Chương 12: Các cá nhân gương mẫu

07/05/20216:09 SA(Xem: 2566)
Chương 12: Các cá nhân gương mẫu
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

PHẦN III

TĂNG ĐOÀN
 

CHƯƠNG 12:

CÁC CÁ NHÂN GƯƠNG MẪU

 

 

THƯỢNG TỌA BỘ

CÁC TỲ-KHEO A-LA-HÁN HÀNG ĐẦU

Th.212 Các Tỳ-kheo ưu tú nhất và phẩm hạnh của các ngài

Danh sách các Tỳ-kheo ưu tú nhất này cho thấy một bức tranh toàn cảnh tươi đẹp về các loại phẩm hạnh được tìm thấy trong các tu sĩ Phật giáo vào thời đức Phật.1

1 Xem Nyanaponika Thera and Hellmuth Hecker, Great Disciples of the Buddha (Những đệ tử lớn của đức Phật), Boston: Wisdom Publications, 1997, tr.1-24. Có thể tìm tên của những vị đệ tử này tại website: https://www.accesstoinsight.org/

Này các Tỳ-kheo, đứng đầu trong các đệ tử Tỳ-kheo của ta về thâm niên tu tập2

2 Người dịch: Hạ lạp: tức là Tỳ-kheo có thời gian xuất gia thọ giới đầy đủ lâu nhất chứ không hẳn là lớn tuổi nhất trong các đệ tử Tỳ-kheo của đức Phật. Bởi vì, không lâu sau khi đại đức Koṇḍañña (khoảng 50 tuổi) xuất gia với đức Phật thì Uruvelā Kassapa (Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp), một trong ba anh em đại đức Kassapa (Ca-diếp) theo đạo thờ lửa, khi xuất gia đã hơn 70 tuổi, nhưng không phải là vị thâm niên trong tu tập.  là Aññā-koṇḍañña (A-nhã Kiều-trần-như). Đứng đầu các lĩnh vực khác trong các đệ tử Tỳ-kheo của ta là: đứng đầu về trí tuệ là Sāriputta (Xá-lợi-phất); đứng đầu về khả năng siêu phàm (thần thông) là Mahā-moggallāna (Đại Mục-kiền-liên); đứng đầu về việc giảng giải các cách thực hành khổ hạnh là Mahā-kassapa (Đại Ca-diếp); đứng đầu về sự nhìn thấy siêu phàm (mắt thần, thiên nhãn thông) là Anuruddha (A-nậu-lâu-đà); đứng đầu về gia đình quyền quý là Bhaddiya Kāḷigodhāyaputta; đứng đầu về giọng nói lôi cuốn là Bhaddiya người Lùn; đứng đầu về giọng nói như sư tử (gầm như sư tử về lời dạy can đảm) là Piṇḍola Bhāradvāja; đứng đầu về thuyết giảng giáo pháp là Puṇṇa Mantāṇputta (Phú-lâu-na Mãn-từ-tử); đứng đầu về giải thích chi tiết ý nghĩa về điều được tuyên bố vắn tắt [bởi đức Phật] là Mahā-kaccāna (Đại Ca-chiên-diên).

Lĩnh vực hàng đầu của các đệ tử Tỳ-kheo của ta là: đứng đầu về việc hóa thân từ tâm thức (từ ý hóa thân) là Culla-panthaka (Câu-lợi Bàn-đặc); đứng đầu về kỹ năng chuyển hóa tâm thức là Culla-panthaka; đứng đầu về kỹ năng chuyển hóa tri giác (tưởng) là Mahā-panthaka (Bàn-đặc); đứng đầu về việc sống không xung đột (tranh luận) là Subhūti (Tu-bồ-đề); đứng đầu về xứng đáng cúng dường là Subhūti (Tu-bồ-đề); đứng đầu về việc sống ở trong rừng là Revata Khadiravaniya; đứng đầu về việc thực hành thiền định là Kaṅkhā-revata; đứng đầu về việc đánh thức khí lực (nỗ lực chăm chỉ) là Soṇa Koḷivīsa; đứng đầu về việc diễn thuyết xuất sắc là Soṇa Kuṭikaṇṇa; đứng đầu về việc được nhận đồ cúng dường là Sīvalī; đứng đầu về việc quyết định thông qua niềm tin là Vakkali.

Lĩnh vực hàng đầu của các đệ tử Tỳ-kheo của ta là: đứng đầu về việc ưa thích rèn luyện (tu tập) là Rāhula (La-hầu-la: con trai đức Phật); đứng đầu về việc xuất gianiềm tin là Raṭṭhapāla; đứng đầu về việc nhận phiếu ăn cơm [được chọn do rút thăm] là Kuṇḍadhāna; đứng đầu về việc sáng tác những bài thơ kệ đầy truyền cảm là Vaṅgīsa; đứng đầu về việc truyền cảm hứng tự tin về mọi mặt (dễ mến toàn diện) là Upasena Vaṅgantaputta; đứng đầu về việc sắp xếp chỗ ở là Dabba Mallaputta; đứng đầu về việc được các thiên thần yêu thích và hài lòng là Piḷindavaccha; đứng đầu về việc nhanh chóng đạt đến trí cao cả (thắng trí) là Bāhiya Dārucīriya; đứng đầu về lời nói uyển chuyển [được minh họa với nhiều ví dụ và lập luận] là Kumāra-kassapa; đứng đầu về việc đạt được trí phân tích (vô ngại giải) là Mahā-koṭṭhita.

Lĩnh vực hàng đầu của các đệ tử Tỳ-kheo của ta là: đứng đầu về việc học rộng (uyên bác) là Ānanda (A-nan); đứng đầu về việc nắm bắt nhanh chóng [lời dạy hay thông tin] là Ānanda; đứng đầu về việc cương quyết là Ānanda; đứng đầu về việc làm trợ lý riêng (thị giả thân cận) là Ānanda; đứng đầu về đoàn tùy tùng đông đảo là Uruvelā-kassapa (Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp); đứng đầu về việc truyền cảm hứng tự tin cho các gia đình là Kāludāyi; đứng đầu về việc luôn luôn khỏe mạnh là Bakkula; đứng đầu về việc nhớ đến các đời sống quá khứ là Sobhita; đứng đầu về việc giữ vững giới luật là Upāli; đứng đầu về việc khuyến khích các Tỳ-kheo-ni là Nandaka; đứng đầu về việc gìn giữ các giác quan là Nanda;3

3 Xem *L.33. đứng đầu về việc khuyến khích các Tỳ-kheo là Mahā-kappina; đứng đầu về kỹ năng hỏa giới (các yếu tố thuộc lửa) [bằng năng lực thiền định] là Sāgata; đứng đầu về việc lĩnh hội các bài giảng mang tính hùng biện là Rādha; đứng đầu về việc mặc y phục xấu là Mogharāja.

(Phẩm Người tối thắng: Kinh Tăng chi I. 23-25, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.213 Sự thành tựu của năm trăm Tỳ-kheo A-la-hán, đặc biệtđại đức Sāriputta

Một dịp đức Phật đang ở thành Sāvatthi (Xá-vệ), công viên phía Đông lâu đài người mẹ của Migāra (Lộc mẫu) cùng với đoàn thể Tỳ-kheo đông đảo, khoảng năm trăm vị, tất cả đều là A-la-hán. Lúc đó vào ngày rằm thiêng liêng trong tháng, đức Phật đang ngồi giữa trời được bao quanh bởi đoàn thể Tỳ-kheo thực hiện lễ Bố-tát tự tứ.4

4. Lễ Bố-tát tự tứ (Pavāraā) là buổi lễ đánh dấu chấm dứt ba tháng an cư mùa mưa (vassa) của tu sĩ Phật giáo, khi các Tỳ-kheo sống chung với nhau hỏi về lỗi lầm của mình để bày tỏ sự ăn năn (sám hối), hoặc thấy, nghe hay nghi ngờ. Người dịch: Hiện nay tại Việt Nam, lễ Tự tứ của Phật giáo Bắc truyền diễn ra vào dịp rằm tháng bảy âm lịch, sau ba tháng an cư. Lễ Tự tứ của Phật giáo Nam truyền diễn ra vào dịp rằm tháng chín âm lịch.

Lúc đó, sau khi quan sát đoàn thể Tỳ-kheo đang ngồi yên lặng, đức Phật liền nói với các Tỳ-kheo rằng: “Này các Tỳ-kheo, bây giờ, ta mời các thầy [nêu lên ý kiến về việc]: có bất kỳ hành vi nào của ta, về thân thể hay lời nói mà các thầy phê bình không? Khi điều này được nói, Đại đức Sāriputta đứng dậy, vén y ngoài vào bên vai, chấp tay vái chào đức Phật và nói rằng: “Thưa đức Thế Tôn, không có bất kỳ hành vi nào của Thế Tôn, về thân thểlời nói để chúng con phê bình. Thưa Thế Tôn, vì Ngài là người khởi đầu con đường trước đây chưa từng có, người xây dựng con đường trước đây chưa được xây dựng, người công bố con đường trước đây chưa được công bố. Ngài là người biết rõ con đường, người khám phá ra con đường, người có kỹ năng trên con đường. Hơn nữa, những đệ tử của Thế Tôn hiện tại đang chăm chú đi theo con đường đó và sẽ thành tựu sau này. Thưa đức Thế Tôn, con kính xin đức Thế Tôn [nói lên ý kiến về việc]: có bất kỳ hành vi nào của con, về thân thểlời nóiThế Tôn phê bình không?”

Này Sāriputta, không có bất kỳ hành vi nào của thầy, về thân thểlời nói để ta phê bình. Này Sāriputta, thầy là người trí, bậc trí tuệ cao vời, trí tuệ rộng khắp, trí tuệ nhạy bén, trí tuệ nhanh nhẹn, trí tuệ sắc bén, trí tuệ sâu thẳm. Ví như người con đầu (thái tử) của vua Chuyển luân thánh vương (đại đế toàn trị) giữ gìn một cách thích hợp bánh xe chủ quyền đang vận chuyển đã được vua cha khởi đầu vận chuyển. Thầy cũng đã làm giống như vậy, này Sāriputta, thầy giữ gìn một cách phù hợp bánh xe giáo pháp đang vận chuyển đã được chính ta khởi đầu vận chuyển.”

“Thưa đức Thế Tôn, nếu Thế Tôn không phê bình bất kỳ hành vi nào của con, về thân thể cũng như lời nói, vậy ngài có phê bình bất kỳ hành vi nào, về thân thểlời nói của năm trăm Tỳ-kheo ở đây, không?” “Này Sāriputta, không có bất kỳ hành vi nào, về thân thể cũng như lời nói của năm trăm Tỳ-kheo này mà ta phải phê bình khi trong số năm trăm Tỳ-kheo này, sáu mươi vị là người đã thành tựu ba loại trí (tri thức)5

5. Người dịch: Ba minh (tevijjā): trí nhớ lại các đời sống quá khứ (túc mạng minh), trí biết được cách thức chúng sanh chết đi và tái sanh do nghiệp của họ (thiên nhãn minh), trí biết được cách hủy diệt các khuynh hướng ô nhiễm (lậu tận minh). , sáu mươi vị khác là người thành tựu sáu loại tri thức (trí) siêu phàm6

6 Người dịch: Sáu thắng trí (chaabhiññā): gồm ba minh ở trước cộng thêm năng lực tâm linh siêu nhiên (thần túc thông) và khả năng đọc được tâm người khác (tha tâm thông), khả năng nhìn thấu những nơi rất xa, thậm chí thấu cõi trời (thiên nhãn thông). , sáu mươi vị nữa là vị giải thoát trong cả hai cách7

7. Người dịch: Câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimutta) là các vị đã đạt đến quả vị A-la-hán với ưu thế về sự thành tựu các trạng thái thiền định tinh tế không hình sắc (định vô sắc). , những vị còn lại được giải thoát bởi trí tuệ8

8. Người dịch: Tuệ giải thoát (paññāvimutta) là vị A-la-hán đã thành tựu mục đích không có ưu thế về sự thành tựu các trạng thái thiền định tinh tế không hình sắc (định vô sắc). .9

9 Tất cả các nhóm Tỳ-kheo này đều là A-la-hán: nhóm đầu tiên có trí về các đời sống quá khứ (túc mạng minh), về việc làm thế nào chúng sanh được tái sanh theo nghiệp của họ (thiên nhãn minh), về niết-bàn (niềm vui do chấm dứt khổ đau) (lậu tận minh) và về các chân lý khác của các bậc Thánh; nhóm thứ hai có những loại trí của nhóm đầu cộng thêm những năng lực siêu phàm (thần thông), khả năng đọc được tâm trí người khác (tha tâm thông) và khả năng nghe được ở khoảng cách rất xa (thiên nhĩ thông); nhóm thứ ba đã trải nghiệm niết-bàn, thiền địnhthành tựu (các trạng thái thiền) tinh tế không hình sắc (vô sắc); nhóm thứ tư đã trải nghiệm niết-bàn và một số trạng thái thiền định

(Kinh Tự tứ: Kinh Tương ưng I. 190-191 (I. <410-414>), do G.AS. dịch tiếng Anh).

Th.214 Hai đệ tử quan trọng: Sāriputta và Moggallāna

Hai vị này là bạn với nhau khi còn tại gia và cùng là đệ tử của vị thầy theo chủ nghĩa hoài nghi trước khi cả hai trở thành đệ tử của đức Phật. [Trước khi gặp đức Phật]họ hứa sẽ nói cho nhau nếu một trong hai người tìm được cách thức để bất tử (không còn tái sanh) (Luật Tạng I. 39).

Hai đệ tử trọng yếu của ta là Sāriputta (Xá-lợi-phất) và Moggallāna (Mục-kiền-liên).

(Kinh Núi Vepulla: Kinh Tương ưng II. 192, do P.H. dịch tiếng Anh).

Này các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo thấm nhuần niềm tin, có mong mỏi đúng đắn, nên mong mỏi như thế này: “Có thể tôi sẽ trở nên giống đại đức Sāriputta và Moggallāna!” Đây là tiêu chí và chuẩn mực cho các đệ tử Tỳ-kheo của ta, tức là Sāriputta và Moggallāna.

(Phẩm Hy cầu, kinh số 1: Kinh Tăng chi I. 88, do P.H. dịch tiếng Anh).

Này các Tỳ-kheo, hãy vun trồng tình bạn với Sāriputta và Moggallāna, hãy gần gũi Sāriputta và Moggallāna. Họ uyên bác (có trí) và giúp ích đối với những người bạn cùng tu của mình trong đời sống thánh thiện. “Này các Tỳ-kheo, giống như người mẹ ruột (sanh mẫu) là Sāriputta; giống như người mẹ nuôi (bảo mẫu) là Moggallāna. Này các Tỳ-kheo, Sāriputta rèn luyện người khác cho quả vị vào dòng thánh10

10 Người dịch: Quả đầu tiên (Dự lưu, Thất lai, Nhập lưu, Tu-đà-hoàn); Moggallāna cho mục đích cao nhất (quả vị A-la-hán). Này các Tỳ-kheo, Sāriputta có khả năng tuyên bố, giảng dạy, diễn tả, thiết lập, biểu lộ, phân tích và làm rõ ràng bốn chân lý của các đấng cao cả (các đức Phật).

(Kinh Phân biệt về sự thật: Kinh Trung bộ III. 248, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.215 Tôn giả Sāriputta (Xá-lợi-phất)

Ở đây, chúng ta thấy một số phẩm hạnh của Đại đức Sāriputta, còn có tên gọi khác là Upatissa. Trong lúc cực kỳ sáng suốt và sâu sắc, đại đức có thể bỏ qua tiến trình suy nghĩ một khi ở trong trạng thái thiền định bậc hai, hơn nữa, sự tĩnh lặng và thanh thản của đại đức đến mức mà đối với những người không sâu sắc, đại đức có vẻ như người có tâm thức đờ đẫn hơn là nhạy bén. Đại đức nổi bật vì có khả năng xác định theo lối phân tích tiến trình hợp thành của bất kỳ trải nghiệm nào.

Rừng núi thật thú vị
Người thường lại chẳng ưa. 
Người lìa tham ưa thích
Vì chẳng tìm khoái lạc. 
Nếu người chỉ lỗi mình,
Nói sai lầm của mình
Là người rất thông thái,
Gần gũi người như vậy
Chỉ tốt hơn, không xấu…
Ngồi sát gốc một cây, 
Với đầu được cạo trọc, 
Khoác cà-sa bên ngoài, 
Ngài Upatissa
Bậc trí tuệ đệ nhất, 
Đang lưng thẳng tham thiền.
Đệ tử bậc giác ngộ
Nhập định không suy tư
Ngay lúc ấy sở hữu
Sự tĩnh lặng cao tột.
Như núi đá không lay,
Do nền móng vững chắc
Tỳ-kheo diệt ảo tưởng,
Không động, không run sợ
Ngài tĩnh lặng, thanh thản,
Hòa nhã, không tự phụ
Thổi bay mọi xấu xa
Như gió thổi lá cây…
Đạt trí tuệ hoàn hảo,
Vị thánh vĩ đại thay,
Không dại nhưng giống dại
Phiền não sạch, du hành

(Những bài thơ kệ của Sāriputta: Trưởng lão Tăng kệ 992-993, 998-1000, 1006 và 1015, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.216 Tôn giả Mahā-moggallāna (Đại Mục-kiền-liên)

Tôn giả Mahā-moggallāna kể lại rằng vào thời vị Phật quá khứ, đại đức là một māra (ma vương) có tên là Dūsī (Kinh Trung bộ I. 333), nhưng bây giờ đã được giác ngộ dưới sự [hướng dẫn] của đức Phật Gotama (tức đức Phật Bổn sư Thích-ca).

Chúng ta sống ở rừng, 
Nhờ đồ ăn khất thực
Hài lòng thứ được nhận, 
Cho dù rất nhỏ nhặt, 
Phá đội quân thần chết, 
Tâm định, não phiền tan. 
[Gửi đến māra:]
Hỡi người tâm mơ tưởng, 
Sơn bầu trời màu vàng, 
Hay cam, hồng và trắng, 
Nguồn cơn não phiền sinh.
Tâm khéo định bên trong, 
Như trời xanh không nhạt,
Ác nhân chớ gây hại, 
Như thiêu thân vào lửa. 
Thuyết phục bởi Thế Tôn
Đang trong thân lần cuối. 
Tôi sử dụng thần thông
Rung lắc đài Lộc Mẫu (lâu đài 
Migāra), 
[Làm yên các Tỳ-kheo, 
Ồn ào thiếu nghiêm túc]11…
Tia chớp nhá xuống khe, 
Núi Vebhāra, 
Và núi Paṇḍavas. 
Người ở dưới khe núi, 
Con trai bậc vô song,12
Vẫn đang ngồi thiền định. 
Chỉ trong một thoáng chốc, 
Biết hàng ngàn thế giới
Gồm cả cõi Phạm thiên
Bằng năng lực thần thông
Và trí về sống chết
Tỳ-kheo đệ tử Phật,
Nhìn thấy các thiên thần
Ngay tại thời điểm đó. 
Tỳ-kheo Xá-lợi-phất, 
Đã đến bờ bên kia
Nhờ trí, định, đạo đức
Cho nên thành tối thượng
Chỉ trong một sát-na,13
Tôi biến hóa một thân, 
Thành trăm, ngàn, vạn, triệu. 
Ta thông thạo biến hóa
Là bậc thầy thần thông.

(Những bài thơ kệ của Mahā-moggallāna: Trưởng lão Tăng kệ 1146, 1155-56, 1164, 1167 và 1181-1183, do P.H. dịch tiếng Anh).
__________
11 Kinh Tương ưng V. 269-70.
12 Người dịch: Nghĩa là đệ tử của đức Phật.
13 Người dịch: Sát-na: thời gian rất ngắn, chúng ta có thể dùng khái niệm nano giây hay micro giây để thay thế. Theo cách này thì 1 giây = 1 triệu micro giây = 1 tỷ nano giây

Th.217 Trưởng lão Mahā-kassapa (Đại Ca-diếp) và Ānanda (A-nan) tổ chức lễ đọc thuộc lòng những lời dạy của đức Phật lần thứ nhất

Đoạn kinh dưới đây đề cập đến thời điểm ngay sau khi đức Phật nhập diệt. Vị đệ tử A-la-hán lâu năm nhất và có tầm ảnh hưởng nhất vẫn còn sống là Trưởng lão Mahā-kassapa, vị Tỳ-kheo khắc khổ và yêu quý thiên nhiên, đã triệu tập một nhóm các Tỳ-kheo A-la-hán tụng đọc thuộc lòng những lời dạy của đức Phật để bảo đảm sự ghi nhớ và truyền bá chính xác (điều này thường được gọi là “hội nghị kết tập kinh điển lần thứ nhất”). Đại đức Ānanda, trợ lý riêng (thị giả thân cận) của đức Phật trong nhiều năm (xem *L.65 và *Th.212), là người có kiến thức uyên báctrí nhớ tuyệt vời về những gì đức Phật đã dạy, nhưng lúc này chưa phải là A-la-hán, mặc dù vẫn là một bậc cao quý (thánh) đang trên con đường đi đến mục đích này, là vị vào dòng thánh (Dự lưu). Vào đêm trước khi hội nghị đọc tụng kinh điển [bắt đầu], đại đức đã nỗ lực đặc biệt để trở thành A-la-hán bằng việc thiền định suốt đêm. Vào ngay lúc khi đại đức vừa dừng nỗ lực của mình, chắc là do cố gắng quá sức, muốn nằm xuống để ngủ trong chốc lác thì đạt được quả A-la-hán.

[Trưỡng lão Mahā-kassapa]: “Này các đại đức, chúng ta hãy tụng đọc [thuộc lòng] giáo phápgiới luật (Pháp và Luật) trước khi điều không phải giáo pháp tỏa sáng và giáo pháp lu mờ, trước khi điều trái giới luật tỏa sáng và điều đúng giới luật lu mờ, trước khi những người nói về điều không phải giáo pháp trở nên mạnh mẽ (mạnh miệng) và những người nói về điều đúng giáo pháp trở nên yếu thế.” “Xin vâng, thưa đại đức, xin đại đức hãy tuyển chọn các Tỳ-kheo.”

Lúc đó, Trưởng lão Mahā-kassapa chọn lựa năm trăm A-la-hán, [nhưng] còn thiếu một người. Các Tỳ-kheo đã nói với Trưởng lão Mahā-kassapa rằng: “Thưa Đại đức Mahā-kassapa, Đại đức Ānanda này mặc dù vẫn còn là vị cần rèn luyện thêm nữa (P. sekkha: hữu học)14, nhưng không phải là người đi sai lạc tiến trình vì tham, sân, si hay sợ hãi; hơn nữa, vị này đã ghi nhớ (tinh thông/uyên bác) nhiều giáo phápgiới luật từ [sự chỉ dạy trực tiếp của] đức Thế Tôn. Thưa đại đức, giờ đây, xin đại đức hãy chọn Đại đức Ānanda.” Khi đó, Trưởng lão Mahā-kassapa lựa chọn Đại đức Ānanda…

Khi đó, các Tỳ-kheo là các bậc trưởng lão cùng đi đến Rājagaha (thành Vương Xá) để tụng đọc giáo pháp và giới luật… Lúc ấy, Đại đức Ānanda suy nghĩ: “Ngày mai là hội nghị [bắt đầu]. Thật không thích hợp cho mình lúc này khi đi đến hội nghị mà vẫn còn là vị cần rèn luyện thêm nữa (hữu học).” Rồi trải qua gần trọn đêm đó trong chánh niệm về thân thể, khi trời gần sáng, [đại đức] suy nghĩ: “Ta sẽ nằm xuống,” rồi nghiêng thân mình, nhưng trước khi đầu chạm vào gối và khi đôi bàn chân vừa giở lên khỏi mặt đất, trong quãng thời gian ấy, tâm trí của đại đức đã giải thoát khỏi mọi khuynh hướng ô nhiễm (lậu hoặc) không còn chấp giữ. Lúc đó, Đại đức Ānanda đi đến hội nghị [với tư cách] là vị A-la-hán.

(Tiểu phẩm XI. 1-6: Luật tạng II. 285-286, do P.H. dịch tiếng Anh).
________
14 Người dịch: Vị hữu học (P. sekkha hoặc sekha), nghĩa đen của từ sekkha là người đang học hỏi, chưa thông thạo, cần phải rèn luyện thêm nữa, tức người đang trên tiến trình để hoàn thiện. Ở đây chỉ cho vị tu tập trong giáo pháp của đức Phật đang trên tiến trình để thành tựu quả vị A-la-hán. Như vậy, vị hữu học là người có thể đã hoàn thiện quả vị đầu tiên (vào dòng thánh), hoặc quả vị thứ nhì (một lần trở lui), hoặc quả vị thứ ba (không trở lui). Khi đạt được quả vị A-la-hán thì được gọi là vị vô học (P. asekkha), nghĩa là một người đã thông thạo, không cần phải rèn luyện thêm nữa. (G.P. Malalasekera & W.G. Weeraratne, ed., Encyclopaedia of Buddhism, Vol.VIII, Sri Lanka: Department of Buddhist Affairs, Ministry of Religious Affairs, 2007, mục từ “sekha,” tr.29).

Th.218 Tôn giả Ānanda

Kiến thức thật uyên bác
Diễn thuyết lỗi lạc thay
Bao năm thị giả Phật. 
Đã đặt gánh nặng xuống,
Dứt sạch mọi trói buộc
Ānanda nằm xuống ngủ…
Tôi nhận từ đức Phật
Tám hai ngàn pháp nhóm (chủ 
đề giáo pháp),
Tỳ-kheo khác, hai ngàn
Hiện tám bốn ngàn pháp uẩn
Người ít học khi già
Giống như bò kéo xe
Cơ thể tăng ngày ít
Không thêm chút trí nào. 
Học rộng tâm kiêu ngạo
Coi khinh người người ít học
Cho rằng ta học rộng
Như người mù cầm đèn…
Trong suốt hai lăm năm
Phụng sự đức Thế Tôn
Như bóng không rời hình,
Từ hòa thân, ngữ, ý. 
Từng bước theo chân Phật
Khi ngài đi kinh hành,
Lúc giáo pháp được nói
Trí xuất hiện trong tôi

(Những bài thơ kệ của Ānanda: Trưởng lão Tăng kệ 1021, 1024-1026 và 1041-1044, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.219 Người lùn, còi cọc nhưng là A-la-hán có năng lực phi thường

Đoạn kinh này cho thấy rõ rằng dị dạng hình thể có thể đi đôi với sự hoàn thiện tâm linh to lớn.

Lúc đó đại đức Bhaddiya Lùn đi đến đức Phật. Đức Phật nhìn thấy vị ấy đang đi đến từ đằng xa và nói với các Tỳ-kheo rằng: “Này các Tỳ-kheo, các thầy có thấy vị Tỳ-kheo đang đi đến, xấu xí, khó nhìn, dị hình, bị các Tỳ-kheo khác coi thường không?” “Dạ thấy, thưa Thế Tôn.” “Này các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo đó có năng lựcsức mạnh tâm linh to lớn. Thật không dễ gì tìm được sự thành tựu mà vị Tỳ-kheo ấy chưa từng thành tựu…”

Ngỗng, cò và chim công,

Voi và hươu có đốm,

Tất cả sợ sư tử

Bất kể kích thước chúng.

Cũng vậy, trong con người

Người nhỏ đầy trí tuệ

Vị ấy thật to lớn,

Hơn tráng kiện ngu si.

(Kinh Bhaddi: Kinh Tương ưng II. 279, do G.AS. dịch tiếng Anh).

NHỮNG ĐỆ TỬ TỲ-KHEO-NI A-LA-HÁN HÀNG ĐẦU

Đoàn thể các nữ tu sĩ thọ nhận giới luật đầy đủ (tức Tỳ-kheo-ni: P. bhikkhunī, S. bhikuī) đã tồn tại [từ thời đức Phật] cho đến ngày nay tại Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên-Hàn Quốc và Việt Nam, tuy nhiên, ở Tây Tạng, người nữ chỉ có thể thọ nhận giới luật thấp hơn. Cả hai hình thức xuất gia dành cho người nữ15 đã biến mất khỏi những vùng đất thuộc Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravāda)16 trong khoảng thế kỷ thứ mười ba, mặc dù người nữ với hình thức đời sống bán xuất gia (sāmaṇerī: Sa-di-ni) vẫn còn tồn tại. Vào cuối thế kỷ XX đã chứng kiến những nỗ lực to lớn nhằm hồi sinh đoàn thể Tỳ-kheo-ni đầy đủ thuộc Phật giáo Thượng tọa bộ với sự hỗ trợ của các Tỳ-kheo-ni đến từ vùng Đông Á. Những năm 1990 chứng kiến đoàn thể Tỳ-kheo-ni được tái thành lập tại Tích Lan (Sri Lanka), mặc dù sẽ mất nhiều thời gian trước khi nó được các Tỳ-kheo trưởng lão tại tất cả các nước thuộc Phật giáo Thượng tọa bộ chấp nhận, vì có sự tranh luận về việc liệu có thể phục hưng được hay không.

___________
15 Người dịch: Tỳ-kheo-ni (P. bhikkhunī) và Sa-di-ni (P. sāmaṇerī: tu nữ tập sự).
16 Người dịch: Những vùng lãnh thổ ngày nay như Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Bangladesh hầu như không có đoàn thể Tỳ-kheo-ni mà chỉ có người nữ xuất gia thọ nhận mười giới, thường được gọi là “tu nữ” hay “tu nữ tập sự,” tức Sa-di-ni (sāmaṇerī). Tại Tích Lan (Sri Lanka) vào thập niên 1990 đã phục hồi đoàn thể Tỳ-kheo-ni, vì vậy, người nữ tại quốc gia này có thể thọ nhận đầy đủ giới luật của Tỳ-kheo-ni như thời đức Phật; vào thập niên 2000, hình thức bán xuất gia (Sa-di-ni) thọ nhận mười giới cũng được phục hồi. (Ven. Ani Jutima, “Full Ordination for Nuns Restored in Sri Lanka,” Insight, Spring 2002, tr.30).

Th.220 Khởi nguồn của đoàn thể Tỳ-kheo-ni

Đoạn trích dưới đây kể lại cách mà lần đầu tiên đức Phật cho phép người nữ xuất gia thọ giới làm Tỳ-kheo-ni (ni cô), yêu cầu này đến từ [Hoàng hậu] Mahā-pajāpatī (Kiều-đàm-di), em gái của mẹ đức Phật và là người đã nuôi dưỡng Ngài sau khi mẹ Ngài qua đời không lâu sau khi sinh Ngài, bà đã kết hôn với cha Ngài. Có sự tranh luận học thuật về ý nghĩa, hàm ý và tính lịch sử của đoạn kinh này. Việc người nữ thọ nhận đầy đủ giới luật thành Tỳ-kheo-ni Phật giáo đã giúp nâng cao vị thế của người nữ ở Ấn Độ.

Khi đó, Đại đức Ānanda thưa với đức Phật: “Thưa Thế Tôn, nếu người nữ từ bỏ đời sống gia đình làm người không gia đình, sống trong [sự định hướng của] giáo phápgiới luật được Thế Tôn tuyên bố thì họ có khả năng đạt được quả vị vào dòng thánh, đạt được quả vị một lần trở lui, đạt được quả vị không trở lui, đạt được quả vị A-la-hán hay không?”

“Này Ānanda, nếu người nữ từ bỏ đời sống gia đình làm người không gia đình, sống trong [sự định hướng của] giáo phápgiới luật được Như Lai tuyên bố thì họ có thể đạt được quả vị vào dòng thánh, đạt được quả vị một lần trở lui, đạt được quả vị không trở lui, đạt được quả vị A-la-hán.”

“Kính thưa Thế Tôn, vì người nữ đều có khả năng [thành tựu những quả vị] như vậy, nên cần cân nhắc, thưa Thế Tôn, [Hoàng hậu] Mahā-Pajāpatī Gotamī là vị ân nhân vĩ đại như thế nào. Bà là em kế của mẹ đức Thế Tôn và cũng là kế mẫu, dưỡng mẫu, người cho sữa, là người đã nuôi dưỡng Thế Tôn sau cái chết của mẹ Ngài. Kính thưa Thế Tôn, hãy để những người nữ từ bỏ đời sống gia đình làm người không nhà, sống trong [sự định hướng của] giáo phápgiới luật do Thế Tôn tuyên bố.”

“Này Ānanda, nếu [Hoàng hậu] Mahā-Pajāpatī Gotamī chấp nhận tám quy định quan trọng [sau] thì đó được xem là sự xuất gia [thọ nhận đầy đủ giới pháp] của hoàng hậu:

(1) Tỳ-kheo-ni cho dù hàng trăm tuổi17 phải chào hỏi một cách tôn trọng, đứng dậy gặp gỡ, thể hiện sự khiêm tốn và thực hiện mọi lễ nghi tôn trọng đối với vị Tỳ-kheo, ngay cả khi vị ấy mới được nhận vào Tăng đoàn ngày hôm đó.18

Quy định này phải được tôn kính, quý trọng, cung kínhtôn sùng trọn đời không được vi phạm.
____
17 Người dịch: Tuổi xuất gia thọ giới Tỳ-kheo-ni, tức hạ lạp hay tuổi hạ.
18 Người dịch: Tức vừa thọ giới Tỳ-kheo.

(2) Tỳ-kheo-ni không được cư trú mùa mưa (an cư) trong khu vực không có Tỳ-kheo. Quy định này phải được tôn kính, quý trọng, cung kínhtôn sùng trọn đời không được vi phạm.

(3) Vào mỗi nửa tháng, Tỳ-kheo-ni phải đợi đoàn thể Tỳ-kheo chỉ định ngày đọc tụng giới luật xuất gia và có người đi đến và thực thi sự nhắc nhở (thỉnh giáo giới). Quy định này phải được tôn kính, quý trọng, cung kínhtôn sùng trọn đời không được vi phạm.

(4) Vào cuối mùa an cư, Tỳ-kheo-ni phải yêu cầu sự phê bình trong cả hai đoàn thể [Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni] liên quan đến điều đã được thấy, nghe, hay nghi ngờ. Quy định này phải được tôn kính, quý trọng, cung kínhtôn sùng trọn đời không được vi phạm

(5) Nếu Tỳ-kheo-ni vi phạm giới luật quan trọng (taṅghādisesa) thì vị ấy sẽ chịu [hình phạt] sám hối19 trong nửa tháng với cả hai đoàn thể. Quy định này phải được tôn kính, quý trọng, cung kính và tôn sùng trọn đời không được vi phạm
(6) Khi vị tu nữ tập sự (sikkhamānā: Thức-xoa-ma-na) đã trải qua hai năm trong việc thực hành sáu giới20, vị ấy phải xin thọ giới đầy đủ (tức Tỳ-kheo-ni) từ cả hai đoàn thể. Quy định này phải được tôn kính, quý trọng, cung kínhtôn sùng trọn đời không được vi phạm
(7) Tỳ-kheo-ni không được mắng chửi hay nói xấu Tỳ-kheo dưới bất kỳ hình thức nào. Quy định này phải được tôn kính, quý trọng, cung kínhtôn sùng trọn đời không được vi phạm
(8) Kể từ hôm nay, Tỳ-kheo-ni không được phép khiển trách Tỳ kheo một cách chính thức, nhưng Tỳ-kheo được phép khiển trách Tỳ-kheo-ni một cách chính thức. Quy định này phải được tôn kínhquý trọng, cung kínhtôn sùng trọn đời không được vi phạm
Này Ānanda, nếu [Hoàng hậu] Mahā-Pajāptī Gotamī chấp nhận tám quy định quan trọng này thì đó được xem là sự xuất gia [thọ nhận đầy đủ giới pháp] của hoàng hậu.”
Sau đó, Đại đức Ānanda… đi đến [Hoàng hậu] Mahā-Pajāpatī Gotamī, sau khi đến, đại đức nói với hoàng hậu: “Thưa [Hoàng hậu] Gotamī, nếu hoàng hậu chấp nhận tám quy định quan trọng này thì đó được xem là sự xuất gia [thọ nhận đầy đủ giới pháp] của hoàng hậu.” “Thưa Đại đức Ānanda, giống như người nữ hay người nam, còn trẻ, ở tuổi thanh xuân, ưa thích trang điểm, sau khi tắm gội đầu, nhận lấy một vòng hoa sen xanh, hay một vòng hoa lài, hay một vòng hoa atimuttaka21, sẽ lấy nó bằng cả hai tay rồi đặt nó lên đầu -phần thiêng liêng nhất của cơ thể; thưa Đại đức Ānanda, theo cách giống nhau chính xác như vậy, tôi nhận lấy tám quy định quan trọng này, trọn đời không vi phạm.”
Sau đó, Đại đức Ānanda đi đến đức Phật; sau khi đến và kính chào ngài, đại đức lễ phép ngồi xuống bên cạnh. Sau khi lễ phép ngồi xuống bên cạnh, đại đức thưa với đức Phật rằng: “Dạ thưa Thế Tôn, [Hoàng hậu] Mahā-Pajāpatī Gotamī đã chấp nhận tám quy định quan trọng; người em của mẹ ngài đã được [xuất gia] thọ nhận giới pháp [đầy đủ].”

(Tiểu phẩm X. 3-5: Luật tạng II. 254-255, do G.AS. dịch tiếng Anh).
______________
19 Người dịch: Đây là hình phạt Ma-nả-đọa hay Ma-na-đỏa (P. mānatta), tức ý hỷ. Nếu Tỳ-kheo-ni vi phạm giới luật quan trọng như Tăng tàn (P. taṅghādisesa: suy kiệt tính thể xuất gia) thì chịu hình phạt ăn năn, sám hối này dưới sự giám sát của cả hai đoàn thể Tăng và Ni trong vòng nửa tháng. (Xem: Bhikkhu Sujato, Bhikkhuni Vinaya Studies (Nghiên cứu giới luật Tỳ-kheo-ni), Australia: Santipada, 2012, tr.63-5).
20 Người dịch: Sáu giới gồm năm giới căn bản và không được ăn sau buổi trưa; trong năm giới căn bản (sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu) thì giới tà dâm được điều chỉnh là cấm hẳn không quan hệ tình dục. Tuy nhiên, mức độ của sáu giới có khác nhau tùy theo mỗi bộ phái. (Xem: Bhikkhu Sujato, Bhikkhuni Vinaya Studies (Nghiên cứu giới luật Tỳ-kheo-ni), Australia: Santipada, 2012, tr.163 và các trang tiếp theo).
21 Atimuttaka (ưu-đàm) thuộc giống hoa Gaertnera racemosa (cây sung)

Th.221 Các đệ tử Tỳ-kheo-ni ưu tú và phẩm hạnh của họ

Này các Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo-ni thấm nhuần niềm tin, có mong mỏi đúng đắn, nên mong mỏi như thế này: “Có thể tôi sẽ trở nên giống Tỳ-kheo-ni Khemā và Upplalavaṇṇā (Liên hoa sắc)!” Đây là tiêu chí và chuẩn mực cho các đệ tử Tỳ-kheo-ni của ta, tức là Khemā và Uppalavaṇṇā.

(Phẩm Hy cầu 12, kinh số 2: Kinh Tăng chi I. 88, do P.H. dịch tiếng Anh).

Này các Tỳ-kheo, đứng đầu về sự thâm niên tu tập trong các đệ tử Tỳ-kheo-ni của ta là Mahā-pajāpatī Gotamī (Kiều-đàm-di). Đứng đầu các lĩnh vực khác trong các đệ tử Tỳ-kheo-ni của ta là: đứng đầu về trí tuệ là Khemā; đứng đầu về năng lực siêu nhiên (thần thông) là Uppalavaṇṇā (Liên hoa sắc); đứng đầu về việc giữ vững giới luật là Paṭācārā; đứng đầu về thuyết giảng giáo pháp là Dhammadinnā; đứng đầu về việc thực hành thiền định là Nandā; đứng đầu về việc đánh thức khí lực (nỗ lực chăm chỉ) là Soṇā; đứng đầu về sự nhìn thấy siêu phàm (thiên nhãn thông) là Sakulā; đứng đầu về việc nhanh chóng đạt đến trí cao cả (thắng trí) là Bhaddā Kuṇḍalakesā; đứng đầu về việc nhớ đến các đời sống quá khứ là Bhaddā Kāpilānī; đứng đầu về việc đạt đến tri thức (trí) siêu phàm to lớn là Bhaddā Kaccāna;22 đứng đầu về việc mặc y phục xấu là Kisāgotamī; đứng đầu về việc giải quyết (quyết định) thông qua niềm tin là Sigālamātā.

(Phẩm Người tối thắng: Kinh Tăng chi I. 25, do P.H. dịch tiếng Anh).
___
22 Chú giải Kinh Tăng chi (I. 204-5) xem Bhaddā Kaccāna là vợ cũ của đức Phật.
23 Tỳ-kheo-ni Khemā thuộc gia đình hoàng gia tại vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà). Bà là người phụ nữ vô cùng tuyệt đẹp, là một trong những thứ hậu yêu quý của Vua Bimbisara (Tần-bà-sa-la). Sau này, khi gặp đức Phật tại Veluvana (Tinh xá Trúc Lâm) và ngộ nguyên lý vô thường nên xuất gia làm Tỳ kheo-ni. Xem Nyanaponika Thera and Hellmuth Hecker, Great Disciples of the Buddha (Những đệ tử lớn của đức Phật), Boston: Wisdom Publications, 1997, tr.263-269).

Th.222 Tỳ-kheo-ni Khemā

Trong đoạn trích này, Vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) mong muốn thăm viếng vị sa-môn hay bà-la-môn, nhưng cuối cùng được dẫn đến Tỳ-kheo-ni Khemā.23

“Bây giờ, danh tiếng liên quan đến vị Tỳ-kheo-ni đáng kính này được lan truyền rộng rãi như vầy: “Vị ấy là người có trí, có trình độ, thông minh, uyên bác, một diễn giả truyền cảm, khéo léo.” Đại vương hãy đến thăm viếng (tham vấn) vị ấy. … [Nhà vua đi đến thăm viếng vị ni sư ấy và hỏi liệu có thể nói về Như Lai (Tathāgata) qua bốn mệnh đề sau: Như Lai “tồn tại,” “không tồn tại,” “vừa tồn tại vừa không tồn tại” hoặc “không tồn tại cũng không có không tồn tại” sau khi chết, nhưng Tỳ-kheo-ni Khemā không đồng ý với bất kỳ mệnh đề nào [trong bốn mệnh đề này] (xem *Th.10 và 20).] “Thưa ni sư tôn quý, bây giờ, vì nguyên nhânlý do gì điều này không được Thế Tôn tuyên bố?” “Vậy thì, tâu Đại vương, tôi sẽ hỏi ngài về vấn đề tương tự. Đại vương hãy trả lời theo như ngài biết. Ngài nghĩ thế nào, Đại vương… ngài có người kế toán hay kiểm toán hay nhà toán học nào có thể đong đếm được nước trong đại dương: “Có rất nhiều lít nước,” hay… “Có quá nhiều trăm ngàn lít nước như thế này không?”
“Không thể, thưa ni sư. Vì lý do gì? Bởi vì đại dương thì sâu thẳm mênh mông, vô lượng, rất khó thăm dò.” Cũng vậy, tâu Đại vương, thân thể vật chất (sắc thân) mà qua đó người ta có khái niệm Như Lai đã được Như Lai từ bỏ,24 được cắt đứt tận gốc rễ, khiến cho giống như gốc cây cọ, bị xóa sạch để nó không thể sanh ra trong tương lai. Tâu Đại vương, Như Lai đã vượt ra ngoài sự đo đếm bằng thân thể vật chất; vị ấy thì sâu thẳm mênh mông, vô lượng, rất khó thăm do như đại dương. [Cho nên bốn mệnh đề trên về Như Lai sau khi mất (tịch diệt) không thể áp dụng được; sau đó, điều giống như trên được trình bày [bởi việc] thay thế từ “thân thể vật chất” bằng từ “cảm giác,” “tri giác,” “tâm tư,” “nhận thức.” Sau này, vua hỏi đức Phật cùng câu hỏi này và nhận được câu trả lời giống y như vậy, như trong *Th.10].

(Kinh Khemā: Kinh Tương ưng IV. 374-377, do P.H. dịch tiếng Anh).
_______
24 Người dịch: Thân thể vật chất mà qua đó người ta khái niệm Như Lai có thể khái niệm ngài đã được Như Lai từ bỏ…

Th.223 Tỳ-kheo-ni Uppalavaṇṇā (Liên hoa sắc)

Uppalavaṇṇā [là một cô gái] vô cùng xinh đẹp và được nhiều người cầu hôn trước khi xuất gia thọ giới Tỳ-kheo-ni.

Nhìn thấy hiểm nguy trong dục lạc25

25 Khoái lạc cảm giác

Xuất gia lẽ sống được an yên

Từ bỏ gia đình đi Vương Xá

Trở thành xuất sĩ sống không nhà.

Thấy biết các đời trong quá khứ

Mắt trời trong sáng bụi không vương

Ánh nhìn biết rõ tâm người khác,

Âm thanh thần thánh lọc trong lành.

Năng lực siêu nhiên tôi đạt được

Thành công hủy diệt nhiễm ô phiền (não)

Siêu phàm sáu trí tôi sở hữu

Hoàn thiện lời hiền [của] đức Bổn Sư.

Hóa hiện cỗ xe bằng bốn ngựa

Đến từ năng lực rất siêu phàm

Tỏ lòng tôn kính bậc Chiến thắng (đức Phật)

Tôi đứng một bên hỗ trợ ngài.”

[Māra:]

“Cô đứng đó một mình dưới gốc [cây]

Không người bạn hữu đứng đi cùng

Ơ này hỏi nhỏ kìa cô ấy

Kẻ đểu đầy đường chẳng sợ sao?”

“Trăm ngàn người giống ông cùng đến

Tôi cũng không di chuyển xíu nào

Thậm chí tôi còn không cựa động

Ma vương hởi! sá gì mình ông.

(Những bài thơ kệ của Uppalavaṇṇa: Trưởng lão Ni kệ 226-231, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.224 Người mẹ vượt qua nỗi bi thương thống khổ vì con gái chết rồi trở thành A-la-hán

Trong những vầng thơ kệ dưới đây, vị Tỳ-kheo-ni đã giác ngộ nhớ lại mình đã từng bi thương thống khổ như thế nào vào lúc đứa con gái của mình chết đi, nhưng đức Phật đã nói rằng cô đã bi thương thống khổ cho nhiều người con gái của mình trong các kiếp sống quá khứ, giúp cô nhổ bỏ “mũi tên” (nguồn gốc) của bi thương thống khổ và chuyển sang con đường thực hành Phật pháp.

“Trong rừng cây nàng khóc: “Ôi Jīva” con yêu. [Nhưng đức Phật liền nói:] Này hỡi Ubbirī, con nên hãy tự hiểu. 84.000 [con nàng], tất cả tên Jīva, đã thiêu [trong] nghĩa địa này. Nàng khóc cho đứa nào?”

“Chắc hẳn ngài đã rút, mũi tên, khó nhìn thấy, đâm thẳng vào tim tôi, sầu muộn về con gái, ngài đã loại bỏ cho, [tôi] vượt qua sầu muộn.

Bây giờ, [tương tự] tôi nhổ ra, mũi tên đã đâm tôi; tôi không còn ham muốn. Tôi nương bậc giác ngộ, giáo phápTăng đoàn.”

(Những bài thơ kệ của Ubbirī: Trưởng lão Ni kệ 51-53, do G.AS. dịch tiếng Anh).

Th.225 Một người nữ bị ba người chồng ruồng bỏ trở thành Tỳ-kheo-ni và thành A-la-hán

Những vầng thơ kệ này phát họa hình ảnh về người phụ nữ bị ba người chồng ruồng bỏ, sau đó, xuất gia làm Tỳ-kheo-ni và chứng ngộ. Trong những bài thơ kệ tiếp nối những bài thơ kệ dưới đây, ni sư cho biết những trở ngại của mình với ba người chồng là do kết quả (nghiệp) từ hành vi xấu đã bảy kiếp trước đây: khi làm người đàn ông, anh đã có quan hệ tình dục với vợ của người đàn ông khác. Kết quả của nghiệp này là: tái sanh trong địa ngục, rồi lần lượt thành ba con thú bị thiến – con khỉ, con dê và con bê, sau đó, thành người nô lệ lưỡng tính, rồi thành cô gái nghèo làm vợ lẽ và đời cuối cùng là người vợ bị các ông chồng ruồng bỏ. Vì thế, những bài thơ kệ này minh họa cho sự vận hành của nghiệp, sự thay đổi giới tính qua những lần tái sanh và khả năng vượt qua trở lực của nghiệp.

Trong thành tên loài hoa, Pāṭaliputta,26 nơi đẹp nhất trần gian, có hai Tỳ-kheo-ni thuộc dòng họ Thích-ca,27 có phẩm chất cao đẹp.

Một người tên I-si (Isidāsi), người kia tên Bodhī, cả hai đều giới đức, vui vẻ ở trong thiền, suy tư trầm mặc tưởng, sau khi nghe học nhiều, phiền não được giũ sạch.

Sau khi khất thực xong, sau bữa cơm của mình, với bát đã được rửa, ngồi an (yên) nơi vắng vẻ, cùng ngâm những lời này:

“Hỡi I-si (Isidāsī) đáng quý, bạn đẹp thật tuyệt vời, thanh xuân bạn chưa phai. Do thấy sai lầm gì, mà quyết chí xuất gia?”

Khi được hỏi như vậy, I-si (Isidāsī) nơi vắng vẻ, giỏi giang việc dạy pháp, [Isidāsī] nói lên những lời này: “Kìa Bodhī, lắng nghe, cách mà tôi xuất gia.”

Ở thành Ujjenī, tuyệt nhất trong các thành, cha tôi một thương gia [giàu có], là người có đức hạnh. Tôi, con gái duy nhất, đáng yêu, đầy quyến rũ [và hấp dẫn].

Sau đó, nhiều đàn ông, gia đình quyền quý nhất, từ Sāketa đến, muốn cưới tôi làm vợ: một thương gia gửi đến, nhiều của cải châu báu. Cha tôi gả tôi cho, con trai thương gia đó.

Gần như sáng và tối, tôi đều cuối đầu chào, thăm hỏi cha, mẹ chồng. Tôi kính lễ chân họ, như đã được dạy bảo.

Anh, chị, em, bà con, hay bạn bè của chồng, khi gặp đến thăm chơi, thậm chí ngay cả chồng, luôn yêu quý của tôi, tôi cũng run và sợ, sửa soạn mời họ ngồi.

Tôi làm họ hài lòng, với thức ăn, nước uống, với thức ăn loại cứng, và loại được lưu trữ. Tôi dọn mời thức ăn, thích hợp cho từng người.

Sau khi dậy đúng giờ, tôi đến gian nhà chồng. Rửa sạch tay và chân, tôi đến gần chồng mình, chấp tay chào tôn trọng.

Lấy lược, đồ trang sức, thuốc bôi mắt, gương soi, tôi trang điểm cho chồng, như người nữ phục vụ.

Tôi tự tay nấu cơm. Tôi tự rửa bát đĩa. Như mẹ [đối] với con một, tôi chăm chồng cũng vậy.

[Mặc dù] tôi bảy tỏ, sự tận tâm, phục vụ, trìu mến và khiêm tốn, dạy sớm, không lười biếng, và đoan chính như vậy, nhưng chồng xúc phạm tôi.

Anh nói bố mẹ chồng: “Sau khi được [bố mẹ] đồng ý, con sẽ bỏ ra đi. Con không thể sống chung, với Isidāsī.”

“Này con chớ nói vậy. I-si (Isidāsī) người hiểu biết, lanh lợi, luôn dậy sớm, không phải kẻ biếng lười. Sao con không hài lòng?”

“Nàng không hại gì con, nhưng con không thể sống, với Isidāsī; con chán ngáy cô ấy. Con đã chịu đủ rồi; sau khi được đồng ý, con sẽ rời nhà đi.”

Sau khi nghe chồng nói, bố mẹ chồng hỏi tôi: “Làm gì xúc phạm chồng? Hãy thẳng thắng nói thật.”

“Con không xúc phạm gì, cũng không làm hại chồng. Con không nói từ nào, mang ý nghĩa thô xấu. Con có thể làm gì, khi chồng ghét bỏ con?”

Thất vọng, buồn, đau khổ, họ đưa tôi trở về, nhà bố mẹ của mình, nói với bố mẹ tôi: “Để giữ sự an toàn, cho con trai chúng tôi, chúng tôi đã mất đi, [hóa] thân nữ thần tuyệt đẹp.”

Sau đó, tôi được gả, cho người chồng thứ hai, giàu có, nhà quý phái, với nửa giá cô dâu, thương gia đó cưới tôi.

Ở nhà chồng một tháng thì chồng ruồng bỏ tôi, mặc dù tôi chăm chồng, như một nữ phục vụ, không làm hại đến chồng, đoan chánh và nết na.

Rồi cha tôi nói chuyện, với hành khất lang thang, đã điều phục bản thân và dạy người điều phục: “Bỏ đi y và bát, hãy làm rể của tôi.”

Sống với tôi nửa tháng, chồng nói với cha tôi: “Hãy đưa con y áo, bình bát và cả ly; con muốn được quay về, làm hành khất lang thang.”

Khi đó cha mẹ tôi, và nhiều thành viên khác, nói với chồng tôi rằng: “Điều chưa hài lòng con? Hãy nói điều con muốn.”

Khi mọi người nói vậy, chồng tôi trả lời rằng: “Mặc dù được tôn trọng, nhưng con chịu đủ rồi; con không thể sống chung, với Isidāsī.”

Sau khi được đồng ý, chồng rời bỏ ra đi. Tôi một mình suy nghĩ: “Sau khi xin rời đi, một là tôi sẽ chết, hay là sẽ xuất gia [làm Tỳ-kheo-ni].”

Khi đó, vị thánh ni, là Jinadattā, chuyên môn về giới luật, học rộng, có đạo đức, trên đường đi khất thực (hóa duyên), đi đến nhà cha tôi…

Sau khi làm ni sư, hài lòng với thực phẩm, nước uống và thức ăn, loại cứng và dự trữ, tôi thưa thánh ni rằng: “Con muốn được xuất gia.”

Lúc đó cha tôi nói: “Này con, hãy thực hành, giáo pháp ngay ở nhà; thực phẩm và nước uống, cúng dường vị xuất gia, Bà-la-môn thượng sanh.”

Than khóc và cầu xin, tôi nói với cha rằng: “Nghiệp xấu do con làm, [trong đời sống quá khứ]. Con sẽ hủy diệt nó.”

Khi đó cha tôi nói: “Hãy đạt đến giác ngộ, và trạng thái cao nhất, hãy thành tựu niết-bàn, mà người tuyệt vời nhất, của nhân loại 28 đạt được.”

Bái biệt mẹ và cha, cùng bà con thân quyến, tôi xuất gia bảy ngày, thì thành tựu ba minh (ba loại trí).

(Những bài thơ kệ của Isidāsī: Trưởng lão Ni kệ 400-433, do G.AS. dịch tiếng Anh).
_______
26 Người dịch: Pāṭali: hoa loa kèn (trumpet-flower); thành Pāṭali, tức Pāṭaliputta (Hoa thị thành), thành phố Patna, Ấn Độ ngày nay.
27 Người dịch: Điều này có nghĩa là khi những người xuất gia trong Tăng đoàn hay Ni đoàn đều được xem là thuộc dòng họ Thích-ca (họ của đức Phật).
28 Người dịch: Đức Phật.

NHỮNG ĐỆ TỬ CƯ SĨ NAM VÀ NỮ ƯU TÚ HÀNG ĐẦU

Th.226 Cư sĩthể đạt được A-la-hán không?

Thật đáng chú ý là ngay cả những đệ tử cư sĩ ưu tú hàng đầu được mô tả chứng ngộ cao nhất cũng chỉ đến “không trở lui” (bất hoàn), là người sống độc thân nhưng không xuất gia. Mặc dù cư sĩ tại gia được cho là có thể đạt đến quả vị A-la-hán, nhưng điều này được hiểu là tình trạng cư sĩ của họ sau đó phải được thay đổi ngay lập tức (tức phải xuất gia hoặc tịch diệt).

Tâu Đại vương, những đặc tính của cư sĩ tại gia không kham nổi/phù hợp [với quả vị A-la-hán]. Những đặc tính không phù hợp tính yếu kém của nó, nên một khi vị cưtại gia thành tựu quả vị A-la-hán thì hoặc xuất gia [làm tu sĩ] hoặc nhập niết-bàn sau cùng (tức chết) ngay trong ngày hôm đó. Tâu Đại vương, đây không phải là khiếm khuyết của quả vị A-la-hán, mà là khiếm khuyết của những đặc tính của cuộc sống tại gia, cụ thể tính yếu kém của chúng. Tâu Đại vương, giống như thực phẩm vốn duy trì tuổi thọ và bảo hộ sinh mạng của tất cả mọi loài, nhưng có thể gây ra cái chết cho người với dạ dày bị thương tổn và có khả năng tiêu hóa chậm chạpyếu kém, bởi vì nó không được tiêu hóa phù hợp. Tâu Đại vương, đây không phải là sự khiếm khuyết của thực phẩm, mà là sự khiếm khuyết của dạ dày, cụ thể là sự yếu kém về nhiệt [tiêu hóa] của nó.

(Kinh Mi-tiên vấn đáp 265, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.227 Các nam cư sĩ ưu tú và phẩm hạnh của họ

Này các Tỳ-kheo, đệ tử cư sĩ nam thấm nhuần với niềm tin, có mong mỏi đúng đắn, nên mong mỏi như thế này: “Có thể tôi sẽ trở nên giống cư sĩ nam Citta và Hatthaka Āḷavī!” Đây là tiêu chí và chuẩn mực cho các đệ tử cư sĩ nam của ta, tức là cư sĩ Citta và Hatthaka Āḷavī.

(Phẩm Hy cầu 12, kinh số 3: Kinh Tăng chi I. 88, do P.H. dịch tiếng Anh).

Này các Tỳ-kheo, đứng đầu trong các đệ tử cư sĩ nam của ta đầu tiên đến nương tựa (quy y) là thương gia Tapussa29

và Bhallika. Đứng đầu trong các đệ tử cư sĩ nam của ta là: đứng đầu trong số người bố thí, cúng dườngcư sĩ Suddatta Anāthapiṇḍika (Tu-đà Cấp Cô Độc); đứng đầu trong số người thuyết giảng giáo phápcư sĩ Citta vùng Macchikāsaṇḍa; đứng đầu trong số những người sử dụng bốn phương tiện thuyết phục người khác cùng lại với nhau một cách hài hòa và giữ vững đoàn thể30 cư sĩ Hatthaka vùng Āḷavī; đứng đầu trong số người cúng dường những món thượng hạn là cư sĩ Mahānāma vương tộc Sakya (Thích-ca); đứng đầu trong số người cúng dường những món vừa ýcư sĩ Ugga vùng Vesālī (Tỳ-xá-li); đứng đầu trong số người hộ trị Tăng đoàncư sĩ Uggata; đứng đầu trong số người với niềm tin kiên địnhcư sĩ Sūra Ambaṭṭha; đứng đầu trong số người được dân chúng tin cậy là Jīvaka Komārabhacca; đứng đầu trong số người có tín nhiệmcư sĩ Nakulapitā.

(Phẩm Người tối thắng: Kinh Tăng chi I. 26, do P.H. dịch tiếng Anh).
______
29 Người dịch: Có khi ghi là Tapassu.
30 Người dịch: Tức thuyết phục mọi người bằng tứ nhiếp pháp (bốn phương tiện duy trì mối quan hệ hài hòa), đó là rộng lượng (bố thí), lời nói triều mến (ái ngữ), việc làm lợi ích (lợi hành), tính công bằng (đồng sự) (Kinh Tăng chi II. 32).

Th.228 Cư sĩ Citta (Chất-đa)31

Gia chủ Citta là một trong hai đệ tử cư sĩ namđức Phật khuyến khích các đệ tử cư sĩ khác noi theo, có một phẩm của Kinh Tương ưng (Sayutta-nikāya) dành riêng cho ông (IV. 281-304). Ông được mô tả sinh độngthường xuyên thảo luận sâu sắc với các Tỳ-kheo, trong đó ông thường đưa ra những câu hỏi tìm tòi về những chủ đề chiều sâu, có khi những câu hỏi dạng này được hỏi bởi các Tỳ-kheo. Cư sĩ là vị thánh “không trở lui” (IV. 301), người mà khi sắp chết, các vị trời khuyên ông chuyển thế thành vị vua vĩ đại (Chuyển luân thánh vương) trong đời sống kế tiếp, [nhưng] ông nói mình đã vượt qua những thứ vô thường như vậy, rồi khuyên dạy các vị trời giữ vững niềm tin kiên định nơi đức Phật, giáo phápTăng đoàn (IV. 302-04). Ở đoạn trích dưới đây, cư sĩ đang trong cuộc thảo luận với Nigaṇṭha Nāaputta, còn có tên gọi khác là Mahāvīra, giáo chủ Kỳ-na giáo, cùng thời với đức Phật.

Lúc đó Nigaṇṭha Nāṭaputta nói với ông rằng: “Này gia chủ, ông có niềm tin nơi tôn giả Gotama khi ông ấy nói: “Có trạng thái thiền định không trầm tư và suy xét, có sự chấm dứt của trầm tư và suy xét.”32

[Cư sĩ Citta:] “Thưa tôn giả, về vấn đề này, tôi không đến Thế Tôn vì niềm tin…”

Khi nghe nói vậy, Nigaṇṭha Nāṭaputta ngước nhìn một cách tự hào về phía đoàn thể của mình và nói: “… Ai nghĩ rằng trầm tư và suy xét có thể chấm dứt được là ảo tưởng rằng mình có thể chụp được gió trong lưới hay ngăn dòng chảy sông Hằng với nắm tay của mình.”

[Cư sĩ Citta:] “Thưa tôn giả, tôn giả nghĩ thế nào, trí hay niềm tin, cái nào cao cấp hơn?” “Này gia chủ, trí thì cao cấp hơn niềm tin.” “Đúng vậy, thưa tôn giả, đối với bất kỳ mức độ nào tôi muốn, tôi liền lìa bỏ các khoái lạc, lìa bỏ các trạng thái không lành mạnh, đi vào và trú ngụ ở trạng thái thiền thứ nhất, có trầm tư và suy xét kèm theo, với sự hân hoan và niềm vui nhẹ nhàng do sự lìa bỏ sanh ra. Sau đó, đối với bất kỳ mức độ nào tôi muốn, với sự lặn mất các trầm tư và suy xét, tôi đi vào và trú ngụ ở trạng thái thiền thứ hai ... trạng thái thiền thứ ba ... trạng thái thiền thứ tư.” Thưa tôn giả, vì tôi biết và thấy như vậy, tôi có cần đặt niềm tin đối với bất cứ vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào khác liên quan đến tuyên bố rằng có trạng thái định không trầm tư và suy xét, một sự chấm dứt trầm tư và suy xét không?”

(Kinh Nigaṇṭha: Kinh Tương ưng IV. 298, do P.H. dịch tiếng Anh).
31 Xem Nyanaponika Thera and Hellmuth Hecker, Great Disciples of the Buddha (Các đệ tử lớn của đức Phật), Boston: Wisdom Publications, 1997, tr.365-372
32 Người dịch: Định không tầm, không tứ, hay định diệt tầm, tứ.

Th.229 Cư sĩ Hatthaka vùng Āavī

Cư sĩ Hatthaka là một trong hai đệ tử cư sĩ namđức Phật khuyên các đệ tử cư sĩ khác noi theo, “vẫn không bao giờ thấy đủ việc gặp gỡ đức Phật, việc nghe giáo pháp tuyệt vời và việc phục vụ Tăng đoàn,” là vị thánh “không trở lui,” khi tái sanh vào cõi trời, ông đã giảng dạy giáo pháp cho nhiều vị trời (Kinh Tăng chi I. 279).

Vào một dịp, đức Phật đang ở tại đền Aggāḷava, vùng Āḷavī. Lúc đó cư sĩ Hatthaka, vùng Āḷavī cùng với năm trăm tín đồ cư sĩ đi đến đức Phật, tỏ lòng thành kính Ngài, rồi ngồi xuống một bên. Bầy giờ đức Phật nói: “Này Hatthaka, hội đoàn của ông thật đông đảo. Làm thế nào ông duy trì hội đoàn đông đảo này?”

“Kính thưa Thế Tôn, con duy trì được như vậy nhờ bốn phương tiện thuyết phục người khác cùng lại với nhau một cách hài hòa (tứ nhiếp pháp) được Thế Tôn chỉ dạy. Khi con biết: “Người này cần phải thuyết phục bằng bố thí,” con thuyết phục người đó bằng bố thí. Khi con biết: “Người này cần phải thuyết phục bằng lời nói triều mến (ái ngữ),” con thuyết phục người đó bằng lời nói triều mến. Khi con biết: “Người này cần phải thuyết phục bằng việc làm lợi ích (lợi hành),” con thuyết phục người đó bằng việc làm lợi ích. Khi con biết: “Người này cần phải thuyết phục bằng tính công bằng (đồng sự),” con thuyết phục người đó bằng tính công bằng.

Kính thưa Thế Tôn, trong nhà con có tiền của. Họ không nghĩ họ sẽ lắng nghe con nếu con nghèo.” “Đúng vậy, đúng vậy, này Hatthaka! Đây là phương pháp mà con có thể duy trì hội đoàn đông đảo…”

… [Sau khi đức Phật giảng dạy giáo pháp cho Hatthaka và cư sĩ đã rời đi], đức Phật nói với các Tỳ-kheo: “Này các Tỳ-kheo, các thầy nên nhớ cư sĩ Hatthaka của vùng Āḷavī là người đã thấm nhuần với tám phẩm chất tuyệt vời và đầy kinh ngạc. Tám phẩm chất này là gì? [Đó là], (1) ông ấy có niềm tin; (2) ông ấy có kỷ luật đạo đức, có ý thức về (3) tinh thần liêm chính và (4) quan ngại đến hậu quả; (5) ông ấy uyên bác, (6) hào phóng và (7) trí tuệ; (8) ông ấy khiêm tốn33

[chẳng hạn, không muốn người khác biết các phẩm chất cao đẹp bên trong của mình].34

(Kinh Hatthaka: Kinh Tăng chi IV. 218-220, do P.H. dịch tiếng Anh).
__________
33 Người dịch: Trong nguyên tác tiếng Anh, phẩm chất thứ 8 này là “ít ham muốn” (few desires), dịch từ tiếng Pāli “appiccha,” có nghĩa là “muốn chút chút hoặc không” (desiring little or nothing), dễ hài lòng (easily satisfied), khiêm tốn (unassuming, unpretentious), v.v. (T.W. Rhys Davids and William Stede, Pāli-English Dictionary, London: Pāli Text Society, 1921-1925, mục từ “appiccha,” tr.67). Ở bản dịch của mình, tôi dùng từ “khiêm tốn” để chỉ cho phẩm chất thứ 8 này vì phù hợp với ví dụ minh họa đi cùng nó. Trong Kinh Tăng chi, HT. Minh Châu sử dụng khái niệm “ít dục” để mô tả phẩm chất này (xem chú thích kế tiếp).
34 Người dịch: Tám phẩm chất: lòng tin, giữ giới, lòng xấu hổ, lòng sợ hãi, nghe nhiều, bố thí, trí tuệ, ít dục (theo Kinh Tăng chi 8,24, HT. Minh Châu dịch).

Th.230 Những đệ tử cư sĩ nữ ưu tú và phẩm chất của họ

Này các Tỳ-kheo, đệ tử cư sĩ nữ thấm nhuần với niềm tin, có mong mỏi đúng đắn, nên mong mỏi như thế này: “Có thể tôi sẽ trở nên giống cư sĩ nữ Khujjuttarā và Veḷukaṇṭakī (hay Uttarā) Nandamātā!” Đây là tiêu chí và chuẩn mực cho các đệ tử cư sĩ nữ của ta, tức là cư sĩ Khujjuttarā và Veḷukaṇṭakī Nandamātā.

(Phẩm Hy cầu 12, kinh số 4: Kinh Tăng chi I. 88, do P.H. dịch tiếng Anh).

Này các Tỳ-kheo, đứng đầu trong các đệ tử cư sĩ nữ của ta đầu tiên đến nương tựa (quy y) là Sujātā, con gái của Senānī. Đứng đầu trong các đệ tử cư sĩ nữ của ta là: đứng đầu trong số người bố thí, cúng dườngcư sĩ Visākhā Migāramātā (Tỳ-xá-khư, mẹ Migāra); đứng đầu trong số người học rộng (uyên bác) là Khujjuttarā; đứng đầu trong số người an trú lòng từ là Sāmāvatī; đứng đầu trong số người thực hành thiền định là Uttarā Nandamātā; đứng đầu trong số người cúng dường món thượng hạng là Suppavāsā, con gái dòng tộc Koliya; đứng đầu trong số người chăm sóc người bệnh là nữ cư sĩ Suppiyā; đứng đầu trong số người có sự tin tưởng kiên định là Kātiyānī; đứng đầu trong số người tâm phúc (tức là người đồng hành tâm phúc với chồng, Nakulapitā) là nữ gia chủ Nakulamātā; đứng đầu trong số người tin tưởng dựa vào tin đồncư sĩ nữ Kāḷī vùng Kuraghara.

(Phẩm Người tối thắng: Kinh Tăng chi I. 26, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.231 Cư sĩ nữ Khujjuttarā và Veukaṇṭakī Nandamātā

Trong số hai đệ tử nữ được đức Phật khen ngợi này, người thứ nhất được nói trong Chú giải Kinh Itivuttaka (Kinh Phật thuyết như vậy) là người từng nghe, ghi nhớ và truyền đạt lại những bài giảng pháp trong bản kinh 124 trang này; Kinh Milindapañha (Kinh Na-tiên Tỳ-kheo, tr.78-79) cho biết nữ cư sĩ có thể nhớ một số kiếp sống quá khứ của mình. Người thứ hai được đại đức Sāriputta khen ngợi vì là người chuyện trò với các thiên thần, một trong số đó ca ngợi cô vì hát ngâm [những vầng thơ kệ] Pārāyāna, một phần dài 23 trang của Sutta-nipāta (Kinh tập). Nữ cư sĩ vẫn giữ sự bình thản khi con trai mình bị bắt nhầm, rồi bị xử tội chết cũng như khi người chồng quá cố của mình xuất hiện [trong hình dạng không phải người – dạ xoa]. Cô hoàn toàn chung thủy với chồng mình ngay cả trong suy nghĩ.35 

Những phẩm chất “tuyệt vời và đầy kinh ngạc” khác của cô là:

Từ khi tôi tuyên bố chính mình là đệ tử cư sĩ, tôi không nhớ đã từng cố ý vi phạm bất kỳ giới luật rèn luyện nào về [đạo đức]… Vì đến mức độ nào tôi muốn, liền lìa bỏ các khoái lạc, lìa bỏ các trạng thái không lành mạnh, tôi đi vào và trú ngụ ở trạng thái thiền thứ nhất… thứ hai… thứ ba… thứ tư…. Trong năm thứ trói buộc-sai khiến tầm thấp (hạ phần kiết sử) được Thế Tôn dạy, tôi không thấy bất cứ thứ nào mà tôi chưa chấm dứt. (Do vậy, nữ cư sĩ là vị thánh không trở lui).

(Kinh Mẹ Nanda: Kinh Tăng chi IV. 66-67, do P.H. dịch tiếng Anh).
_______
35 Kinh Tăng chi IV. 64-7

ĐẠI THỪA

NHỮNG ĐỆ TỬ XUẤT GIA ƯU TÚ

M.165 Tôn giả Kāśyapa thấu hiểu giáo pháp không lời của đức Phậttrở thành người kế thừa

Đoạn trích này là một phần cơ sở truyền thuyết về trường phái Thiền (Thiền tông: Chan/Zen), vì nó lần theo dấu tích đầy cảm hứng trở ngược lại đến Trưởng lão Kāśyapa (Ca-diếp, P. Kassapa: xem *Th.155, 212 và 217) và sự thấu ngộ giáo pháp không thể diễn tả bằng ngôn ngữ do đức Phật [thể hiện].

Đức Phật giơ lên một cành hoa: Một lần, khi đức Phật ở tại đỉnh Vulture (Linh Thứu/Linh Sơn), Ngài giơ lên một cành hoa trước mọi người đang tập hợp tại đó. Mọi người đều im lặng, chỉ riêng Đại đức Kāśyapa bất chợt mỉm cười. Đức Phật nói: “Ta có kho tàng con mắt chánh Pháp và tâm niết-bàn vi diệu, chân thực không hình tướng và lối vào thật tinh tế, giáo pháp không thể suy nghĩluận bàn, lời dạy không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, được trao truyền riêng biệt. Ta giao phó điều này cho Mahā-kāśyapa.”

(Thiền tông vô môn quan, Đại Chánh tạng tập 48, đoạn 205, tr. 293c12-16, D.S. dịch tiếng Anh).

M.166 Tôn giả Ānanda

Ở đoạn kinh này, đức Phật trao nhiệm vụ duy trì sự hoàn hảo về những lời dạy trí tuệ (kinh Bát-nhã) cho Ānanda – vị Tỳ-kheo trợ lý riêng của đức Phật, cũng là người ghi nhớ [toàn bộ] những lời dạy của Ngài. Việc [duy trì kinh Bát-nhã] này sẽ duy trì sự có mặt của đức Phật trên thế giới

Lúc đó đức Phật bảo Đại đức Ānanda: “…. Này Ānanda, đây là sự trao truyền của ta cho thầy. Trong sự hoàn hảo của trí tuệ (bát-nhã-ba-la-mật) này, cái biết (trí) thông suốt tất cả sẽ được hoàn thiện. Thầy nghĩ thế nào, này Ānanda, Như Lai có phải là thầy của thầy không?” Ānanda thưa rằng: “Ngài là thầy của con, thưa Thế Tôn. Ngài là thầy của con, thưa Thiện Thệ.”36

Khi đó, đức Phật bảo Đại đức Ānanda: “Này Ānanda, Như Lai là thầy của thầy. Này Ānanda, thầy đã phụng sự Như Lai với cử chỉ từ ái tuyệt đẹp từ hành vi cơ thể, lời nói đến suy nghĩ. Này Ānanda, thầy đã chăm sóc Như Lai, bày tỏ thiện ýniềm tin đến Như Lai, tôn kính Như Lai ngay hiện tại, với chính thân này. Thầy hãy nên tôn kính sự hoàn hảo của trí tuệ (bát-nhã-ba-la-mật) giống như vậy khi Như Lai tịch diệt. Này Ānanda, [đây là] lần thứ hai và lần thứ ba, Như Lai trao sự hoàn hảo của trí tuệ này cho thầy để nó không mai một. [Vì] không có ai phù hợp hơn với nhiệm vụ này. Này Ānanda, cho đến khi nào sự hoàn hảo của trí tuệ này còn tồn tại trên thế giới thì có thể nói rằng Như Lai vẫn còn [có mặt] và giảng dạy giáo pháp. Này Ānanda, chúng sanh sẽ vẫn còn có thể thấy Phật, nghe giáo pháp và gặp gỡ Tăng đoàn. Những người nào nghe sự hoàn hảo của trí tuệ này, ghi nhớ, học thuộc, nghiên cứu, truyền bá, giảng dạy, giải thích, giảng giải, đọc tụng, viết xuống và tôn sùng, kính trọng, tôn kính, thờ phụng, tôn thờ, rồi dâng cúng hoa, hương, dầu thơm [để đốt], tràng hoa, dầu thơm [để xịt], bột chiên đàn, y phục, lọng, biểu ngữ, chuông, cờ, đèn dầu và nhiều lễ vật thờ cúng khác – thì những người đó sẽ được gần gũi Như Lai và sẽ ở trong quốc độ của Như Lai.” 

Đây là những gì đức Phật đã nói. [Lúc đó], các Bồ-tát, chúng sinh vĩ đại,37dẫn đầu bởi Maitreya (Di-lặc) cùng với Đại đức Subhūti (Tu-bồ-đề), Đại đức Śāriputra (Xá-lợi-phất), Ānanda và Śakra (Đế-thích) – vị chúa tể của các cõi trời cùng các thiên thần của toàn bộ cõi trời, cõi người, bán thiên, chim đại bàn cánh vàng và nhạc thần38 hoan hỷ với lời dạy của đức Phật.

(Kinh bát thiên tụng Bát-nhã-ba-la-mật, chương 28, do D.S. dịch tiếng Anh).
____________
36 Người dịch: Từ “Như Lai, Thế Tôn, Thiện Thệ” đều là tên gọi chỉ cho đức Phật.
37 Người dịch: Bồ-tát ma-ha-tát. 38 Người dịch: Bán thiên (asura: a-tu-la: trên loài người nhưng chưa làm thiên thần, tuy nhiênnăng lực ngang ngửa với các thiên thần), garuḍa (ca-lầu-la: kim sí điểu: chim đại bàng cánh vàng nửa người và nửa chim) và gandharva (càn-thát-bà: nhạc thần, các vị thiên thần đánh đàn).

M.167 Tổ Huệ Năng trở thành tổ thứ sáu của trường phái Thiền

Đoạn trích dưới đây trình bày câu chuyện về cách Huineng (Huệ Năng, 638-713), người trẻ tuổi có xuất thân thấp kém, trở thành Tổ thứ sáu của trường phái Thiền Phật giáo. Mặc dù hầu hết mọi người trong cộng động tu viện của Tổ thứ năm kỳ vọng vị Tỳ-kheo đứng đầu [ở tu viện] trở thành người kế thừa [giáo pháp], nhưng sự hiểu đạo của vị [Tỳ-kheo] ấy chưa đủ sâu khi ông vẫn duy trì quan điểm rằng tâm cần được lau chùi cho trong sáng. [Trong khi đó,] Huineng biểu lộ sự hiểu biết sâu hơn khi nhìn nhận rằng trong cội nguồn giác ngộ (Phật tánh), tâm vốn trong sáng, [chỉ có điều] nó bị tư duy hạn hẹp ngăn cản thấu suốt tâm này. Sau khi Huineng trình bày điều này qua một bài thơ kệ, Tổ thứ năm công nhận ông là người thừa kế mình, đồng thời khuyên Huineng nên rời bỏ tu viện vì Tổ e rằng Huineng có thể bị gây hại bởi những người tâm tính hẹp hòi ủng hộ vị Tỳ-kheo kia.

Đại sư Huệ Năng khuyên bảo những người đang nghe giảng: “Các bạn đạo thân mến! Giác ngộ là cội nguồn riêng của mình, vốn trong sáng thuần khiết. Các vị chỉ cần vận dụng tâm này thì các vị sẽ trực tiếp đạt được quả vị giác ngộ (Phật quả). Các bạn đạo thân mến, hãy lắng nghe tôi. Thực hành theo cách như vậy, các vị sẽ lĩnh hội được ý nghĩa của giáo pháp.39

Cha tôi quê ở Phạm Dương (Fàn Yáng), nhưng bị đuổi đến (đày đi) Lĩnh Nam (Lǐngnán) và làm việc như người dân thường tại Tân Châu. Thật bất hạnh, cha tôi mất sớm. Để lại mẹ tôi một mình cô đơn, rồi chúng tôi chuyển đến Nam Hải, tại đây chúng tôi chịu nhiều gian khổ nghèo khó. Tôi làm nghề bán củi ở chợ; một hôm có khách đến mua củi và nói tôi chuyển củi đến nhà trọ vị ấy đang ở. Tôi sung sướng vì nhận được tiền. Khi rời đi tôi thấy một khách khác đang tụng kinh bên ngoài cửa chính. Tôi nghe một số lời kinh, tâm thức tôi bổng khai mở tuệ giác. Tôi hỏi vị khách đang tụng kinh gì, vị ấy nói: “Kinh Kim cương” (Diamond Sūtra)40 . Khi đó tôi hỏi vị ấy đến từ nơi nào và học kinh này ở đâu.

Vị khách trả lời: “Tôi đến từ Chùa Đông Thiền ở huyện Hoàng Mai (Huáng Méi), Kỳ Châu (quận ). Trụ trì ngôi chùa này là Tổ thứ năm, người thầy cao cả, kiên trì và có hơn một ngàn đệ tử. Tôi đã lễ bái vị ấy, lắng nghe và trì tụng kinh này. Đại sư luôn luôn khuyến khích người xuất giatại gia tìm hiểu Kinh Kim cương. Nếu có người thực hiện như vậy, người đó sẽ có khả năng nhìn thấy cội nguồn (bản thể) của riêng mình một cách trực tiếp và đạt đến sự giác ngộ (quả Phật).”

Tôi quyết định rời Hoàng Mai để kính viếng Tổ thứ năm. Tôi sắp xếp để mẹ già của tôi chắc chắn có đầy đủ áo quần, thực phẩm cũng như nơi ở. Sau đó, tôi nói lời tạm biệt mẹ, rồi sau ba mươi ngày tôi đã đến Hoàng Mai và kính viếng Tổ thứ năm.

Tổ hỏi tôi: “Con đến từ nơi nào? Đến đây có việc gì?” Tôi trả lời: “Con từ Lĩnh Nam đến, một thường dân ở Tân Châu. Con vượt đường xa để kính viếng thầy. Con chỉ muốn có được giác ngộ (quả Phật). Chứ không muốn gì khác.”

Tổ nói: “Nếu con từ Lĩnh Nam đến, con là người thô lỗ (không có học vấn). Làm thế nào con có thể đạt được giác ngộ?” Tôi nói: “Mặc dù con người có thể từ phương Nam hay phương Bắc, nhưng cội nguồn bản thể giác ngộ (Phật tánh vốn có) của họ thì không từ phương Nam hay Bắc. Một kẻ thô lỗ và người thầy dạy giáo pháp có thể có bề ngoài khác nhau, nhưng có gì khác nhau trong cội nguồn giác ngộ (Phật tánh) của họ?”

Tổ thứ năm muốn nói thêm nữa nhưng nhận thấy rằng các đệ tử của Tổ đang xung quanh chúng tôi, nên bảo tôi theo các đệ tử làm việc. Tôi nói: “Thưa thầy, cho con giải thích. Trí tuệ thường xuất hiện trong tâm trí người đệ tử. Điều này không gì khác hơn là cội nguồn riêng của vị ấy, nó là ruộng của phước lành (ruộng phước). Cuối cùng, nếu người thẩm thấu lời dạy của thầy, có việc gì phải làm đây?”

Tổ nói: “Kẻ thô lỗ này rất sắc bén. Đừng nói gì thêm nữa. Hãy đến dãy nhà giã gạo đi.” Tôi lui vào sân sau. Một người hành thiền đưa tôi đến dãy nhà giã gạo và tôi làm việc giã gạo [bằng chân] tại đây hơn tám tháng.

Một hôm, Tổ bất chợt nói với tôi: “Thầy nghĩ hiểu biết sâu sắc của con có thể có ích cho người khác, nhưng thầy e ngại những người xấu có thể làm hại con nên không cho con nói thêm nữa. Con có thể từ chối làm vậy.” Tôi trả lời: “Đệ tử hiểu được ý của Tổ. Nếu điều này có thể khiến bất kỳ ai thất bại đạt đến giác ngộ, con sẽ không dám đứng lại trước nhà chính.”

Một hôm, Tổ gọi tập hợp tất cả học trò (thiền sinh) và nói: “[Hôm nay] thầy có việc nói với các con. Đối với đời người trần thế, sống chết (luân hồi: sasāra) có tầm quan trọng chính yếu. Các con dành hết thời gian của mình chỉ để cố gắng tìm chút ít nghiệp phước thiện cho chính mình, mà chẳng cố gắng vượt thoát luân hồi [sanh tử], đại dương đau khổ. Nếu các con bị ám ảnh (mê muội) với nghiệp phước thiện thì làm thế nào các con được cứu thoát? Thầy muốn mỗi người các con hãy lui đi và tìm cầu trí tuệ. Lấy ra được tâm gốc của mình, đó là thực thể của trí tuệ. Mỗi người các con hay lui đi và làm một bài thơ kệ rồi trình cho thầy. Nếu bất kỳ ai trong các con thấu rõ ý nghĩa sâu xa [của giáo pháp], thầy sẽ trao y áo và giáo pháp cho người đó và trở thành Tổ thứ sáu. Hãy nhanh lên, không còn thời gian để trì hoãn! [Cứ mãi] suy tư về nó sẽ không giúp ích gì cho các con. Bất kỳ ai có khả năng đạt tới sự thấu suốt trạng thái nguyên sơ của riêng mình sẽ thấu suốt như vậy ngay khi nghe được những lời này. Nếu có bất kỳ người nào ở đây, có khả năng thực hiện việc này, họ sẽ có khả năng làm nó ngay cả khi ngồi tại tâm đỉnh của chiến trận ác liệt.”

Các đệ tử lui về. Họ nói với nhau rằng: “Chúng ta quá đông. Tất cả chúng ta không cần làm sạch tâm mình để sáng tác bài thơ kệ. Có lý thú (lợi ích) gì của việc trình bài thơ kệ đến Tổ? Thượng tọa Thần Tú là thầy dạy chúng ta, vị ấy chắc chắn sẽ có khả năng làm nó. Thật vậy, thật là bất kính nếu chúng ta viết bài thơ kệ của riêng mình. Thật là lãng phí sự cố gắng.” Khi các đệ tử khác nghe nói như vậy, họ cảm thấy bớt căng thẳng. Tất cả họ đều nói rằng: “Chúng ta vốn nương vào [Thượng tọa] Thần Tú như người thầy dạy của mình. Tại sao tạo phiền phức của việc sáng tác bài thơ kệ của riêng mình?”

[Thượng tọa] Thần Tú suy nghĩ: “Những người xem mình như người thầy dạy họ thì sẽ chẳng một ai trình bài thơ kệ. Mình phải viết bài thơ kệ để trình cho Tổ. Nếu mình không trình bài thơ kệ thì làm thế nào Tổ biết liệu tuệ giác của mình sâu hay cạn? Nếu mình trình bài kệ với mục đích tìm cầu giáo pháp thì đây là việc nên làm. Tuy nhiên, nếu mình làm như vậy với mục đích trở thành vị Tổ kế tiếp thì đây là việc không nên làm. Điều này chẳng khác gì người bình thường cố gắng tranh giành nhiệm vụ thiêng liêng (địa vị bậc thánh). Mặt khác, nếu mình không trình bài thơ kệ, [tức] mình không có khả năng thành tựu giáo pháp. Thật là khó xử! Thật là khó xử!”

Trước phòng Tổ thứ năm, có một hành lang với ba khu vực. Tổ giao cho họa sĩ Lú Zhēn (Lô Trân) vẽ những bức tranh từ Kinh Lăng-già (Lakāvatāra Sūtra),41 cùng với [bức tranh về] dòng truyền thừa do Tổ thứ năm vẽ42, điều này sẽ có ích lợi cho các thế hệ tương lai. Khi [Thượng tọa] Thần Tú đã hoàn thành bài thơ kệ, thầy cố gắng nhiều lần đến phòng Tổ để trình. Tuy nhiên, mỗi lần đến, tâm của thầy bất chợt trở nên phân vân, toát mồ hôi khắp mình, nên không thể trình nó. Sau đó bốn ngày, thầy cố gắng thêm lần nữa và lần nữa thầy cũng không trình được. Trải qua mười ba lần cố gắng, thầy ấy nghĩ: “Có lẽ sẽ tốt hơn khi viết bài thơ kệ này trên vách hành lang để Tổ đọc. Nếu Tổ nói rằng nó phù hợp với con đường [đạo], mình sẽ đến trước Tổ, lễ bái và nói rằng: “Đây là bài thơ kệ của Thần Tú.” Nếu Tổ nói rằng nó không phù hợp [với con đường đạo] thì thật hoài công vô ích bao năm nay mình trải qua trên núi này. Mình nhận sự cung kính [của người khác], nhưng mình thực hành con đường nào đây?”

Trong canh ba, vào khoảng nửa đêm, [Thượng tọa] Thần Tú cầm đèn và âm thầm đi đến viết bài thơ kệ của mình vào vách tường của một trong các khu vực của hành lang để tỏ bày tuệ giác mà mình đã đạt được. Bài thơ kệ của thầy như sau:

Thân là cây bồ-đề (giác ngộ)

Tâm như đài (bệ kê) gương sáng

[Chúng ta] Phải luôn luôn lau chùi

Đừng để bụi dính vào.

Khi Thần Tú viết bài kệ xong và trở về phòng mình. Không ai biết việc thầy vừa làm. Thầy suy nghĩ: “Nếu Tổ thứ năm hài lòng khi đọc bài thơ kệ của mình vào ngày mai thì mình sẽ có khả năng truyền dạy giáo pháp cho người khác. Nếu Tổ nói rằng nó không tốt, có nghĩa là mình bị kết quả của các hành vi xấu (nghiệp xấu) từ trước chi phối, nó cũng có nghĩa là mình không thể liễu ngộ giáo pháp. Sự thật sâu thẳm rất khó tìm hiểu [tường tận].” Trong phòng của mình, thầy suy nghĩ không ngừng như vậy, không thể ngồi hay nằm an ổn.

Vào lúc sáng sớm, Tổ nhận thấy rằng Thần Tú chưa vào được cửa của giáo pháp, có nghĩa là thầy ấy chưa có được sự nhận chân và tuệ giác vào bản thể của riêng mình. Vào lúc bình minh [của ngày hôm sau] Tổ cho mời [họa sĩ] Lô Trân đến. “Thầy ủy nhiệm con vẽ một số quang cảnh trên vách hành lang bên ngoài gian phòng phía nam. Tuy nhiên, bây giờ, thầy thấy bài thơ kệ này viết ở đó. Hãy để nó ở đó, vì vậy, không cần bức vẽ nữa. Thầy xin lỗi con từ xa đến nhưng chẳng được gì. Kinh Kim cương nói: “Mọi sự xuất hiện đều là ảo ảnh.” Chúng ta hãy để bài thơ kệ này ở đây, để mọi người tìm hiểu và ngâm nó. Người nào dựa vào bài thơ kệ này sẽ không rơi vào tình trạng bất hạnh. Nó sẽ có lợi ích lớn lao cho họ.” Tổ bèn cho các đệ tử đốt nhang trước bài kệlễ bái. Ngài nói: “Nếu các con luôn luôn ngâm tụng bài thơ kệ này, các con sẽ có được tuệ giác về bản thể riêng của mình.” các đệ tử ngâm tụng bài thơ kệ và mọi người đều cảm thán: “Thật tuyệt vời!”

Vào canh ba, lúc gần nửa đêm, Tổ cho gọi Thần Tú đến phòng và hỏi: “Đây có phải là bài thơ kệ con làm hay không?” Thần Tú trả lời: “Quả thật là con, nhưng con không dám yêu cầu y áo và nhiệm vụ làm Tổ. Con xin thầy bày tỏ lòng từ bi với đệ tử và cho con biết liệu con có được một xíu mức độ trí tuệ nào hay không.”

Tổ dạy: “Con chưa có được sự thấu suốt vào bản thể cốt tủy của mình. Con đã đến cửa rồi, nhưng con chưa xuyên qua nó. Nếu mọi người tìm cầu sự tỉnh giác tối thượng dựa theo bài thơ kệ của con, họ sẽ không có được điều đó. Để đạt đến sự tỉnh giác tối thượng, con phải hiểu rõ tâm cốt tủy của mình và nhìn nhận rằng bản thể cốt tủy của mình không sanh ra và cũng không mất đi. Con nên duy trì cái nhìn này trong tâm vào mọi lúc. Số lượng to lớn vô số kể của mọi hiện tượng đều không bị trở ngại. Một cái là chân thật thì tất cả đều chân thật. Số lượng to lớn vô số kể của thế giới đều như chúng là và tâm – cũng như nó là – chính là thực tại [hiện tiền]. Sau khi nhìn thấy mọi thứ theo cách này là bản thể của sự giác tỉnh hoàn hảo tối thượng. Con hãy đi và quán chiếu điều này khoảng một hoặc hai ngày rồi soạn một bài thơ kệ khác. Thầy sẽ đọc bài thơ kệ của con, nếu con đã xuyên qua cánh cửa [giáo pháp], thầy sẽ trao y áo và giáo pháp cho con.” Thần Tú đảnh lễ và rời đi. Một vài ngày trôi qua, thầy vẫn không thể soạn một bài thơ kệ mới. Tâm trí thầy bị xáo trộnnghĩ ngợi mãi không ngừng. Dù đang đi hay đang ngồi, thầy đều không thể có sự an lòng.

Vài ngày sau, một trong các đệ tử [của Tổ] đi ngang qua phòng giã gạo tụng ngâm bài kệ [của Thần Tú]. Ngay khi nghe nó, tôi (Huệ Năng) đã biết rằng người soạn bài thơ kệ này chưa có được sự thấu suốt vào bản thể cốt tủy của họ mặc dù họ không u mê về giáo pháp, nhưng họ chưa hiểu thấu đáo ý nghĩa sâu xa. Tôi hỏi người đệ tử đó rằng: “Thầy đang ngâm tụng bài thơ kệ gì vậy?”

Thầy ấy trả lời: “Cái anh thô lỗ này, anh không biết gì à? Tổ nói rằng đối với người trần thế, sống chết (sasāra) có tầm quan trọng chính yếu, bất kỳ ai muốn nhận sự truyền thừa y áo và giáo pháp thì viết một bài thơ kệ. Nếu có người nhận rõ được (giác ngộ) ý nghĩa sâu xa [của giáo pháp] thì họ sẽ nhận được y áo và giáo pháptrở thành Tổ thứ sáu. Thượng tọa Thần Tú đã viết bài thơ kệ về sự giải thoát khỏi các dấu hiệu (vô tướng) trên vách của hành lang phía nam, Tổ khuyên mọi người ngâm tụng nó. Nếu thực hành theo lời dạy chứa đựng trong bài thơ kệ này, con người sẽ tránh rơi vào tình trạng bất hạnh, bài thơ kệ sẽ mang đến lợi ích to lớn.”

Tôi nói: “Tôi cũng thích ngâm tụng bài thơ kệ này, để có được sự chắc chắn rằng tôi có những điều kiện cần thiết cho việc có được sự tái sanh tốt đẹp. Tôi đã làm công việc giã gạo [bằng chân] và chưa từng đến vách tường đó. Thầy vui lòng chỉ bài thơ kệ đó giúp tôi để tôi có thể lễ bái nó được không?” Vị ấy đã chỉ cho tôi bài thơ kệ đó, tôi nói: “Tôi không thể đọc. Chú đọc lớn tiếng cho tôi được không?” Vào lúc đó, có viên quan tên là Trương Nhật Dung (Rìyòng Zhāng) đến từ Giang Châu có mặt tại đó và đọc lớn tiếng bài thơ kệ. Khi nghe xong bài thơ kệ, tôi nói: “Tôi cũng có bài thơ kệ. Ông vui lòng viết nó lên vách tường giúp tôi được không?” Viên quan chức nói: “Anh cũng soạn được bài thơ kệ sao? Thật kỳ lạ.”

Tôi nói với viên quan chức rằng: “Nếu ông muốn rèn luyện chính mình trong sự giác tỉnh hoàn hảo tối thượng, ông không nên xem thường người đang bắt đầu việc rèn luyện của họ. Người ở tầng lớp thấp nhất có thể sở hữu trí tuệ cao nhất, người ở tầng lớp cao nhất có thể không hiểu biết bất cứ thứ gì. Xem thường người khác thì xấu xa vô cùng vô tận.”

Viên quan chức nói: “Hãy ngâm đọc bài thơ kệ của anh, tôi sẽ ghi nó lên vách tường cho. Nhưng nếu anh thành tựu giáo pháp, anh phải dạy tôi trước đó. Không được quên!” Lúc đó, tôi ngâm đọc bài thơ kệ của mình:

Bồ-đề (giác ngộ), về nguồn gốc thì chẳng có cây

gương sáng thì không có đài (bệ đỡ)

Về nguồn gốc thì không gì tồn tại.

Bụi sẽ bám vào nơi nào?

(Bồ đề vốn không cây

Gương sáng chẳng cần đài

Xưa nay không một vật

Lấy gì dính bụi đây.)

Khi viên quan chức chép bài thơ kệ này lên vách xong, tất cả đệ tử [của Tổ] đều kinh ngạc và há hốc miệng sửng sốt. Tất cả nói với nhau rằng: “Thật không thể tin được! Không nên phán xét con người qua vẻ bề ngoài. Trong suốt thời gian qua, anh ấy là Bồ-tát sống!”

Khi Tổ thấy mọi người đang sửng sốt, Tổ e sợ rằng họ sẽ làm tổn hại tôi, vì vậy, Tổ lấy chiếc giày của mình chà bài thơ kệ và nói: “Người này cũng chưa có được sự thấu suốt vào bản thể riêng của họ.” Mọi người chấp nhận điều này.

Ngày hôm sau, Tổ âm thầm đến phòng giã gạo và nhìn thấy tôi đang giã gạo với hòn đá buột ở bên hông. Tổ nói rằng: “Một số người tìm kiếm con đường thậm chí từ bỏ thân thể mình vì giáo pháp. Con có phải là người như vậy không?” Sau đó, Tổ hỏi: “Gạo đã giã trắng hay chưa?” Tôi trả lời: “Gạo đã trắng từ lâu rồi. Chỉ cần sàng nữa thôi.” Tổ gõ cây gậy của mình vào chày giã gạo ba cái và rời đi. Tôi hiểu rằng đây là dấu hiệu để tôi đến và gặp Tổ vào canh ba đêm đó, lúc nửa đêm.

Tổ cất giữ y ngoài của mình ở chỗ kín đáo, không một ai có thể nhìn thấy. Tổ giảng giải Kinh Kim cương cho tôi và khi đến đoạn “Bồ-tát cần phát triển tâm không dựa vào bất cứ thứ gì cả” (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm), tôi đạt được sự giác tỉnh to lớn, rồi thấu rõ rằng số lượng to lớn vô số kể của mọi hiện tượng đều không tách rời bản thể riêng của mình.

Tôi để lộ sự giác tỉnh của mình cho Tổ biết bằng lời nói: “Bản thể riêng của người vốn luôn luôn trong sángtự nhiên. Bản thể riêng của người vốn luôn luôn không sanh cũng không mất một cách tự nhiên. Bản thể riêng của người vốn luôn luôn hoàn hảo một cách tự nhiên. Bản thể riêng của người vốn luôn luôn không thay đổi một cách tự nhiên. Số lượng to lớn vô số kể của mọi hiện tượng có thể luôn luôn từ bản thể riêng của người sanh ra.”

Lúc đó Tổ biết tôi đã rõ thấu bản thể vốn có của riêng mình và nói với tôi: “Nếu con không biết tâm vốn có của mình thì không có lợi ích gì trong việc rèn luyện giáo pháp của chính mình. Nếu con biết tâm vốn có của mình thì con sẽ có được sự thấu suốt vào bản thể vốn có của con. Thấu suốt điều này có nghĩa là trở thành vị thầy của trời và người, tức vị Phật.”

Vào lúc canh ba, tôi thọ nhận giáo pháp không có bất kỳ người nào biết. Tổ trao giáo pháp “giác ngộ bất ngờ” (đốn ngộ) cho tôi cùng với y áo và bình bát. “Bây giờ, thầy là Tổ thứ sáu. Hãy luôn duy trì chánh niệmtruyền bá giáo pháp rộng rãi. Đừng để sự truyền thừa bị đứt đoạn. Hãy lắng nghe bài thơ kệ:

Hữu tình gieo hạt giống,

Do đất, quả sanh ra.

Vô tri không hạt giống,

Không bản thể, không sanh.”

(Chúng sanh gieo trồng hạt giống,

Và do có đất nên quả sanh ra

Vật thể vô tri giác không có hạt giống,

Không bản thể và cũng không sanh khởi).

Tổ nói tiếp: “Khi đại sư Bodhidharma (Bồ-đề-đạt-ma)43 lần đầu tiên đến đây, con người đều chưa có niềm tin, cho nên đại sư trao y áo này như biểu tượng của niềm tin (tín vật). Nó được trao từ vị thầy sang đệ tử. Giáo pháp được trao truyền từ tâm sang tâm. Tâm phải luôn luôn đạt đến sự thấu suốt và sự giải thoát của riêng nó. Từ thời xa xưa, các đức Phật chỉ trao thực thể vốn có (bản thể), trong khi các tổ sư bí mật trao truyền tâm vốn có (bản tâm). Y áo trở thành nguyên nhân xung đột và con không nên trao truyền nó nữa. Nếu con trao truyền, cuộc sống của con sẽ bị treo lơ lửng bởi sợi dây. Hãy nhanh chóng rời đi! Thầy e rằng sẽ có người làm tổn hại con.”

Tôi trả lời: “Con nên đi đâu?” Tổ nói: “Khi gặp [nơi] yêu thương, con nên dừng lại. Khi gặp [chỗ] đông người, con nên ẩn mình.”

Vào nửa đêm, tôi nhận y áo và bình bát, rồi thưa [với Tổ] rằng: “Con đến từ phương nam, nên con không biết những con đường núi non này. Làm thế nào con đến được bến sông?” Tổ thứ năm nói: “Đừng lo lắng, thầy sẽ đi với con.” Tổ đi cùng tôi đến tận bến thứ chín (Cửu Giang) bên bờ sông, rồi chúng tôi lên thuyền tại đó. Tổ thứ năm lấy mái chèo và bắt đầu chèo thuyền. Tôi thưa: “Dạ, sư phụ, lại [ngồi] đây. Nên để đệ tử chèo thuyền.” Tổ nói: “Thầy sẽ đưa con qua bờ bên kia.”

Tôi thưa: “Khi tâm con phân vân, con tin tưởng rằng người thầy sẽ đưa con qua bờ bên kia.44
Khi con có được sự thấu hiểu, con nhận thấy rằng tự con sẽ qua bờ. Tiếng “qua bờ” (độ) được dùng trong nhiều cách khác nhau. Con sinh ra ở một nơi hẻo lánh, cách phát âm không chuẩn xác. Con thọ nhận giáo pháp từ thầy, thưa sư phụđạt đến sự thấu hiểu. Chính bản thể của riêng con đã qua bờ rồi.”

Tổ nói: “Chính xác, thật chính xác. Trong tương lai, giáo pháp của đức Phật sẽ truyền bá rộng rãi vì con. Sau ba năm con ra đi, thầy sẽ viên tịch. Bây giờ, con nên đi đi. Cố gắng hết sức đi về phương nam. Đừng vội vàng thuyết giảng giáo pháp. Thật khó để thiết lập giáo pháp của Phật.”

Tôi rời xa Tổ và đi về phương nam.

(Kinh Cương lĩnh Thiền Tông/Lục Tổ đàn Kinh, Đại Chánh tạng tập 48, đoạn 2008, tr. 347c28-349b14, do D.S. dịch từ tiếng Hán sang tiếng Anh).
_______________
39 Người dịch: Dường như đoạn này, người dịch sang tiếng Anh kết hợp hai bản Kinh Pháp bảo đàn hiện có bằng tiếng Hán (Bản trong Đại Chánh và Bản Đôn Hoàng). Trong Đại Chánh: 大師告眾曰: 善 知識! 菩提自性, 本來清淨, 但用此心, 直了成佛. 善知識! 且聽惠能行由, 得法事意 (Đại sư (Huineng) khuyên bảo … (như trên)… ngay lập tức. Các bạn đạo thân mến! Hãy lắng nghe cách thức và nguyên do cũng như ý nghĩa việc giác ngộ giáo pháp của Huệ Năng). Theo bản thảo Kinh Pháp bảo đàn được tìm thấy tại hang động Đôn Hoàng (Tun-huang):〔師〕言:善知識!淨心念摩訶般 若波羅蜜法 (phần A2) (Sư ngôn: thiện tri thức! Tịnh tâm niệm ma-ha-bát-nhã-ba-la mật pháp: Sư nói: các bạn đạo thân mến! Hãy làm cho tâm trong sáng và tập trung vào giáo pháp về sự hoàn hảo của trí tuệ to lớn này). Ở đây, tôi dịch sang tiếng Việt theo đúng bảng tiếng Anh.
40 Kinh Kim cương Bát-nhã-ba-la-mật (Vajracchedikā Prajñāpāramitā): xem *M.4, 9, 20, 44, 48, 103
41 Bản kinh nhấn mạnh bản thể giác ngộ (Phật tánh) và cách mà thế giới thường nghiệm được định hình bởi tâm con người: xem *M.142.
42 Người dịch: Ngũ Tổ huyết mạch đồ (五祖血脈圖).
43 Vị sư truyền thuyết, người đầu tiên mang (trường phái) Thiền đến Trung Hoa
44 Qua “phía bên kia” hay qua “bờ bên kia” là hình tượng sinh động kinh điển của Phật giáo về sự đạt đến giác ngộ

CÁC ĐỆ TỬ CƯ SĨ NAM ƯU TÚ

M.168 Bồ-tát cư sĩ Vimalakīrti (Duy-ma-cật)

Đoạn trích này nói về Bồ-tát cư sĩ nổi tiếng (như ví dụ ở *M.10, 113, 127, 136, 141) được mô tả là người sáng suốt hơn nhiều Tỳ-kheo xuất sắc; ông sống trong thế giới người đời nhưng không nhiễm đời để hướng đạo mọi người (bao gồm việc khuyến khích mọi người xuất gia làm Tỳ-kheo hay Tỳ-kheo-ni). Một hình mẫu về đệ tử cư sĩ nữ là Hoàng hậu Śrīmāla (Thắng-man), như trong đoạn trích *M.33.

Lúc bấy giờ, có người Licchavi tên là Vimalakīrti (Duy-ma-cật) sinh sống tại thành Vaiśālī (Tỳ-xá-li) nhộn nhịp. Ông đã từng phụng sự các vị Chiến thắng (đức Phật) ở quá khứ, vun trồng gốc rễ điều lành và tỏ lòng tôn kính rất nhiều vị Phật. Ông đã hoàn thiện sự “chấp nhận đầy kiên nhẫn” [về lời dạy (khái niệm) và thực tế đầy thách thức] cũng như dễ dàng thành tựu trí tuệ vô cùng cao cả. Ông thông thạo các dhāraī45 và có được sự tự tin tuyệt đối. Ông đã chiến thắng māra (ma vương), địch thủ của mình và đã đi vào chân lý (Pháp) thẳm sâu. Trí tuệ hoàn hảo xuất hiện trong ông và ông đã thành thục trong việc khéo léo áp dụng các phương tiện. Ông có tài hùng biện đỉnh cao và hiểu biết tường tận xu hướngtư cách của mọi người (chúng sanh). Ông nắm rõ các phần năng lực [về thể chất cũng như tinh thần] mà họ có và chỉ dạy họ giáo pháp (chân lý). Bản thân ông chuyên tâm với sự cương quyếtcố gắng hết sức. Ông toàn tâm nghiền ngẫmhoàn thiện [giáo pháp] Đại thừa. Tư cách đạo đức của bản thân ông thì như vị Phật, còn trí năng hiểu biết nổi trội của ông thì như đại dương [sâu thẳm và mênh mông]. Ông được các đức Phật ca ngợi, cũng như được Indra (Đế-thích), Brahmā (Phạm thiên, Thượng đế) và tất cả các thiên thần bảo hộ thế giới tôn kính. Ông cư trú tại thành Vaiśālī nhộn nhịp để giúp mọi người (chúng sanh) chuyển hóa thông qua phương tiện khéo léo của mình.

Ông có tài sản không giới hạn, như thế có thể thu hút những người nghèo khổ không ai che chở. Nguyên tắc đạo đức của ông hoàn toàn trong sáng, như thế có thể thu hút những người có tư cách đạo đức xấu xa. Ông có được sự kiên nhẫn và làm chủ bản thân, như thế có thể thu hút những người hư hỏng, đồi bại, xấu xa với tâm chứa đầy bực bội. [Thần thái] ông tươi sáng đầy sức sống (lạc quan), như thế có thể thu hút những người lờ phờ [thiếu sức sống] (bi quan). Thiền định, chánh niệm và sức tập trung tĩnh lặng của ông vững chắc, như thế có thể thu hút những người có tâm trí tán loạn. Trí tuệ của ông được thiết lập vững vàng, như thế có thể thu hút những người thiếu sáng suốt.

Ông mặc áo quần thuần màu trắng,46 nhưng [lối sống] đức hạnh giống như người xuất gia hoàn hảo. Ông sống tại gia, nhưng không dính mắc với phạm trù khoái lạc cảm giác (dục giới), phạm trù hình sắc (sắc giới), hay phạm trù không hình sắc (vô sắc giới). Ông xuất hiện có vợ và con, nhưng luôn duy trì tình trạng độc thân. Ông xuất hiện có người phục vụ vây quanh, nhưng luôn duy trì lối sống tách biệt. Ông xuất hiện chỉnh chu với đồ trang sức quý giá, nhưng luôn luôn có hình tướng của vị Phật. Ông xuất hiện sống cuộc đời ham mê ăn nhậu, nhưng luôn luôn thưởng thức món ăn của thiền định. Ông xuất hiện ở mọi sòng bài như [kẻ] nghiện cờ bạc, nhưng luôn luôn thực hành sự thận trọng và làm việc để giúp mọi người chuyển bỏ. Ông kết giao với người khác đạo, nhưng trong tâm trí ông không xa rời đức Phật. Ông tìm hiểu kinh sách thế gian và siêu nghiệm không thuộc Phật giáo, nhưng luôn luôn thích thú trong niềm vui giáo pháp. Về mọi mặt, ông là thành phần thuộc tầng lớp thượng lưu, nhưng nhận được thể thức tôn trọng cao nhất tại bất kỳ nơi nào ông đến.

Ông kết giao với người già, trẻ, trung niên để thích ứng với cuộc sống thế gian, nhưng luôn luôn phát ngôn phù hợp với giáo pháp. Ông tham gia vào mọi loại nghề nghiệp và kinh doanh, nhưng không quan tâm đến thu nhập hay lợi nhuận. Ông xuất hiện ở mọi ngả tư trên mọi góc đường để tuyên truyền tư cách tốt đẹp trong số nhiều người; hơn nữa, bản thân ông tham gia công việc chính quyền để bảo vệ họ. Ông xuất hiện giữa mọi người dạy và học giáo pháp để họ có thể dứt rời khỏi sự trói buộc với Tiểu thừa (Hīnayāna)47 và đưa họ đến với Đại thừa (Mahāyāna). Ông thăm viếng tất cả trường học để giúp học sinh thay đổi (chuyển hóa). Ông đến tất cả lầu xanh (nhà chứa) để giải thích tác hại của khoái lạc tính dục. Ông đến tất cả quán nhậu để giúp mọi người áp dụng chánh niệmnhận thức rõ ràng. Ông được giới thương gia (śreṣṭhi) chấp nhận là người thương gia (śreṣṭha) bởi vì ông tuyên bố giáo pháp cao thượng.48 Ông được giới gia chủ chấp nhận như một gia chủ vì ông duy trì sự tách biệt khỏi sự quyến rũ và chấp giữ. Ông được giới chiến binh chấp nhận như một chiến binh vì sự chấp nhận đầy kiên nhẫn, sự ôn hòa và sự mạnh mẽ của ông được thiết lập vững vàng…

[Bồ-tát] Vimalakīrti, dòng dõi Licchavi có được sự thận trọng, phương tiện khéo léo và trí tuệ, đã sống theo cách như vậy trong thành Vaiśālī nhộn nhịp.

(Kinh Duy-ma-cật, chương 2, phân đoạn 1-6, D.S. dịch tiếng Anh).
______________
45 Các thể thức hay các câu thần chú đầy uy lực, giống với câu chú bí mật (mantras)
46 Chỉ cho hình thức của người cư sĩ tại gia (thời đức Phật), ngày nay vẫn còn ở một số vùng Phật giáo Thượng tọa bộ, còn Phật giáo Đại thừaKim Cương thừa thì mặc trang phục như mọi người khác.
47 Vì một số người chỉ hướng đến giải thoát cho bản thân họ.
48 Ở đây có cách chơi chữ mà không còn trong bản dịch (tiếng Anh và tiếng Việt), trong đó từ “thương gia,” śreṣṭhi thì phát âm dường như giống với từ “cao thượng,” śreṣṭha. Vì thế, chỉ có một ký tự tách biệt “giáo pháp cao thượng” là điều mà Vimalakīrti thực sự giảng dạy, với “giáo pháp của các thương gia.” Người dịch: Câu này trong bản Sanskrit: Śreṣṭhiṣu ca śreṣṭhisammataḥ śreṣṭhadharmācanatāyai. (SGBSL, ed., Vimalakīrtinirdeśa: Transliterated Sanskrit Text Collated with Tibetan and Chinese Translations, Tokyo: Taisho University Press, 2004, tr.62.)
49 Người dịch: Mahāsiddhas: “Mahā:” lớn, hàng đầu, ưu tú, xuất sắc; “siddha:” người thành tựu, người hoàn thiện. Có nghĩa là những người thực hành Phật giáo Kim cương thừa đã thành tựu, đã ngộ đạo một cách xuất sắc (great accomplished ones). Khi dịch sang tiếng Việt, tôi dùng từ “đạo sư hàng đầu” hoặc có khi dùng từ “đạo sư ưu tú” để chuyển tải.

KIM CƯƠNG THỪA

CÁC VỊ ĐẠO HÀNG ĐẦU49

Sáu đoạn trích dưới đây hầu hết được chọn từ sách “Live of the Eighty-four Mahāsiddha” (Cuộc đời 84 đạo sư ưu tú), một tuyển tập những câu chuyện cuộc sống minh họa cho sự thực hành Phật giáo Kim Cương thừa. Tám mươi bốn “vị đạo sư hàng đầu” này sống tại Ấn Độ khoảng giữa thế kỷ VIII và XII. Không tuân theo lối sống quy ước, họ là những người thực hành nam hoặc nữ nổi bật, đã đạt đến sự thành tựu (siddhi) cả về năng lực siêu nhiên (thần thông) và trạng thái tuệ giác siêu nghiệm bằng việc gạt bỏ thói thường và tập trung vào cốt tủy của thực tại. Mỗi người trong họ đều đạt được sự thành tựu theo cách rất riêng của mình, biến cuộc sống cá nhân thành con đường đi đến giác tĩnh. Câu chuyện cuối cùng liên quan đến Đạo sư Tsongkhapa (Tông-khách-ba, 1357-1419), người sáng lập trường phái Gelukpa (Cách-lỗ) của Phật giáo Tây Tạng.

V.86 Cuộc đời Đạo sư Lũyipa

Vị đạo sư hàng đầu này được biết đến vì chiến thắng lòng kiêu hãnh về gia thế hoàng tộc của mình.

Lũyipa có tên như vậy là do đạo sư ăn lòng cá. Chuyện kể rằng: Có vị vua ở Tích Lan (Sri Lanka) có năng lực ngang ngửa với vua trời Vaiśravaṇa (Tỳ-sa-môn thiên vương) vị đại đế giàu sang của lục địa phương Bắc. Vua cho trang trí cung điện hoàng gia bao phủ bằng đá quý, ngọc trai, vàng, bạc và các thứ châu báu khác. Vua có ba người con. Lúc sắp mất, vua hỏi các nhà chiêm tinh trong các hoàng tử ai là người kế nghiệp đế vương. Họ tính toán rồi nói: “Nếu hoàng tử thứ nhì nắm giữ quyền hành thì vương quốc sẽ hùng mạnh, mọi người hạnh phúc và sẽ có nhiều lợi ích khác nữa.” Vì vậy, vương quốc của vua cha được truyền cho vị hoàng tử thứ nhì. Hoàng tử do hai người anh em và mọi người tôn lên làm vua, nhưng ông chẳng muốn50 và cố gắng trốn thoát. [Tuy nhiên] hai người anh em và người dân bắt và trói ông với một dây xích bằng vàng. Ông tặng tiền vàng và bạc cho tất cả người phục vụ và lính canh ngục để mình được tự do. Ban đêm, ông mặc quần áo rách và trốn thoát khỏi hoàng cung. Ông tìm người hộ tống, đưa vàng hối lộ anh ta và khởi hành đến vương quốc Rāmeśvaram do Vua Rāmala trị vì. Sau khi vứt bỏ ghế ngồi bằng lụa thêu, ông mua một miếng da dê để ngồi;51

49 Người dịch: Mahāsiddhas: “Mahā:” lớn, hàng đầu, ưu tú, xuất sắc; “siddha:” người thành tựu, người hoàn thiện. Có nghĩa là những người thực hành Phật giáo Kim cương thừa đã thành tựu, đã ngộ đạo một cách xuất sắc (great accomplished ones). Khi dịch sang tiếng Việt, tôi dùng từ “đạo sư hàng đầu” hoặc có khi dùng từ “đạo sư ưu tú” để chuyển tải.  sau khi từ bỏ ngài vàng, giờ này ông ngủ ở đống tro tàn.52 (Tức là trở thành một yogi – người thực hành Kim Cương thừa).

Vị yogi này có sắc thái thật dễ chịu và dáng đẹp đến nỗi ông thường được tặng thí thức ăn, vì vậy, ông không bao giờ phải đi mà không có thực phẩm hay nước uống. Sau đó, ông đến Vajrāsana (chỗ ngồi Kim Cương: Kim Cương tọa), nơi đức Phật Thích-ca-mâu-ni thành tựu giác ngộ và được chào đón ấm cúng tại đấy bởi một ākinī53, người đã trao cho ông những lời chỉ dẫn. Sau đó, ông đi đến kinh đô Pātaliputra và cư trú tại đó, sinh sống nhờ thực phẩm được mọi người bố thí và ngủ ở nghĩa trang. Một ngày ông đi vào chợ và đến chỗ các phụ nữ bán rượu. Người phụ nữ đứng đầu trong số những người bán rượu – là một ākinī – nhìn vào chàng trai trẻ và nói: “Người này đã thanh lọc bốn luân xa (cakra)54 của mình khỏi hết mọi ô nhiễm, ngoại trừ có một một tạp chất bằng hạt đậu về ý thức hoàng gia vẫn còn lại trong tâm.” Khi đó, cô ta đổ một ít thức ăn thối rửa vào khay đất sét và đưa cho ông. Khi ông vứt nó, ākinī nổi giận và nói: “Nếu anh vẫn còn quan niệm về thực phẩm ngon và dở thì anh sẽ có được gì khi thực hành giáo pháp?”

Điều này khiến ông hiểu rằng những định kiến của mình là chướng ngại giác ngộ, Vì vậy, ông từ bỏ nó. Ông nhặt những ruột cá vứt bỏ bởi các ngư dân đánh bắt tại sông Hằng và ăn chúng. Ông thực hành như vậy khoảng mười hai năm. Tất cả các bà hàng cá có thể nhìn thấy ông ăn ruột cá, nên họ gọi ông là Lũyipa, [tức là] người ăn ruột cá. Đó là cách mà vị ấy được biết đến rộng rãi.

(Cuộc đời 84 vị đạoưu tú, liên tục từ trang 2-5, do T.A.dịch tiếng Anh).
__________________
50 Mặc dù sự xa hoa và bạo lực thường được liên kết với vương quyền, nhưng Phật giáo có những câu chuyện về những vị hoàng tử trong sáng cố gắng tránh né việc trở thành vua; một chủ đề bổ sung là làm thế nào để trở thành vị vua tốt và công bằng.
51 Được những người tu hành (yogi: nhà du-già) và khổ hạnh sử dụng.
52 Có nghĩa là hoàng tử chọn lối sống của một người thực hành mật chú (tantric yogi).
53 Ḍākinī, hiện thân của trí tuệ (xem cước chú ở *V.4) được cho là có năng lực đưa ra lời chỉ dẫn bí truyền.
54 Các trung tâm năng lượng trong thân thể tinh tế này được đặt ở bốn điểm dọc theo cột sống: rốn, tim, cổ họng và trán

V.87 Cuộc đời Đạo sư Kankaripa

Vị đạo sư này được biết đến vì đã vượt qua được sự quyến luyến với người vợ quá cố của mình.

Ở vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) từng có một gia chủ thuộc giai cấp (tầng lớp) thấp. Anh ta kết hôn với cô gái cùng đẳng cấp xã hội với mình. Không ngừng tận hưởng hương vị hạnh phúc hôn nhân, anh chỉ quan tâm đến công việc của thế gian mà không dành chút suy nghĩ về giáo pháp tốt đẹp, [là] con đường của giải thoát. Anh sống hạnh phúc, nhưng rồi, bất thình lình, nghiệp [duy trì sự sống] của vợ anh đã hết và cô ấy chết. Anh mang thi thể của vợ đến nghĩa địa, nhưng không thể bỏ được, anh ở đó, bên cạnh thi thể và khóc.

Bất chợt, người thực hành Kim Cương thừa (yogi) có nhận thức cao xuất hiện bên cạnh anh và hỏi: “Anh đang làm gì ở đây, trong nghĩa địa này?” Vị gia chủ nói: “Này yogi, ông không thấy tình trạng tồi tệ của con sao? Con cảm thấy mình như người bị móc mù mắt. Mất đi người yêu quý, hạnh phúc đã không còn. Có còn ai trên thế giới này đau khổ hơn con không?” Vị yogi bảo anh: “Tất cả sự sống đều kết thúc bằng cái chết; mọi cuộc gặp gỡ đều kết thúc trong chia ly; tất cả mọi thứ có điều kiệnvô thường. Vì mọi người lăn lộn trong vòng sống-chết (luân hồi) đều phải chịu khổ đau, không nên đau buồn về bản chất của sự sống luân hồi khổ đau. Bảo vệ một cái xác chỉ giống như cục đất sét có lợi ích gì? Tốt hơn con nên để tâm vào giáo phápgiải thoát mọi khổ đau.”

Vị gia chủ cầu khẩn: “Thưa yogi, nếu có cách giải thoát khổ đau của sống và chết trong [vòng quay] luân hồi, làm ơn cho con biết.” Vị yogi nói rằng: “Cách của giải thoát nằm trong lời chỉ dẫn của bậc đạo sư.” Người gia chủ thưa: “Làm ơn trao nó cho con.” Ngay sau đó, vị yogi truyền thụ sự kết nạp55 cũng như lời chỉ dẫn về học thuyết phi ngã cho anh.

Vị gia chủ hỏi: “Con sẽ thiền như thế nào?” Vị yogi nói: “Từ bỏ ý nghĩ về người vợ quá cố của con và quán tưởng về Thánh mẫu phi ngã56 là niềm hạnh phúc và sự trống rỗng không phân biệt.” Với những lời nói này, ông đã thiết lập sự thực hành của mình.

Trong sáu năm, ý niệm về người vợ bình thường của mình đã tàn dần vào lĩnh vực trống rỗng và an lạc. Những phiền não trong lòng đã được xóa sạch và đạt được sự trực nhận về niềm an vui tổng thể, bản chất chiếu sáng của tâm. Giống như những cảnh ảo mộng tan biến khi chất cà độc [được lọc] sạch sẽ khỏi cơ thể, như xóa bỏ vô minh, độc tố của ngu muội ấy, thấy được hiện thực của chân lý không méo mó và đạt được sự thành tựu. Anh trở nên nổi tiếng khắp nơi với tên gọi “Kankaripa Yogi.” Sau khi giảng dạy giáo pháp cho nhiều người tại Magadha – quê hương của mình, Kankaripa Yogi, với chính thân này đã đi lên cõi trời.57

(Cuộc đời 84 vị đạoưu tú, liên tục từ trang 34-36, do T.A. dịch tiếng Anh).
____
55 Hay quán đảnh, sự khởi đầu, khai tâm.
56 Thánh mẫu Phi Ngã, tức là Nairātmyā, vợ của Heruka, vị thiên thần mật chú mà Kankaripa buộc phải kết nạp vào sự thực hành của mình.
57 Ở đây có nghĩa là “thế giới hiện tượng mênh mông” (pháp giới), hay cõi Phật.

V.88 Cuộc đời Đạo sưāpa

Vị đạoưu tú này được biết đến vì biến đổi tình yêu đánh đàn luýt (lute) của mình thành [phương pháp] thiền [quán tưởng] về âm thanh.

Tên gọi Vīṇāpa có nghĩa là “nghệ nhân đàn luýt.”58 Ghahuri là quê hương ông, ông thuộc giai cấp hoàng thất, vị đạo sư của ông là Buddhapa, người đã đạt được sự thành tựu do thực hành Hevajra.59

Chuyện kể rằng: vị vua của vương quốc Ghahuri chỉ có duy nhất người con trai rất được vua cha, mẫu hậu và mọi người yêu quý. Thái tử lớn lên trong sự chăm sóc của tám bảo mẫu và những người khác. Cậu luôn luôn ở cùng với những nhạc sĩ triều đình, những người giữ nhiệm vụ bảo vệ cậu. Cậu học chơi đàn luýt rất cừ đến nổi tâm trí cậu hoàn toàn say mê theo âm thanh của đàn tamboura60 khi cậu khẩy dây đàn luýt – nhiều đến nổi cậu quên đi mọi thứ khác trên thế gian. Nhà vua, mẫu hậu, quần thần và mọi người bắt đầu nói những lời không hay về cậu: “Vị thái tử này được nuôi lớn để kế thừa hoàng vị của cha, nhưng cậu quá đắm chìm vào âm thanh của đàn luýt đến nổi không thực hiện nhiệm vụ của một ông hoàng. Chúng ta nên làm điều gì đây?”

Họ nhờ vị yogi đã rèn luyện thuần thục, tên là Buddhapa đến thăm thái tử. Khi thái tử nhìn thấy vị yogi, cậu tin tưởng ông ngay lập tức. Sau khi lễ báiđi vòng quanh ông, họ tiến hành thảo luận thẳng thắn. Sau khi vị yogi dành một ít thời gian với thái tử, ông thấy rằng đây là thời điểm thích hợp để rèn luyện cậu, Vì vậy, ông hỏi thái tử: “Thưa thái tử, ngài không thực hành giáo pháp sao?” Thái tử trả lời: “Đúng vậy, thưa yogi, tôi có thực hành giáo pháp; [nhưng] tôi không thể sống mà thiếu âm thanh của đàn tamboura. Nếu có cách thực hành giáo pháp mà không cần bỏ nó thì tôi sẽ thực hành.” Vị yogi nói: “Nếu thái tửniềm tin và sự kiên trì trong sự thực hành giáo pháp thì tôi sẽ chỉ cho thái tử lời chỉ dẫn riêng tư và dạy ngài làm thế nào để thực hành nó mà không nhất thiết từ bỏ chơi đàn vīṇā.” Thái tử: “Làm ơn trao nó cho tôi.”

Ngay sau đó, vị yogi truyền sự kết nạp (quán đảnh) để làm cho dòng tâm thức non nước của thái tử trở nên thuần thục và trao thái tử lời chỉ dẫn thiền quán như sau: “Hãy quên đi ý niệm lắng nghe âm thanh của đàn tamboura bằng tai; hãy hòa lẫn cảm nhận tâm hồn với ý niệm âm thanhthiền quán nó.”

Sau khi thiền quán theo cách như vậy khoảng chín năm, thái tử làm sạch phiền não tâm hồnđạt được sự trải nghiệm chói sáng của tâm như ngọn đèn. Thái tử phát triển nhiều loại trí cao hơn và nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Ngài trở nên được biết rộng rãi là “Vīṇāpa Yogi.” Ngài đã trao truyền vô số lời dạy đối với cư dân Ghahuri. Cuối cùng, sau khi kể lại câu chuyện giác ngộ của mình, với chính thân này ngài đã đi lên trời (cõi Phật).

(Cuộc đời 84 vị đạoưu tú, liên tục từ trang 50-53, do T.A. dịch tiếng Anh).
58 Hay nghệ sĩ đàn vīṇā: vīṇā là một loại nhạc cụ của Ấn Độ giống như đàn luýt (lute) với âm thanh ngọt ngào.
59 Vị thiên thần mật chú.
60 Một loại nhạc cụ bằng dây khác được dùng chung với đàn luýt (vīṇā).

V.89 Cuộc đời nữ Đạo sư Maibhadrā hay nữ yogi Bhahuri

Vị nữ đạo sư ưu tú này được biết đến như là một cô gái thông minh, người có ấn tượng mãnh liệt bởi sự vô thường.

Tại một thành nọ của [vương quốc] Agarce, có một gia đình giàu sang có một cô con gái mười ba tuổi. Người cha đã gả cô cho người đàn ông cùng giai cấp.61 Trong khi cô gái trở lại thăm nhà bố mẹ mình và ở đó, thì Đạo sư Kukkuripa đến [vùng này]. Ông hỏi xin cô một ít thực phẩm thì cô nói với ông rằng: “Tại sao một người với vóc dáng hoàn hảo như vậy lại sống nhờ vào ăn xin và ăn mặc áo quần rách nát? Chắc chắn ông có thể có người vợ phù hợp với giai cấp của mình.”

Vị đạo sư nói: “Bị kinh hãi và khiếp sợ bởi luân hồi, tôi đi tìm kiếm hạnh phúc tối thượng của giải thoát. Nếu tôi không đạt đượcdựa vào thân thể khỏe mạnh này, làm sao tôi có thể tìm một cái giống như thế lần nữa?62

Cho nên, nếu tôi giấu giếm viên ngọc quý giá của cơ thể tuyệt vời này trong [cuộc sống] hôn nhân hoan lạc thì mục đích đó sẽ thất bại và kéo theo nhiều đau khổ. Sau khi hiểu điều này, tôi bỏ đi ý tưởng kết hôn.”

Tin tưởng vị đạo sư, cô mang cho ông một số thực phẩm hảo hạng và hỏi ông chỉ bày phương cách đi đến giải thoát. Ông bảo cô rằng nhà mình là nghĩa địa và cô sẽ phải đến đó nếu cần lời chỉ dẫn. Quên mọi nhiệm vụ của mình, cô lẫn trốn lúc trời tối và đi đến đó. Vị đạonhận biết rằng dòng tâm thức của cô gái đã thành thụckết nạp (quán đảnh) cô vào Cakrasaṃvara, hiện thân của niềm vui tối thượng. Ông trao cô lời chỉ dẫn “giai đoạn tiến triểnhoàn thiện được hợp nhất;” cô ở đó, và thực hành khoảng bảy ngày.

Sau đó, cô quay lại nhà bố mẹ mình, bị bố mẹ trách phạt thậm tệ. Cô nói với bố mẹ: “Trong cả ba lĩnh vức (cõi) không có bất kỳ ai chưa từng là bố và mẹ [trong kiếp trước] của con. Nhưng ngay cả dòng tộc gia đình vĩ đại cũng không thể cứu con ra khỏi vũng sâu của luân hồi. Đấy là tại sao con phụng sự vị đạo sư. Vì con đang làm việc cho sự giải thoát, bố mẹ có thể đánh con và con sẽ áp dụng việc này vào cách thức thực hành.” Bố mẹ cô gái nghĩ chắc đây chỉ là một ý thích bất chợt và không nói gì thêm nữa. Vì vậy, cô tiếp tục thực hành sự chỉ dẫn của vị đạo sư trong khi lại trễ nải mọi công việc và nhiệm vụ của mình.

Sau một năm chờ đợi, chồng cô đến và mang cô đi. Cô trở về nhà chồng và làm mọi công việc và nhiệm vụ trần thế như mọi người kỳ vọng mình. Cô chăm sóc chồng mình bằng cả hành động và lời nói, nói với chồng một cách dễ chịu, v.v... Mọi việc diễn tiến tốt đẹp, rồi cô sanh đứa con trai đầu lòng, sau đó là đứa con gái, [cả hai] giống bố mẹ chúng như đúc, họ sống thật hạnh phúc.

Mười hai năm trôi qua từ lúc gặp vị đạo sư nọ. Vào một ngày, khi trên đường trở về nhà sau khi lấy nước từ giếng, cô trượt ngã vào thanh gỗ và làm bể bình nước. Cô ở đó, trong tĩnh lặng (thiền định). Sau nửa ngày khi cô chưa về nhà, gia đình đi tìm cô. Họ nhìn thấy cô đang ngồi đó nhìn vào chiếc bình bể, bất cứ điều gì họ nói với cô dường như cô không hay biết. Mọi người nghĩ cô bị ma nhập. Rồi khi mặt trời vừa lặng, cô thốt lên: “Chúng sanh từ vô thủy luôn luôn phá vỡ chiếc bình thân thể mình, vậy tại sao họ lại trở về nhà [của luân hồi]? Hôm nay, ta làm vỡ chiếc bình của ta và ta không trở về ngôi nhà luân hồi của mình nữa; thay vào đó ta đi đến Cakrasaṃvara (hiện thân của niềm vui tối thượng)! Thật tuyệt vờikinh ngạc; nếu bạn muốn hạnh phúc, hãy phụng sự đạo sư!”

Sau những lời này, có phi lên hư không và ở đó hai mươi mốt ngày, truyền dạy lời chỉ dẫn cho mọi người ở vương quốc Agarce. Rồi sau đó, cô bay về trời (cõi Phật).

(Cuộc đời 84 vị đạoưu tú, liên tục từ trang 252-56, do T.A. dịch tiếng Anh).
61 Vào thời đại của các đạo sư ưu tú, quan niệm của Ấn Độ về giai cấp đã ảnh hưởng khắp xã hội Ấn Độtác động ngay cả đến những người thực hành Phật giáo trong nhiều mức độ khác nhau.
62 Người dịch: Nghĩa là có được thân thể khỏe mạnh thêm lần nữa.

V.90 Cuộc đời nữ Đạo sư Lakmīnkarā

Vị nữ đạo sư ưu tú này được biết đến là một quận chúa ghét cay ghét đắng chuyện săn bắn, là người khuyên một vị vua lắng nghe những lời trí tuệ từ người quét rác [thuộc giai cấp thấp] của chính vị vua đó.

Lakṣmīnkarā là em gái Vua Indrabhūti trị vì hơn 250.000 cư dân khu vực Sambholnagara ở vùng Oḍḍiyāna.63

Ngay từ nhỏ, cô đã bộc lộ nhiều phẩm chất tốt đẹp của gia đình giác ngộ.64

Hơn nữa, cô nghe nhiều bài pháp từ Đạo sư Vāvapa ưu tú và nhiều người khác, cũng như thông thạo nhiều mật chú. Cô được hỏi để kết hôn cùng Sambhol – con trai của Jalendra, vua xứ Laṅkāpurī, rồi anh cô, Vua Indrabhūti đã gả cô. Khi phái đoàn đến đón, cô sửa soạn lên đường đến Laṅkāpuri với đoàn tùy tùng gồm các học giả giáo pháp và được ban tặng với tiền của vô tận.

Khi đến nơi, họ (những người giữ thành) nói có chùm sao xấu nên [phái đoàn của cô] không được chấp nhận cho vào kinh đô. Khi đang chờ đợi, cô quan sát mọi người và nhìn thấy họ là những người ngoại đạo, cô trở nên buồn bã. Rồi đoàn tùy tùng của hoàng tử trên đường đi săn về, mang rất nhiều thú ăn thịt ngang qua chỗ cô. Cô hỏi họ là ai, họ đang đi đâu và tại sao họ giết nhiều động vật hoang dã như vậy. Họ nói: “Chúng tôi trên đường đi săn về. Chúng tôi được chồng sắp cưới của cô gửi đi để săn bắn thú hoang.” Cảm giác đầy phẫn nộ, cô tự nghĩ: “Anh mình là vị vua bảo vệ giáo pháp. Sao lại gả mình cho người ngoại đạo như thế này?” Rồi cô ngất ngay lúc đó.

Khi cô tỉnh lại, cô trao của cải của mình cho các cư dân và ban tặng châu báu cho các người phục vụ, rồi gửi họ trở về quê hương. Sau đó, cô tự nhốt mình trong phòng và không cho bất kỳ ai gặp mình khoảng mười ngày. Cô bôi bẩn thân mình với dầu và than tro, cắt bỏ tóc và hoàn toàn khỏa thân. Mặc dù cô giả điên giả khờ, nhưng cô thực sự không bao giờ dao động trước thực tại như thực.65

Vua và những người trong cung buồn bã vô cùng. Họ gọi một số thầy thuốc để bào chế thuốc và cố gắng chữa trị cho cô, nhưng cô cáu tiết tấn công mọi người được gửi đến. Họ gửi phái viên đến anh cô nhưng anh cô vẫn duy trì sự điềm tĩnh; vua có thể đoán rằng em gái mình vừa chán ghét luân hồi sanh tử.

Từ lúc đó, cô hành động điên dại. Cô ăn thức ăn thừa của mọi người tại Laṅkāpurī, ngủ ngoài nghĩa địa và thực hành giáo pháp cốt yếu. Trong bảy năm, cô đạt được sự thành tựu.66

Cô có được sự phụng sự trung thành của một trong số các người quét rác của nhà vua. Cô trao anh ta lời chỉ dẫn và anh đã đạt được một số phẩm chất tâm linh nhưng người khác không biết.

Rồi một ngày vua Jalendra cùng đoàn tùy tùng đi săn, vì quá trễ để trở về, nhà vua nghỉ đêm tại chỗ; sau đó, vua trở về nhưng đã đi lạc đường. Không thể trở về hoàng cung, nhà vua tìm kiếm chỗ trú ẩn và tình cờ nhìn thấy hang động mà Lakṣmīnkarā đang ngủ. Tò mò muốn biết người phụ nữ điên dại này đang làm gì, nhà vua nhìn vào bên trong và thấy cô đang ở đó, với ánh sáng chiếu ra từ thân thể cô, bao quanh với vô số các nữ thần đang dâng cúng. Thu phục bởi niềm tin, nhà vua ở đó, một đêm rồi trở về hoàng cung. Về sau, nhà vua trở lạiđảnh lễ cô.

Cô hỏi: “Tại sao bệ hạ lại kính lễ người phụ nữ như tôi?” Vua nói: “Bởi vì quý bà có những phẩm chất tâm linh cao thượng và tôi đang hỏi vì sự chỉ dẫn.” Cô nói với nhà vua: “Tất cả mọi loài đều chịu đau khổ luân hồi; không một ai thực sự hạnh phúc. Ngay cả những chúng sanh cao nhất, thiên thầnloài người đều bị giày vò với nỗi đau sanh, già, bệnh và chết. Ba cõi thấp67 không có gì khác hơn ngoài đau khổ; có những nổi đau không thể đo lường từ nóng, lạnh, liên miên đói khát, cấu xé lẫn nhau. Vì vậy, tâu bệ hạ, hãy tìm kiếm niềm an vui cao thượng của giải thoát!”

Cuối cùng cô nói với nhà vua: “Bệ hạ không cần đến tôi học đạo. Người quét rác của bệ hạ đã trở thành đệ tử của tôi và đạt được sự thành tựu. Anh ta sẽ trở thành người bạn tâm linh (thiện tri thức) của ngài.” Nhà vua nói: “Có rất nhiều người quét rác, làm thế nào nhận ra anh ta?” Cô nói: “Anh ta là người dâng thực phẩm ngay sau khi quét rác xong, vì vậy, hãy tìm anh ta vào ban đêm.”

Nhà vua ra tìm người quét rác, khi vua thấy người đang hành động đúng theo những gì cô mô tả, vua mời anh ta vào hoàng cung. Mời anh ta ngồi vào ngai, lễ bái và hỏi anh ta lời chỉ dẫn. Người quét rác trao vua sự kết nạp (quán đảnh) về niềm an lạc của đạo sư và dạy vua lời chỉ dẫn các giai đoạn tiến triểnhoàn thiện của sự thực hành Vajravārāhi.

Cuối cùng, người quét rác và cô thi triển thần thông tại Laṅkāpurī và bay về trời (cõi Phật) với chính thân này.

(Cuộc đời 84 vị đạoưu tú, liên tục từ trang 305-11, do T.A. dịch tiếng Anh).
______
63 Oḍḍiyāna là một quốc gia gần như thần thoạiđâu đó tại tây bắc Ấn Độ, có lẽ là quê hương của nhiều lời dạy mật chú. 64 Điều này cho thấy cô đã đánh thức bản thể giác ngộ (Phật tánh) trong kiếp trước.
65 Có nghĩa là mặc cho mọi việc như vậy nhưng cô vẫn duy trì sự thức tỉnh trong sáng của mình.
66 Ở đây có nghĩa là giác ngộ
67 Người dịch: Ba cõi thấp: (1) cõi ham muốn khoái lạc cảm giác (dục giới), (2) cõi hình sắc (sắc giới), (3) cõi vô hình sắc (vô sắc giới).

V.91 Bài ca chứng nghiệm nhiệm mầu của Lama Tsongkhapa

Dưới đây là câu chuyện về sự chứng nghiệm tâm linh phi thường trong cuộc đời của Lama Tsongkhapa (Lạt-ma Tông-khách-ba, 1357-1419) xem *VI.5 và V.40), nhà sáng lập tâm linh giáo phái Gelukpa (Cách-lỗ) của Phật giáo Tây Tạng, được viết theo thể thơ ca tụng. Đặc biệt, nó chứa đựng danh sách các đức Phật và Bồ-tát vừa có tính lịch sử vừa có tính thêu dệt [cõi trời]68 những vị mà Tsongkhapa cho biết đã thấy và hội ngộ trực tiếp.

 

Kính lễ vị chúa tể giáo pháp Tsongkhapa!

Hỡi người con của bậc Chiến thắng (đức Phật) sáng chói như mặt trời với tia sáng hiểu biết trên không gian trí tuệ rộng lớn bao la, soi sáng thế giới hiện tượng đa dạng như chính chúng là; hỡi vị chúa tế giáo pháp, bậc đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Mặc dù những phẩm chất tốt đẹp về hành vi, lời nói và tâm ý của người không thể được diễn tả trọn vẹn bởi ngay cả các đức Phật và những người con trai của các ngài (Bồ-tát) đang trú ngụ ở mười phương, nhưng hãy lắng nghe lòng thành kính của con trong chốc lát.

Cầu mong những ai có trí tìm thấy niềm hân hoan trong tập thơ ca ngợi được sắp xếp tuyệt vời mà con đã soạn ra để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp bao la của người; một sợi dây chuyền cho tâm trong sáng, một món châu báu tăng trưởng thiện nghiệp của niềm tin.

Một vừng mây thiện lành từ những việc tốt đẹp mà người đã thực hiện, một cơn mưa rào không ngớt vun trồng những điều đức

68 Các thiên thần là: Vajrapāṇi, Maitreya, Amitābha, Tārā, Uṣṇīṣa Vijayā, Uṣṇīṣa Sitatapatra, Yamāntaka, Manjuṣrī/Mañjughoṣa, Kālacakra.

hạnh cao cả của các đệ tử của người, một tiếng sấm rền vang tuyên nói giáo pháp sâu thẳm và mênh mông; hỡi đạo sư huy hoàng, người như cơn bão lớn!

Bậc thầy của những yogi, những vị đạoưu tú nhất của mật chú, người đã thông suốt hàng triệu trạng thái thiền định, viết lên những lời sáng suốtthực hiện sự cố gắng chân thật trong việc thực hành giáo pháp; hỡi đạo sư huy hoàng, người xây tòa tháp qua đầu của tất cả chúng sanh.

Dâng cúng xâu chuỗi châu báu một trăm lẻ một hạt pha lê lên đấng Chiến thắng (đức Phật) tại Vajrāsana (tòa Kim Cương)69 trong kiếp trước, người đã đánh thức tâm giác ngộ của mình, làm cho mình đủ cơ duyên hiểu rõ tầm nhìn chân chánh; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Từ khi lên bảy tuổi, lúc người nhìn thấy Vajrapāṇi (Kim Cương Thủ), chúa tể của bí mật, cũng như Dīpaṃkara70 huy hoàng của cổ xe to lớn (Đại thừa), mặt đối mặt và được các ngài vun trồng, các mật chúkinh điển đã rọi sáng người như những chỉ dẫn riêng tư; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Hỡi đấng Tối thượng (Jetsun)71, chúa tể của giáo pháp, đích thân người gặp được đức Mañjughoṣa72 ở giữa một vầng hào quang hình cầu năm tia sáng màu xanh rực rỡ như màu của ngọc pha lê (sapphire) hoàn hảo; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Từ đó trở đi, hỡi chúa tể của giáo pháp, bất kỳ khi nào người muốn, người có thể gặp đức Trí tuệ kho báu và lắng nghe những lời dạy sâu thẳm của ngài về Tập bí mật73 và trí tuệ hoàn hảo; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

69 Tòa Kim Cương tại Bồ-đề Đạo Tràng (Bodhgayā), Ấn Độ, nơi đức Phật thành tựu giác ngộ.

70 Atiśa hay Dīpaṃkara Atiśa (xem *VI.5 và *V.10), người khởi xướng lỗi lạc nhất về truyền thống kinh điển Phật giáo Đại thừaTây Tạng.

71 Lời nói kính cẩn được dùng chỉ người đã phát triển tâm linh cao cấp.

72 Hiện tướng của ngài Mañjuśrī (Văn Thù), Bồ-tát của trí tuệ không tánh.

73 Guhyasamāja Tantra, tác phẩm chính của bộ phụ tục (father class) Anuttarayoga tantra (Mật chú Du-già cao nhất).

Khi thực hành nghi lễ bảy chi,74 hỡi đạo sư huy hoàng, người tiếp tục trông thấy hình tướng, thủ ấn (mudra)75 và các nét chân thật khác của từng vị trong ba mươi lăm vị Phật trong sáng; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Với cả hai bàn tay trong thủ ấn thuyết giảng giáo pháp (chuyển pháp luân), ngồi trong tư thế thanh tao, đức Maitreya (Di-lặc) hộ thế tiên tri rằng một ngày nào đó người sẽ quay lại sở hữu mười quyền năng của Phật và thực hiện hành động của người Chiến thắng; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Vị chúa tể giáo pháp, hoàng tử của đấng Chiến thắng,76 trong nhận thức đích thân ngài trông thấy vị Vua Śakya (Thích-ca),77 vị thầy của trời người, người trị liệu tối thượng và hướng dẫn đức Amitābha78 chiếu sáng trong giữa đoàn tùy tùng rộng lớn của các ngài; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Ngài trông thấy rõ ràng Thánh mẫu Tārā cao quý, cội nguồn của sự thành tựu, Uṣṇīṣa Vijayā cao thượng và chiếu sáng, Uṣṇīṣa Sitatapatra – người xóa sạch mọi chướng ngại, cùng các Thánh mẫu khác luôn luôn hiện thân; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Được Bồ-tát Nāgārjuna (Long Thọ) và người đệ tử Āryadeva (Thánh Thiên), Buddhapālita (Phật Hộ) cao quý, Candrakīrti (Nguyệt Xứng)79 tuyệt vời, cũng như vị Yogi Nāgabodhi bất phàm đã đích thân thăm viếngthường xuyên hỗ trợ người; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Được Asaṅga (Vô Trước) – người đạt đến cấp bậc Bồ-tát thứ ba;

74 Sự thực hành làm trong sáng [tâm hồn] gồm: (1) lễ lạy, (2) dâng cúng, (3) sám hối những hành động xấu và sa sút, (4) hân hoan với những hành động đức hạnh, (5) cầu nguyện các đức Phật giảng dạy [giáo pháp] và (6) vẫn mãi còn trên thế giới và (7) chia sẻ phước đức đã làm trước 35 vị Phật được mô tả trong “Kinh Sự tập hợp giáo pháp hay Kinh Pháp tụ” (Tri-skandha-dharma Sūtra).

75 Những cử chỉ của tay có tính biểu tượng.

76 Người dịch: Đệ tử của đức Phật.

77 Đức Phật Thích-ca-mâu-ni (Śākyamunī Buddha).

78 Người dịch: Ánh sáng vô lượng (Vô lượng quang) tức đức Phật A-di-đà.

79 Những nhà triết học Ấn Độ lỗi lạc về trường phái Madhyamaka (Trung Quán).

Vasubandhu (Thế Thân) – bậc Toàn tri thứ hai và Dignāga (Trần­na)80 – người được đức Phật chở che đã đích thân thăm viếngthường xuyên hỗ trợ người; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Được Dharmakīrti (Pháp Xứng) – mặt trăng sáng soi của giáo pháp, cũng như Guṇaprabha (Đức Quang), các Bồ-tát Śākyaprabha (Thích-ca Quang), Śāntideva (Tịch Thiên) và Abhaya (Vô Úy)81 sáng chói đã đích thân thăm viếngthường xuyên hỗ trợ người; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Được các đạo sư ưu tú Ấn Độ hàng đầu,82 như Indrabhūti, Saraha sáng rọi, Luỹipa, Ghaṇṭapāda, Kṛṣṇcārya và Kamalaśāla đã đích thân thăm viếng và hỗ trợ người; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Các Bồ-tát lớn – những vị hoàn thiện hạnh phúc cho người khác một cách tự nhiên, Mañjughoṣa đã tuyên bố rõ ràng rằng, dựa vào các dòng truyền thừa này, sẽ có các điều kiện thuận lợi cho sự thành tựu to lớn cho chính ngài và người khác; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Khi sự tĩnh lặng thiền định (yogi) của người kết hợp với sự an tịnh trú ngụ và trí sáng đặc biệt được tăng lên như trăng sáng ngày rằm, ngài thấy rõ hình tướng tuyệt vời của đức Yamāntaka phúc đức83 với khuôn mặt và đôi bàng tay tuyệt hảo; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Khi con tim đạo sư được thanh kiếm trí tuệ của đức Mañjuśrī chạm vào, một dòng suối cam lồ (sự tinh khiết không chút ô nhiễm) chảy vào chính giữa tim người sanh ra sự tĩnh lặng tinh tế nhất của niềm vui cùng xuất hiện; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

80 Những nhà triết học Ấn Độ vĩ đại nhất về học thuyết Duy thức (Cittamātra) hay trường phái Yogācāra (Du-già).

81. Những luận sư Ấn Độ hàng đầu khác về việc chú giải những tác phẩm của các nhà triết học lớn (trong hai cước chú phía trước).

82 “Các đạo sư ưu tú” của truyền thống Mật chú, một số câu chuyện về họ, xem V.85-89.

83 “Đối thủ của Thần chết (Diêm vương),” một sự phẫn nộ của đức Mañjuśrī (Văn Thù) với chín đầu

và mười bốn đôi tay.

Khi đức Mañjughoṣa giải thích rõ ràng cho người ý nghĩa cốt yết của “Bài cầu nguyện sanh về vùng đất vui sướng nhất” (cực lạc) và của “Bài ca ngợi về mục tiêu đích thực của đức Hộ thế bất khả chiến bại (Maitreya (Di-lặc),” người đã trình bày hai bài kinh nguyện trong cách diễn đạt tuyệt vời; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Bất cứ khi nào người hiến dâng biểu tượng thân, khẩu, ý giác ngộ thì trí tuệ quả thực nhập vào thân biểu tượng đó,84 nhờ đó các thiên thần mà người ban phước được thiết lập một cách thích hợp là ruộng chứa thiện nghiệp cho tất cả chúng sanh; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Từ trong năm người con trai tinh thần của Bồ-tát Nāgārjuna – người có sự thảo luận sâu sắc về lý tương quan, đức Buddhapālita sáng soi ban cho người bản kinh văn Ấn Độ,85 nhờ đó mà người nhận rõ được cốt yếu của đấng Tối cao (đức Phật); hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Khi quán tưởng những điểm cốt yếu của sáu nhánh Kālacakramật tông tối thượng,86 ngài đích thân nhận lãnh thiên thần Kālacakra và được tiên đoán sẽ trở thành người giống Vua Sucandar;87 hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người…

Vị chúa tể giáo pháp, thực hành vajra-yoga (du-già kim cương) của thân giác ngộ, khi người thiền quán về thế giới này và cư dân trong đó chỉ là sự xuất hiện trống không của ảo ảnh thông qua du­già (yoga) không hai của [tánh không] sâu thẳm và [các biểu hiện]

84 Có nghĩa là một các chúng sanh giác ngộ thực sự đúng là “nhập vào” hay trở một với biểu tượng tượng trưng của họ.

85 Buddhapālita (Phật Hộ) là một nhà triết học Phật giáo Ấn Độ; các chú giải của ông về tác phẩmNhững luận đề căn bản về Trung đạo” (Mūla-Mādhyamaka-Kārikā) của Nāgārjuna (Long Thọ) đã đặt nền móng cho trường phái Prāsagika-Madhyamaka (Trung quán cụ duyên), điều mà sau này Tsongkhapa chấp nhậnhệ thống triết học Phật giáo sau cùng. Sự kiện được mô tả có thể xảy ra trong ảo ảnh hay giấc mơ.

86 Mật chú Bánh xe thời gian (Thời luânKālacakra Tantra) được trường phái Gelukpa (Cách-lỗ) xem là mật chú tối thượng của tầng mật chú Du-già cao nhất (Anuttarayoga).

87 Vua của vùng đất huyền thoại Śambhala, người được cho là đã thỉnh cầu đức Phật Mật chú Bánh xe thời gian (Kālacakra Tantra).

chiếu sáng, người đứng lên trong hình tướng của vị thiên thần an lạc tuyệt đối;88 hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Vị chúa tể giáo pháp, thực hành vajra-yoga (du-già kim cương) của lời giác ngộ, khi thông qua ba cổng kim cương [của O Āhū] đến hoa sen (cakra: điểm trung tâm, luân xa) trong trái tim, người đã giải quyết được việc hít vàothở ra theo âm điệu của thần chúnăng lượng sống còn (prāna) của người được nhập vào, duy trì và tan biến [trong rãnh trung tâm89], ngài trải nghiệm sự sáng tỏ của Mahāmudrā;90 hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Vị chúa tể giáo pháp, thực hành vajra-yoga (du-già kim cương) của tâm giác ngộ, khi đức bà Caṇḍali hung tợn91 trong cakra rốn (luân xa rốn) khiến cho ký tự HAṀ ở đỉnh đầu của người tan chảy, người say mê trong huy hoàng của niềm vui cùng xuất hiện lớn lao; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người…

Đang ngồi trên ngai trang hoàng với châu báu quý giá, đấng Toàn tri Buton Rinchen Drub92 trao người bản Mật chú căn cội Guhyasamāja, rồi nói với người rằng: “Đây là bản Mật chú của người;” hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Khi thực hành phương pháp của Cakrasaṃvara,93 người đã nhìn thấy rõ ràng các thiên thần của maṇḍala bằng nhận thức trực tiếp và các thiên nữ ākinī của ba nơi bên ngoài và bên trong94 làm vui lòng

88 Mối liên hệ đến thiên thần Bánh xe thời gian (Kālacakra).

89 Rãnh trung tâm được xem là chạy dọc sống lưng, kết nối với nhiều cakra (luân xa) khác, hay những trung tâm năng lượng.

90 Mahāmudrā (thủ ấn lớn/biểu tượng lớn) là thuật ngữ được dùng cho sự giác tĩnh mật tông. Trong Mật chú du-già (Yogatantra) tối cao, điều này có tác dụng bởi việc cuốn hút dòng năng lượng sống còn (prāna) vào rãnh trung tâm và lan tỏa chúng tại đó thông qua việc đọc tụng O Āhū – ba âm tiết về thân, khẩu, ý giác ngộ rõ ràng, làm như vậy khiến cho ánh sáng căn cội của tâm được rực sáng.

91 Sự nhân cách hóa sức nóng bên trong (tumo) [con người], tương đồng với Kuṇḍalīna trong mật chú Ấn Độ giáo.

92 Buton Rinchen Drup (Bu ston rin chen grub, 1290-1364), vị lạt-ma cao cấp của trường phái Sakyapa, nổi tiếngbiên soạn ấn bản đầu tiên của Đại tạng kinh Phật giáo Tây Tạng.

93 “Bánh xe của an lạc hoàn hảo” – một mật chú tuyệt vời khác của tầng Anuttarayoga (Mật chú du­gia cao nhất).

94 Ba cakra (luân xa): đầu, cuống họng và tim (?).

người với sự cúng dường các bài hát vajra (kim cương); hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Khi thực hành phương pháp tâm linh chiến thắng quân đội māra (ma vương), người đích thân thọ nhận thánh vị,95 người chế ngự māra vĩ đại, rực rỡ như màu của vàng ròng tinh khiết trong vầng ánh sáng của hàng triệu mặt trời; hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

Thực thể của người trở nên không thể tách rời khỏi thân, khẩu và ý của bậc Chiến thắng (đức Phật), người đã hủy diệt đạo quân māra và khi những người bảo vệ giáo pháp đè bẹp các thế lực ma quỷ, nghe vang tiếng khóc thét của đội quân māra thất bại;96 hỡi đạo sư huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người…

Vị chúa tể cao cả của giáo pháp, rõ ràng được cả đức Mañjughoṣa và Vajrapāni tiên đoán rằng [sau khi người mất], người sẽ ngồi trước mặt đức chúa tể giáo pháp bất khả chiến bại (Maitreya) trên lãnh địa an lạc trong sáng (Tuṣita: Đâu-suất) và sẽ được biết là Bồ-tát Mañjuśrīgarbha; hỡi đạo sự huy hoàng, con xin kính lễ dưới chân người.

(Lời cầu nguyện về cuộc đời bí mật của Tsongkhapa, do T.A. dịch tiếng Anh).

***

95 Đức Phật Thích-ca-mâu-ni (đức Phật, vị thánh (munī) của dòng tộc Thích-ca (Sakya).
96 Sự tượng trưng hóa đa dạng loại phiền não của tâm.

 

 

 

***

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/04/2011(Xem: 79842)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.