Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử

06/05/20214:26 CH(Xem: 2921)
Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

GIỚI THIỆU VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ

 

Những đoạn được đánh dấuL.” trong quyển sách này liên quan đến cuộc đời của đức Phật. Xin xem phần giới thiệu về các đoạn Thượng tọa bộ (Theravāda), bên dưới với các văn bản mà những đoạn này được trích dẫn.

1. CÁC NIÊN ĐẠI CỦA ĐỨC PHẬT

Các học giả vẫn chưa đi đến thống nhất về niên đại chánh xác của đức Phật trong lịch sử. Văn hóa Ấn Độ không quan tâm đến việc ghi lại ngày tháng chính xác như các nền văn hóa Trung Hoa hoặc văn hóa Hy-lạp và La-mã, Vì vậy, không phải lúc nào cũng có thể xác định được niên đại một cách chính xác. Tất cả các nguồn tài liệu đều đồng ý rằng đức Cồ-đàm đã tám mươi tuổi khi Ngài qua đời (ví dụ Kinh Trường bộ; Kinh Trường bộ II. 100) và các biên niên sử ký Tích Lan, các sử liệu Đảo sử (Dīpavasa) và Đại sử (Mahāvasa), nói rằng khi đó là “218” năm trước khi khánh thành triều đại của hoàng đế Phật giáo tên là A-dục (P=S: Asoka): “Niên biểu đại sử.”

Truyền thống Thượng tọa bộ (Theravāda) đã chứng kiến lễ đăng quang của A-dục (Asoka) là vào năm 326 trước Công nguyên, như vậy đặt niên đại của đức Phật là 624-544 trước Công nguyên. Những niên đại này đã được chấp nhận theo truyền thốngTích Lan và Đông Nam Á và là cơ sở cho các lễ kỷ niệm 2500 năm ngày Phật nhập niết-bàn vô-dư (P=S. pariNirvāa; niết-bàn cuối cùng, lúc qua đời) vào năm 1956/57 và kỷ niệm 2600 năm ngày thành Phật của Ngài (sambuddhatva: thức tỉnh, giác ngộ) vào năm 2011/12.

Tuy nhiên, các tham chiếu trong các hình tướng lệnh của thời A-dục nhắc đến tên các vị vua Hy-lạp cổ đại, có nghĩa là các học giả hiện đại đã đặt lại lễ đăng quang này vào khoảng năm 268 TCN. Theo đó, một số người chấp nhận niên biểu đại sử này và xem niên đại của đức Phật là vào năm 566-486 TCN. Các nguồn tiếng Phạn được lưu giữ bảo tồn bằng tiếng Hán và tiếng Tây Tạng có “hệ niên biểu đoản sử,” với ngày đức Phật nhập diệt khoảng 100 năm trước khi Asoka lên ngôi. Sau đó, nếu chúng ta áp dụng biên niên sử Hy-lạp cho lễ đăng quang của A-dục thì niên đại của đức Phật sẽ là 448-368 TCN.

2. BỐI CẢNH THỜI ĐẠI CỦA ĐỨC PHẬT

Tôn giáo vào khoảng thời gian này ở Ấn Độđặc điểm rất phức tạp. Đó là hệ tôn giáo được tạo thành từ các tôn giáo bản địa truyền từ các tín ngưỡngthực hành của tôn giáo thung lũng sông Ấn (truy nguyên từ khoảng năm 2500 TCN).

Bà-la-môn giáo chính thống thống trị do các thầy tư tế Bà-la-môn (brāhmaṇa) của người Aryan được thành lậpduy trì và các giáo phái phi chính thống khác nhau của Các ẩn sĩ tu khổ hạnh và các hiền giả du sĩ được gọi là các sa-môn (P. Samaa, S. Śramaa; nghĩa đen là “những người tinh cần,” nhưng ở đây, được dịch là “những ẩn sĩ lánh đời”).

Những người Bà-la-môn tự cho họ là tầng lớp cao nhất trong xã hội và nhiều trong số họ, nhưng không phải tất cả, đều hoạt động như những vị tư tế chính thống. Chỉ riêng họ được học phần thân của các kinh văn khẩu truyền thiêng liêng được gọi là Vệ-đà (Veda), thánh điển của Bà-la-môn giáo, vốn tập trung vào các nghi lễ hiến tế cho nhiều vị thần linh; họ đọc thuộc các câu chân ngôn, thần chú (mantra) trong kinh sách Vệ-đà đó và có thể tiến hành các buổi lễ hiến tế thần linh.

Những vị sa-môn (Samaa) bác bỏ thẩm quyền của Vệ-đàtừ bỏ cuộc sống gia đìnhhệ thống nghi lễ tế tự gắn liền với nó trong Bà-la-môn giáo. Họ đã từ bỏ công việc bình thườngđịa vị xã hội để sống bằng khất thực. Lối sống lang thang khiến họ phải trú bên ngoài các ngôi làng trong các thảo am trong rừng, nhửng điểm tu tâm và hình thành các giáo đoàn không ổn định xung quanh các thầy đã truyền bá đa dạng nhiều loại giáo pháp khác nhau. Giống như các người tầng lớp Bà-la-môn, các đối thủ của họ, họ nhận được sự tôn trọng từ mọi tầng lớp và các giáo pháp của họ rất nhiều và đa dạng.

Thời kỳ này chứng kiến sự thành lập của các nước cộng hòa, vương quốc và đế chế mới, sự phát triển của các đô thị quốc tế như Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), Rājagaha (Vương Xá), Sāvatthī (Xá-vệ) và Ujjenī và sự xuất hiện của một lối sống mới được tổ chức xung quanh các trung tâm đô thị này. Một số lượng lớn người dân sống ở những đô thị này hoặc đã cắt đứt hoặc không hài lòng với các nguồn thế giới quan xưa cũ. Họ đang tìm kiếm những định hướng mới cho những mối quan tâm tôn giáo của họ và họ khao khát trí tuệ. Cả các trí giảliên hệ với Bà-la-môn giáo, những người đã bày tỏ ý tưởng của họ trong các văn bản biểu tượngthần bí được gọi là Áo nghĩa thư (Upanisad) và các đối thủ của họ là sa-môn (Samaa), đã đáp ứng với tình hình mới này bằng cách lãnh đạo các phong trào trí thứctôn giáo cấp tiến.

Trong bối cảnh đó, ở miền bắc Ấn Độ, con trai của vị quân vương đã từ bỏ di sản thế tục của mình và sau sáu năm ròng rã tầm đạo, đã tuyên bố một cách thuyết phục mình là “bậc Giác ngộ” (Buddha, Phật) của thời đại này. Chính Ngài là người đã khởi xướng cái mà người ta biết đến là Phật giáo, một tôn giáo trung đạo giữa đường lối vật chất theo đuổi thú vui nhục dục và một cuộc sống ép xác khổ hạnh. Phật giáo không chú trọng đến việc làm hài lòng các thần thông qua việc hiến tế, cũng không hứa hẹn đảm bảo một cuộc sống giàu có sung túc trong thú vui nhục dục, cũng không theo đuổi chủ trương khổ hạnh cực đoan được một số vị sa-môn (Samaa) cưỡng ép hành trì khắc nghiệt nhằm làm chủ thân thểdục vọng.

3. Ý NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ “PHẬT” (BUDDHA)

Ban đầu, “Phật” (Buddha) là một khái niệm trong giới sa-môn (Samaa), mặc dù vào thời đức Phật, khái niệm này đã được chấp nhận trong triết học tôn giáo lớn hơn của Ấn Độ. Từ Phật (Buddha) trong tiếng Pāli và tiếng Phạn có nghĩa là “người đã thức tỉnh,” người đã thức tỉnh khỏi giấc ngủ của những phiền não u mê và đã thức tỉnh về bản chất thực của thực tại1

1 .Nhưng không có nghĩa là “thức tỉnh” theo nghĩa là một người đã trải qua sự thức tỉnh của một số phẩm chất hoặc kinh nghiệm mới, mà chưa đến mức trưởng thành hoàn toàn. vị Phật là một sinh thể tâm linh hoàn toàn trưởng thành. hay còn gọi là “đấng giác ngộ.” Việc sử dụng thuật ngữ này trong văn học Ấn Độ nhằm xác định nhiều người, từ những người uyên bác đến những cá nhân hiếm hoi đã đạt được trí tuệ giải thoát. Việc sử dụng thuật ngữ này theo nghĩa thứ hai của Phật giáo, để chỉ những cá nhân phi ngã hiếm có, những người, với sự thâm nhập trực tiếp vào bản chất thực sự của thực tại, đã giải thoát khỏi vòng sinh, tử và tái sinh luân hồi, cùng với những khổ đau hệ lụy.

Các tín đồ Phật giáo sử dụng thuật ngữ Phật (buddha) với một loạt nghĩa liên quan:

Ý nghĩa chính của nó là để chỉ “đức Phật,” vị sáng lập ra Phật giáo, Tất-đạt-đa Cồ-đàm (P. Siddhattha Gotama, S. Siddhārtha Gautama), còn được gọi là Thích-ca Mâu-ni (P. Sakyamunī, S. Sakyamunī), nhà hiền triết của dòng họ Thích-ca (Sakya), dân tộc Sakya. Sau khi thức tỉnh, giác ngộ, Ngài trở thành vị đạo sư, chia sẻ với những người khác những gì chính bản thân Ngài đã khám phá được. Là người khám phá và là đạo sư về chân lý giải thoát, Ngài là một bậc Chánh đẳng Chánh giác (P. sammā-sambuddha, S. samyak-sambuddha), vị Phật toàn giác, người đã đạt được những giới đứctrí tuệ của mình như là kết quả của nhiều kiếp tinh tấn tu tập trong quá khứ.

Thuật ngữ Phật thường dùng để chỉ những vị Phật toàn giác như vậy. Các Ngài đã giảng dạy Pháp (P. Dhamma, S. Dharma), một thuật ngữ có nghĩa là một thứ gì đó giống như “Mô thức cơ bản” của sự vật và trong thực tế, nó có nghĩa là một lời dạy của vị Phật toàn giác, bản chất của thực tại mà Ngài đã chứng ngộcon đường mà Ngài đã chỉ điểm.

• Các Chánh đẳng Chánh giác (P. sammā-sambuddha, S. samyak-sambuddha) khác của các đời trước và vị lai, những người cũng khám phá và giảng dạy Pháp (Dhamma) vào những thời điểm Pháp (Dhamma) bị biến mất trong xã hội loài người.

• Các đệ tử đã đạt giác ngộ của vị Chánh đẳng Chánh giác (P. sammā-sambuddha), những người cũng như chư Phật, đã đạt được sự giải thoát khỏi vòng sinh tử. Đây là những vị Thanh Văn giác (P. sāvaka-buddha, S. śrāvaka-buddha), những Vị đệ tử giác ngộ, còn được gọi là những vị A-la-hán (P. arahant, S. arhant). Trình độ trí tuệquyền năng thần lực của họ thấp hơn so với vị Chánh đẳng Chánh giác (P. sammā-sambuddha).

• Các Phật Độc giác (P. pacceka-buddha, S. pratyeka-buddha, Bích-chi-Phật), những vị xuất hiện vào thời điểm không có vị Chánh đẳng Chánh giác (P. sammā-sambuddha) nào thuyết Pháp. Các Ngài phát triển tu chứng cùng một trình độ trí tuệ giải thoát như Các Chánh Đẳng Chánh Giác, nhưng chỉ dạy người khác trong một phạm vi hạn chế, mà không sáng lập một trường pháp mới để truyền thừa giáo pháp mới.

• Trong phong trào Đại thừa, đã được phát triển từ thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, cũng có ý niệm về các Các Phật Chánh đẳng Chánh giác, samyak-sambuddha của vô lượng thế giới khác lan trải khắp vũ trụ bao la. Một số vị được xem như xuất hiện trong thế giới bình thường tương tự như thế giới của chúng ta. Những vị khác được xem như xuất hiện trong các Phật trên các cõi Phật hoặc Tịnh độ, các cõi được tạo ra bởi đức Phật ngự tại đó. Người ta cho rằng những vị Phật trên các cõi Phật này có thể được tiếp xúc trong thiền định, trong những giấc mơ và hay trong các thị kiến và ban dạy các vị giáo pháp và những tín giả của các Ngài có thể cầu vãng sinh về trong cảnh giới của các Ngài.

• Các Phật trong các cõi Phật được xem là có thể thị hiện các hóa thân trong cõi trần thế này, chẳng hạn như Ngài Ban-thiền Lạt-ma (Panchen Lama) của Tây Tạng.

Bản chất giác ngộ của vị Phật toàn giác, hay Phật tính, được xem là đồng nhất với thực tại cao nhất, tức là niết-bàn (P. nibbāna, S. Nirvāa), vượt ngoài mọi sự tái sinh và khổ đau của thế gian giả tạm. Sự đồng nhất này có lẽ đã khiến các cộng đồng Phật giáo thời đầu chỉ sử dụng hình ảnh tượng trưngphi nhân cách của đức Phật và trong nhiều thế kỷ đã không khuyến khích việc biên soạn tiểu sử đầy đủ về người sáng lập. Trải qua thời gian, những ý niệm về Phật tánh và các Phật đã được phát triển, thường dẫn đến những ý niệm cao siêu hoặc tinh tế hơn về bản chất của Phật quả.

4. CÁC DANH HIỆU CỦA ĐỨC PHẬT

Nhiều phẩm tánh của đức Phật, như những nguồn cảm hứng phát khởi tín tâm nơi Ngài, được thể hiện trong một loạt các danh hiệu xưng tôn Ngài. Một số trong số danh hiệu này thể hiện những phẩm chất đặc biệt của con người như tâm từ, tâm bitrí tuệ của Ngài. Một số danh hiệu nhấn mạnh các khía cạnh của Ngài mà nếu không vậy thì có thể phẩm chất đó vẫn chưa được nhấn mạnh. Một số danh hiệu đề cập đến dòng dõi và danh tánh của Ngài. Một số danh hiệu tiết lộ những khía cạnh phi thườngtự tánh kỳ diệu của Ngài.

Một số danh hiệu xác định đức Phật đã đạt được sự hoàn hảo trong mọi lĩnh vực. Trí tuệ của Ngài là viên mãn, hoàn hảo, sắc thân và phong thái của Ngài cũng như vậy. Trong một số trường hợp, các danh hiệu này đề cập tên đức Phật vô đẳng đằng, không ai sánh bằng. Khía cạnh siêu phàm được thể hiện trong một số danh hiệu thường đặt nền tảng cho sự sùng kính sâu sắc.

Trong số rất nhiều danh hiệu, Phật (Buddha) là danh hiệu được yêu thích nhất. Thậm chỉ chỉ nghe thấy từ đó cũng đã khiến mọi người vui mừng. Danh hiệu Thế Tôn (bahagavā), “bậc có ân đức”2

2 Tiếng Anh “blessed one,” dịch thoát nghĩa của Thế Tôn. hoặc “bậc được tôn vinh,” truyền tải cảm giác vị tôn chủ nhân từ với đầy đủ các phẩm chất tốt. Đây là từ được sử dụng phổ biến nhất để chỉ đức Phật trong các văn bản kinh điển. Từ Như Lai (Tathāgata), “bậc đã đến như vậy” hoặc “bậc đã đi như vậy” (xem *L.20), có một luồng khí mơ hồbí ẩn, nhưng ngụ ý sự chú ý của đức Phật đối với bản chất của thực tại (như vậy).

Danh hiệu này thường được sử dụng khi đức Phật nói đến chính Ngài hoặc cho những bậc đã giác ngộ như Ngài nói chung. Biểu tượng Thiên Nhân sư (satthā deva-masussānam), “người thầy / người hướng dẫn của vị trời và nhân loại, nêu rõ đức Phật là người đã giúp mọi loài thoát khỏi vòng luân hồi tử sinh. Ngài giống như một nhà lãnh đạo hướng dẫn một đoàn lữ hành băng qua một vùng hoang dã, đưa họ đến một vùng đất an toàn (diễn tảniết-bàn). Danh hiệu Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu (anuttaro purisa-damma-sārathi), “nhà lãnh đạo xuất chúng của những người cần được hóa độ,” mô tả các kỹ năng của đức Phật trong việc giáo hóa những người khó giáo hóa; Sự giáo hóa của Ngài đối với kẻ sát nhân Angulimala (*L.45) và con voi Nalagiri (*L.44) thường được nhấn mạnh.

Thích-ca Mâu-ni (Sakya-munī), nhà hiền triết của dòng tộc Thích-ca (Sakya), đề cập đến dòng dõi gia tộc của Ngài trong loài người. Danh hiệu bậc vĩ nhân (Mahā-purisa), “bậc vĩ đại,” có thân thể được ban tặng ba mươi hai tướng tốt chính và tám mươi tướng tốt phụ, thể hiện tính cách phi thường và những phẩm chất tốt đẹp của Ngài được phát triển trong các tiền kiếp (*L.38).

Các danh hiệu của đức Phật, ngoài việc có vị trí trung tâm trong lòng sùng kính của Phật tử, còn được đề cập đến trong thiền định được gọi là hồi tưởng về đức Phật hay niệm Phật (buddhānussati: *Th.134). Hình thức thiền này, giống như tất cả các tu tập hành trì thiền định của Phật giáo, đều nhằm mục đích tu luyện và thanh lọc tâm trí. Đó là một phương pháp quán tưởng, một cách tái hiện hình ảnh của đức Phật. Quán tưởng về đức Phật bằng cách chiêm niệm các danh hiệu của Ngài như vậy là điều quan trọng trong tất cả các truyền thống Phật giáo.

5. CUỘC ĐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

Trong khi có tranh luận về các niên đại của đức Phật thì lại không có tranh luận về sự tồn tại thực sự của Ngài. Bậc sáng tạo và có sức lôi cuốn này, được gọi là sa-môn Cồ-đàm (P. Samaa Gotama, S. Śramaa Gautama), đã du hành dọc theo vùng đồng bằng sông Hằng ở phía bắc và đông bắc Ấn Độ, dẫn dắt lãnh đạo một cộng đồng tôn giáo bao gồm các tăng, ni, cư sĩ namcư sĩ nữ. Đức Cồ-đàm sinh ra ở tiểu quốc Thích-ca (Sakya), là con trai của một trưởng lão được bầu làm người cai trị nơi đây. Sau đó, Ngài được xem như là vị “hoàng tử,” với cha Ngài là một “vị vua.” Tiểu quốc này, có thủ đô là Ca-tỳ-la-vệ (P. Kapilavatthu, S. Kapilavastu), thuộc đồng bằng phía Bắc sông Hằng ngay dưới chân núi Hy-mã-lạp sơn (Himalaya), trong khu vực biên giới Ấn Độ hiện nay tiếp giáp với Nepal.

Những đoạn rải rác trong các thư tịch kinh điển sơ kỳ tập trung vào các sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Ngài. Những đoạn này, sau đó, đã được đan dệt lại với nhau, tô điểm và thêm thắt vào trong các bản tiểu sử phóng dụ càng lúc càng nhiều, mặc dù ngay cả những đoạn đầu cũng chứa đựng một số chi tiết thần kỳ và kỳ diệu (chẳng hạn như trong *L.1). Cha của Ngài là Tịnh Phạn (P. Śuddhodana, S. Śuddhodana), người trị vì một tiểu quốc và Hoàng hậu Ma-da (Mahāmāya) là mẹ của Ngài (*L.3-4).

Vào thời điểm thụ thai Ngài, mẹ Ngài đã mơ thấy một con voi trắng cát tường chui vào bên hông phải của Bà. Khi thời gian sinh nở của Bà sắp đến, trong lúc đi về quê ngoại, Bà đã hạ sinh Ngài trong khu rừng Lâm-tỳ-ni (Lumbinī), khi đứng với thẳng tay phải nắm lấy cành cây. Hài nhi sơ sinh đã đứng dậy một cách thần kỳ, bước đi bảy bước và tuyên bố rằng đây là lần thọ sinh cuối cùng của mình và nói rằng mình đã được định sẵn sẽ thành bậc giác ngộ (*L.1).

Vài ngày sau, A-tư-đà (Asita), một ẩn sĩ hiền triết già, đã xem tướng các dấu vết trên hài nhi và tiên tri rằng Ngài sẽ trở thành vị Phật, nếu Ngài quyết định rời khỏi cung điện của cha mình và trở thành vị sa-môn (Samaa) (xem *L.2), hoặc là vị Chuyển luân thánh vương (P. Cakkavatti, S. Cakravartī; Wheel-turner), vị vua cai trị toàn bộ thế giới được biết đến.3

3 Jambudīpa (Diêm-phù-đề), một thuật ngữ đại khái có nghĩa là tiểu lục địa Ấn Độ. Hài nhi được đặt tên là Tất-đạt-đa (Siddhattha), có nghĩa là “người đã thành tựu mục tiêu của mình.”

Chỉ vài ngày sau, mẫu hậu của Tất-đạt-đa (Siddhattha) qua đời, để em gái của Bà là Ma-ha-Ba-xà-ba-đề Kiều-đàm-di (Mahāpajapati Gotami) trở thành mẹ kế của Ngài, nuôi dưỡng Ngài lớn lên. Khi Ngài đến tuổi trưởng thành, vua cha của Ngài, vì mong muốn nhìn thấy con trai mình trở thành vị vua vĩ đại, đã cố gắng ngăn cản Ngài rời khỏi cung điện và trở thành một sa-môn (Samaa).

Vua cha đã trói buộc Ngài trong dục lạc bằng cách xây dựng ba cung điện để Ngài sống xa hoa trong ba mùa, bằng cách ban cho Ngài những vũ nữ và mọi thú vui mà một chàng trai trẻ có thể ao ước (*L.5-6) và sắp xếp hôn nhân của Ngài với công chúa Da-du-đà-la (Yasodharā). Khi đó, Da-du-đà-la (Yasodharā) đã sinh cho Ngài người con trai, được đặt tên là La-hầu-la (Rāhula), nghĩa đen là một sự trói buộc, Hán dịch là “phú chướng” (*L.4).

Ở tuổi hai mươi, Ngài bắt đầu suy ngẫm về một số sự thật khắc nghiệt trong cuộc đời. Trong các tiểu sử sau này, người ta nói rằng do sự chăm sóc và bảo vệ quá mức của cha mình, Tất-đạt-đa (Siddhattha) không biết buồn, đau hay bất hạnh là gì, cũng như không thấy già, bệnh hay chết. Tuy nhiên, một ngày nọ, Ngài ngự xe ngựa xuất hành, lần đầu tiên trong đời Ngài nhìn thấy một ông già. Bị sốc trước cảnh tượng bất ngờ, Ngài hỏi người đánh xe của mình về tuổi già và mới biết rằng đó là số phận của tất cả loài người. Ngài trở về cung điện ngay lập tức, chán nản, không có hứng thú với sự lạc thú xung quanh mình.

Trong lần thứ hai, Ngài đầu tiên nhìn thấy người bệnh. Ngài suy xét cho rằng con người thật ngu dại khi bản thân cứ vô tư hưởng thụ trước sự đe dọa thường xuyên của bệnh tật. Trong chuyến xuất du lần thứ ba, Ngài lần đầu tiên nhìn thấy một xác chết; thất thần, Ngài kinh ngạc rằng mọi người có thể quên đi nỗi sợ hãi cái chết mà sống phóng dật.

Trong lần thứ tư, Ngài nhìn thấy vị sa-môn (Samaa) trầm tĩnh bước đi tự tại Ngài quyết định rời bỏ cuộc sống tại giađi theo lối sống của loại người tìm kiếm tôn giáo xuất gia này. Vì vậy, những gì trong các thư tịch thời đầu được trình bày như một cuộc đối diện đẩy ưu tư trước những sự thật hiện sinh phổ quát về tuổi già, bệnh tật và sự chết (*L.5 và 7), trong các thư tịch sau này trở thành một câu chuyện về sự khám phá liên tục về sự tồn sinh.4

4 Câu chuyện về lần đầu tiên nhìn thấy một người già, v.v... dựa trên lời tường thuật kinh điển về những kinh nghiệm của Đức Phật Vipassi trong quá khứ (Trường Bộ kinh, Digha-nikaya II.21-29).

Trong đêm khuya thăm thẳm, Cồ-đàm nhìn lại người vợ và đứa con mới sinh lần cuối.5

5 .Ngụ ý rằng gia đình Ngài không biết về ý định trở thành một người xuất gia của Ngài; nhưng trong lời tường thuật kinh điển* L.8, cha mẹ Ngài đều biết điều này và rất buồn khổ. Ngài lên ngựa cùng với người đánh xe và trốn ra khỏi kinh thành đang ngủ say. Ngài cởi bỏ y phục và đồ trang sức hoàng gia và sắp xếp chúng lại cho mang về cho phụ vương. Ngài cạo tóc và khoác áo ca-sa khổ hạnh giản dị. Đây là sự đại xuất ly diễn ra khi đức Cồ-đàm được hai mươi chín tuổi (*L.8).

Trong quá trình tìm kiếm sự an lạc tĩnh tâm, đức Cồ-đàm đã đến chỗ Ārāḷa Kālāma trước tiên. Vị này Sau đó, đã dạy Ngài cách tu chứng đạt được trạng thái thiền định của “hư vô,” một trạng thái “vô sắc,” vượt lên trên bất kỳ hình thức cảm giác hay vật chất nào (*L.10). Cồ-đàm đã thực hành phương pháp này và nhanh chóng đạt được mục tiêu ấy. Ārāḷa Kālāma đề nghị nâng Ngài lên trở thành một đạo sư ngang hàng và là đồng nghiệp của ông ta.

Tuy nhiên, đức Cồ-đàm nhận thấy rằng trạng thái đạt được này vẫn có điều kiện và bị giới hạnchỉ dẫn đến sự tái sinh thiện lành, chứ không thoát khỏi mọi sự tái sinh luân hồi. Ngài đã từ chối lời đề nghị đó và ra đi. Sau đó, Ngài đến gặp Uddaka Rāmaputta (con trai của Rama), vị này đã dạy Ngài cách tu chứng đạt được trạng thái thiền định thậm chí còn vi tế hơn là trạng thái “Phi tưởng phi phi tưởng” (*L.11). Ngài đã thành thạo giáo pháp ấy và đã đạt được mục tiêu. Cuối cùng, Ngài được ca ngợi là thầy của Ramaputta. Tuy nhiên, Ngài nhận thấy rằng sự thành tựu này cũng không đạt đến những gì mà Ngài đang tìm kiếm, niết-bàn bất tử vượt qua mọi sự tái sinhVì vậy, Ngài đã từ giã Ramaputta.

Sau đó, Cồ-đàm đi về phía đông đến Uruvelā gần Gayā, Ngài tìm thấy một nơi dễ chịu thích hợp để tinh tấn tu tập. Sau khi thử các trạng thái vượt qua huyền nhiệm thần bí sắc thân trước đây, giờ đây Ngài đã thử nghiệm một phương pháp khác trong số các phương pháp tu tập tâm linh sẵn có: hành xác và đè nén các ham muốn dục vọng (*L.12-13). Ngài đã tập nín thở trong một thời gian dài, nhịn ăn và đến mức gần như không ăn gì cả. Ngài trở nên tiều tụy hẳn. Nhìn thấy nỗ lực tinh tấn phi phàm này, nhóm năm nhà tu khổ hạnh đến tu chung cùng Ngài. Ngài tiếp tục hành trình tu tập khó khăn đau đớn này trong sáu năm dài, cho đến lúc Ngài thấy rằng việc thực hành này chẳng đưa Ngài đi đến đâu cả. Sau đó, Ngài tự hỏi liệu có con đường nào khác không.

Lúc này, Ngài nhớ lại một sự kiện lúc thiếu thời: khi ngồi dưới một gốc cây râm mát trong khi phụ vương của Ngài đang làm lễ tịch điền cày ruộng, tâm trí của Ngài đạt đến trạng thái nhập thiền định hoan hỷan lạc được gọi là sơ thiền (P. Jhāna, S. dhyāna). Hồi ức này đã chỉ điểm cho Ngài một phương pháp hữu hiệu (*L.15). Tuy nhiên, thân thể của Cồ-đàm quá suy yếu khó mà thực hànhđạt được trải nghiệm hỷ lạc như vậy, nên Ngài bắt đầu dùng thức ăn cứng đặc. Nhìn thấy Ngài từ bỏ việc tu khổ luyện, năm vị tu khổ hạnh khinh thị Ngài và bỏ đi.

Đức Cồ-đàm thấy năm giấc mộng, xác quyết với Ngài rằng Ngài sẽ sớm thành Phật. Ngày hôm sau Ngài ngồi dưới gốc cây thiêng. Sujātā, người phụ nữ đã thệ nguyện rằng hàng năm nàng ta sẽ cúng dường cho vị thần cây này nếu nàng sinh con trai, sau khi được thỏa ước nguyện, nàng đã chuẩn bị dâng cúng một bát cháo sữa ngon. Tỳ nữ hầu của nàng đã đến và gặp đức Cồ-đàm đang ngồi dưới gốc cây và nhầm tưởng Ngài là vị thần cây. Tỳ nữ báo cáo sự việc thần hiện ra cho bà chủ Sujātā. Sujātā vội vã đến đó và dâng thức ăn lên đức Cồ-đàm (Gotama).

Sau khi thọ dụng thức ăn, Ngài Cồ-đàm ngồi dưới gốc cây, được gọi là cây Bồ-đề (cây giác ngộ) ở Gayā, quay mặt về hướng đông. Ngài quyết tâm không đứng dậy cho đến khi Ngài đạt được giác ngộ. Ma vương (māra, thần chết), vị thần sai lầmý định giữ chúng sinh trong vòng sinh tử luân hồi, đã cảnh giác trước viễn cảnh chiến thắng của Cồ-đàm, tức là viễn cảnh sự thoát khỏi cõi chết. Ma vương (māra) cùng một đội quân ma quỷ đáng sợ đến tấn công Ngài. Cồ-đàm được bảo vệ bởi những đức tính tốt và tâm từ ái của Ngài dành cho chúng sinh. Sau khi không lay chuyển được Ngài, lũ ác quỷ đã thua cuộc và bỏ chạy (*L.14).

Sau đó, ma vương (māra) sử dụng ma lực của chính hắn, hòng đánh bại Ngài Cồ-đàm. Nhưng Ngài Cồ-đàm đã viện dẫn những phẩm chất tốt đẹp cao siêu của Ngài đã tích lũy qua nhiều kiếp trước. Ma vương kêu gọi quyến thuộc tùy tùng để làm chứng cho những phẩm chất tốt đẹp của ma. Vì vậy, Ngài Cồ-đàm (Gotama), không có nhân chứng nào khác ở bên, đã chạm tay phải vào đất, kêu gọi đất xác chứng cho sự thành tựu viên mãn về giới đứctrí đức của Ngài. Đất đã rung chuyển đáp lại.

Sau đó, ma vương (māra), do không thể đe dọaép buộc, đã chuyển sang cám dỗ. Hắn ta sai ba cô con gái của hắn là Khát Ái, Tham DụcBất Mãn đến quyến rũ Gotama; nhưng Ngài vẫn điềm nhiên bất động trước tham ái đáng kinh sợ, ma vương (māra) và đoàn quân của hắn sau đó, đã phải bỏ cuộc và rút lui.

Sau đêm rằm trăng tròn hôm đó, Gotama lại chứng đặc được thiền (Jhāna) thứ nhất và sau đó là ba bậc thiền (Jhāna) tiếp theo cho đến khi Ngài ở trong trạng thái bình an sâu sắc, chánh niệmtỉnh táo. Từ trạng thái này, sau đó, Ngài đã lần lượt chứng đắc được tam minh (ba trí huệ cao hơn) (*L.15).

Trong canh một trong đêm (buổi tối), Ngài đã chứng đắc Túc mạng minh, nhớ lại vô số kiếp trước của mình. Trong canh thứ hai (khoảng nửa đêm), Ngài đã chứng đắc được Thiên nhãn minh, nhờ đó Ngài quan sát thấy những chúng sinh linh đang chết nơi này và bản chất của những lần tái sinh của họ phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức của nghiệp họ đã cố ý tạo ra mà tái sinh nơi kia. Trong canh ba (đêm khuya), Ngài đã chứng đắc Lậu tận minh, đó là sự kết thúc các lậu đã huân tập từ vô thủy (*Th.128).

Ngài đã tỏ ngộ nhận thức được bốn chân lý của các bậc Thánh (thường được gọi là “Sự thật thánh”), trực tiếp thấy sự khổ (khổ đế, dukkha) là gì (đau đớn và không thỏa nguyện), thấy nguyên nhân gây ra khổ, sự diệt được khổ (niết-bàn) và con đường dẫn đến việc diệt khổ (chi tiết trong *L.27). Tâm trí Ngài được giải thoát khỏi các hữu lậu, không còn những khuynh hướng mê mờ. Khi bình minh ngày mới rạng rỡ, Gotama, nay đã chứng thành vị Phật (*L.17). Đáp lại sự kiện trọng đại này, người ta nói rằng trái đất rung chuyển, sấm chớp rền vang, mưa đổ xuống từ bầu trời không mây và hoa rải xuống từ trên trời.

Sau khi đạt được giác ngộ, đức Cồ-đàm vẫn an tọa tại tại gốc cây bồ-đề trong bảy ngày, quán chiếu về lý tương quan (xem *Th.156-168), nguyên lý trọng tâm trong giáo pháp của ngài. Nhìn thấy sự sâu xa của thực tế mà Ngài đã giác ngộ và thấy rằng mọi người quá mải mê tham luyến, Ngài đã do dự về việc thuyết giảng những gì Ngài đã chứng ngộ (*L.25). Nhưng Sahāmpati (vị “Chúa tể thế giới”), vị đại Phạm thiên (Brahmā) nhân từ (và là người được xem như đã được thọ giáo từ vị Phật trong quá khứ), thấy sự do dự của Ngài nên đã chạy đến thỉnh cầu Ngài thuyết pháp cho người khác.

Thấy rằng một số người sẽ hiểu được giáo pháp của Ngài, đức Phật quyết định thuyết pháp. Ngài đi nhiều dặm đường tìm năm người đồng hành trước đã thực hành tu khổ hạnh với Ngài, tại Ba-la-nại (Vārāasī)6

6 Trước đây được biết đến ở phương tây là Benares. (*L.26). Với một bài thuyết pháp cho họ (*L.27), đức Phật đã “chuyển bánh xe chánh pháp,” khởi đầu sự nghiệp hoằng hóa Chánh pháp của Ngài. Trong bốn mươi lăm năm tiếp theo, Ngài đã đi vòng quanh phía bắc và đông bắc Ấn Độ để giáo hóa các thiện mọi người nam nữ theo chính pháp của Ngài.

Ngài đã thành lập một cộng đồng tu sĩ gồm các vị tăng sĩ ni và cộng đồng nam cư sĩnữ cư sĩ Phật tử. Xá-lợi-phất (Sāriputta), Mục-kiền-liên (Moggallāna), Ānanda (Ānanda), A-na-luật (Anuruddha), Tỳ-kheo-ni Sai-mạt (Khemā), Tỳ-kheo-ni Liên-Hoa-Sắc (Uppalavaṇṇā) là một trong những đệ tử xuất gia chính của ngài. Ông Cấp-cô-độc (Anāthapiṇḍika), Vua Ba-tư-nặc xứ Kiều-tát-la (Pasenadi Kosala), ông Chất-đa (Citta) và bà Tì-xá-khư (Visākhā)7

7 Các tên trên là tiếng Pāli; dạng Sanskrit là: Śāriputra, Maudgalyāyana, Ānanda, Aniruddha, Kemā,Utpalavarā, Anāthapiṇḍada, Prasenajit Kośala, Citta và Viśākhā. nằm trong số các đệ tử tại gia chính của Ngài.

Ở tuổi 80, thọ mạng của Ngài sắp hết Ngài trút hơi thở cuối cùng, kết thúc cuộc đời thuyết pháp của Ngài. Kể từ khi giác ngộ và chứng đạt niết-bàn, Ngài không có bất cứ điều gì có thể dẫn đến bất kỳ sự tái sinh nào. Đã đến lúc ngài chứng nhập niết-bàn viên tịch (P. parinibbāna, S. parinirvaa; *L.69). Từ đó, vị trời và nhân loại không còn có thể nhìn thấy Ngài qua sắc thân nữa, mà chỉ nhìn thấy Ngài qua Pháp thân, tức là tập hợp những lời dạy của Ngài và những phẩm chất mà những lời dạy ấy tán thành (*Th.2-4).

6. TIỂU SỬ THỜI KỲ ĐẦU VỀ ĐỨC PHẬT

Các kho tàng thư tịch kinh điểm thời kỳ đầu của Phật giáo, chẳng hạn như Kinh điển Pāli, ưu tiên cho những lời dạy của đức Phậtvì vậy, không có tiểu sử đầy đủ về Ngài. Tuy nhiên, tài liệu về các giai đoạn trong cuộc đời của Ngài nằm rải rác trong các văn bản này và các phần tuyển chọn trong phần Cuộc đời của đức Phật lịch sử của quyển sách này là những ví dụ về những điều này.

Có hai quan điểm học thuật chính về sự hình thành tiểu sử đức Phật. Một là thư tịch gốc cơ bản đã tồn tại trong thời kỳ đầu, được soạn tập trước thời vua A-dục (Asoka, khoảng 268-39 TCN). Hiện văn bản mẫu này không còn tồn tại nữa, nó chỉ thuật sự cho đến khi thu nhận hai vị đại đệ tử, Xá-lợi-phất (Sāriputta), Mục-kiền-liên (Moggallāna). Bản tiểu sử về đức Phật này được soạn như một lời giới thiệu về hợp phần (khandhaka), một văn bản về vinaya (Luật tạng) được hoàn thiện tại đại hội kết tập Phật giáo lần thứ hai (khoảng một thế kỷ sau khi đức Phật nhập diệt). Ngoài ra còn có bản tường thuật về sự nhập diệt của đức Phật và những năm đầu tiên hình thành cộng đồng tăng ni. Theo quan điểm thứ nhất này, tất cả các tiểu sử của đức Phật sau đó, đều bắt nguồn từ bản tiểu sử cơ bản này.

Quan điểm khác cho rằng đã có sự phát triển dần dần các chu kỳ tiểu sử và các tư liệu này sau đó, được tổng hợp thành một loạt các bản tiểu sử hoàn chỉnh hơn. Theo quan điểm này, các giai đoạn phát triển sớm nhất tiểu sử đức Phật là những đoạn được tìm thấy trong khế kinh (Sutta) và các văn bản Luật điển (vinaya). Có thể thấy từ một số tuyển tập trong quyển sách này, chẳng hề quan tâm đến biểu niên đại hay tính liên tục, mà chỉ đơn giản là những câu chuyện kể để giúp truyền tải thông điệp của Phật.

Các kinh điển nhấn mạnh những câu chuyện về những lần chuyển sinh trước của Phật, các giai đoạn dẫn đến sự thức tỉnh giác ngộ, sự thức tỉnh giác ngộ và tường thuật về cuộc hành trình cuối cùng, sự nhập diệt và lễ hỏa thiêu (lễ trà-tì) của Ngài. Mặt khác, các văn bản trong Luật tạng (vinaya) tập trung vào đức Phật với tư cách là người định hình cộng đồng tăng ni; ngoài những lời tường thuật về các sự kiện liên quan đến sự giác ngộ của Ngài, bao gồm những câu chuyện mô tả những ngày đầu trong thời kỳ hoằng hóa của Ngài, bao gồm cả sự tường thuật về sự hóa độ các môn đệ đầu tiên của Ngài.

Mahāvastu (Đại sự), Lalitavistara (Phổ diệu Kinh), Abhinikramaa Sūtra (Phật bản hạnh tập Kinh), Buddhacarita (Phật sở hành tán) và một phần của Luật Căn bổn thuyết nhất thiết hữu bộ (Mūlasarvāstivādin) là những bản tiểu sử độc lập mới về đức Phật, được biên soạn bởi nhiều trường phái Phật giáo sơ khai giữa thế kỷ I và III sau CN. Các bản đó chủ yếu theo truyền thống giới luật (vinaya), tại chỗ tiểu sử kết thúc ngay sau khi đức Phật bắt đầu sự nghiệp hoằng hóa của Ngài.

Những bản tiểu sử độc lập mới này minh chứng cho ba thay đổi quan trọng đã ảnh hưởng đến các truyền thống về tiểu sử Phật trong nhiều thế kỷ sau thời vua A-dục (Asoka): bao gồm các yếu tố tiểu sử mới được rút ra từ các nguồn tài liệu phi Phật giáo; bao gồm các câu chuyện về tiền kiếp của đức Phật (jātaka) như một phương tiện để giải thích chi tiết về kiếp cuối cùng của Ngài là Gotama; và ngày càng nhấn mạnh vào các chiều kích siêu phàmsiêu việt của thể tánh Phật. Trong khi Đại thừa (Mahāyāna) chấp nhận các tiểu sử độc lập ban đầu và bổ sung chúng bằng các tình tiết của riêng họ thì truyền thống Thượng tọa bộ (Theravāda) thể hiện một sự phản kháng liên tục đối với những phát triển trong truyền thống tiểu sử.

Hai loại tiểu sử về đức Phật đã có một tác độngvai trò quan trọng trong lịch sử sau này của truyền thống Thượng tọa bộ (Theravāda). Một loại là Nhân duyên kệ (Nidānakathā), một văn bản vào thế kỷ II hoặc III sau CN được dùng như một phần mở đầu cho luận giải Bổn sanh (jātaka). Nó ghi lại sự nghiệp của Phật từ khi Ngài ra đời với tên gọi Thiện Huệ (Sumedha), từ nhiều kiếp sống trước, khi Ngài phát nguyện thành Phật trước đức Phật Nhiên Đăng (Dīpakara), cho đến năm sau khi đức Cồ-đàm giác ngộ, khi ngài an trúTịnh xá Kỳ-viên (Jetavana).

Loại còn lại là tài liệu tiểu sử được đưa ghi chép vào biên niên sử Phật giáo của Tích-lan (Tích Lan). Những thư tịch này mô tả các chuyến không hành bằng thần thông lực thiền định của Phật đến hòn đảo này và sau đó, truy tìm ảnh hưởng mà hai “thân” của Ngài đã có trên đảo sau khi Ngài nhập diệt. Tức là, lần theo dấu vết của việc mang xá-lợi của Ngài đến đảo, chứng minh thần thông lợi lạcpháp thân hay bộ kho tàng giáo pháp của Ngài. Thân thứ nhất khiến liên tưởng đến sắc thân của Phật, còn thân thứ hai liên tưởng đến trí tuệ của Ngài.

Các trích đoạn chọn lọc trong mục Cuộc đời của đức Phật lịch sử của quyển sách này là các bản dịch từ các bài kế kinh tiếng Pāli và các văn bản Luật (vinaya) về cuộc đờicon người của đức Phật. Những trích đoạn chọn lọc này bao gồm tài liệu về các sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Ngài và thể hiện vài nét về phẩm chất của Ngài. Những mô tả về đặc điểm con người cũng như những đặc điểm siêu phàm của Ngài hy vọng sẽ giúp người đọc hiểu được cuộc đờicon người của đấng vĩ nhân vị tha phi ngã du hành không mệt mỏi dọc theo thung lũng sông HằngẤn Độ, lập nên Phật giáo vì lợi ích của thế gian.

7. MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ DANH XƯNG QUAN TRỌNG: BỒ-TÁT (BODHISATTA), MA VƯƠNG (MĀRA) VÀ PHẠM THIÊN (BRAHMĀ)

Bồ-tát (bodhisatta): trước khi thành Phật, từ lúc Ngài phát nguyện thành Phật thì trong một kiếp quá khứ xa xưa, Ngài được gọi là Bồ-tát (P. bodhisatta, S. bodhisattva). Điều này có nghĩa là một chúng sinh hướng đến chứng đắc bồ-đề (bodhi), tức là giác ngộ.8

8 Từ tiếng Sanskrit sattva nghĩa là một “chúng sinh” và từ tiếng Pāli satta cũng có thể đồng nghĩa, nhưng thực sự có thể bắt nguồn từ Sanskrit sakta, với từ bodhi-sakta có nghĩa “người kết buộc với sự giác ngộ.” Theo định nghĩa của một chú giải,9

9 Chú giải Kinh tập (Sutta-nipāta) II.486. Bồ-tát (bodhisatta) là người đang hành động hướng đến sự giác ngộ (bujJhānaka-satto), vị xứng đáng thẳng tiến tới nhận thức về sự giác ngộ viên mãn (Chánh đẳng Chánh giác, sammā-sambodhi gantu arahā satto). Trong truyền thống Đại thừa (Mahāyāna) và Kim cương thừa (Vajrayāna), thuật ngữ Bồ-tát (bodhisattva) được sử dụng để chỉ cho nhân vật lý tưởng, nhằm mục đích cứu độ chúng sinh khác bằng cái tâm từ bi, đặc biệt nhằm chứng đắc Chánh đẳng Chánh giác để họ có đủ các phương tiện dẫn dắt khéo léo và khôn ngoan (xem *MI. 2, dưới đây).

Ma vương (māra): Còn được gọi là “ma ba-tuần” (Pāpimā), hay “ác ma,” tên gọi âm hưởng từ thần chết trong Vệ-đà là Pāpmā Mtyu, “tử thần ác.” Trong Phật giáo, một bản Chú giải nói rằng:10

10 Chú giải Cảm hứng ngữ (Udāna) 325. “Nó gọi là ma vương (māra) là bởi vì, khi xúi giục các chúng sinh (làm) điều có hại cho họ, nó sẽ giết (māreti) họ.” Vì vậy, māra có nghĩa là “đem đến cái chết,” “chết chóc” và māra là “thần chết.”

Ma là vị thần cám dỗ dẫn người ta vào u mê sai lầm, trú ngụ ở tầng cao nhất của cõi dục (ham muốn), với ý đồ trì kéo mọi người đọa lạc bằng cách giam giữ họ trong phạm vi ảnh hưởng chính của nó, tức là cõi dục. Nó cố ý khuyến khích hành vi bất thiện và thậm chí một số hành vi tà đạo, chẳng hạn như sự hiến tế của Bà-la-môn, khiến con người bị mê hoặc bởi những khía cạnh hấp dẫn của thế giới hữu vi và do đó, bị ràng buộc vào cõi sinh tử luân hồi. Nó là một hiện thân sống động của sự vô minhchấp trước đeo bám được nuôi dưỡng bởi vô mình, nó ngăn cản không cho đức Phật tinh tấn hành đạo.

Mỗi khu vực sinh sống trong vũ trụ đều có một māra và māra không phải là thường hằng, mà hiện nắm giữ vị trí đặc biệt trong vũ trụ. “Māra” (viết hoa) là tên của vị thần cám dỗ thì thuật ngữ māra (viết thường) cũng được sử dụng để chỉ những thứ “phàm trần” hoặc “chết chóc” khác, cụ thể là bất cứ thứ gì là vô thườnghoại diệt (Kinh tương ưng III. 189) và đề cập đến những đặc trưng tiêu cực xấu ác, papa, được tìm thấy trong tâm trí con người, ngăn cản tiềm năng thức tỉnh giác ngộ tươi sáng của tâm trí con người.

Phạm thiên (Brahmā): các thần cao hơn được gọi là Phạm thiên (brahmā), quan trọng nhất trong số đó là vị Đại Phạm thiên, với mỗi hệ thống thế giới có vị. Trong Bà-la-môn giáo, ông được xem là đấng sáng tạo ra thế giới, nhưng trong Phật giáo, ông được xem, giống như tất cả những chúng sinh chưa giác ngộ, vẫn trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi, mặc dù ông có lòng từ bi vĩ đại. Phật giáo cũng sử dụng thuật ngữ brahmā theo nghĩa chung của settha, tức là “tối thượng” và theo nghĩa này, đức Phật được cho là đã “trở thành Phạm thiên” (*Th.4).

G.A. SOMARATNE

PETER HARVEY

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/04/2011(Xem: 79899)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.