Thư Viện Hoa Sen

Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ

06/05/20214:27 CH(Xem: 4467)
Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

GIỚI THIỆU VỀ CÁC ĐOẠN KINH
CỦA PHẬT GIÁO THƯỢNG TỌA BỘ

 

1. KHÁI QUÁT

Những đoạn văn được đánh dấuTh.” trong quyển sách này tiêu biểu cho truyền thống kinh điển của trường phái Phật giáo Thượng tọa bộ. Văn học kinh điển của trường phái Thượng tọa bộ (Theravāda) được bảo tồn, lưu giữ bằng ngôn ngữ Pāli, mà theo hình thái hiện tại không thể hoàn toàn giống với bất kỳ ngôn ngữ nói cổ đại nào đã biết của Ấn Độ, mặc dù nó có nhiều đặc điểm ngôn ngữ chung cho nhóm ngôn ngữ Indo-Aryan cổ đại, cả trong văn học lẫn khẩu ngữ và có các đặc điểm ngôn ngữ chính của Prakrits Trung Ấn.

Nó chỉ được các Phật tử của trường phái Thượng tọa bộ sử dụng để bảo tồn những gì họ xác định là lời của đức Phật và được gọi là “Pāli,” có lẽ vì nó là ngôn ngữ trong các văn bản có thẩm quyền nhất của họ, như từ P. có nghĩa là “văn bản” hoặc “kinh điển.” Đối với Phật tử Thượng tọa bộ (Theravāda), Kinh điển Pāli được xem là nền tảng có thẩm quyền cho các học thuyết Phật giáo cũng như các quy tắcluật lệ kỷ luật được áp dụng trong phương thức sống vô gia cư của cộng đồng các vị tăng sĩ ni tự xưng là Thượng tọa bộ (Theravāda).

2. NỘI DUNG CỦA KINH ĐIỂN PĀLI

Kinh điển tiếng Pāli bao gồm ba bộ lớn hay còn gọi là Piaka (tạng), nghĩa đen là “giỏ” và vì vậy, còn được gọi là Tipiaka (Tam tạng hay “Ba tạng;” S. Tripiaka), một thuật ngữ cũng được các trường phái sơ khai khác sử dụng cho bộ sưu tập kinh điển của họ. Nội dung của Kinh điển Pāli gồm:

Luật tạng (Vinaya-Piaka): Bộ về kỷ luật tu đạo, chủ yếu do chính đức Phật ban hành, với các quy tắc kỷ luật cá nhân và các quy định của tu viện để đảm bảo sự chân thành cam kết đối với mục tiêu của cộng đồng tăng ni, cũng như đảm bảo sự hài hòa cộng đồng sinh sống để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được những mục tiêu chính của đời sống phạm hạnh. Luật tạng cũng chứa một lượng nhỏ tài liệu tường thuật và giáo pháp.

Kinh tạng (Sutta-Piaka): Tuyển tập các “Pháp thoại,” trong đó truyền tải những lời dạy của đức Phật và một số đại đệ tử của Ngài, được thuyết trong nhiều dịp khác nhau. Tạng này được tổ chức thành năm bộ (nikāya), hoặc tuyển tập:

(i) Trường bộ (Digha-nikāya), hay “Bộ dài” gồm 34 bài Kinh (3 tập);

(ii) Trung bộ (Majjhima-nikāya), hay “Bộ có độ dài trung bình” gồm 152 bài Kinh (3 tập);

(iii) Tương ưng bộ (Sayutta-nikāya), hay “Bộ kinh kết nối theo chủ đề” gồm 7.762 bài Kinh, được nhóm lại thành 56 phần (Sayutta) theo chủ đề (5 tập);

(iv) Tăng chi bộ (Aguttara-nikāya), hay “Tuyển tập số” gồm 9.550 bài Kinh, được nhóm lại theo số lượng các mục xuất hiện trong danh sách (từ một đến mười một) mà các bài Kinh nói đến (5 tập);

(v) Tiểu bộ (Khuddaka-nikāya), hay “bộ nhỏ” gồm 15 bộ Kinh về nhiều chủ đề, phân thành 20 tập, nhiều bản ở dạng bài kệ, trong đó có cả một số tài liệu sớm nhất và một số tài liệu mới nhất trong Kinh điển. 15 bộ này gồm:

(a) Tiểu tụng (Khuddaka-patha), một tuyển tập ngắn của “các bài đọc ngắn” để đọc tụng;

(b) Pháp cú (Dhammapada), hay “Những câu kệ về chân lý,” gồm 423 câu thi kệ súc tích, chủ yếu có nội dung về đạo đức. Sự phổ biến của Kinh này được phản ánh qua việc nhiều lần được dịch sang các ngôn ngữ phương Tây;

(c) Phật tự thuyết hay còn gọi là Cảm hứng ngữ (Udāna), tám mươi bài Kinh (Sutta) ngắn dựa trên cảm hứng “Niềm vui;”

(d) Như thị thuyết hay còn gọi là Kinh Phật thuyết như vậy (Itivuttaka), hay “Như đã được thuyết như vậy:” 112 bài Kinh (Sutta) ngắn;

(e) Kinh tập (Sutta-nipāta), “Nhóm các bài kinh,” một tập gồm 71 bài Kinh (sutta) dạng thi kệ, bao gồm một số tài liệu có thể rất sớm như Nghĩa Phẩm (Atthaka-vagga);

(f) Thiên cung sự (Vimānavatthu), “Các câu chuyện về Thiên cung,” kể về chuyện tái sinh trên thiên giới;

(g) Ngạ quỷ sự (Petavatthu), “Những câu chuyện về người quá vãng,” về những lần tái sinh vào cõi ngạ quỷ;

(h) Trưởng lão kệ (Theragāthā), “Những bài kệ của các Trưởng lão,” kể về cách một số vị  Tỳ-kheo thời sơ kỳ đắc được quả vị A-la-hán;

(i) Trưởng lão Ni kệ (Therigāthā), giống như (h), dành cho các Tỳ-kheo-ni;

(j) Bổn sanh (Jataka), một tuyển tập gồm 547 “Câu chuyện Bổn sanh” về các kiếp trước của đức Phật, với mục đích minh họa các mặt về đạo đức và phẩm chất anh hùng của Bồ-tát (bodhisatta) đang tu tập - những câu chuyện đầy đủ được kể trong phần chú giải, dựa trên các bài kệ vốn thuộc phần kinh điển và cả thảy gồm 6 tập -trong khi đây là một phần tương đối muộn của bộ Kinh, có lẽ kết hợp nhiều câu chuyện dân gian Ấn Độ, các chuyện này cực kỳ phổ biến và thường được sử dụng trong các bài thuyết pháp;

(k) Thích nghĩa (Niddesa), một “Bản diễn giải” phần (e);

(l) Vô ngại giải đạo hay còn gọi là Kinh Phân tích đạo (Patīśambhidamagga), phân tích theo kiểu A-tì-đạt-ma (abhidhamma) về một số quan điểm nhất định của giáo pháp (2 quyển);

(m) Thí dụ (Apadāna), “Những câu chuyện về nghiệp và quả” trong đời sống quá khứhiện tại của các vị tăng sĩ ni trong (h) và (i), cùng với một tư liệu ngắn gọn về đức Phật và các Phật Độc giác (Bích-chi-Phật);

(n) Phật sử (Buddhavasa), “Biên niên sử về chư Phật,” về 24 vị Phật quá khứ; (o) Sở Hành Tạng (Cariya-Piaka), “Giỏ chứa hạnh kiểm,” về hạnh kiểm của đức Cồ-đàm trong các kiếp trước, tăng trưởng “sự hoàn thiện” (ba-la-mật) của Bồ-tát (bodhisatta) khi ngài hành trì hướng tới Phật quả. Truyền thống Miến Điện (Burma / Myanmar) cũng được đưa thêm vào Tiểu bộ (Khuddaka-nikāya);

(p) Kinh tập yếu (Sutta-sangaha), “Bản trích các Kinh điển,” (q và r) Tạng Thích (Peakopadesa), “Diễn giải Kinh tạng” và Dẫn đạo luận (Nettipakaraa), “Sách hướng dẫn,” đều được quy cho Trưởng lão Ca-chiên-diên (Kaccana Thera) và nhắm đến các vị đưa ra chú giải;

(s) Kinh Di-lan-đà vấn đạo hay còn gọi là Kinh Tỳ-kheo Na-tiên, hay Kinh Mi Tiên vấn đáp (Milinda Pañha), Câu hỏi của Milinda:” Các cuộc đàm đạo giữa Vua Di-lan-đà (Milinda) và Trưởng lão đại đức Na-tiên (Nāgasena).

A-tì-đạt-ma tạng (Abhidhamma-Piaka): Tuyển tập “Những lời dạy cao hơn” là một tài liệu học thuật chủ yếu trích lục và hệ thống hóa những giáo pháp chính yếu của các Kinh (Sutta), xét về mặt phân tích chi tiết kinh nghiệm của con người, thành một tập hợp các sự vật (dhamma) hoặc các quá trình cơ bản phi cá nhân, gồm cả sắc và tâm.

Tạng này gồm bảy bộ sách trong đó có bộ Pháp tụ (Dhammasagaī), Phân tích (Vibhaga), Giới luận (Dhātukathā)Song luận (Yamaka) được dành cho việc phân tích và phân loại các sự vật (dhamma), bộ Nhân chế định (Puggalapaññatti) để phân loại các loại nhân vật theo phẩm chất đạo đứctâm linh và quyển sách cuối cùng và đồ sộ nhất, bộ Vị trí (Patthana), để chỉ ra cách các sự vật được phân tích và phân loại lý tương quan lẫn nhau. Quyển thứ năm (Luận sự, Kathāvatthu), đề cập đến sự bác bỏ các quan điểm Phật giáo phi Thượng tọa bộ, có lẽ là phần bổ sung mới nhất cho Tạng A-tì-đạt-ma (Abhidhamma-Piaka). Không giống như Tạng kinh (Sutta-Piaka), tất cả các văn bản trong Tạng (Piaka) này đều có ngôn ngữ và phong cách mang tính chuyên môn cao.

Kinh tạng (Sutta -Piaka) chủ yếu bao gồm những tư liệu cũng được tìm thấy trong các tuyển tập của các trường phái Phật giáo sơ kỳ khác, mặc dù Đại tạng kinh (nikāya) thứ năm có chứa một số tài liệu tương tự như A-tì-đạt-ma (Vi diệu pháp, abhidhamma) (l) đặc thù của trường phái Thượng tọa bộ (Theravāda). Cốt lõi của Luật tạng (Vinaya-Piaka) được chia sẻ với các bộ Luật (vinaya) khác. Hầu hết các đoạn Th. trong quyển sách này trích từ Kinh tạng (Sutta-Piaka). Ngoài chính điển, còn có một bộ phận lớn các tài liệu Thượng tọa bộ về luận giải và phú Chú giải cũng như các văn bản giáo pháp hậu kinh điển khác đã phát triển trong truyền thống Thượng tọa bộ (Theravāda). Tất cả trích đoạn L. Th. được dịch từ các văn bản bằng tiếng Pāli.

3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH ĐIỂN PĀLI VÀ CÁC KINH ĐIỂN SƠ KỲ KHÁC

Luật tạng (Vinaya-Piaka) của Kinh điển Thượng tọa bộ (Theravāda) có tường thuật về đại hội kết tập Phật giáo đầu tiên được công nhận chính thức trong lịch sử Phật giáo, trong đó những lời dạy của đức Phật (Pháp, Dhamma) và các quy tắcluật lệ kỷ luật do Ngài đặt ra (vinaya) đã được đồng thuận tại đại hội gồm năm trăm đại đệ tử của Phật và cùng tụng niệm. Đại hội kết tập này, được tổ chức khoảng ba tháng sau khi đức Phật nhập diệt, có thể được xem là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử kinh điển của Phật giáo. Sự kiện một đại hội như vậy được tổ chức, được tất cả các trường phái Phật giáo hiện hữu chấp nhận.

Tuy nhiên, những lời dạy của đức Phật có thể đã được thống nhất và được hệ thống hóa ở một mức độ đáng kể, ngay cả trước khi đại hội kết tập được chính thức công nhận này. Nhận định như vậy được hỗ trợ bởi bằng chứng nội tại trong truyền thống kinh điển Phật giáo cho thấy sự tồn tại khá sớm của một số phần Kinh tập (Sutta-nipāta) trong Kinh điển Pāli và cũng như trong Kinh Phúng tụng (Sagīti Sutta) (Kinh Trường bộ, III. 210-11) đề cập đến nỗ lực của các đệ tử Phật cùng nhau thống nhất sự phân loại trật tự giáo pháp do đức Phật dạy theo một phương pháp cấp số.

Ban đầu, các văn bản được thống nhất ở dạng truyền khẩu, được lưu truyền bằng các buổi cùng đọc tụng được tổ chức cẩn thận, vì chữ viết ít được sử dụngẤn Độ cổ đại. Kinh điển Pāli là một trong những Kinh điển sớm nhất được viết ra, cuốn này ở Tích Lan vào khoảng năm 20 trước Công nguyên, sau đó, một ít tài liệu mới, nếu có, đã được thêm vào. Ngoài ra còn có các phần của sáu kinh điển ngoài Thượng tọa bộ được lưu giữ trong các bản dịch tiếng Hán và tiếng Tây Tạng, các đoạn kinh điển tiếng Phạn vẫn còn lưu trữ ở Nepal và các văn bản lẻ tẻ bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau của Ấn Độ và Trung Á được tìm thấyTây Tạng, Trung Á và Nhật Bản.

Kinh điển Pāli còn tồn tại cho đến ngày nay, có lẽ là bản kinh cổ xưa có thẩm quyền và hoàn chỉnh nhất của truyền thống Phật giáo, là một bộ phận văn hiến Phật giáo được phát triển như là kết quả của những đồng thuận đạt đã được tại đại hội kết tập đầu tiên. Mặc dù các phần Kinh điển cũng được các truyền thống Phật giáo khác trong thời đầu lưu giữ, nhưng giờ đây chúng chỉ tồn tại trong một số bản còn sót lại bằng một số ngôn ngữ Ấn Độ, hoặc đầy đủ hơn, nhưng lại không hoàn chỉnh, trong các bản dịch tiếng Hán hoặc tiếng Tây Tạng.

Trong số các trường phái Phật giáo thời đầu, một trường phái có ảnh hưởng, ngoài Thượng tọa bộ (Theravāda), là Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivāda) và các nghiên cứu gần đây đã cho thấy rằng bộ Kinh điển (P. Sutta, S. Sūtra) tiếng Phạn hóa của họ có thể được so sánh gần với Kinh tạng (Sutta-Piaka) tiếng Pāli. Phiên bản gốc tiếng Phạn của bộ kinh điển này đã bị thất lạc cách đây nhiều thế kỷ và những gì còn lại đến ngày nay chỉ là vài bản thảo rời rạc được phát hiện gần đây qua các cuộc khai quật khảo cổ học.

Tuy nhiên, phiên bản thay thế này, cùng với các phần của các bộ ban đầu khác, đã được lưu giữ bằng tiếng Tây Tạngđặc biệt là tiếng Hán từ ít nhất khoảng thế kỷ III hoặc IV sau CN, giúp các nhà nghiên cứu hiện đại có thể tiến hành nghiên cứu so sánh nghiêm túc về các phiên bản khác nhau. Sự tương đồng gần gũi về nội dung tư tưởng của các bản kinh (Sutta) được lưu giữ trong năm bộ kinh (nikāya) trong Kinh điển Pāli và các bản kinh (Sutta của bốn bộ A-hàm) (Āgama) (bản dịch tiếng Hán song song với bốn bộ nikāyas đầu tiên) và các bản kinh điển nhỏ khác trong Kinh điển Hán ngữ và Tạng ngữ, cho thấy rằng bản kinh (P. Sutta; S. sūtra) này thuộc về thời kỳ đầu khi Phật giáo chưa bị phân chia theo các giáo phái. Có thể nhìn thấy được nhiều khác biệt nhỏ trong và giữa các bộ Kinh điển là do cách thức truyền khẩu luôn tạo ra một số biến thể hoán đổi khác nhau của cùng một câu chuyện hoặc giáo pháp cơ bản. Các bộ A-tì-đạt-ma hay còn gọi là Vi diệu pháp (P. abhidhamma; S. abhidharma) trong các truyền thống kinh điển Phật giáo khác nhau không có mức độ gần gũi và giống nhau về nội dung giáo pháp. Vì vậy, việc duy trì hầu hết các trích đoạn Th. nhằm trình bày những giáo thuyết của đức Phật là những đoạn có xác xuất cao là thuộc về chính đức Phật lịch sử.

Hầu hết các giáo pháp trong các Kinh (Sutta) Pāli tài sản chung của tất cả các trường phái Phật giáo, chỉ đơn giản là những giáo pháp mà Các bộ phái Thượng tọa bộ (Theravāda) đã lưu giữ từ các gia sản chung ban đầu. Trong khi các phần của Kinh điển Pāli rõ ràng có nguồn gốc sau thời đức Phật, phần lớn phải bắt nguồn từ các lời giảng dạy của Ngài. Có một sự hài hòa tổng thể trong Kinh điển, cho thấy “quyền tác giả” của hệ thống tư tưởng của một tâm thức. Vì đức Phật đã thuyết giảng trong bốn mươi lăm năm, một số dấu hiệu phát triển trong giáo pháp có thể chỉ phản ánh những thay đổi trong thời kỳ này.

4. CÁC BẢN KINH VĂN PĀLI SAU NÀY

Tất nhiên, một số văn bản sau này có ảnh hưởng rất lớn đối với Phật tử Thượng tọa bộvì vậy, một số đoạn trong số này cũng đã được đưa vào để tạo ấn tượng tiêu biểu cho truyền thống này. Kinh văn quan trọng nhất trong số này là Kinh Di-lan-đà vấn đạo hay còn gọi là Kinh Tỳ-kheo Na-tiên (Milinda Pañha), được liệt vào trong Kinh điển Pāli theo Truyền thống Miến Điện (các) mục ở trên) và Thanh Tịnh đạo (Visuddhimagga) (dịch nghĩa: Con đường dẫn đến thanh tịnh).

Quyển Kinh đầu tiên ghi lại các cuộc đối thoại giữa vị sư Phật giáo và vị vua của di sản Hy Lạp ở Tây Bắc Ấn Độ, Menander (khoảng năm 155-130 TCN), trong đó vị sư trả lời các câu hỏi của vua về các khái niệm Phật giáo quan trọng. Quyển thứ hai là của Ngài Phật Âm (Buddhaghosa), một nhà Chú giải thế kỷ V sau CN và là một cẩm nang về thiền địnhgiáo pháp đã có ảnh hưởng định hình đến cách Các hệ phái Thượng tọa bộ (Theravāda) giải thích các kinh văn trước đó. Những câu chuyện Bổn sinh (Jataka) về các tiền kiếp của đức Phật khi còn là Bồ-tát (bodhisatta) có những câu kệ thuộc Kinh điển, còn những câu chuyện đầy đủ, được trích dẫn nhiều trong các bài giảng, được bổ sung thêm trong các bài chú giải.

Những câu chuyện phổ biến cũng có xuất xứ từ phần Chú giải Kinh Pháp cú (Dhammapada). Những câu chuyện này mô tả những tình huống mà đức Phật đã giảng dạy pháp và tương tác với các đệ tử của Ngài cũng như những thiền giả đang gặp khó khăn. Mặc dù có niên đại muộn đối với các kinh điển Thượng tọa bộ (Theravāda) - vào khoảng thế kỷ VI trước CN - nhưng chúng cũng kể những câu chuyện có lẽ đã được lưu truyền trong một thời gian dài.

Những câu Kinh Pháp cú (Dhammapada) gắn liền với các câu chuyện từ rất sớm và chúng ta không biết câu chuyện được gắn kết vào giai đoạn nào. Những câu chuyện này rất quan trọng và đã phổ biến từ lâu trong giới tại gia, vì chúng truyền đạt một sự cảm thông gắn kết nhân sinh khi những người hành thiền phải vật lộn khi tu tập, thường diễn ra trong nhiều kiếp, với nhiều vấn đề và khuynh hướng mang lại bất hạnh, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được (xem phần câu chuyện về con trai của người thợ kim hoàn trong phần mở đầu *L.33).

Quan điểm về nhiều kiếp sống và cách Phật hướng dẫn họ trên hành trình thiền định của cá nhân họ cho thấy cách thức thực hành thiền định được xem là hướng đến từng cá nhân cụ thể một cách cẩn thận. Người thầy và người hành thiền làm việc cùng nhau để tìm ra kết quả, thậm chí sau nhiều lần thất bại thấy rõ.

5. CÁC ĐOẠN TRÍCH CHỌN VÀ NGUỒN DẪN

Các đoạn trích chọn Th. được rút ra chủ yếu từ Kinh điển Pāli, không chỉ đại diện cho những lời dạy của đức Phật dành cho những người xuất gia đã từ bỏ thế tục mà còn cho những cư sĩ bình thường mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, mãn nguyện và hài hòa được hướng dẫn theo những lý tưởng đạo đứctôn giáo dựa trên lý trínhận thức thấu cảm.

Các đoạn này bao gồm các khía cạnh đa dạng liên quan trực tiếp đến cuộc sống thành đạt hàng ngày, chẳng hạn như cơ sở hợp lý cho hành động đạo đức, các nguyên tắc cho một nền văn hóa xã hội và chính trị lành mạnh, lời khuyên đúng đắn liên quan đến tình bạn và cuộc sống gia đình trong bối cảnh cuộc sống của người tại gia, cũng như các hướng dẫn về thiền định và trí tuệ liên quan đến việc trau dồi nhận thức cao hơn và các trạng thái tinh thần khéo léo hơn, dẫn đến việc chứng đạt được điều mà giáo pháp của đức Phật coi là mục tiêu cao nhất và tốt đẹp nhất.

Nói rộng ra, giáo pháp Thượng tọa bộ (Theravāda) quan tâm đến: nghiệp tốt và xấu (hành động có chủ ý) và những quả báo mà nghiệp dẫn đến trong đời này và đời sau; các khía cạnh thực hành kỷ luật đạo đức, thiền địnhtrí tuệ (hành trì đạo đức, thiền định, trí tuệ); bốn chân lý của bậc Thánh (xem *L.27), thường được gọi là “Sự thật thánh” (chân lý cao cả, chân lý thánh, hay Hán dịch là Tứ thánh đế), về những khía cạnh khổ đau, không như ý của cuộc sống, nguyên nhân gây ra khổ, sự vượt qua khổ và những nguyên nhân của khổ và tám con đường chánh đạo dẫn đến mục tiêu này, niết-bàn.

Các tài liệu tham khảo được nêu ra ở cuối mỗi đoạn Th. (và L.) là các ấn bản của Hiệp hội Văn bản Pāli (Pāli Text Society) (PTS; thành lập năm 1881) (http://www. Pālitext. com) có trụ sở tại Vương quốc Anh, là phiên bản thường được giới học giả Nghiên cứu Phật học trên thế giới tham chiếu nhiều nhất.1

1 Lưu ý rằng Pāli Text Society có hai ấn bản của tập I của Kinh Tương ưng (Sayutta-Nikaya); trong quyển sách này, các tham chiếu đến các ấn bản này được đưa ra theo cách đánh số trang trong ấn bản cũ, tiếp theo là số trang trong ấn bản mới, được ghi trong dấu ngoặc vuông [ ].

Bản dịch tiếng Anh các đoạn tuyển chọn của Th. đã được hỗ trợ từ nhiều bản dịch khác hiện có của các bộ Kinh (Sutta), nhưng không phải là những vay mượn trực tiếp từ các bản này. Chúng tôi đã nỗ lực cung cấp các bản dịch gốc được tác giả chính của phần này coi là phù hợp nhất. Biên tập viên quyển sách, Peter Harvey, cũng đã thêm một số đoạn do chính ông chọn và dịch, để mở rộng phạm vi của các chủ đề được đề cập.

6. NHỮNG TƯ TƯỞNG CHÍNH YẾU CỦA THƯỢNG TỌA BỘ

Một nhóm giáo pháp chính yếu của Thượng tọa bộ (Theravāda) được nêu dưới tiêu đề tái sinh và nghiệp, cũng như các hình thức Phật giáo khác. Kiếp sống con người ngắn ngủi của chúng ta đơn giản được xem là cuộc đời hiện thời nhất trong một chuỗi vô số các kiếp sống, không có sự khởi đầu rõ ràng. Trong quá khứ, chúng ta đôi khi là con người, nhưng đôi khi là những loại thiên nhân sống lâu nhưng vẫn chẳng bất tử; những điều này đều tạo thành những cuộc tái sinh tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, đôi khi, chúng ta đã ở trong những lần tái sinh kém vui vẻ, tồi tệ: như nhiều loại động vật khác nhau (bao gồm chim, cá hoặc côn trùng); như ngạ quỷ, bị chi phối bởi chấp trướctham lam; hoặc như những chúng sinh trong địa ngục đang trải qua các cơn ác mộng hiện hữu trong thời gian dài. Sự tái sinh làm con người được xem là mang lại nhiều quyền tự do lựa chọn và khả năng theo đuổi sự phát triển về đạo đứctinh thần.

Những chủng loài trong hành trình vô định của chúng ta từ đời này sang đời khác không được xem là ngẫu nhiên hay do Thượng đế quyết định, mà là do bản chất của hành động có chủ ý của chúng ta, hay là do nghiệp báo (karma). Những hành động phát sinh từ tham, sân, si được xem là sẽ gieo hạt giống trong tâm thức, rồi các hạt giống này tự nhiên trưởng thành trong những trải nghiệm khó chịu trong một trong những kiếp tái sinh thấp kém (nhưng chúng sinh trong những kiếp này có những quả báo của các hành động tốt (thiện nghiệp) chưa nảy sinh thì những thiện nghiệp này sẽ giúp họ tái sinh trở lại tốt đẹp). Những hành động phát sinh từ bố thí, lòng tốttrí tuệ được xem là sẽ gieo hạt giống trưởng thành trong những trải nghiệm thú vị hơn trong các cõi ngườicõi trời.

Đức Phật chấp nhận nhiều loại tái sinh trên thiên giới, nơi cư trú của các vị trời (deva). Các chúng sinh trong sáu tầng trời đầu tiên (được liệt kê ở gần cuối *L.27), giống như con người và các chúng sinh tái sinh dưới cấp con người, thuộc về cõi dục, hay là cảnh giới của “dục vọng” (kāma), nơi tri giác bị nhiễm bởi dục lạc hoặc thiếu dục lạc -những thiên giới này đến được được bằng cách thực hành bố thí và giữ đạo đức.

Tiếp đó, có nhiều tầng trời khác nhau thuộc cõi sắc, cảnh giới nguyên tố hoặc hình “sắc” (rūpa) tinh khiết, trong đó mọi thứ được nhận thức rõ ràng hơn - những cảnh giới này đến được bằng cách đạt được các cấp thiền định ( jhāna). Các chúng sinh ở các tầng này đôi khi được xem là một nhóm được gọi là Phạm thiên (brahmā) và năm tầng trời cao nhất trong số các tầng trời này là “Tịnh Cư thiên” (nơi ở trong sạch), trong đó cư dân duy nhất là các đệ tử không tái lai, hầu như là các A-la-hán (bậc giác ngộ) và các sắp chứng quả A-la-hán (arahant) (mặc dù hầu hết các A-la-hán sống ở cấp độ con người).

Ngoài tất cả các tầng trời này là bốn thế giới của “cõi vô sắc” (arūpa), ngoài nhận thức được bất cứ điều gì liên quan đến năm giác quanđạt được bằng các trạng thái thiền định sâu cùng tên với các tầng trời: vô cùng của không gian (không vô biên xứ), vô cùng của ý thức (thức vô biên xứ), hư vô (vô sở hữu xứ) và không-nhận-thức-cũng-không-phi-nhận-thức (phi tưởng phi phi phi tưởng xứ).

Tuy nhiên, tất cả những cuộc sống như vậy sớm hay muộn đều kết thúc bằng cái chết và những lần tái sinh tiếp theo, tùy theo bản chất của hành động (nghiệp cảm) của một người. Đôi khi lần tái sinh tiếp theo tốt bằng hoặc tốt hơn đời trước, đôi khi tệ hơn. Do đó, người ta không nên chỉ nhắm mục đích tới những lần tái sinh tốt đẹp trong tương lai, mà nên nhắm tới đích phải vượt thoát vòng sinh tử “lang thang” (luân hồi, sasāra) trong sinh tử lặp đi lặp lại - bằng cách chứng đắc được niết-bàn (P. nibbāna, S. nirvāa). Điều này mang đến tiêu đề chính tiếp theo của giáo pháp: bốn “Chân lý của bậc Thánh”2

2 Một bản dịch phổ biến hơn, mặc dù hơi gây hiểu lầm là “Noble Truths” (Chân lý thánh, Sự thật thánh). (xem *L.27).

Đây là bốn khía cạnh của sự tồn tại mà những trí giảthánh giả đều xưng tụng. Thứ nhất là những khía cạnh đau đớn về thể chất (thân khổ) và tinh thần (tâm khổ) của cuộc sống: những căng thẳng, thất vọng và những hạn chế của nó (hệ lụy). Thứ hai là sự thèm muốn dục vọng (khát ái), nắm bắt (chấp thủ) và bám víu (tham trước) làm tăng thêm rất nhiều căng thẳng trong cuộc sống và thúc đẩy người ta tiếp tục tái sinh và những giới hạn của chúng (hệ lụy). Thứ ba là niết-bàn (nirvāa), vì đặc trưng của thực tại đó siêu việt ngoài tất cả những cảm xúc ưu khổ, được cảm nghiện qua việc chấm dứt tham ái. Thứ tư là con đường dẫn đến sự chấm dứt tham ái này: tám con đường chánh đạo cao quý (bát chánh đạo), một con đường dẫn đến an lạc, hạnh phúc. Việc thực hành con đường này là một quá trình từng bước dần dần bao gồm việc tu dưỡng kỷ luật đạo đức, thiền địnhtrí tuệ (tu đạo đức, thiền định, trí tuệ), y theo hướng dẫn trong những lời dạy của đức Phật.

Hầu hết các Phật tử Thượng tọa bộ (Theravāda) vẫn là cư sĩ, nhưng một thiểu số đáng kể trở thành tăng hoặc ni, có nhiều cơ hội thực hành con đường đạo liên tụcbền vững hơn, cũng đồng thời trở thành những người duy trìthuyết giảng chính yếu của truyền thống này.

Con người trước tiên đều hướng tới một cuộc sống hạnh phúc hơn, hài hòa hơn và tái sinh tốt đẹp, nhưng vẫn có mục tiêu cao nhất là niết-bàn: giải thoát khỏi vòng sinh tử. Các giai đoạn để đạt được điều này bao gồm trở thành một đệ tử chân chính (sāvaka, nghĩa đen là “người nghe, thanh văn”) của những bậc cao quý hoặc bậc Thánh (Đức Phật), bậc tu chứng đắc quả bước đột phá tâm linh để trở thành quả Dự lưu (người chỉ còn tối đa bảy lần tái sinh), Nhất lai (người chỉ còn tái sinh chỉ một lần nữa vào cõi người hay cõi trời cõi dục), Bất hoàn (người không còn tái sinh trở lại cõi dục) và cuối cùng là vị A-la-hán (arahant, người không tái sinh nữa sau khi chết). Bốn bậc thánh quả này, cùng với những người vững vàng trên con đường đạo tức thì hướng đến mỗi một trong các trạng thái thánh quả này, là tám hạng “thánh nhân”.3

3 Xem đoạn *Th.201.

Tuy nhiên, những bậc thánh nhân khác cũng được công nhận: vị Phật Chánh đẳng Chánh giác (P. samma-sambuddha) và vị Phật Độc giác (Pāli, pacceka-buddha, xem *LI. 3, ở trên). Bậc Chánh đẳng Chánh giác giống như đức Phật Gotama là vị mà khi sự hiểu biết về giáo pháp đã bị mất trong xã hội loài người, khi đó Ngài đã tự mình phát kiến trở lại và truyền dạy giáo pháp đó cho những người khác và thành lập một cộng đồng đệ tử (Kinh Trung bộ III. 8). Con đường đạo dẫn đến quả vị này là rất dài, trải qua nhiều kiếp thực hành các ba-la-mật (sự hoàn thiện tâm linh) và được thọ ký từ những cuộc gặp gỡ với những vị Phật Chánh đẳng Chánh giác trong quá khứ.

Không giống với A-la-hán (arahant), vị Phật Độc giác là vị chứng đắc được sự giải thoát mà không do vị Chánh đẳng Chánh giác chỉ dạy, cũng sau một chặng đường hành đạo dài, nhưng vị Phật Độc giác chỉ thuyết pháp trong phạm vi nhỏ hẹp. Các Phật Độc giác được mô tả là “không tham ái, tự riêng mình chứng đắc sự tỉnh thức đúng đắn” và là “những vị đại tiên nhân đã chứng đắc được niết-bàn tối hậu” (Kinh Trung bộ III. 68-71). Vị trở thành vị Phật Độc giác nhờ cái nhìn sâu sắc (quán chiếu) về vô thường và sự điên đảo của sự dính mắc (chấp thủ), điều này phát sinh từ việc nhìn thấy những hiện tượng như lá khô héo rơi, cây xoài bị tàn phá bởi những kẻ tham lam, chim tranh nhau miếng thịt và bò đực tranh nhau một con bò cái. (Bổn sanh, Jataka III. 239, III. 377, V. 248).

Các A-la-hán (Arahant) đôi khi được gọi là Phật Thanh Văn (P. savaka-buddha). Các Ngài thực hành theo những lời dạy của vị Phật Chánh đẳng Chánh giác để diệt trừ tham, sân, si và thực hiện trọn vẹn chứng đắc niết-bàn (Nirvāa). Họ chứng ngộ những chân lý tương tự mà các Phật Chánh đẳng Chánh giác đã chứng (xem *L.27) và thường chỉ dạy lại cho người khác, nhưng thiếu những kiến thức bổ sung mà vị vị Phật Chánh đẳng Chánh giác sở đắc, chẳng hạn như khả năng nhớ lại vô lượng tiền kiếp (Thanh tịnh đạo, Visuddhimagga 411). Bản thân vị Phật Chánh đẳng Chánh giác được mô tả như vị A-la-hán (arahant), nhưng còn hơn thế nữa.

Một bài kệ của Thượng tọa bộ (Theravāda) thường được tụng niệm để cầu an, từ Kệ hạnh phúc thù thắng (Mahā-jayamangala gātha), là: “Nhờ thần lực của tất cả các nhất thiết Phật và thần lực của các Phật Độc giác và bằng quang minh của các A-la-hán, con nay nguyện được sự bảo vệ mọi đường.” Trong Thanh Tịnh đạo (Visuddhimagga I. 33, p. 13), vị luận giải Thượng tọa bộ là Buddhaghosa (Phật Âm) nói rõ rằng mục tiêu trở thành vị Phật Chánh đẳng Chánh giácmục tiêu cứu cánh cao hơn mục tiêu trở thành vị A-la-hán: “Hạnh ba-la-mật được lập ra nhằm mục đích sự giải thoát tất cả chúng sinh là tối đẳng.”

Các truyền thống Đại thừa (Mahāyāna) coi Phật quả Chánh đẳng Chánh giác như là mục tiêu mà tất cả mọi người nên tìm kiếm, bằng đại từ đại bi đi theo con đường hành đạo vô cùng lâu dài để đạt được điều này, như Bồ-tát (P. bodhisatta, S. bodhisattva) thì phải có những phẩm chất của vị thầy vĩ đại. Tuy nhiên, Thượng tọa bộ (Theravāda) coi Phật quả Chánh đẳng Chánh giácmục tiêu chỉ dành cho một số ít đại dũng mãnh. Vì con đường dẫn đến quả vị đó là một con đường rất khắt khe khổ hạnh, không được xem là thích hợp (hoặc thậm chí không từ bi) để mong đợi hầu hết mọi người có thể bước vào đi theo. Thượng tọa bộ (Theravāda) cho rằng tốt nhất là mọi người nên nhắm đến chứng đắc quả vị A-la-hán và được lợi lạc từ những lời dạy mà đức Phật lịch sử đã phát hiện lại và đã dành suốt bốn mươi lăm năm chỉ dạy. Tuy nhiên, một số vị theo Thượng tọa bộ (Theravāda) thấy mình đang đi trên con đường dài của Bồ-tát-đạo với trọng tâm của việc thực hành tầm đại từ đại bi cứu giúp mọi loài.

 

P.D. PREMASIRI

PETER HARVEY



Tạo bài viết
27/10/2022(Xem: 6998)
21/02/2023(Xem: 27238)
23/08/2017(Xem: 15141)
31/08/2010(Xem: 133408)
04/11/2014(Xem: 21247)
08/06/2011(Xem: 41448)
09/05/2012(Xem: 32048)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.