Thượng tọa bộ (Theravāda) cùng với một số yếu tố kết hợp từ Đại thừa (Mahāyāna): Tích Lanbốn xứ Đông Nam Á - Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, Lào. Bộ phái này có một thiểu số hiện diện ở cực nam của Việt Nam, tỉnh Vân Nam của Trung Quốc (tiếp giáp phía bắc của Lào), Malaysia, Indonesia, một số vùng của Bangladesh và Ấn Độgần đây là ở Nepal.Trong quyển sách này, Phật giáo Nam truyền được gọi là “Theravāda” (Thượng tọa bộ).

Phật giáo Đông Á, khu vực hiện diện trường phái Phật giáo Đại thừa hệ Hán truyền (Phật giáo Bắc truyền): Trung Hoa (kể cả Đài Loan), (trừ khu vực Tây Tạng, Mông Cổ), Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản. Phật giáo Đông Á cũng có sự hiện diện thiểu số trong số những người gốc Hoa ở Indonesia và Malaysia. Trong quyển sách này, Phật giáo Đông Á được gọi đơn giản là “Mahāyāna” (Đại thừa).

Phật giáo Trung Á, khu vực hiện diện Phật giáo Tây Tạng, hệ kế thừa Phật giáo Ấn Độ xưa. Ở đây, mô thức Mantrayāna (Chân ngôn thừa) / Vajrayāna (Kim cương thừa) của Đại thừahình thức chủ đạo: các khu vực người Tây Tạng ở Trung Hoa và Ấn Độ đương đại và khu vực có người Tây Tạng và các khu vực khác ở Nepal; Mông Cổ, BhUTan, một số vùng của Nga (Buryatia và Kalmykia) và Bây giờ, với sự hồi sinh của hệ phái trong một số khu vực ở Indonesia. Trong quyển sách này, chúng ta gọi là “Vajrayāna” (Kim Cương thừa), mặc dù nó hàm chứa nhiều tư tưởng Đại thừa chung với Phật giáo Đông Á.

Đây có thể được xem như ba nhánh chính của một gia tộc. Có “những điểm chung trong gia tộc” trong cả ba nhánh, mặc dù có một số đặc điểmhình thức nhất định điển hình hơn và đôi khi là duy nhất đối với một trong ba nhánh. Hơn nữa, “gia tộc” vẫn đang được mở rộng. Kể từ thế kỷ XIX, với sự phát triển mạnh mẽ vào nửa sau của thế kỷ XX, Phật giáo, dưới nhiều hình thức của châu Á, cũng đã được truyền bá ở châu Âu, châu Mỹ, Úc và New Zealand, cũng như được phục hưngẤn Độ.

9. SỐ LƯỢNG PHẬT TỬ TRÊN THẾ GIỚI

Số lượng Phật tử trên thế giới xấp xỉ như sau: Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda) khoảng 150 triệu người; Phật giáo Đại thừa (Mahāyāna) Đông Á, khoảng 360 triệu người; Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayāna) 18 triệu người. Ngoài ra còn có khoảng 7 triệu Phật tử bên ngoài châu Á. Điều này cho thấy tổng số khoảng 535 triệu Phật tử.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, ở Đông Á, nhiều khía cạnh của Phật giáo cũng bị lôi kéo bởi nhiều sắc thái khác, nên có những người không tự nhận mình là “Phật tử”.

PETER HARVEY

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 11808)
01/04/2017(Xem: 20904)
06/12/2022(Xem: 3765)
01/05/2017(Xem: 22183)
28/05/2016(Xem: 8445)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.