Chương 6: Con đườngthực hành Phật giáo

07/05/20216:06 SA(Xem: 2750)
Chương 6: Con đường và thực hành Phật giáo
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
PHẬT ĐIỂN THÔNG DỤNG:
LỐI VÀO TUỆ GIÁC PHẬT
Chủ biên bản dịch tiếng Việt
THÍCH NHẬT TỪ
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO 2021

PHẦN II: GIÁO PHÁP

 

CHƯƠNG 6

CON ĐƯỜNGTHỰC HÀNH PHẬT GIÁO

 

 

THƯỢNG TỌA BỘ

TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN VÀ TỰ THÂN NỖ LỰC
Th.79 Các Phật chỉ đường; ta phải tự mình bước chân đi

Làm ác do chính ta. Ô uế do chính ta. Không làm ác do chính ta. Sự thanh tịnh do chính ta tạo ra. Sự thanh tịnh và không thanh tịnh phụ thuộc vào chính ta. Không ai có thể thanh lọc cho người khác...

Bản thân ta phải nỗ lực; Như Lai (Tathāgata) chỉ là người thuyết dạy.

Thiền giả bước trên con đường đạo, thoát khỏi xiềng xích của tử ma.

(Kinh Pháp cú 165 và 276, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.80 Sức mạnh của nhận thức không buông lung (tỉnh giác)

Sự không buông lungcon đường dẫn đến sự bất tử. Sự buông lungcon đường dẫn đến với cái chết.

Những người không buông lung không chết; những kẻ buông lung như thể đã chết rồi...

Bằng nỗ lực và không buông lung, sự tự kiềm chếtự chủ, bậc trí xây tạo nên một hòn đảo (của chính mình) mà không cơn lũ nào có thể gây ngập tràn được.

(Kinh Pháp cú 21 và 25, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.81 Dần dần tự uốn nắn bản thân

Người trị thủy dẫn nước; thợ làm cung tên làm thẳng trục mũi tên; thợ mộc tạo hình cho gỗ; bậc trí kiểm soát bản thân.

Mặc dù người có thể chinh phục một nghìn lần một nghìn người trong trận chiến, nhưng chiến thắng lớn nhất là chiến thắng một người: Chính bản mình.

Dần dần, từng chút một, từng khoảnh khắc, bậc trí nên loại bỏ những tạp chất của chính họ, như người thợ kim hoàn lấy cặn quặng ra khỏi bạc.

(Kinh Pháp cú 80, 103 và 239, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.82 Đừng làm hỏng cuộc sống, lãng phí cơ hội tu tập phát triển tâm linh

Dù sống cả trăm năm mà hành vi xấu ác (ác giới) và thiếu sự an tĩnh thiền định, cũng không bằng sống một ngày có giới đức (giữ đạo đức) và thiền định (tu thiền định).

Người ít học sẽ già đi như một con bò cày: Cơ bắp phát triển, nhưng không khôn ngoan hơn...

Những người còn trẻ đã không sống đời thánh thiện cũng như không có được của cải: họ ủ rũ như những con cò diệc già trong ao không có cá.

(Kinh Pháp cú 110, 152 và 155, do P.D.P dịch tiếng Anh).

Th.83 Nỗ lực hướng tâm một cách đúng đắn và dẫn đến chấm dứt trạng thái đau khổ

Đoạn này nhấn mạnh rằng nỗ lựccần thiết cho con đường tâm linh (tu đạo), mặc dù lưu ý rằng L.32 khuyên ta rằng nỗ lực đó không nên quá căng cũng không quá chùng.

Này các Tỳ-kheo, trong ba trường hợp cần phải nỗ lực cố gắng. Ba trường hợp đó là gì? Đối với trạng thái tâm bất thiện chưa sinh thì cần nỗ lực để khiến (tâm bất thiện đó) không sinh ra; đối với tâm thiện chưa sinh thì cần nỗ lực để khiến (tâm thiện) đó sinh ra; và cần nỗ lực nhẫn thọ những cảm giác khó chịu, gian khổ, bất mãn, bất đồng, đau khổ gặm nhấm thân thể. Này các Tỳ-kheo, trong ba trường hợp này cần phải nỗ lực.

Này các Tỳ-kheo, khi vị  Tỳ-kheo nỗ lực hết mình... [theo những cách này], ông ta được cho rằng đã nỗ lực hết sức trí tuệ và khéo léo, đúng đắn nhằm chấm dứt các khổ đau.

(Kinh Nhiệt tình tinh tấn: Kinh Tăng chi I. 153, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

Th.84 Cơ sở cho sự chủ động và hành động

Đoạn này cho thấy rằng mặc dù lời dạy của đức Phật không chấp nhận ý tưởng về một bản ngã vĩnh viễn, tự tánh bản chất, nhưng các ý niệm về sự chủ động và nỗ lực của cá nhân, cùng cơ sở tâm lý cho những điều này, được công nhận thích đáng.

Bấy giờ, có người Bà-la-môn đến gần đức Thế Tôn, chào hỏi thân thiện, rồi ngồi một bên và nói: “Thưa Tôn giả Gotama (Cù-đàm), tôi có quan điểm này và nói: “Không có tự tác (tự hành động), không có tha tác (hành động của người khác).” “Này Bà-la-môn, Ta chưa thấy hoặc chưa nghe về quan điểm như vậy: Làm sao có người tự đến gầntrở về lại nói “Không có tự tác (tự hành động), không có tha tác (hành động của người khác)”? “Này Bà-la-môn, có yếu tố của sự chủ động không?” “Vâng có, thưa Tôn giả.” “Này Bà-la-môn, khi có một yếu tố chủ động thì có một sinh vật chủ động: đây là tự tác và đây là tha tác. Này Bà-la-môn, khi có một yếu tố tiến lên... khi có một yếu tố quyền lực... khi có một yếu tố sức mạnh... sự vững chắc... khi có một yếu tố nỗ lực thì có một chúng sinh đó nỗ lực. Đây là tự tác và đây là tha tác.

(Kinh Tự làm: Kinh Tăng chi III. 337-338, do P.D.P dịch tiếng Anh).

CẦN CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐỒNG HÀNH TÂM LINH THIỆN TRI THỨC TÀI ĐỨC

Th.85. Tu bồi bạn tốt

Dễ thấy lỗi của người khác, nhưng khó thấy được lỗi của chính mình. Giống như sàng trấu, thấy lỗi của người khác, nhưng lại che giấu lỗi của bản thân, giống như một con bạc xảo quyệt che giấu một cú gian lận...

Nếu gặp người hiền trí, nhìn thấy lỗi của ngươi, chỉ cho ngươi biết lỗi lầm đó, ngươi nên kết giao với người ấy như với người tiết lộ kho báu. Thân cận với một cái như vậy sẽ luôn tốt hơn chứ không phải là tệ hơn...

Đừng kết giao với bạn bè xấu; không thân cận với người xấu. Kết giao với những người bạn tốt; thân cận với những người hiền trí.

(Kinh Pháp cú 252, 76 và 78, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.86 Những người bạn có giới đứctrí tuệ là người hướng dẫn và đồng hành trên con đường đạo

Những đoạn này nhấn mạnh rằng đời sống tăng viện và ngụ ý lớn hơn là con đường tu tập tâm linh, hoàn toàn nương tựa vào việc có những người bạn đồng hành hỗ trợ và những cố vấn thân hữu hoặc những người thầy: kalyāna-mittas, “thiện hữu” theo nghĩa là những người bạn thiện tri thức tài đức, với đức Phật là vị đại thiện trí thức trong số này.

Này Đại vương, có lần Ta đang sống trong một ngôi làng tên là Nagaraka của người họ Thích-ca (Sakya) Khi đó, Tỳ-kheo Ānanda đến gần Ta, đảnh lễ bày tỏ sự kính trọng, ngồi một bên và nói: “Thưa Thế Tôn, một nửa của cuộc đời hạnh thánh này là tình bạn, sự kết giaođồng hành với những những người tốt đẹp. Này Đại vương, khi nói điều này, Ta đã nói với Tỳ-kheo Ānanda: “Này Ānanda, chớ nói như vậy! Cuộc sống hạnh thánh này không phải là một nửa mà hoàn toàntình bạn, sự kết giaođồng hành với những người tốt đẹp. Này Ānanda, một Tỳ-kheo có người bạn, người cộng sự và người bạn đồng hành đức hạnhtrí tuệ thì có thể mong đợi rằng Tỳ-kheo ấy sẽ phát triển và chuyên tâm tu tập theo con đường tám nhánh cao quý (Bát chánh đạo).

Này Ānanda, bằng cách đến với Ta như là người bạn thiện tri thức của họ, Ānanda, chúng sinhbản chất lệ thuộc sinh, được giải thoát khỏi ra sinh, chúng sinhbản chất già nua, được giải thoát khỏi sự già nua mục nát, chúng sinhbản chất lệ thuộc cái chết, được giải thoát khỏi cái chết, chúng sinh đau buồn, than thở, đau khổ, bất hạnhphiền não, sẽ được giải phóng khỏi những điều này."

(Kinh Không phóng dật: Kinh Tương ưng I. 87-88 <197-199>, do

P.D.P. dịch tiếng Anh)

Trong đó, tình bạn tinh thần là gì? Hãy kết giaođi theo sau và ở bên những người có lòng tin (niềm tin) và giới luật đạo đức (giới) và có học hành (đa văn), hào phóng (thí xả) và trí tuệ; nương nhờ và tiếp cận với họ, tận tâm với họ, nhiệt tình với họ và gần gũi với họ.

(Bộ Pháp tụ, phần 1328, do P.H. dịch tiếng Anh).

Này các Tỳ-kheo, nên kết giao với người bạn tăng sĩ có đủ bảy phẩm chất; nên nương nhờ và kính phụng Tỳ-kheo ấy ngay cả khi bị từ chối. Bảy phẩm chất đó là gì? Đó là Tỳ-kheo đó dễ thân thiện, dễ chịu; được tôn kính; được sùng kính; là người cố vấn khéo léo; là người kiên nhẫn lắng nghe; có các đàm luận sâu sắc và không xúi giục ai làm điều không thích hợp.

(Kinh Tăng chi IV. 32, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.87 Ảnh hưởng lan rộng của người tốt

Hương thơm của hoa không bay ngược gió, hương của gỗ đàn hương, tagara (đà-già-la) và hoa nhài cũng thế; nhưng hương thơm của người hiền thiện bay ngược gió; hương của người tốt bay đi khắp mọi phương.

(Kinh Pháp cú 54, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.88 Lợi ích của việc tìm được người thầy giỏi và trí tuệ

Đoạn này liên quan đến người đã đánh giá phẩm chất của người thầy và thấy vị ấy không tham, sân và si chi phối.

Khi người đó nhận thấy rằng vị ấy đã được tẩy sạch khỏi khuynh hướng tham, sân và si, người này phát sinh tín tâm vào vị ấy. Với tín tâm đã sinh ra, anh ta đến gần vị ấy; ngồi cạnh vị ấy; anh ta ngồi gần và anh lắng tai nghe; với đôi tai chăm chú lắng nghe lời dạy; có nghe thì anh ta nhớ lời dạy; anh ta xem xét kỹ lưỡng ý nghĩa của những lời dạy mà anh ta ghi nhớ. Khi anh ta xem xét kỹ lưỡng ý nghĩa, anh ta đạt được sự thọ nhận phản chiếu đối với những lời dạy; khi anh ta đạt được sự thọ nhận phản chiếu đối với các giáo lý thì ước muốn được sinh ra; khi ước muốn được sinh ra, anh ta nỗ lực; khi đã nỗ lực, anh ta nâng nó lên; đã nâng nó lên, anh ta phấn đấu; khi phấn đấu, anh ta nhận ra chân lý cao nhất trong chính bản thân anh ta và nhìn thấy nó, đã thâm nhập nó bằng trí tuệ.

(Kinh Cankī: Kinh Trung bộ II. 174, do P.D.P. và P.H. dịch tiếng Anh).

VAI TRÒBẢN CHẤT CỦA TÍN TÂM

Th.89. Tín tâm là điều đầu tiên trong năm năng lực tâm linh (PDPT: Niềm tin: Thứ nhất trong năm thiện căn)

Tín tâm, theo nghĩa của một niềm tin chân thật - một phẩm chất của trái tim hơn là một niềm tin nhận thức - có một vai trò quan trọng trong Phật giáo, mặc dù nói chung không phải là trọng tâm như trong một số tôn giáo.

Này các Tỳ-kheo, có năm thiện căn (năm năng lực tâm linh) này. Năm thiện căn đó là gì? Niềm tin căn (niềm tin), tấn căn (nghị lực), niệm căn (chánh niệm), định căn (sự tập trung thiền định), tuệ căn (sự hiểu biết hay trí tuệ). Và gì, này các Tỳ-kheo, là Niềm tin căn? Ở đây, này các Tỳ-kheo, một đệ tử của các bậc thánh là người có tín tâm, người đặt niềm tin vào sự chánh giác của Như Lai [như trong *Th.1].

(Kinh Phân biệt: Kinh Tương ưng V. 196-197, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.90 Bản chất của tín tâm

Đoạn này nhấn mạnh rằng tín tâm vừa dẫn đến sự an nhiên vừa khuyến khích người ta tìm cách đạt được các giai đoạn hoàn thiện tâm linh.1

“Thưa Tôn giả, đặc tính của tín tâm là gì?” “Tín tâm, thưa Đại vương, có đặc tính là làm cho thanh tịnh và nhảy vọt về phía trước...

1 PDPT dịch là tầm cầu chứng đạt các giai đoạn thánh quả.

Khi tín tâm đang phát sinh, nó dẹp bỏ các chướng ngại (để tĩnh tâm thiền định)... như một viên ngọc làm sạch nước... Thưa đại vương, vị hành giả nhất tâm, khi thấy tâm trí của người khác được giải thoát, tiến về phía trước (đạt được) các quả là Dự lưu (nhập dòng thánh), Nhất lai (chỉ một lần trở lại) và Bất hoàn (không trở lại) và hướng tới quả vị A-la-hán (arhant)... chỉ như khi một đám đông, nhìn thấy một lực sĩ đã băng qua (một con sông bị lũ lụt) thì (vị hành giả ấy) cũng sẽ băng qua như vậy.”

(Kinh Mi-tiên vấn đáp 34-6, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.91 Vai trò của tín tâm và sự hiểu biết (tuệ)

Bước đột phá tâm linh đầu tiên có thể được thực hiện bởi người nhấn mạnh sự hiểu biết về giáo pháp hoặc niềm tin vào đức Phật. Điều đó nói lên rằng, mặc dù một số đtử nghiêm túc có hiểu biết hoặc tín tâm tương đối mạnh hơn, nhưng tất cả đều cần có đsức mạnh trong cả năm thiện căn. Đoạn thứ hai ở đây, giải thích rằng niềm tin cần được hướng dẫn bởi sự hiểu biết (trí) và chất lượng nhận thức của sự hiểu biết cần được dựa trên nền tảng bởi phẩm chất trái tim (tâm) và sự cam kết của tín tâm.

Người theo Pháp là người như thế nào? Ở đây, người nào đó... chấp nhận những giáo pháp do Như Lai tuyên thuyết với một sự hiểu biết cảm kích thông qua trí tuệ của Ngài. Ngoài ra, người đó có những phẩm chất như sau: Niềm tin căn, tấn căn, chánh niệm, thiền địnhtrí tuệ... Người theo tín tâm là người như thế nào? Ở đây, người nào đó... có đủ (đủ) niềm tin và kính yêu đối với Như Lai. Ngoài ra, người đó có những phẩm chất như sau: Niềm tin căn, tấn căn, chánh niệm, thiền địnhtrí tuệ.

(Kinh Kītāgiri: Kinh Trung bộ I. 479, do P.H. dịch tiếng Anh).

Điều đặc biệt được khuyến khích là cân bằng niềm tin (tín tâm) với sự hiểu biết (tuệ) và sự tập trung thiền định (định) với nghị lực (tấn). Vì người mạnh về niềm tinyếu kém về trí tuệ sẽ bối rốimơ hồ trong niềm tin của anh ta và không có căn cứ chính đáng cho điều đó. Một kẻ mạnh về trí tuệ và yếu về niềm tin sẽ sai lầm về sự khôn khéo lừa dối và khó chữa trị như kẻ bị bệnh do lạm thuốc gây ra. Với sự cân bằng của cả hai, người đó chỉ có sự niềm tin khi có cơ sở để tin.

(Luận Thanh tịnh đạo2 IV, đoạn 47, trang 139, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.92 tín tâm trở nên mạnh mẽ đối với những người đạt đến trạng thái cao quý (thánh quả)

Này các Tỳ-kheo, một đệ tử là bậc cao quý (bậc thánh) được ban tặng một tín tâm chắc chắn nơi đức Phật:... [như trong *Th.l].

Vị ấy được ban tặng niềm tin đã được khẳng định đối với giáo pháp: “Giáo pháp có thể nhìn thấy trực tiếp (về sự thậtthực tế), không bị trì hoãn (về kết quả của nó), mời gọi sự nghiên cứu xét tra, có thể áp dụng và hướng dẫn dắt đi, để bậc trí tự chứng hiểu”

Do đó, Ngài được ban tặng niềm tin đã được khẳng định đối với Tăng đoàn:... [như trong *Th.199].

(Kinh Vua: Kinh Tương ưng V. 343, do P.H. và P.D.P. dịch tiếng Anh).

NƯƠNG TỰA (QUY Y) PHẬT, PHÁP VÀ TĂNG Th.93 Nương tựa

Đoạn sau đây là thể thức cho sự “nương tựa” (quy y), một ý tưởng được tìm thấy trong *L.40,57,58 và *Th.110. Được tụng bằng tiếng Pali, sau một lời tán thán ca ngợi đức Phật, tìm đến nương tựa vào nơi Phật, Pháp (giáo pháp, con đường và cứu cánh con đường này dẫn đến) và Tăng đoàn - Cộng đồng tâm linh với cộng đồng tự việntrung tâm - như một “nơi nương tựa.” Khái niệm “nơi nương tựa,” ở đây, không phải là một nơi đẩn náu, mà là một thứ gì đó mà ý nghĩ về nó thì thanh lọc, nâng caocủng cố cái tâm. Định hướng theo ba nơi nương tựa này hướng dẫn tới có một cách sống tốt hơn được trải nghiệm như một

2 Đây là một văn bản không thuộc bộ kinh điển (Tam tạng tiếng Pāli) có ảnh hưởng vào thế kỷ V sau CN của nhà đại luận sư Buddhaghosa (Hán dịch: Phật Âm) của phái Thượng tọa bộ (Theravada).

thiên đường yên bình vui vẻ, một “hòn đảo giữa cơn lũ” vững chắc, trái ngược với những rắc rối của cuộc sống. “Nương tựa” nhắc nhở Phật tử về những con người và trạng thái tâm linh an nhiên, trí tuệ, tâm linh và do đó, hỗ trợ tạo ra những trạng thái này. Giá trị của Phật, Pháp và Tăng được biểu thị bằng việc còn được gọi là “Tam bảo” (Ba ngôi báu): kho báu tinh thầngiá trị tối cao. Sự lặp lại ba lần thể thức quy y phân biệt sự trì tụng với những cách sử dụng thông thường của ngôn từđảm bảo rằng tâm trí sẽ chú tâm vào ý nghĩa của mỗi lời khẳng định ít nhất một lần. Các Phật tử tại gia thường tụng tam quy (ba quy y), sau đó, là năm đạo đức (*Th.110) như một biểu hiện của tín tâm và sự cam kết tuân theo lời dạy của đức Phật.

Kính lạy đức Thế Tôn, A-la-hán, Chánh đẳng giác

Con xin nương tựa Phật

Con xin nương tựa Pháp.

Con xin nương tựa Tăng

Lần thứ hai, con xin nương tựa Phật

Lần thứ hai, con xin nương tựa Pháp.

Lần thứ hai, con xin nương tựa Tăng

Lần thứ ba, con xin nương tựa Phật

Lần thứ ba, con xin nương tựa Pháp.

Lần thứ ba, con xin nương tựa Tăng

(Tam quy: Kinh Tiểu tụng 1, do P.H. dịch tiếng Anh).

HOẠT ĐỘNG LỄ BÁI Th.94 Di tích Xá-lợi Phật (các bảo tháp, stupa)

Trong đoạn này, đức Phật giải thích rằng sau khi hỏa táng (lễ trà­tỳ), xá-lợi còn lại của nhục thân Ngài sẽ được an trí trong bảo tháp (stupa), hay gò thờ xá-lợi, để cho mọi người lễ bái. Xem *V.26 về Những câu chuyện Tây Tạng về niềm tin nơi xá-lợi.

Một bảo tháp thờ đức Như Lai sẽ được xây dựng tại một ngã tư lớn. Những ai dâng một tràng hoa, một nén hương, hoặc một loại bột thơm ở đó, hoặc cúi đầu đảnh lễ ở đó, hoặc khởi tâm tâm hoan hỷ sáng tỏ của họ ở đó: điều đó sẽ đem lại lợi íchhạnh phúc lâu dài của họ...

lý do gì mà vị Như Lai, A-la-hán và Phật giác ngộ tuyệt đối xứng đáng được xây bảo tháp thờ? (Với suy nghĩ rằng,) “Đây là bảo tháp của vị Như Lai, A-la-hán và Phật Chánh Đẳng Giác,” nhiều người sẽ có tâm hoan hỷ sáng tỏ. Khi tâm trí của họ được hoan hỷ sáng tỏ ở đó, sau đó, -khi thân hoại, sau khi chết -họ sẽ xuất hiện trở lại trong một điểm đến tốt đẹp, một thiên giới.

(Kinh Đại Bát-niết-bàn: Kinh Trường bộ II. 141-142, do P.H. dịch tiếng Anh).

TÁN TỤNG VỀ PHẨM TÁNH CỦA PHẬT, PHÁP VÀ TĂNG MANG LẠI SỰ HỘ TRÌ VÀ PHƯỚC LÀNH

Sau khi Phật diệt độ, năng lực lợi lạc của Ngài được truy cầu không chỉ bằng sự tôn kính được thể hiện đối với xá-lợi của Ngài (và bằng cách thực hành giáo pháp), mà còn bằng cách tụng một số kinh văn được gọi là paritta, “sự hộ trì.” Những điều này được xem là mang lại phước lành và sự bảo vệ khi thành tâm tụng niệm hoặc lắng nghe, đặc biệt là khi các nhà sư đang tụng kinh đó. Sức mạnh của kinh văn được xem là nằm ở chỗ: Có nguồn cội từ Phật; thể hiện giáo pháp của kinh văn; được các vị tăng sĩ đoàn đọc tụng; chúng mang lại sức mạnh đầy khích lệ và sự tỉnh táo cho người nghe; dựa trên sức mạnh của sự xác quyết, khẳng định, hoặc lời nói trang nghiêm, về một sự thật quan trọng về mặt đạo đức hoặc tinh thần; chúng thu hút sự chú ý và sự bảo vệ của vị trời là Niềm tin đồ của Phật; và nghiệp lành trong quá khứ của chúng trổ quả ngay bây giờ. Tuy nhiên, người ta nói rằng chúng chỉ có thể mang lại lợi ích cho những người có tín tâm nơi Phật, Pháp và Tăng và những người không bị cản trở bởi những nghiệp chướng trong quá khứ và các phiền não hiện tại (Milinda Pañha 150-154).

Th.95 Kinh ba ngôi báu (Ratana Sutta)

Đây là một bản kinh paritta được nhiều người yêu thích, minh họa ý niệm về sức mạnh hữu ích của việc tụng quán các chân lý về Phật, Pháp, Tăng.

Mọi quỷ thần tụ họp ở đây, dù là người của trái đất hay trên trời, mong họ đều có thể hoan hỷ và chăm chú lắng nghe những gì tôi nói.

Do vậy, mong hết thảy quỷ thần, hãy chú tâm. Hãy gửi tâm từ đến với loài người: khi họ ngày đêm đem hiến cúng, xin hãy siêng năng bảo vệ họ.

Dù có của cải ở đâu, ở đây, hay ở nơi khác, bất kể là bảo ngọc quý nhất trên trời, cũng không sao sánh bằng Như Lai. Viên bảo ngọc tinh xảo này là ở trong Phật; bằng sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

Sự tận diệt (tham ái), sự xua tan, sự bất tử vô cùng tinh tế, Hiền giả Thích-ca (Sakya) chứng đạt được bằng nhập thiền định: không có gì sánh bằng giáo pháp đó.

Điều mà đức Phật xuất chúng ca ngợithanh tịnh và gọi là sự định tâm thiền định của kết quả thiền định tức thì; đến trạng thái đó, không gì sánh bằng được. Viên bảo ngọc tinh xảo này là ở trong giáo pháp; bằng sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

Tám bậc được khen ngợi bởi hình thức tốt là bốn cặp này3 Họ, những đệ tử của Đấng Thế Tôn, đáng được cúng dường; những gì được cúng dường cho họ đều mang lại kết quả to lớn. Viên bảo ngọc tinh xảo này là ở trong Tăng đoàn; bằng sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

Những ai, không có dục vọng, tâm kiên định, áp dụng chính mình theo thông điệp của đức Cồ-đàm (Gotama), nhằm đạt được mục tiêu của họ, lao vào cõi bất tử, tận hưởng sự dập tắt (của lửa tham ái), chứng đắc được được không vì gì cả. Viên bảo ngọc tinh xảo này là ở trong Tăng đoàn; bằng sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

Như một trụ cổng được cắm chặt xuống đất sẽ không thể lay chuyển bởi gió bốn phương: bậc như vậy, ta nói với ngươi, người

3 Những bậc thánh nhân cao quý, hoặc những vị có tầm hiểu biết chứng đắc giải thoát sơ cấp hoặc cao hơn: xem *Th.199 và 201.

chính trực, chính là là người - đã lĩnh hội được chân lý của các bậc thánh nhân cao cả - nhìn thấy. Viên bảo ngọc tinh xảo này là ở trong Tăng đoàn; bằng sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

Những ai đã hiểu rõ chân lý của các bậc thánh nhân cao cả, được dạy dỗ bởi một bậc trí tuệ sâu sắc: ngay cả khi họ trở nên rất phóng dật, họ cũng sẽ không có quá bảy lần tái sinh nữa. Viên bảo ngọc tinh xảo này là ở trong Tăng đoàn; bằng sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

Vào thời điểm đạt trí tuệ, người ta từ bỏ ba điều: quan điểm về nhân cách (thân kiến), sự do dự (nghi) và bám vào các giáo điều (giới thủ) và lời nguyện.4 Người hoàn toàn thoát khỏi bốn loại tái sinh bất hạnh (bốn đọa xứ) và không có khả năng phạm sáu điều sai trái lớn (trừ sáu ác).5 Viên bảo ngọc tinh xảo này là ở trong Tăng đoàn; bằng sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

Bất cứ hành động xấu nào người ta có thể làm - bằng thân, khẩu, hoặc ý - không ai có thể che giấu nó: một sự không thể (che giấu) được gán cho người đã nhìn thấy trạng thái (bất tử). Viên bảo ngọc tinh xảo này là ở trong Tăng đoàn; bằng sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

Giống như một khu rừng với hoa nở rộ vào tháng đầu tiên của mùa hè, cách tuyệt vời mà Ngài đã giảng dạy cũng vậy, vì lợi ích cao nhất, dẫn đến niết-bàn. Viên bảo ngọc tinh xảo này là ở trong Phật; bằng sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

Người xuất sắc (tối thắng), biết điều xuất sắc, ban bố điều xuất sắc, chuyển đạt điều xuất sắc, không thể so sánh được (pháp vô tỷ) và đã giảng dạy giáo pháp xuất sắc đó. Viên bảo ngọc tinh xảo này là ở trong Phật; bằng sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

“Cái cũ bị hủy diệt, cái mới không phát sinh”. Những người không có tâm trí đam mê với những lần tái sinh trong tương lai, những hạt giống đã bị phá hủy, không có ham muốn phát triển (bất

4 Xem *Th.200.

5 Sát hại mẹ, giết cha, hoặc vị A-la-hán, làm tổn thương vị Phật, gây ra sự chia rẽ trong Tăng đoàn (phá sự hòa hiệp Tăng), hoặc tuyên thuyết giáo pháp của vị thầy khác (ngoại đạo).

kỳ trạng thái nào như vậy). Những người trí tuệ bị dập tắt như ngọn đèn này. Viên ngọc tinh xảo này nằm trong Tăng đoàn; bởi sự thật này, cầu mong tất cả đều được an lành.

Mọi quỷ thần đã tụ họp ở đây, dù là dưới đất hay trên trời, chúng ta hãy tôn kính Như Lai, vị Phật mà vị trời và con người tôn vinh: Cầu mong tất cả đều được an lành.

Mọi quỷ thần đã tụ họp ở đây, dù là dưới đất hay trên trời, chúng ta hãy tôn kính Như Lai, bậc được vị trời và con người tôn vinh và (tôn kính) giáo pháp: Cầu mong tất cả đều được an lành.

Mọi quỷ thần đã tụ họp ở đây, dù là dưới đất hay trên trời, chúng ta hãy tôn kính Như Lai, bậc được vị trời và con người tôn vinh và (tôn kính) Tăng đoàn: Cầu mong tất cả đều được an lành.

(Kinh Châu báu: Kinh Tiểu tụng 8 và Kinh tập 222-238, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.96 Kinh Hạnh phúc (Magala Sutta)

Đoạn này liên quan đến mangala (hạnh phúc, cát tường, an lành) tối cao là gì: hoạt động tốt lành mang lại phước lành hoặc may mắn. Trước Phật giáo, có nhiều nghi lễ khác nhau được xem là mangala. Đức Phật coi Pháp-hành là mangala tốt nhất. Bài kinh này bao hàm nhiều giá trị Phật giáo và cũng được xem là một bài tụng paritta (tụng kinh xin hộ trì an lành) - bản thân nó mang lại sự bảo vệ và ban phước khi tụng.

Tôi nghe như vầy. Một lần nọ, Đức Thế Tôn đang ở tại Savatthi (Xá-vệ), trong khu rừng Jeta (Kỳ-đà) trong tịnh viện (do ông Sāvatthī Anāthapiṇḍika (Cấp-cô-độc) hiến tặng). Bấy giờ, khi đêm sắp qua, một thiên tử có dung nghi rực rỡ, chiếu sáng chói toàn khu rừng Jeta, đến gần đức Thế Tôn, đảnh lễ cung kính chào Thế Tôn, rồi đứng qua một bên, vị thiên tử đó thưa với đức Thế Tôn bằng bài kệ:

Có nhiều vị trời và người nghĩ về những hành động tốt lành để mong cầu được hạnh phúc. Xin cho con biết hoạt động tốt lành tối cao là gì?.

(Đức Phật đáp:)

Không kết giao với kẻ ngu, mà hãy kết giao với người hiền trí và kính lễ những người đáng được tôn vinh. Đây là một hoạt động tốt lành tối cao.

Sống ở những nơi thích hợp và đã từng làm những gì đem lại phước nghiệp trong quá khứ, cũng phải tự ứng dụng đúng đắn. Đây là một hoạt động tốt lành tối cao.

năng lực học tập và kỹ năng thực hành, rèn luyện kỹ năng tự giác giới luật, ăn nói khéo léo. Đây là một hoạt động tốt lành tối cao.

Giúp đỡ cha mẹ, chăm sóc vợ con và có một nghề nghiệp không có xung đột. Đây là một hoạt động tốt lành tối cao.

Rộng lượng (bố thí), hành động phù hợp với giáo pháp, quan tâm đến người thân và những hành động không sai quấy. Đây là một hoạt động tốt lành tối cao.

Không ưa và tránh xa điều ác, không uống rượu say sưa, chú ý đến mọi việc. Đây là một hoạt động tốt lành tối cao.

Có sự tôn trọng, khiêm tốn, bằng lòng và biết ơntùy thời nghe Pháp. Đây là một hoạt động tốt lành tối cao.

Nhẫn thọ, sẵn sàng nhận lỗisửa chữa, cầu tìm người xuất gia, tùy thời thảo luận về giáo pháp. Đây là một hoạt động tốt lành tối cao.

Thực hành gian khổ và cuộc sống thánh thiện (độc thân), nhìn thấy chân lý của các đấng thánh nhân cao cả và chứng ngộ niết-bàn. Đây là một hoạt động tốt lành tối cao.

Cảm động trước những thăng trầm của thế giới, tâm trí không đau khổ, không dơ nhiễm, an toàn. Đây là một hoạt động tốt lành tối cao.

Làm được những việc như vậy, khắp nơi không bị khuất phục, đi đâu cũng an toàn. Đây là hoạt động tốt lành tối cao của họ.”

(Kinh Điềm lành: Kinh Tiểu tụng 5 và Kinh tập 258-269, do P.H. dịch tiếng Anh).

ĐẠO ĐỨC, THIỀN ĐỊNH, TRÍ TUỆ

Những phiền não trong tâm như tham, sân và si tồn tại ở ba cấp độ: như thể hiện qua những hành động rõ ràng của thân hoặc lời nói; trong dòng suy nghĩ hoạt động hoặc trạng thái ý thức của tâm trí; và như hiện chưa được bộc lộ những khuynh hướng tiềm ẩn (tùy miên) và những khuynh hướng mê mờ (các lậu), trong sâu thẳm tâm trí. Con đường tu tập Phật giáo cần giải quyết cả ba cấp độ. Giới (sīla, giới luật đạo đức) kiềm chế những hành động bất thiện về thân thểlời nói. Định (samadhi, sự tập trung thiền định) rèn luyện tâm trí để phá bỏ các trạng thái bất thiện và trau dồi các trạng thái thiện và tuệ (panna, trí tuệ), được hỗ trợ bởi sự an nhiên thiền định, có thể tìm ra gốc rễ của các khuynh hướng tiềm ẩn (tùy miên) và khuynh hướng mê mờ (hữu lậu).

Th.97 Giới (Giới luật đạo đức) là nền tảng cho phần còn lại của con đường tu tập

Này Ānanda như ông thấy đó, giới luật đạo đức thiện lành có nghĩa là không hối tiếc như mục đíchlợi ích; không hối tiếc đem lại sự vui mừng; vui mừnghoan hỷ; hoan hỷ đem lại sự an nhiên; an nhiên đem lại sự an lạc; an lạc đem lại sự định tâm; sự định tâm có cách nhìn mọi thứ như thực tại của chúng; nhìn mọi thứ như thực tại của chúng là quay lưng lại và không dính mắc; quay lưng lại và không dính mắc đem lại có sự giải thoát bằng cách hiểu và xem đó là mục đíchlợi ích. Vì vậy, ông thấy đấy, Ānanda, giới luật đạo đức thiện dẫn dần đến tối thượng.

(Kinh Lợi ích: Kinh Tăng chi V. 2, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.98 Sự mở ra của con đường đạo dần dần từng bước thứ tự trong ba bậc tu hành

Đoạn này tập trung vào các giai đoạn dần dần từng bước thứ tự của việc rèn luyện tinh thần (tu tâm) liên quan đến giới luật đạo đức và thiền định, làm nền tảng cho trí tuệ. Một Bà-la-môn nói rằng có sự tiến bộ dần dần từng bước theo thứ tự lên một bậc thang và trong quá trình rèn luyện tu tập của các Bà-la-môn, cung thủ và kế toán, nên hỏi Phật:

“Thưa Tôn giả, liệu có thể tìm thấy trong cùng một cách thức rèn luyện tu tập dần dần từng bước thứ tự, một quá trình hành động và một con đường dần dần từng bước thứ tự trong giáo phápGiới luật này không?”

“Này Bà-la-môn, cũng có thể tìm thấy trong giáo phápgiới luật này, một sự rèn luyện tu tập dần dần từng bước theo thứ tự, một quá trình hành động dần dần từng bước theo thứ tự và một cách thức thực hành dần dần từng bước theo thứ tự. Người huấn luyện ngựa lão luyện, sau khi có được một con thuần chủng còn non trẻ để huấn luyện, trước tiên sẽ huấn luyện nó một chút bằng dây cương và sau đó, sẽ huấn luyện thêm về sau. Theo cách tương tự, Như Lai sẽ thu nhận người có khả năng kiềm chế và huấn luyện người đó trước theo cách sau: “Hãy đến đây, này Tỳ-kheo, hãy thực hành tu tập tốt và sống tuân theo những giới của luật lệ tự viện, cư xử tốt và lịch sự, thấy đáng sợ trong cả một lỗi lầm nhỏ nhất; tuân thủ các quy tắc ứng xử và rèn luyện bản thân theo đó.”

Khi vị  Tỳ-kheo hoàn thành điều này, Như Lai huấn luyện thêm cho ông ta như vầy: “Hãy đến, này Tỳ-kheo, hãy canh giữ trong cửa giác quan của ông. Khi đã nhìn thấy một hình thức bằng mắt, chớ nắm bắt các đặc điểm chính hay phụ của nó. Vì khi người ta sống với tầm nhìn không bị kiềm chế, sự ham muốn (tham) và không hài lòng (ưu), các trạng thái xấu và bất thiện (các sự vật ác, bất thiện) tràn vào, hãy thực hành kiềm chế nó. Nghe một âm thanh bằng tai... ngửi mùi hương bằng mũi, nếm hương vị bằng lưỡi, chạm vào một vật hữu hình bằng cơ thể và nhận biết một ý tưởng bằng tâm trí... hãy thực hành sự kiềm chế của những giác quan này.”

Khi vị Tỳ-kheo hoàn thành điều này, Như Lai huấn luyện thêm cho ông ta, như vầy: “Này Tỳ-kheo, hãy ăn uống điều độ, chừng mực. Cân nhắc với sự phản tỉnh đúng đắn, hãy ăn một phần: không phải để chơi, không phải để say, không phải để trông đẹp đẽ, không phải để tô điểm, mà chỉ để giữ gìn cơ thể và để tồn tại, tránh gây thương tích (trên cơ thể) như một sự trợ giúp để sống cuộc sống thánh thiện, nghĩ rằng, “Tôi làm dịu cảm giác đau đớn trước đó (đói) và không làm nảy sinh cảm giác đau đớn mới (do ăn quá no) và để nó là phương tiện cho tôi không lỗi lầm và sống thoải mái.”

Này Bà-la-môn, khi vị Tỳ-kheo hoàn thành điều này, Như Lai sẽ huấn luyện thêm cho người ấy, như vầy: “Hãy đến, này Tỳ-kheo, hãy tỉnh thức chấp hành. Trong ngày trong tư thế đi bộ và ngồi, làm sạch tâm trí của các trạng thái chướng ngại. Trong canh đầu tiên của đêm, làm sạch tâm trí của các trạng thái cản trở. Vào lúc nửa đêm, quay sang bên phải và ngủ, giữ tư thế của con sư tử, đặt chân này lên chân kia, gọi vào tâm trí bằng chánh niệmhiểu rõ ràng về dấu hiệu tỉnh thức. Vào canh cuối cùng của đêm, trong tư thế đi bộ (hành) và ngồi (tọa), hãy làm sạch tâm trí đàng chìm trong những trạng thái bị chướng ngại.”

Này Bà-la-môn, khi vị Tỳ-kheo hoàn thành điều này, Như Lai sẽ huấn luyện thêm cho vị ấy, như vầy: “Hãy đến đây, này Tỳ-kheo, hãy thành tựu được chánh niệm và sự hiểu biết minh bạch (chánh tri). Hành động với sự hiểu biết minh bạch (chánh tri) khi bước tới bước lui, khi nhìn thẳng và nhìn ngang, khi co và khi duỗi, khi mang y và bát, khi ăn, uống, nhai và nếm, đi tiểu tiện, khi đi, đứng, ngồi, ngủ và thức. Hãy hành động với sự hiểu biết minh bạch (chánh tri) khi nói chuyện và giữ im lặng.”

Khi vị Tỳ-kheo hoàn thành điều này, Như Lai huấn luyện thêm cho vị ấy, như vầy: “Hãy đến đây Tỳ-kheo, chọn nghỉ ngơi ở một nơi thanh vắng, trong rừng, gốc cây, ngọn núi, hang động, hang đá, một bãi tha ma, một khu nghỉ ngơi trong rừng, ngoài trời hoặc một đống lá cây hay rơm rạ.” Làm như vậy, khi vị ấy đã trở về sau khi đi khất thực, sau bữa ăn, vị ấy ngồi xếp bằng kiết-già, lưng thẳng và chánh niệm được thiết lập trước mặt.” [Đoạn này tiếp tục mô tả việc vượt qua năm chướng ngại để đạt được sự tĩnh tâm trong thiền địnhlần lượt đạt được bốn sự chứng đắc thiền định, giống như trong các đoạn*Th.127 và 140, sau đó, nói rằng một số đệ tử tiếp tục đạt được mục tiêu cuối cùng (chứng đắc mục đích cứu cánh), trong khi một số thì không, cũng như một số người có thể thực hiện thành công chỉ đường đến đích, còn một số thì không.

(Kinh Gaaka-moggallāna: Kinh Trung bộ III. 1-3, do P.D.P. dịch tiếng Anh).

CON ĐƯỜNG THÁNH TÁM NHÁNH CAO QUÝ: CON ĐƯỜNG TU TẬP TRUNG ĐẠO

Con đường truyền thống cổ xưa của Phật giáo Thượng tọa bộ là Con đường thánh tám nhánh cao quý (Bát chánh đạo) dẫn đến chấm dứt khổ đau. Như đã thấy trong phần mở đầu của đoạn *L.27, đó là một con đường trung dung (trung đạo) tránh được hai cực đoan: theo đuổi thú vui nhục dục (dục lạc) và cả sự tự tra tấn khắc nghiệt (khổ hạnh hành xác) có thể thấy ở những người tu khổ hạnh. Đó là con đường trung dung đhạn chế sự dính mắc vào những thú vui nhục dục (chế ngự tham đắm dục lạc), cho dù là người xuất gia hay tại gia.

Th.99 Các yếu tố của con đường thánh tám nhánh cao quý (Bát chánh đạo)

Đoạn này giải thích các yếu tố của con đường đạo. Đây không phải là quá nhiều “các bước trên một con đường đạo” mà tất cả các yếu tố cần được tập hợp lại và sau đó, phát triển ở một mức đđđể con đường đạo phát huy tác dụng.

Này các Tỳ-kheo, tầm nhìn chân chánh (đúng đắn) là gì? Biết về khổ (dukkha), biết nguồn gốc của khổ, biết sự chấm dứt khổ, hiểu về con đường đi đến sự chấm dứt của sự đau khổ: Này các Tỳ-kheo, đây được gọi là tầm nhìn chân chánh.

Tư duy chân chánh là gì? Quyết tâm từ bỏ, thoát khỏi ác ý, thoát khỏi các ý nghĩ xấu: Đây được gọi là tư duy chân chánh.

Thế nào là lời nói chân chánh? Tránh xa nói dối, nói lời chia rẽ, nói lời thô bạo và nói phù phiếm nhảm nhí: đây được gọi là lời nói chân chánh.

Hành vi chân chánh là gì? Tránh xa sát sinh, không lấy những gì không được cho (trộm cắp), từ các hành vi sai trái trong các thú vui nhục dục (tà dâm): Đây được gọi là nghề nghiệp chân chánh (hành động đúng đắn).

Nghề nghiệp chân chính là gì? Ở đây, đệ tử của những bậc thánh cao quý, từ bỏ các sinh kế bất lương, sinh sống bằng sinh kế đúng đắn: đây được gọi là chánh mạng.

Nỗ lực chân chánh là gì? Ở đây, một Tỳ-kheo phát khởi lòng mong muốn, nỗ lực, khơi dậy khí lực, đề cao và phát huy tâm trí của mình để không phát sinh các trạng thái ác, bất thiện (pháp ác) chưa phát sinh... để từ bỏ các trạng thái ác, bất thiện đã phát sinh... vì sự phát sinh của các trạng thái lành mạnh (pháp thiện) chưa phát sinh... (và) để duy trì, không lẫn lộn, gia tăng, đầy đủ, phát triển và đỉnh điểm của các trạng thái lành mạnh đã phát sinh: đây được gọi là nỗ lực chân chánh.

Chánh niệm6 là gì? Ở đây, vị Tỳ-kheo an trụ, đối với thân thể, quán chiếu thân thể, sở hữu nỗ lực, nhận thức rõ ràngchánh niệm, loại bỏ ham muốn mãnh liệt và bất hạnh ở đời. Vị ấy tuân thủ, đối với cảm giác, quán chiếu cảm giác, sở hữu nỗ lực... đối với tâm trí, phản ánh quan sát tâm trí, sở hữu nỗ lực... đối với mô hình thực tại, phản ánh quan sát mô hình thực tế, sở hữu nỗ lực... đây được gọi là chánh niệm.

Chánh định là gì? Ở đây, Tỳ-kheo - hoàn toàn thoát khỏi dục vọng, thoát ly khỏi trạng thái bất thiện (của tâm) - chứng nhậpan trú trong sự chứng đắc thiền định thứ nhất (sơ thiền)...

Đây được gọi là chân lý thánh, đó là con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ (khổ diệt đạo sự thật thánh).

(Đại kinh Niệm xứ: Kinh Trường bộ II. 311-313, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.100 Hai cấp độ của con đường tu tập

Đoạn này nói rõ rằng con đường tu tậphình thức sơ khai, chuẩn bị, trong đó tầm nhìn chân chánh là niềm tin vào nghiệp và tái sinh và một hình thức hoàn toàn cao quý, trong đó tầm nhìn chân chánh là trí tuệ, mặc nhiên là tầm nhìn chân chánh (nhận thức đúng đắn) về bốn chân lý, như trong đoạn trước.

6 Xem *Th.138 để biết mô tả đầy đủ về điều này.

Chánh kiến, Ta nói, gồm hai mặt: Có tầm nhìn chân chánh có khuynh hướng mê mù (hữu lậu), thuận theo lợi ích của nghiệp, quả về mặt chấp trước; và có tầm nhìn chân chánh cao cả, không có khuynh hướng mê mờ, siêu việt xuất thế, một yếu tố của con đường đạo.

Những gì, các Tỳ-kheo, là tầm nhìn chân chánh có khuynh hướng mê mù (hữu lậu)...? (Đó là niềm tin:) “Có bố thí, có cúng dường, có tế tự... [tiếp theo là điều trái ngược với quan điểm sai lầm được mô tả trong đoạn *Th.56, đoạn đó là phủ nhận giá trị của bố thí và hành động tốt, rằng những nghiệp quả này có tác dụng dẫn đến tái sinh tốt đẹp, điều mà những thiền giả sáng suốt có thể biết được].

Cái gì là tầm nhìn chân chánh cao cả...? Trí tuệ, tuệ căn, sức mạnh của trí tuệ (tuệ lực), nhân tố điều tra phẩm chất của sự tỉnh thức, con đường tầm nhìn chân chánh của một người, phát triển con đường thánh cao quý, là tâm cao thượng, tâm không có khuynh hướng mê hoặc, thiên phú với con đường cao cả.

(Đại kinh Bốn mươi: Kinh Trung bộ III. 72, do P.H. dịch tiếng Anh).

Th.101 Các yếu tố của con đường đạo và ba việc tu học

Đoạn này chỉ định các yếu tố đường tu học như một phần của ba việc tu học. Các việc tu học này được thực hành ở cấp độ bình thường theo thứ tự: giới (giới luật đạo đức), định (sự tập trung thiền định), tuệ. Khi việc thực hành tu tập này đột phá đến cấp độ cao quý bậc thánh của con đường này vào thời điểm minh sát sâu sắc thì trước tiên trí tuệ cao quý bậc thánh (vô lậu tuệ) xuất hiện, khởi phát giới luật đạo đức cao quý bậc thánh (vô lậu giới) và định thiền cao quý bậc thánh (vô lậu định). Sau khi trải nghiệm con đường cao quý bậc thánh, người trở thành một đệ tử cao quý bậc thánh (xem *Th.201) và trong số này, những vị đạt quả Dự lưu (nhập dòng thánh) đã hoàn thiện giới luật đạo đức, những vị đạt quả Bất hoàn (không quay trở lại phàm trần) đã hoàn thiện định thiền và các A-la-hán đã hoàn thiện trí tuệ (Aguttara-nikāya 1. 231 -232).

Lời nói chân chánh, hành động chân chánh và nghề nghiệp chân chánh: đây là những trạng thái nằm trong nhóm giới luật đạo đức (giới uẩn). Nỗ lực chân chánh, chánh niệmchánh định: đây là những trạng thái nằm trong nhóm tập trung thiền định. Chính kiếngiải quyết đúng đắn: Đây là những trạng thái nằm trong nhóm trí tuệ (tuệ uẩn).

(Tiểu kinh Phương quảng: Kinh Trung bộ I. 301, do P.H. dịch tiếng Anh).

ĐẠI THỪA

NIỀM TIN

M.46 Sức mạnh của niềm tin và sự thờ kính

Với niềm tin sâu sắc vào các đức Phật và giáo pháp của các Ngài, với niềm tin vào con đường mà các người con của đức Phật đã đi và trong sự tỉnh thức giác ngộ hoàn hảo vượt trội, các Bồ-tát đã đặt tâm trí vào sự tỉnh thức, giác ngộ.

Niềm tinbước đầu tiên trên con đường tu tập, là mẹ của các công đức. Nó nuôi dưỡng tất cả các cội rễ thiện (thiện căn) và giúp chúng phát triển. Nó xé toạc lưới nghi và giải cứu chúng sinh khỏi dòng sông tham ái dục. Nó khai thị con đường vô thượng dẫn đến niết-bàn.

Niềm tin thanh lọc tâm trí, để tâm trong sáng và không tì vết; từ bỏ sự kiêu ngạo và khuyến khích sự tôn kính. Nó là kho tàng hàng đầu trong kho tàng giáo pháp, là bàn tay thanh tịnh nhận mọi thiện hạnh.7

Niềm tin khiến người ta cho đi mà không cần nhận lại bất cứ thứ gì. Niềm tin đưa người ta đến trải nghiệm niềm vui lớn lao trong lời dạy của đức Phật. Niềm tin dẫn đến sự phát triển của trí tuệđạt được đức hạnh. Niềm tin dẫn người ta đến cảnh giới của Như Lai.

Niềm tin làm cho các giác quan trở nên trong sáng và tươi sáng. Niềm tin mang lại sức mạnh vững chắc, không gì phá được. Niềm tin nhổ tận gốc rễ những phiền não. Niềm tin dẫn trực tiếp đến các đức tính của vị Phật.

7 Tín có thể nhận được thành quả của hạnh kiểm tốt (thiện hạnh) giống như một bàn tay có thể nhận được kho báu.

Với tín tâm, người ta không bị giới hạn bởi bất kỳ đối tượng nhận thức nào, xa lìa mọi khổ nạn, thoát khỏi mọi khổ nạn. Niềm tin dẫn dắt người ta vượt ra khỏi con đường của ma vương (māra). Niềm tin chỉ ra con đường dẫn đến sự giải thoát vô thượng.

Niềm tinhạt giống tươi của công đức. Niềm tin phát triển thành cây của sự tỉnh thức. Niềm tin phát triển thành kiến thức cao siêu. Niềm tin thị hiện tất cả các Phật.

(Kinh Hoa nghiêm, Đại Chánh, tập 10, đoạn 279, tr. 72b16-29,

T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

Giống như một tia lửa to bằng hạt cải có thể thiêu rụi một đống cỏ khô có kích thước bằng núi Meru (Tu-di). Một chút công đức đạt được bằng cách thờ kính Các Phật sẽ loại bỏ sạch các phiền não và đưa người ta đến niết-bàn.

(Kinh Hoa nghiêm, Đại Chánh, tập10, đoạn 279, tr. 278a12-13, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

Trưởng lão Subhūti (Tu-bồ-đề) hỏi đức Phật rằng, “Các Bồ-tát, các bậc vĩ nhân, thờ phượngphụng sự tất cả các đức Phật, các đấng Thế Tôn, làm thế nào để để phát triển đầy đủ cội nguồn thiện lành (thiện căn) của mình, để được lợi ích từ những người bạn thiện tri thức chân chính và nhanh chóng đạt được toàn trí (nhất thiết trí)?”

Đức Phật nói với Trưởng lão Subhūti (Tu-bồ-đề): “Bồ-tát, một bậc vĩ nhân, ngay từ khi mới phát tâm thức tỉnh giác ngộ, đã thờ phượngphụng sự đức Phật, đức Thế Tôn. Vị ấy nghe tận mắt những lời dạy của đức Phật, mọi thứ, từ kinh điển (khế kinh) đến các bản giải thích (luận nghĩa). Vị ấy ghi nhớ những gì đã nghe trong tâm trí (thọ trì), đọc lại nhiều lần (đọc tụng) và xem lại nhiều lần (ôn tập) để trở nên quen thuộc với nó. Khi đã quen thuộc với nó, vị ấy sẽ suy ngẫm về ý nghĩa của nó. Khi vị ấy đã nhận ra ý nghĩa sâu xa của những bản văn này, ông ta làm chủ được các Tổng trì hay chân ngôn (dharanis, đà-la-ni) 8. Sau đó, sự giải thoát không chướng ngại,

8 Công thức hay các câu thần chú uy lực mạnh mẽ, tương tự như mantras (các câu thần chú mật tục).

xác quyết sự chứng đạt sự giác ngộ hoàn hảo vô thượng sẽ phát sinh. Sau đó, dù tái sinh ở đâu, vị ấy sẽ không bao giờ quên những gì ông ta đã nghe và sẽ không bao giờ đánh mất những lời dạy của chánh pháp chân chính. Rễ lành (thiện căn) của vị ấy được gieo trồng với tất cả các Phật. Vì sức mạnh của những gốc rễ lành này, ông ta sẽ không bao giờ tái sinh rơi vào trong những cảnh giới xấu. Một lần nữa, nhờ những gốc rễ lành này, tâm vị ấy sẽ trở nên an vui và thanh tịnh. Do sức mạnh của tâm thanh tịnh và an vui này, sự tiến bộ của ông ta hướng đến giác ngộ sẽ không thể bị đảo ngược và ông ta sẽ khao khát những cảnh giới thanh tịnh vinh quang của các Phật. Một lần nữa, vì những gốc rễ lành này, vị ấy sẽ không bao giờ bị tách rời khỏi những người bạn thiện tri thức thực sự, với tất cả các bậc Như Lai (Tathāgata), tất cả các Bồ-tát, các Phật độc giác, các Thanh Văn và tất cả những người tán dương Phật, Pháp và Tăng.”

(Kinh Đại bát-nhã ba-la-mật-đa, Đại Chánh, tập 7, đoạn 220, tr. 700c9-23, do T.T.S. và D.S. dịch tiếng Anh).

M.47 Những lợi ích tuyệt vời của việc tiếp xúc với vị Phật

Đoạn này ca ngợi sự hiếm có và đặc ân tuyệt vời khi được tiếp xúc với vị Phật và giáo pháp của Ngài.

Như nói trong kinh Hoa Nghiêm (Noble Gaṇḍavyūha Sūtra):

Các đức Như Lai (Tathāgata) xuất hiện vì lợi ích của tất cả chúng sinh - những vị anh hùng có lòng đại từ bi vô cùng, những người đã chuyển bánh xe Pháp.

Làm thế nào tất cả chúng sinh có thể báo đáp các đức Phật, những người đã có ý định vì lợi ích của chúng sinh trong vô lượng kiếp?

Thà sống trong ba cảnh giới khủng khiếp trong vô số kiếp còn hơn là không gặp được người thầy đã lập nên tất cả các vị tăng sĩ đoàn...

Khi người ta nhìn thấy đức Phật, các bậc thiện nhất của con người, tất cả các vi phạm đều bị tiêu diệt. Người nào đạt đến sự giác ngộ tỉnh thức sẽ gia tăng vô hạn nghiệp thiện của mình.

Đây là cách mà nghiệp thiện của người tăng lên khi gặp được vị Phật. Quả lành của việc chỉ thấy một hình ảnh của Như Laivô lượng, vậy quả của việc thấy thân của Ngài sẽ lớn đến mức nào?

(Đại Thừa Tập Bồ Tát Học Luận của ngài Śāntideva (Tịnh Thiên), chương 17, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.48 Xây dựng niềm tin dựa trên tín tâm trong quá khứ

Trưởng lão Subhūti (Tu-bồ-đề) hỏi đức Thế Tôn rằng: “Thưa Thế Tôn, trong các thời gian sắp tới, trong tương lai, trong những thời điểm tương lai, vào một thời điểm trong tương lai, trong thời kỳ năm trăm năm khi Chánh pháp chân chính bị hủy diệt, liệu có chúng sinh có ai sẽ nhận thức được chân lý của lời kinh này khi họ nghe không?”

“Này Subhūti (Tu-bồ-đề), trong các thời gian tới, trong tương lai… những chúng sinh vĩ đại với nhiều phẩm chất tốt, đạo đứctrí tuệ, những người sẽ nhận thức được chân lý của những lời kinh này khi họ nghe. Những Bồ-tát đó, này Subhūti (Tu-bồ-đề), những bậc vĩ nhân đó sẽ không chỉ thờ kính vị Phật. Họ sẽ không trồng rễ lành (thiện cặn) chỉ với vị Phật. Những Bồ-tát đó, này Subhūti (Tu-bồ-đề), những chúng sinh vĩ đại đó sẽ tôn thờ hàng trăm ngàn vạn vị Phật và trồng những thiện căn với hàng trăm ngàn vạn vị Phật. Họ sẽ đạt được nhất tâm thanh tịnh khi họ nghe những lời của kinh này.

Như Lai biết những Bồ-tát này, này Subhūti (Tu-bồ-đề), với tri kiến Phật của Ngài. Như Lai thấy các Bồ-tát này, này Subhūti (Tu­bồ-đề), bằng Phật nhãn của mình. Này Subhūti (Tu-bồ-đề), Như Lai, đã thức tỉnh những Bồ-tát này.

(Kinh Kim cang bát-nhã ba-la-mật-đa, đoạn 6, do D.S. dịch tiếng Anh).

NƯƠNG TỰA PHẬT, PHÁP, TĂNG

M.49 Cách phát nguyện

Đoạn này cho rằng Bồ-tát tại gia nên quy y tu tập để phát triển những công đức, phẩm chất dẫn đến Phật quả, cung kính và hồi hướng mọi thứ liên quan đến Pháp và tôn trọng những Phật tử không phải Đại thừa, đặc biệt là những người xuất gia, nhưng không muốn thực hành theo mức đtu tập của họ.

Bồ-tát tại gia nên quy y Phật như thế nào? Vị ấy nên nghĩ, “Ta muốn thành tựu được một Phật-thân, được trang nghiêm bằng ba mươi hai tướng tốt của vị Phật.9 Ta sẽ có được những thiện căn cần thiết để phát triển ba mươi hai tướng tốt của một bậc vĩ nhân. Để hội đủ những diệu tướng này, ta cần tự tinh tấn dũng mãnh.” Đây là cách Bồ-tát tại gia quy y Phật.

Bồ-tát tại gia nên quy y Pháp như thế nào? Này trưởng giả, Bồ­tát tôn vinh Pháp và những người giảng dạy Pháp. Vị ấy ủng hộ Phật pháp. Vị ấy khao khát Phật pháp. Vị ấy vui thú trong những niềm an lạc tối cao của Pháp. Vị ấy trợ giúp Pháp. Vị ấy an trú trong Pháp. Vị ấy mang Pháp trong tâm trí. Vị ấy bảo vệ Phật pháp. Vị ấy an trú kiên cố trong Phật Pháp. Vị ấy ca ngợi Phật pháp. Vị ấy an trú thực hành Pháp. Vị ấy làm cho Phật pháp phát triển. Vị ấy cầu Pháp. Vị ấy lấy Phật pháp làm sức mạnh của mình. Vị ấy tự trang bị vũ khí của Pháp cho mình. Vị ấy dành trọn vẹn cho Phật pháp. Vị ấy nghĩ rằng, “Khi ta đạt được sự giác ngộ tỉnh thức hoàn hảo vô thượng, ta sẽ truyền bá giáo pháp chân chính một cách bình đẳng cho tất cả con người, các vị trời và a-tu-la.” Này, trưởng giả, đó là cách Bồ-tát gia chủ quy y Pháp.

Này trưởng giả, Bồ-tát gia chủ nên quy y Tăng như thế nào? Này trưởng giả, khi Bồ-tát nhìn thấy vị chứng quả Dự lựu (Tu-đà-hoàn, nhập dòng thánh, vị Nhất lai (Tư-đà-hàm, chỉ một lần tái sinh trở lại), vị Bất hoàn (A-na-hàm, không trở lại), vị A-la-hán, hoặc người bình thường đang thực hành tu tập Thanh Văn thừa,10 vị ấy tôn kính tất cả họ. Vị ấy ngay lập tức đứng lên chào đón họ, chào họ bằng những lời lẽ ân cần và giọng nói hỏa ái, bày tỏ sự kính trọng với họ bằng cách đi vòng quanh họ, luôn giữ họ bên phải. Vị ấy nên nghĩ, “Khi ta đã đạt được sự giác ngộ tỉnh thức hoàn hảo vô thượng, ta sẽ giảng dạy giáo pháp để những người khác có thể phát triển những

9 Xem *L.38.

10 Thừa đó có mục tiêu đạt được quả vị A-la-hán, trái ngược với Đại thừa (Mahayama), “cỗ xe vĩ đại,” tức là con đường tu tập của Bồ-tát (bodhisattva) hướng tới Phật quả.

phẩm chất tốt. Mặc dù ta tôn vinh họ, nhưng tâm tôi không ở giữa họ.” Đây, trưởng giả, là cách Bồ-tát tại gia quy y Tăng.

(Kinh Tối thượng vấn, phần 19 của Kinh Đại Bửu Tích, Đại Chánh, tập 11, bản 310, tr. 472c22-473a09, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.50 Vì sao có tam quy (ba nơi nương tựa)

Này thiện gia nam tử, chính là để diệt khổ, chấm dứt phiền nãođạt đến cực lạc niết-bàn mà người ta quy y... Phật, Pháp và Tăng. Đức Phật là người đã chỉ dạy con đường diệt trừ phiền não, nguyên nhân của khổ đau. Chánh phápsự giải thoát tối hậu, là sự diệt trừ phiền não, nguyên nhân của khổ đau. Tăng đoàncộng đồng đang thực hành con đường dẫn đến việc loại bỏ phiền não, nguyên nhân của đau khổđạt được giải thoát thực sự. Một số người có thể nói rằng chỉ có một sự quy y mà thôi. Điều này là không đúng. Vì sao không đúng? Đó là bởi vì cho dù một Như Lai (Tathāgata) có xuất hiện trên thế gian hay không thì Pháp chân thật vẫn luôn hiện hữu, mặc dù không thể phân biệt được. Pháp chỉ có thể được phân biệt rõ ràng khi một Như Lai xuất hiện trên thế gian. Vì vậy, người ta không nên chỉ quy y đức Phật. Cho dù một Như Lai (Tathāgata) có xuất hiện trên thế gian hay không thì Pháp chân chính vẫn luôn hiện hữu, ngay cả khi không có ai làm cho nó được biết đến. Chính cộng đồng các đệ tử của đức Phật là những người tiếp nhận giáo pháp. Vì vậy, người ta không nên chỉ quy y Tăng.

(Kinh giới cư sĩ nam, Đại Chánh, tập 24, bản1488, chương 20, tr. 1061b04-14, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.51 Quy y (nương tựa) Phật

Chúng sinh vô ơn. Các đấng Như Lại (Tathāgata) xuất hiện trên thế giới, rực sáng trí tuệ và lòng từ bi để xua tan bóng tối.

Với tâm đại bi, Ngài nhìn thấy tất cả chúng sinh đều chịu đau đớn vô lượng, vĩnh viễn bị ràng buộc trong ba thế giới.11
11 Đó là, toàn bộ sự tồn tại hữu vi: xem “ba cõi” trong Bảng chú giải ngữ vựng

Không ai, trừ đức Phật, Vị Thầy Tối Cao, trong số tất cả mọi người và các vị trời, là nơi đáng nương tựa.

(Kinh Hoa nghiêm, Đại Chánh, tập 9, đoạn 278, tr. 444b15-20, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.52 Phật là nơi nương tựa tối thượng

Trong đoạn này, Hoàng hậu Śrīmālā (Thắng-man) nói với đức Phật rằng quy y cao nhất chính là quy y Phật / Như Lai, vì chính từ quy y Phật mà sau đó, quy y Pháp và Tăng. Tăng đoàn được tạo thành từ những người thuộc các con đường Phật giáo khác nhau hướng về Phật; Pháp là con đường đđạt được pháp thân của vị Phật. Quy y Như Lai bao gồm hai nơi kia và là thực tại tối hậu, vô tận.

Nơi nương tựa vĩnh viễn, nơi nương tựa vô hạn cho đến vô tận, nơi nương tựa cho những người chưa siêu thoát thế gian, nhưng không nương tựa thế gian, chính là Như Lai, là A-la-hán, là vị Phật toàn giác.

Pháp là con đường của thừa (phương tiện) duy nhất12. Tăng đoàncộng đồng của ba thừa (ba phương tiện). Hai nơi ẩn náu này không phải là nơi nương tựa cuối cùng, chúng chỉ là nơi nương tựa một phần. Vì sao vậy? Con đường của phương tiện duy nhất này liên quan đến việc đạt được pháp thân tuyệt đối. Không có gì cao siêu hơn pháp thân của một Thừa duy nhất.

sợ hãi,13 các cộng đồng ba thừa quy y Như Lai (Tathāgata). Họ thực hành con đường không dính mắc, hướng đến sự giác ngộ hoàn hảo vô thượng (Chánh đẳng Chánh giác). Đây là lý do vì sao hai nơi nương tựa này không phải là nơi nương tựa cuối cùng, mà là những sự quy ygiới hạn.

Những chúng sinh đã được Như Lai điều phục, những người nương tựa (quy y) Như Lai và những người đến được bến bờ xa hơn của giáo pháp, phát khởi tín tâm an lạcquy y Pháp và Tăng. Đây

12 Cuối cùng tất cả đều đưa đến Phật quả, mặc dù ban đầu họ có thể nhắm đến những mục tiêu thấp hơn.

13 Của các hình thức khổ đau khác nhau trong vòng sinh tử tái tục.

là hai nơi nương tựa. Quy y Pháp và Tăng không giống như quy y Như Lai (Tathāgata). Quy y đến thực tại tối hậuquy y Như Lai. Vì sao vậy? Không có sự khác biệt giữa quy y Như Lai và hai quy y kia. Như Lai thật sự là ba nương tựa.

(Kinh Thắng Man, Đại Chánh, tập 12, đoạn 353, chương 5, tr. 221a02-15; tham chiếu, Đại Chánh, tập 11, đoạn 310, tr. 676b16­29, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.53 Tăng và Pháp nhưcon đường dẫn đến Tam quy

Cúng dường Tăng đoàntôn kính cả Phật bảoTăng bảo. Quán chiếu những công đức, phẩm chất tuyệt vời của Pháp là cung kính ba ngôi báu trọn vẹn.

(Kinh giới cư sĩ nam, Đại Chánh tập 24, văn bản 1488, chương 22, tr.1065a20-22, do T.T.S và D.S dịch tiếng Anh).

M.54 Xá-lợi Như Laitrí tuệ toàn hảo (bát-nhã ba-la-mật)

Đoạn này xem việc thờ cúng xá-lợi của Phật (xem *Th.94) là quan trọng, nhưng chỉ là thứ yếu so với sự sùng kính đối với sự toàn hảo của trí tuệ (bát-nhã ba-la-mật).

Thiên Đế-thích (Śakra) nói rằng14: “Thưa Thế Tôn, không phải là con không tôn kính xá-lợi của Như Lai. Con chắc chắn tôn kính xá-lợi của Như Lai, của Thế Tôn. Xá-lợi của Như Lai, đã phát sinh, thưa Thế Tôn, từ trí tuệ toàn hảo này được tôn thờ. Vì vậy, thưa Thế Tôn, bằng cách thờ cúng trí tuệ toàn hảo này, hành giả cũng đang thờ cúng trọn vẹn xá-lợi của Như Lai. Vì sao vậy? Đó là vì xá-lợi của Như Lai đã phát sinh từ trí tuệ toàn hảo. Cũng giống như ở trong Sudharma (Diệu Pháp đường), hội trường của chư thiên. Thế Tôn, khi con ngự trên thiên tòa của con, có các thiên tử là các con trai của con đứng hầu.

Khi con không ngự ở đó, các thiên tử, vì tôn kính con, nên cung kính thiên tòa của con, đi vòng quanh thiên tòa và khởi hành. Vì sao

14 Vị Thiên chủ (Vua của vị trời) (Pāli: Sakka).

vậy? Đó là bởi vì trên thiên tòa đó, Thiên Đế-thích (Śakra), người đứng đầu các thiên, giảng dạy giáo pháp cho các thiên trong cõi trời thứ Ba mươi ba. Cũng giống như vậy, thưa đức Thế Tôn, trí tuệ toàn hảo là nhân duyên cao cả dẫn đến sự toàn giác của Như Lai, A-la­hán, Phật toàn giác. Xá-lợi của Như Lai an trú trên sự toàn giác, nhưng chúng không phải là nguyên nhân hay điều kiện để phát sinh tri kiến. Vì vậy, thưa Thế Tôn, trí tuệ toàn hảo, là nhân của toàn trí (nhất thiết trí), được tôn thờ thông qua xá-lợi của Như Lai (Tathāgata).

(Kinh Bát thiên tụng bát-nhã ba-la-mật-đa, chương 4, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.55 Sự tôn kính đối với Bồ-tát Quán Thế Âm (Avalokiteśvara)

Đoạn này ca ngợi Bồ-tát Quán Thế Âm (bodhisattva Avalokiteśvara) trên trờisức mạnh của Ngài để giúp đỡ khi danh hiệu Ngài được kêu gọi. Tên của Ngài có nghĩa là “Đấng Tự tại (vị Thiên chủ) Quan sát (bằng tâm Đại bi)” Ngài được xem là hiện thân của lòng đại bi. Trong tiếng Hán, Ngài được gọi là Quán Âm (Kuanyin) và trong tiếng Tây Tạng là Chenresig (nhìn đời bằng đôi mắt đại từ bi). Những quyền năng bảo vệ được cho là đến từ việc kêu gọi danh hiệu Ngài cũng tương tự như những sức mạnh được quy cho các bài tụng chú paritta hộ trì trong Phật giáo Thượng tọa bộ (xem *Th.95). Những sức mạnh kỳ diệu được cho là nhờ niệm Đức Quán Thế Âm (Avalokiteśvara), chẳng hạn như lửa bị dập tắtđao kiếm bị gãy, có lẽ có thể được xem là cách thức thi vị đề cập đến sức mạnh của lòng từ bi để thay đổi, chuyển hóa tâm thức và hành động. Thiền tông (Chan / Zen) thường hiểu theo các thuật ngữ tâm linh nội tại thuần túy: ví dụ như “hiểm nạn trên đại dương ,” tức là cơn bão, là sự giận dữ,”lửa”là sự ham muốn,”xiềng xích” chỉ đơn giản là sợ hãicác loại thú vật chỉ đe dọa những ai có ác ý. Tương tự như vậy, sức mạnh của các kinh văn parittas trong Thượng tọa bộ có thể được xem là dựa trên sức mạnh của các chân lý đạo đức.

  1.  Ngài xem xét (quán sát) mọi nơi trên thế gian. Thệ nguyện của Ngài sâu như biển... Hãy nghe những hành động của Quán Âm (Avalokiteśvara).
  2.  Trong vô số kiếp không thể nghĩ bàn, nguyện lực của Ngài đã được tịnh hóa bởi vô lượng nghìn ức các Phật. Hãy để ta kể cho ngươi nghe những gì ta đã nghe.
  3.  Mọi chúng sinh nghe thấy Ngài hoặc nhìn thấy Ngài và thường xuyên niệm danh hiệu Ngài sẽ vô tình xóa bỏ mọi nỗi khổ đau trong đời của họ.
  4.  Nếu kẻ ác tâm cố giết ngươi bằng cách xô ném ngươi vào hầm lửa, hãy tưởng nhớ niệm danh Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) và ngọn lửa liền bị dập tắt.
  5.  Nếu ngươi gặp nguy hiểm trên đại dương, nơi ở của rồng (naga), quái vật biển và các thần, hãy niệm danh Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) và ngươi sẽ không bao giờ bị bắt bởi Vua của Đại dương...
  1.  Nếu ngươi bị kẻ thù cầm đao kiếm bao vây, chúng có ý định làm hại ngươi, hãy hãy niệm danh Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) và tâm trí của chúng sẽ ngay lập tức tràn đầy lòng nhân ái.
  2.  Nếu ngươi đang đứng tại nơi hành quyết, sắp bị giết, hãy niệm danh Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) và sau đó, đao kiếm sẽ vỡ ra từng mảnh.
  3.  Nếu ngươi bị trói và bị xiềng xích bằng gông cùm gỗ hoặc sắt, hãy niệm danh Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) và xiềng xích gông cùm sẽ ngay lập tức tan rã...

14. Nếu người bị ác thú vây khốn, nanh vuốt chúng sắc như dao cạo, hãy niệm danh Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) và chúng sẽ lập tức chạy tán loạn ra mọi hướng...

  1.  Ngài thấy chúng sinh phải chịu nhiều khổ đau, bị áp bức bởi nhiều loại đau đớn. Ngài nhìn họ với sức mạnh của sự hiểu biết thanh tịnh của Ngài và bảo vệ họ.
  2. Ngài có những công năng phi thường (thần thông) và sự hiểu biết rộng lớn và được đào tạo bài bản về việc áp dụng các kỹ năng trong các phương tiện. Ngài hiện thân ở khắp mọi nơi, trong tất cả

thế giới trong mười phương15 và trong tất cả các cõi Phật không ngoại lệ.

  1.  Ngài luôn xoa dịu những sinh linh đã tái sinh trong những cảnh giới tồn tại thấp hơn đáng sợ, trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, hoặc bị áp bức bởi sinh, lão, bệnh và tử...
  2.  Ngài đẹp rạng ngời.16 Ngài rạng rỡ với lòng nhân ái. Ngài rạng rỡ với trí tuệ và sự hiểu biết tuyệt vời nhất. Ngài rạng rỡ với lòng từ bi. Ngài rạng rỡ với sự thuần khiết. Ngài là người được tôn thờ, khuôn mặt đẹp đẽrạng rỡ.
  3.  Ngài là ánh sáng tinh khôi, hoàn toàn không tì vết; chiếu khắp với ánh sáng của mặt trời tri thức; ánh sáng của ngọn lửa mà gió không thể thổi tắt. Rực rỡ, Ngài chiếu sáng thế gian.
  4.  Ngài reo rắc tâm đại bi, những phẩm chất tốt đẹplòng nhân từ của Ngài. Với những phẩm chất cao đẹp, Ngài là người yêu thươnghoàn toàn đáng tin cậy. Ngài dập tắt ngọn lửa của phiền não trong chúng sinh, làm mưa xuống cam lồ của mưa Pháp.
  5.  Nếu ai17 bị cuốn vào xung đột, cãi vã và tranh chấp, hoặc giữa một trận chiến kinh hoàng, hãy niệm danh Quán Thế Âm (Avalokiteśvara) và các oán thù độc ác sẽ được bình định.
  6.  Âm thanh của Ngài như sấm. Âm thanh của Ngài như trống. Âm thanh của Ngài giống như đại dương (âm thanh như hải triều). Tiếng nói tuyệt vời của Ngài giống như Phạm âm (Brahmā). Âm thanh của Ngài siêu thế gian. Hãy thường niệm Quán Thế Âm (Avalokiteśvara).
  7.  Niệm Ngài. Niệm Ngài và trông mong Ngài. Trong lúc chết chóc, trong phiền não, hoạn nạn bức bách, vị Quán Thế Âm trong sạch ấy sẽ là nơi che chở, nơi nương tựa và là nơi trú ẩn an ổn của ngươi.

(Kinh diệu pháp liên hoa, chương 24, do D.S. dịch tiếng Anh).

15 Tám phương của la bàn, cũng như phương dưới và điểm phương trên-nói cách khác, là tất cả các phương hướng (mười phương).

16 Ở đây, văn bản đề cập trực tiếp đến Quán Thế Âm (Avalokiteśvara).

17 Ở đây, văn bản chuyển trở lại xưng hô với người nghe, thay vì chính đức Quán Thế Âm.

TRÁCH NHIỆM CÁ NHÂN VÀ TỰ THÂN NỖ LỰC

M.56 Sức mạnh của khát vọng (ước muốn)

Này thiện gia nam tử, khát vọng (ước muốn) là gốc rễ của mọi đức tính tốt (công đức). Khát vọng là điều kiện để đạt đến sự giác ngộ tỉnh thức hoàn hảoquả vị của sự giải thoát.

(Kinh giới cư sĩ nam, Đại Chánh, tập 24, đoạn 1488, chương 20, tr. 1062b27-29, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.57 Sự hoàn hảo của nghị lực (tinh tấn ba-la-mật), vì lợi ích của chúng sinh

Vào lúc đó, đức Thế Tôn nói với Puma Maitrayanlputra (Mãn­tử-từ), “Nếu Bồ-tát, vị vĩ nhân, muốn đạt được sự giác ngộ tỉnh thức toàn hảo (Chánh đẳng Chánh giác) vô thượng thì khi lần đầu tiên đặt tâm trí (lúc sơ phát tâm) vào sự giác ngộ, vị ấy nên nghĩ, “Mọi thứ ta có, thân thể ta và tâm trí của ta, nên phải làm việc cho lợi ích của người khác, để tất cả các mong muốn của họ sẽ được tròn đầy.”

Một cậu bé nô bộc cần ghi nhớ rằng bất cứ khi nào nó đi, đứng, ngồi hoặc nằm xuống, nó không nên tùy tiện làm như vậy mà phải phục tùng chủ của mình. Nếu nó có ý định đi ra chợ, trước tiên nó nên xin phép chủ nhân. Nó chỉ nên lấy thức ăn hoặc đồ uống nếu nó đã được chủ nhân cho phép. Nó chỉ nên làm những gì chủ nhân muốn. Cũng giống như vậy, khi các Bồ-tát, các bậc vĩ nhân, trước tiên đặt tâm trí vào sự giác ngộ tỉnh thức (lúc sơ phát tâm giác ngộ), sự giác ngộ tỉnh thức hoàn hảo (Chánh đẳng Chánh giác) vô thượng, nên nghĩ rằng, “Bất cứ thứ gì ta sở hữu, thân và tâm ta, không nên được sử dụng một cách tùy tiện, mà chỉ dành cho lợi ích của người khác. Tất cả mọi thứ mà ta dự định làm đều nên hướng đến mục tiêu đó,” do đó, các Bồ-tát nương vào hạnh tinh tấn toàn hảo (tinh tấn ba-la-mật), nỗ lực rất nhiều và không bao giờ lệch khỏi hạnh tinh tấn toàn hảo (tinh tấn ba-la-mật). Các Ngài phát nguyện làm bất cứ điều gì có lợi cho chúng sinh. Tất cả các Bồ-tát, những bậc vĩ nhân, đều an trú trong sự hoàn hảo của nghị lực (sự tinh tấn ba-la-mật) theo cách này.

Một con ngựa quý đang được người cưỡi nghĩ, “Tôi không nên làm cho cơ thể của người cưỡi bị lắc lư. Tôi không nên mệt mỏi, hoặc làm hỏng yên cương. Cho dù tôi lùi, tiến hay dừng, di chuyển chậm hay nhanh, tôi sẽ phục vụ người cầm cương, chăm sóc anh ta chu đáo, không cư xử theo cách khiến anh ta tức giận.” Cũng giống như vậy, các Bồ-tát, các bậc vĩ nhân, đang thực hành hạnh tinh tấn toàn hảo không hành động theo mong muốn của bản thân mà theo hy vọng của người khác.” Họ hành động vì lợi ích của người khác. Họ hành động để chăm sóc người khác. Họ hành động theo cách mà không có phiền não hay hành động bất thiện nào phát sinh trong thân tâm họ. Lúc đầu, chúng sinh không tỏ lòng biết ơn đối với các Bồ-tát, các bậc vĩ nhân đó, nhưng các Bồ-tát không có kỳ vọng được trả ơn. Mục đích duy nhất của các Ngài là giúp đỡ chúng sinh theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy, các Bồ-tát, những bậc vĩ nhân, hộ trì tâm trí của chúng sinh, hành động theo ý muốn của chúng sinhthực hiện các loại hạnh phúcphúc lạc khác nhau để phát triển hạnh tinh tấn toàn hảo (tinh tấn ba­la-mật). Các Bồ-tát, các bậc vĩ nhân, nhờ đó nắm giữ hạnh tinh tấn toàn hảo và mang lại lợi íchhạnh phúc cho chúng sinh như thể họ đang mang lại lợi íchhạnh phúc cho chính mình, không bao giờ mệt mỏi. Đây là cách Bồ-tát an trú trong hạnh tinh tấn toàn hảo và nỗ lực rất nhiều.

(Kinh Đại bát-nhã ba-la-mật-đa, Đại Chánh, tập 7, đoạn 220, tr. 1050b01-26, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

TRUNG ĐẠO

M.58 Cần nỗ lực không quá buông thả cũng không quá gượng ép

Đoạn này nêu lên một điểm đơn giản nhưng quan trọng về nỗ lực (tinh tấn) tu tập (tham khảo. *L.32)

Có vị xuất gia đang đọc kinh vào ban đêm và tâm trạng u uất. Tâm trí ông ta đầy hối tiếcnghi ngờ và ông ta muốn quay trở lại cuộc sống bình thường. Đức Phật gọi vị xuất gia và hỏi ông ta, “Khi ông sống như người chủ gia đình, ông đã làm gì?” Ông ta trả lời, “Con từng chơi đàn tỳ bà”. Đức Phật nói, “Điều gì xảy ra nếu dây đàn quá chùng?” Ông ta trả lời, “Nó sẽ không tạo ra bất kỳ âm thanh nào”. Đức Phật hỏi, “Nếu dây đàn quá căng thì sao?” Ông ta nói, “Âm thanh sẽ ngắn và bị bóp nghẹt ạ”. Đức Phật hỏi, “Điều gì sẽ xảy ra nếu dây không quá chùng và quá căng?” Ông ta nói, “Có thể nghe âm thanh rõ ràng hơn ạ.” Đức Phật nói với người xuất gia, “Thực hành con đường tu học cũng như vậy. Nếu ông điều chỉnh tâm trí của mình một cách hợp lý, ông sẽ thành công trên con đường đó.”

(Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đoạn 33, Đại Chánh, tập 17, đoạn 784, tr. 723c13-17, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.59 Sự cần thiết có một thái độ cân bằng

Đoạn này coi con đường thực hành trung dung (trung đạo) là không bị mắc kẹt trong các cấu trúc tinh thần, cũng như không tránh bất kỳ cấu trúc tinh thần nào một cách giáo điều. Tuy nhiên, bản chất của nó là khó xác định.

Này Suvikrantavikrami (Thắng Thiên vương), cấu trúc tinh thần là một bên (cực biên) và tránh bất kỳ cấu trúc tinh thần nào là một thái cực khác. Bồ-tát tránh hai thái cực này. Nếu các Bồ-tát không tham gia vào các cực biên hoặc không cực biên thì họ cũng không thấy một con đường trung dung (trung đạo). Nếu họ nhìn thấy một con đường trung dung và tương tác với một con đường trung dung thì họ dính lấy (chấp thủ) một cách cực đoan. Con đường trung dung (trung đạo) không phải là một cái gì đó để dính lấy (chấp thủ), để được nhìn thấy, để được hiển thị.

Lại nữa, này Suvikrantavikrami (Thắng Thiên Vương), ông nên biết rằng những gì được gọi là con đường trung đạo không gì khác hơn là con đường tám nhánh cao quý (bát chánh đạo). Con đường này không được tiếp cận bởi các hiện tượng đang nắm bắt, cũng không phải bằng cách quan sát các hiện tượng.

(Kinh Đại bát nhã ba-la-mật, Đại Chánh, tập 17, đoạn 220, tr.1092a25-b03do T.T.S và D.S dịch tiếng Anh).

M.60 Con đường tám nhánh cao quý (Bát chánh đạo)

Đoạn này xem các yếu tố của con đường tu tập như được mở ra từ cái nhánh thứ nhất, tầm nhìn chân chánh (quan điểm, tầm nhìn đúng đắn) - một quan điểm không bám víu (chấp thủ) mà thấy rằng mọi thứ đều thiếu cái bản chất (tự tánh) cố định.

Này Anantajnana (Vô Biên Tuệ), ý nghĩa của đạo (con đường) và sự thanh tịnh của đạo là gì? Đạo là con đường thánh tám nhánh đạo cao quý (Bát chánh đạo), đó là tầm nhìn chân chánh (quan điểm đúng đắn), tư duy chân chánh (suy nghĩ đúng đắn), lời nói chân chánh (lời nói đúng đắn), nghề nghiệp chân chánh (hành động đúng đắn) và chánh mạng (sinh kế đúng đắn), nỗ lực chân chánh (nỗ lực đúng đắn), chánh niệm (sự giác ngộ đúng đắn) và chánh định (sự tập trung thiền định đúng đắn), tầm nhìn chân chánh là sự xóa bỏ quan điểm sai lầm cho rằng nhân cách có liên quan ít nhiều đến bản ngã bản chất. Nó nằm ngoài phạm vi của tất cả các quan điểm. Nếu tất cả các quan điểm được thanh lọc hóa hoàn toàn trong mọi tình huống, điều này cho phép người ta nhận ra mọi hình thức của tư duy chân chánh (suy nghĩ đúng đắn). Cả cụ thể hóa suy nghĩ (tư tưởng) và khái quát hóa tư tưởng đều không thực sự là suy nghĩ (tư tưởng, tư duy).18 Tránh cả cụ thể hóa suy nghĩ (tư tưởng) và khái quát hóa tư tưởng, không đắm chìm vào các suy nghĩ sai lầm, tránh suy nghĩ sai lầm. Quan điểm này dẫn đến chánh mạng (sinh kế đúng đắn). Nhìn thấy ý tưởng về sinh kế, thấy sự thanh tịnh của sinh kế, thực hành sinh kế thanh tịnh, dẫn đến một quan điểm đúng (chánh kiến) về hoạt động thanh lọc của thân, hoạt động thanh lọc của lời nóihoạt động thanh lọc của tâm. Tham gia vào nghề nghiệp chân chánh (hành động đúng đắn), với tầm nhìn chân chánh (quan điểm đúng đắn) về hoạt động của lời nói, cho phép người ta nhìn thấy và hiểu thế nào là lời nói chân chánh (lời nói đúng đắn). Thực hành lời nói chân chánh (lời nói đúng đắn) dẫn đến một quan điểm thanh tịnh về nỗ lực chân chánh (nỗ lực đúng đắn). Thực hiện nỗ lực chân chánh (nỗ lực đúng đắn) dựa trên tầm
18 Nó thiếu mọi bản chất riêng biệt tức là “suy nghĩ, tư duy.”

nhìn chân chánh (quan điểm đúng đắn) sẽ dẫn đến chánh niệm (sự giác ngộ đúng đắn) mà không liên quan đến việc hồi tưởng, cố định tâm trí vào bất cứ điều gì, hoặc nắm bắt. Sống trong chánh niệm (sự giác ngộ đúng đắn) với tâm thanh tịnh cho phép người ta duy trì một tầm nhìn chân chánh (quan điểm đúng đắn) về chánh định (sự tập trung thiền định đúng đắn). Trong sự tập trung thiền định, không có gì để làm căn cứ cho bản thân, nhưng nó dẫn người ta đến việc thanh lọc quan điểm của người về sự tập trung thiền định.

Này Anantajnana (Vô Biên Tuệ), khi các Bồ-tát, các bậc vĩ nhân, nhìn mọi thứ theo cách này, họ đạt được tầm nhìn chân chánh (quan điểm đúng đắn) thanh tịnh trong mọi tình huống, tiếp tục trên con đường thanh tịnh. Con đường thanh tịnh này là cách người thiện lành thực hành. Nó được bậc trí tuệ tôn vinh, được các bậc thánh nhân cao quý yêu mến và được các đấng Như Lai (Tathāgata) ca tụng.

(Pháp hội mặc giáp trang nghiêm, mục 7 Kinh Đại bảo tích, Đại Chánh, tập 11, đoạn 310, tr. 120c29-121a16, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.61 Con đường trung đạo tránh sự tách biệt hai mặt (nhị nguyên) của mọi thứ

Đoạn này coi con đường là dựa trên nhận thức rằng tất cả đều trống rỗng của một bản chất cố hữu / tồn tại cố hữu, do mối tương quan sâu sắc của tất cả các hiện tượng, như vậy sự tách biệt nhị nguyên của sự vật, ngay cả của niết-bàn và thế giới khổ đau, là không hợp lệ.

Thực hành theo con đường trung đạo với cái nhìn sâu sắc vào bản chất của không hai nguyên là biết được sự thật của con đường (đạo)... Để hiểu rằng cuối cùng người ta không thể nắm được con đường dẫn ra khỏi đau khổ và để hiểu đúng rằng mọi thứ đều trống rỗng của sự tồn tại cố hữu, là hiểu con đường của trung đạo.

(Kinh hoàn thiện sáu sanh xưng và hiện tượng, Đại Chánh, tập 8, đoạn 261, tr. 913c23-914a01, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.62 Nguyên lý duyên khởi (phát sinh phụ thuộc) và trung đạo I

Đoạn này dựa trên ý tưởng rằng sự lý tương quan của mọi hiện tượng có nghĩa là chúng không tồn tại một cách vững chắc, không thay đổi, cơ bản, cũng không hoàn toàn không tồn tại - chúng tạo thành một dòng chảy phù du mà bản chất của chúng rất khó khái niệm hóa. Cách thực hành trung đạo dựa trên việc biết loại hiện hữu trung đạo này và không dính mắc vào các sự vật như thể bản chất của chúng khác với điều này.

Duyên khởi không phải là tồn tại (hữu) cũng không phải là không tồn tại (vô). Nó không phải thực và cũng không phải hư. Nhập vào trung đạo như vậy được cho là không dính mắc (chấp trước).

(Kinh Đại hoa nghiêm, Đại Chánh, tập 10, đoạn 279, tr. 316c21­22, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.63 Nguyên lý duyên khởi (phát sinh phụ thuộc) và trung đạo II

Đoạn này cho rằng bản chấtđiều kiện (hữu vi), phụ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng (xem *Th.156ff, *M.130 và 138) sâu sắc đến mức không thể hiểu được nó bằng các khái niệm và tư tưởng thông thường, vì nó không thể hiểu được và giống hệt với niết-bàn. Tuy nhiên, thật hữu ích khi mô tả nó như có một bản chất “trung đạo” vượt ra ngoài các cực biên của sự không tồn tại hoàn toàn (phi hữu) và sự tồn tại vững chắc, bền bỉ (thực hữu) (xem *Th.168 và *V.32). Thực sự hiểu, hiện tượng không có bất kỳ vị trí không gian nào, nhưng người bình thường không hiểu điều này và bám vào một trong hai quan điểm cực đoan về bản chất của thực tại.

Tất cả mọi hiện tượng đều bao gồm trong duyên khởi (sự phát sinh phụ thuộc). Không có gì bao gồm trong sự phát sinh phụ thuộc có thể được nói là một trung đạo (ở giữa) hay một cực biên (ở một cực bên). Nếu bỏ các biểu thức thông thường sang một bên, không thể nắm bắt được bất cứ điều gì, thậm chí không phải là hiện tượng nhỏ nhất.

Này Anantavyuha, bây giờ, ông nên quán chiếu về sự không tồn tại của các hiện tượng19, Pháp không có các cực biên được gọi là trung đạo. Như biểu hiện của kỹ năng trong phương tiện, người ta

19 Tức là thiếu sự tồn tại như những thực thể quan trọng.

nói rằng có tuệ giác ngộ, tỉnh thức duy trì giáo pháp, nhưng không thể nắm bắt được người duy trì giáo pháp. Vì không có gì để nắm bắt, không có biểu hiện thông thường.

Này Anantavyuha, ông và tất cả những bậc trí giả nên hiểu rằng bản chất thực sự của mọi hiện tượng là chúng không đến, chúng không đi, chúng không thể phân chia, không ngừng, không giống nhau, không khác biệt và cuối cùng đến bến bờ bên kia của tất cả. hiện tượng. Không có hiện tượng gì mà không đến bờ bên kia. Bờ bên kia là niết-bàn. Bản chất của mọi hiện tượng chắc chắn là niết­bàn. Đây là lý do vì sao chúng được cho là không hiệu quả. Nó chỉ là một vấn đề của quy ước mà người ta có thể nói về trung đạo. Con đường trung dung (trung đạo) này là con đường dẫn đến niết-bàn. Tuy nhiên, không có niết-bàn nào mà người ta có thể đi đến. Nếu niết-bàn là một cái gì đó mà người ta có thể đi đến thì tất cả các hiện tượng sẽ liên quan đến việc đến hay đi. Bản chất của mọi sự vật hiện tượng đều giống nhau. Đây là lý do vì sao người ta nói rằng niết-bàn không phải là thứ mà người ta có thể đi đến. Này Anantavyuha, đây là cái được gọi là trung đạo.

Tuy nhiên, con đường giữa này không chỉ là con đường trung dung. Vì sao vậy? Đó là bởi vì nó không tăng cũng không giảm. Nó không liên quan đến các cực biên, nó không liên quan đến việc nắm bắt. Nếu điều gì đó không liên quan đến các cực biên thì vì sao lại có các cực biên? Hiện tượng không có vị trí và do đó, về bản chất của chúng không có các cực biên. Người bình thường không nhìn ra điều này, cố chấp cho rằng có các cực biên. Bởi vì quan điểm này cho rằng có các cực biên, họ không thể đạt được giải thoát, bởi vì trong thực tế không có gì nằm ở đâu cả.

Này Anantavyuha (Vô Biên Trang Nghiệm), đó chỉ là một ứng dụng của kỹ năng trong phương tiện, nên Như Lai đã quyết tâm dạy con đường trung đạo bằng trí tuệ của Ngài.

(Pháp hội vô biên trang nghiêm, mục 2 Kinh Đại bảo tích, Đại Chánh, tập 11, đoạn 310, tr. 29c15-30a04, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

CON ĐƯỜNG CỦA BỒ-TÁT CAO HƠN THANH VĂN VÀ PHẬT ĐỘC GIÁC

Để thảo luận về ba con đường này xin xem *ThI. 6. trong Thượng tọa bộ.

M.64 Con đường Bồ-tát là tối thắng

Đoạn đầu khẳng định rằng con đường Bồ-tát là con đường Phật giáo tối thắng. Người Phật tử lý tưởng không đi một trong hai con đường tương đối ngắn, con đường trở thành một Thanh Văn thức tỉnh hay vị Phật độc giác, mà vì từ bi đi con đường dài đđạt đến quả vị Phật Chánh đẳng Chánh giác, ở lại trong vòng tái sinh luân hồi trong vô số kiếp để giúp đỡ người khác, đồng thời phát triển những phẩm chất cần thiết đthành Phật quả. Đoạn thứ hai giải thích rằng những người đã đạt được bậc (địa) thứ sáu trong mười bậc (địa) của con đường Bồ-tát và những người chưa đạt được Phật quả Chánh đẳng Chánh giác, vẫn vượt trội hơn các Thanh Văn (A-la­hán) và các Phật độc giác.

Này thiện gia nam tử, có ba Pháp, hạ, trung và thượng. Người thực hành giáo pháp bậc hạ là vị Thanh Văn.20 Người thực hành giáo pháp bậc trung là vị Phật độc giác. Người thực hành giáo pháp bậc thượng là vị Phật Chánh đẳng giác...

Này thiện gia nam tử, khi Bồ-tát đã đạt đến giai đoạn giải thoát, vị ấy sẽ không bao giờ thực hiện các hành động (nghiệp) dẫn đến tái sinh trong (các cấp độ thiêng liêng của) cõi dục lạc, cõi sắc hay cõi vô sắc. Ngài phát nguyện luôn luôn sinh ra ở bất cứ nơi nào Ngài có thể làm lợi ích cho chúng sinh. Nếu Ngài biết chắc chắn rằng hành động (nghiệp) của mình sẽ dẫn đến tái sinh về các cõi trời, Ngài sẽ ngay lập tức biến đổi những hành động (nghiệp) này để được sinh ra làm một con người. Những hành động (nghiệp) được nói đến. Ở đây, là bố thí, giữ đạo đức (tuân thủ giới luật) và tu định (thực hành thiền định).

Khi vị Thanh Văn đã đạt đến giai đoạn giải thoát ban đầu, vị ấy sẽ

20 Có lẽ có nghĩa bậc Thanh Văn cao nhất là vị A-la-hán, như hai bậc còn lại ở trên (bậc Phật độc giác và Phật chánh đẳng chánh giác) là bậc đã giác ngộ.

không quá ba kiếp trôi qua trước khi đạt được giải thoát hoàn toàn. Phật Độc giác cũng tương tự.

Bồ-tát, một đấng vĩ đại, người đã đạt đến giai đoạn giải thoát ban đầu,sẽ không bao giờ thối chuyển, dù vô số kiếp sẽ trôi qua trước khi vị ấy đạt được giải thoát hoàn toàn. Với tâm không thối chuyển của mình về sự giác ngộ, vị ấy vượt trội hơn tất cả các Thanh Văn và Phật độc giác.

Singalaka (Thiện Sinh) hỏi đức Phật, “Đức Thế Tôn, vì sao chúng sinh rèn luyện tâm trí để đạt được sự giác ngộ?” đức Phật trả lời: “Này thiện gia nam tử, có hai lý do khiến chúng sinh rèn luyện tâm trí để đạt được giác ngộ. Một là họ quán sát rằng mặc dù những người đã đạt được trí tuệ ở bậc (địa) thứ sáu của con đường Bồ-tát có thể thoái lui, họ vẫn vượt trội hơn tất cả cácThanh Văn và Phật độc giác. Thứ hai là họ siêng năng (tinh tấn) tìm kiếm quả vô thượng của sự tu tập.”

(Kinh giới cư sĩ nam, Đại Chánh, tập 24, đoạn 1488, chương 4, tr. 1037b09-10, 14-21, và chương 2, tr. 1035bl8-23, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.65 Trí tuệ siêu việt của vị Phật chánh đẳng giác

Này thiện gia nam tử, sự hiểu biết của Như Lai về tất cả các yếu tố điều kiện (duyên khởi) là hoàn hảo. Các Thanh Văn và các Phật Độc giác cũng có được sự hiểu biết về tất cả các yếu tố điều kiện (duyên khởi) liên quan đến bốn chân lý thánh cao cả, nhưng sự hiểu biết này là chưa đầy đủ. Đây là lý do vì sao họ không được gọi là những vị Phật Chánh đẳng giác... Các Thanh Văn và các Phật Độc giác đã loại bỏ các phiền não nhưng khuynh hướng thói quen (tập khí) của họ vẫn còn. Như Lai đã nhổ tận gốc rễ của các khuynh hướng thói quen còn lại của phiền não. Đây là lý do vì sao Ngài được gọi là vị Phật chánh đẳng giác.

(Kinh giới cư sĩ nam, Đại Chánh, tập 24, đoạn 1488, chương 5, tr. 1038b, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.66 Chỉ có các Phật mới chấm dứt hoàn toàn vô minh tâm linhhoàn toàn chứng nghiệm niết-bàn

Trong đoạn này, Hoàng hậu Śrīmālā (Thắng-man) đưa ra giáo pháp Đại thừa rằng chỉ có những vị Phật giác ngộ tuyệt đối mới hoàn thành nhiệm vụ chuyển hóa tâm linh.

Bạch đức Thế Tôn, các A-la-hán, các Phật Độc giác và các Bồ­tát, những người mà đang ở trong thời kỳ tồn tại thân cuối cùng của họ đều đang chìm trong vô minh tiềm ẩn. Họ không biết và không nhận thức được các hiện tượng khác nhau. Nếu họ không biết và không nhận thức được điều gì nên kết thúc thì cuối cùng họ không thể kết thúc nó. Vì những thứ này không bị phá hủy, nên sự giải phóng của chúng được cho là chưa hoàn thiện, vẫn còn những sai sót. Đó không phải là sự giải thoát rốt ráo. Sự thanh tịnh của họ được cho là không trọn vẹn, không toàn diện. Đây được gọi là thành tựu của công đức không trọn vẹn, công đức hạnh không toàn diện. Đó là thành tựu giải thoát không trọn vẹn, thanh tịnh không trọn vẹn, đạo hạnh không trọn vẹn. Nếu hiểu được một phần khổ là gì, một phần loại bỏ được nguồn gốc của khổ, một phần thực hiện được sự chấm dứt của khổ và một phần thực hành con đường tu tập thì người đó được cho là đã một phần đạt được niết-bàn. Việc đạt được niết-bàn một phần được cho là hướng tới cảnh giới niết-bàn. Nếu người hoàn toàn hiểu được khổ là gì, hoàn toàn chấm dứt nguồn gốc của khổ, hoàn toàn thực hiện được sự chấm dứt của nó và thực hành đầy đủ con đường tu tập thì người đó được cho là đã đạt được niết-bàn vĩnh viễn trong thế giới - thế giới hư hoại vô thường, thế giới vô thường, đầy bệnh tật. Nó cung cấp hỗ trợ và bảo vệ cho một thế giới (nếu không) không có hỗ trợ và không được bảo vệ. Vì sao vậy? Sở dĩ đạt được niết-bàn là bởi vì các hiện tượng không cao siêu cũng không thấp kém, bởi vì trí tuệ là như nhau đối với mọi người, bởi vì giải thoát là như nhau đối với mọi người, bởi vì thanh lọc là như nhau đối với mọi người. Đây là lý do vì sao niết-bàn có một hương vị, hương vị giống nhau cho tất cả mọi người, hương vị của tự do.

(Kinh Thắng Man, Đại Chánh, tập 12, đoạn 353, chương 5, tr. 220a25-b10; tham chiếu Đại Chánh, tập 11, đoạn 310, tr. 675c08­18, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.67 Bồ-tát hành đạo không mệt mỏi trong sinh tử, trong khi vẫn không rời niết-bàn

Trong đoạn này, khi đức Phật đề cập đến các Bồ-tát đã đến từ các thế giới khác, Ngài trình bày chi tiết cách Bồ-tát phải hành đạo không mệt mỏi trong thế giới hữu vi để trợ giúp chúng sinh, quán sát các phẩm chất của niết-bàn vô vi, nhưng không cho phép mình rời khỏi thế giới hữu vi của những kiếp tái sinh. Đây là những gì đôi khi được gọi là “niết­bàn không dựa trên bất cứ điều gì.”

Đức Thế Tôn nói: “Này thiện gia nam tử, có một sự giải thoát cho các Bồ-tát gọi là “Bất thối chuyểnBất hoại.” Các ông nên rèn luyện bản thân trong đó. Đó bao gồm những gì? “Tận” đề cập đến hữu vi và “Vô tận” đề cập đến vô vi. Bồ-tát không nên kết thúc hữu vi, cũng không trụ trong vô vi.

Không kết thúc hữu vi có nghĩa là không thối đại từ; không từ bỏ tâm đại bi; không đánh mất toàn trí (nhất thiết trí) dựa trên quyết tâm kiên định; không mệt mỏi trong việc đưa chúng sinh đến sự trưởng thành; không từ bỏ các phương pháp gắn kết mọi người với nhau; xả thân một mình để bảo vệ Chánh pháp; không bao giờ hài lòng với mức độ của thiện căn; dựa trên sự cống hiến của một hành động lành mạnh để giác ngộ; không lười biếng trong việc phấn đấu cho Đạo Pháp;

Không giấu kín khi giảng Phật pháp; rất nhiệt tình khi nhiệt thành chiêm bái, cúng dường các Như Lai (Tathāgata); không sợ hãi khi lựa chọn tái sinh luân hồi; không phấn khởi trước thành công hoặc cúi đầu trước thất bại; không coi thường những người không được học hành; có yêu thương người có học như học trò yêu kính thầy dạy của mình; đưa những người chứa đầy phiền não tiến tới sự hiểu biết sâu sắc; không bị hấp dẫn bởi những thú vui của sự cô độc; không theo đuổi hạnh phúc của riêng mình, chuyên tâmhạnh phúc của người khác; thấy sự hấp thụ thiền định (tĩnh tự), sự tập trung thiền định (đẳng trì) và các thành tựu thiền định (đẳng chí) giống như Địa ngục A-tỳ (Avici); thấy luân hồi giống như một cung điện có vườn thượng uyển bao quanh.21

Coi người ăn xin (hành khất) như những người bạn thiện tri thức (thiện tri thức); thấy sự từ bỏ mọi thứ mà người ta sở hữu giống như sự đạt được toàn trí (nhất thiết trí); xem những người vô đạo đức giống như những người cứu hộ; xem sự hoàn hảo như cha mẹ; thấy những thực hành giúp người đạt được sự tỉnh thức giống như những người hầu cận của một người; không ngừng tích lũy những thiện căn, tạo nên một cõi Phật sở hữu những phẩm chất tốt đẹp của tất cả các cõi Phật; không bị giới hạn trong việc cúng dường với mục đích đạt được các tướng trên thân thể và các đặc điểm phụ của vị Phật; tô điểm cho thân, khẩu và ý của người bằng cách không tham gia vào bất kỳ hành vi xấu xa nào; thanh lọc thân, khẩu và ý của người bằng cách lang thang trong sinh tử trong vô số kiếp; tránh thất vọng bằng cách chăm chú lắng nghe những phẩm chất tốt đẹp của đức Phật với một thái độ tinh thần dũng mãnh; đánh bại các phiền não, vốn là kẻ thù bằng cách cầm thanh gươm trí tuệ;

Gánh vác gánh nặng của tất cả chúng sinh bằng cách hiểu các phạm trù của sự tồn tại, các yếu tố và các giác quan; tấn công đội quân ma vương (Māra) với sức mạnh rực lửa; tìm kiếm giáo pháp để giải thoát bản thân khỏi sự kiêu ngạo; biết đủ để nắm giữ giáo pháptìm kiếm kiến thức; không dính dáng đến những việc thế gian để làm vui lòng người thế gian; không làm gián đoạn việc tu tập tâm linh của người để phù hợp với thế giới; trau dồi những kiến thức cao hơn để có thể nhìn thấy mọi hành động;

Phát triển kiến thức, chánh niệmtổng trì (đà-la-ni, dharanis)22 để có thể nhớ tất cả những gì đã nghe; hiểu được khả năng của những người khác để loại bỏ những bất ổn của tất cả chúng sinh; dựa vào sự không chấp dính của bản thân để giảng dạy giáo pháp; phát triển các giác quan rõ ràng để thể hiện rõ ràng với sự không

21 Nghĩa là vị ấy thà ở giữa sự đời, giúp đỡ người khác, hơn là đắm mình vào những thiền định ẩn dật. 22 Các công thức hoặc câu thần chú uy lực, tương tự như thần chú (mantra).

chấp trước; trải nghiệm may mắn như một con người hoặc một trời bằng cách thanh lọc thực hành mười loại thiện nghiệp của một người; đạt được trạng thái của vị trời Phạm thiên (Brahmā) bằng cách tu luyện bốn phẩm chất vô lượng; 23

Thỉnh cầu các Phật giảng dạy giáo pháp, tán thán các Ngài, hoan hỷcúng dường các Ngài để nghe họ nói; đạt được sự kiềm chế của thân, khẩu và ý và trở nên thấm nhuần tất cả các giáo pháp để đạt được sự thực hành tâm linh của vị Phật; tập hợp Tăng đoàn Bồ­tát để truyền bá Đại thừa; và cảnh giác để không bị mất bất kỳ phẩm chất tốt (công đức) nào. Này thiện gia nam từ, đây là cách Bồ-tát tận tụy với Phật pháp không kết thúc hữu vi.

Vậy thì, không dựa vào vô vi có nghĩa là gì? Bồ-tát hoàn toàn thông thạo với tính không,24 nhưng không chứng tính không. Ngài hoàn toàn thông thạo với sự giải thoát khỏi các tướng, nhưng không chứng vô tướng. Ngài hoàn toàn thông thạo với sự giải thoát khỏi các nguyện vọng,25 nhưng không chứng vô nguyện. Ngài hoàn toàn thông thạo việc phi thành tựu, nhưng không chứng phi thành tựu. Ngài quán sát sự vô thường, nhưng không nhàm chán với thiện căn của mình. Ngài quán sát khổ, nhưng lại chọn tái sinh lại.

Ngài quán sát sự không tồn tại của cái ngã, nhưng Ngài không tự xả bỏ thân. Ngài quán sát sự an nhiên, nhưng không nuôi dưỡng an nhiên tuyệt đối. Ngài quán sát sự viễn ly, cô độc, nhưng thân tâm đều tinh tấn. Ngài quán sát tình trạng không có nền tảng, nhưng không từ bỏ nền tảng của những phẩm chất tốt. Ngài quán sát sự giải thoát khỏi chấp thủ, nhưng mang gánh nặng của chúng sinh. Ngài quán sát sự giải thoát khỏi các khuynh hướng mê mờ (hữu lậu), nhưng lại tuân theo tiến trình của luân hồi. Ngài quán sát sự vô hành (không hành động), nhưng lại hành động để đưa chúng sinh trưởng thành. Ngài quán sát sự phi ngã, nhưng không dao động trong lòng từ bi vĩ đại của mình đối với chúng sinh. Ngài quán sát sự

23 Lòng nhân ái (từ), lòng trắc ẩn (bi), niềm vui cảm thông (hỷ) và sự an nhiên (xả)
24 Đây và ba loại giải thoát sau đây là các hình tướng thái của niết-bàn và sự chứng đạt niết-bàn.
25 Suy nghĩ đầy khát vọng (nguyện vọng) hướng vào việc đạt được mục tiêu nào đó.

vô sinh, nhưng không sa vào những giới hạn của bậc Thanh Văn.26 Ngài quán sát sự rỗng không, tầm thường, vô vi, vô chủ và vô gia cư, nhưng nghiệp lợi của Ngài không rỗng không, kiến thức không tầm thường, sự phân biệt của Ngài là hoàn hảo, Ngài phát khởi kiến thức tự sinh và tinh thông kiến thức tự hiện, Ngài khiến cho ý nghĩa của Ngài rõ ràng Ngài an trụ trong dòng truyền thừa của đức Phật. Này, thiện gia nam tử, đó là cách Bồ-tát tận tụy với giáo pháp không an trụ vô vi và cũng không phá hủy hữu vi.

(Kinh Duy Ma Cật, chương 10, mục 16-18, do D.S. dịch tiếng Anh).

NHU CẦU CẦN MỘT ĐẠO SƯ TÂM LINH

M.68 Sự cần thiết phải thay đổi (chuyển hóa) bản thân và cách vị thiện tri thức có thể giúp trong việc này

Đoạn có Bồ-tát cảnh báo mọi người về sự cần thiết phải tránh những việc xấu ác sẽ mang lại cho họ đau khổ trong tương lai.

Đức Phật nói với Diêm vương (Yama),27 “Chúng sinh trên thế giới này rất thất thường. Bản chất của họ là ương ngạnh, ngoan cố. Khó đào tạo, khó hướng dẫn. Vị đại Bồ-tát ấy trải qua hàng trăm ngàn kiếp để cứu họ khỏi đau khổ, đưa họ nhanh chóng đến bờ giải thoát. Đối với những chúng sinh đã phạm nhiều tội ác ấy và thậm chí đã rơi vào tội ác đọa khổ, Bồ-tát sử dụng lực phương tiện của Ngài để giải cứu họ khỏi hoàn cảnh nghiệp chướng cơ bản và dẫn họ đến sự tỏ ngọ về những kiếp trước của họ.

Bởi vì chúng sinh trong thế giới này bị trói buộc bởi những thói quen xấu xa của chính họ, họ đã thoát ra rồi lại đọa vào các cảnh giới khổ. Do đó, Bồ-tát phải nhọc nhằn trải qua trong vô số kiếp, mới cứu thoát được những chúng sinh như thế này.

Họ giống như những người lạc đường về nhà, vô tình đi vào con đường nguy hiểm. Trên con đường nguy hiểm đó, có rất nhiều quỷ

26 Tức là vị ấy không tìm cầu vượt thoát luân hồi càng sớm càng tốt. 27 Vị Chúa tể của Thế giới người chết, gặp gỡ phán xét những người vừa mới qua đời

Dạ-xoa (yaksa),28 cũng như hổ, sói, sư tử, rắn, rắn độc và bọ cạp. Những du khách lạc lối này sẽ sớm gặp hiểm nạn trên con đường hiểm đó. Sau đó, họ gặp người bạn thiện tri thức, người đó có thể giải thích mọi thứ một cách khéo léo và người biết cách tránh nguy hiểm, quỷ Dạ-xoa, ác thú, v.v… Khi gặp những du khách lạc bước vào con đường nguy hiểm, anh ta nói với họ, “Xin chào Các. Tại sao Các lại đi trên con đường này? Các có sở hữu những kỹ năng nào cho phép Các tránh được tất cả những nguy hiểm trên con đường này không?”

Khi họ nghe những lời của anh ta, họ chợt nhận ra rằng họ đang đi trên một con đường nguy hiểm và họ quay lại để thoát khỏi nó. Người bạn thiện tri thức đã nắm tay giúp họ, dẫn họ ra khỏi con đường nguy hiểm với những hiểm nguy và ác thúbước lên con đường an toàn. Khi họ bình tĩnhhài lòng, anh ta nói với họ, “Những ông lạc đường, sau này đừng đi con đường đó nữa. Một khi quý vị đã lạc vào đó thì rất khó thoát ra. Nó có thể khiến Các phải trả giá bằng mạng sống của mình.”

Những người bị lạc đường đã rất xúc động. Khi họ chuẩn bị khởi hành, người bạn thiện tri thức nói với họ, “Nếu Các thấy bất kỳ người nào khác, dù Các có biết họ hay không, hãy nói với họ rằng con đường này đầy rẫy những nguy hiểm, có thể phải trả giá bằng mạng sống của họ. Đừng để họ tự tìm đến cái chết.” Tương tự như vậy, Bồ-tát Địa Tạng Vương (Ksitigarbha), với tâm đại bi, cứu vớt chúng sinh tội khổ bởi những hành động bất thiện của họ. Ngài khiến họ được sinh ra giữa cõi các thiên, nơi họ được trải nghiệm an vui khoái lạc tuyệt vời.

Tất cả những chúng sinh này đã từng hành động bất thiện trong quá khứ đều hiểu những đau khổ mà những hành động đó mang lại và một khi họ đã thoát khỏi chúng, họ sẽ không bao giờ chịu đựng chúng nữa. Giống như những người lữ hành lạc lối vô tình đi trên con đường hiểm trở, gặp phải người bạn thiện tri thức đã dẫn dắt họ đến nơi an toàn, họ sẽ không bao giờ đi con đường đó nữa. Nếu
28 Các loại ma quỷ siêu nhiên, thường ác độc hoặc tinh quái.

họ gặp phải người khác, họ sẽ khuyên họ không nên đi con đường đó, nói rằng: “Chính chúng tôi đã tình cờ đi con đường đó, nhưng bây giờ, chúng tôi đã thoát khỏi nó, chúng tôi sẽ không bao giờ đi con đường đó nữa. Nếu chúng tôi vô tình thấy mình đang đi trên con đường đó một lần nữa, chúng tôi sẽ không nhận ra đó là con đường nguy hiểm mà chúng tôi đã đi trước đó và chúng tôi có thể mất mạng.” Rơi vào những trạng thái tồn tại có hại là như thế này.

Bằng lực phương tiện, Bồ-tát Địa Tạng Vương (Ksitigarbha) giải cứu chúng sinh và khiến chúng được sinh ra giữa cõi trời. Nếu họ quay đầu lại và bị trói buộc bởi nghiệp lực trước đây của họ, phải ở trong địa ngục, họ có thể sẽ không bao giờ thoát ra được.”

(Kinh Địa Tạng bồ-tát công đức bổn nguyện, Đại Chánh, tập 13, đoạn 412, chương 8, tr. 784c28-785a27, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.69 Lợi ích của việc có những người bạn có trí, có đức

Những đoạn này là từ một văn bản về cuộc hành hương tâm linh của Sudhana (Thiện Tài), người đã đến gặp năm mươi ba người bạn thiện tri thức - con người và chúng sinh thuộc nhiều loại khác nhau - đđược hướng dẫn tu tập tâm linh.

[3. Mañjuśrī (Văn-thù-sư-lợi) dạy:] Khi ấy, khi Bồ-tát Mañjuśrī (Văn-thù-sư-lợi) thốt ra những câu kệ tụng như vậy rồi, ngài nói với Sudhana (Thiện Tài): “Này thiện gia nam tử, nếu ngươi muốn đạt được sự toàn trí (nhất thiết trí), ngươi nên quyết tâm tìm kiếm những người bạn thiện tri thức. Này thiện gia nam tử, ngươi đừng bao giờ mệt mỏi khi tìm kiếm những người bạn thiện tri thức. Ngươi sẽ không bao giờ cảm thấy chán khi phục vụ những người bạn thiện tri thức. Ngươi nên làm những gì mà những người bạn thiện tri thức khuyên ngươi nên làm. Ngươi đừng bao giờ tìm thấy lỗi với những người bạn thiện tri thức của mình...”

[5. Sāramegha (Hải Vân) dạy:] Giờ đây, chàng trai trẻ Sudhana (Thiện Tài), người đã được truyền cảm hứng từ những người bạn thiện tri thức của mình, người đã nghe theo lời khuyên của những người bạn thiện tri thức của mình, người luôn ghi nhớ những người bạn thiện tri thức của mình,” người luôn trân trọng những người bạn thiện tri thức của mình, đã phản ánh: “Cảm ơn những người bạn thiện tri thức của tôi, tôi đã rất may mắn khi có thể nhìn thấy các Phật. Nhờ những người bạn thiện tri thức của tôi, tôi đã có phước đức có thể nghe thuyết giảng pháp. Những người bạn thiện tri thức của tôi là những người thầy đáng kính của tôi, vì họ đã chỉ cho tôi con đường đến với Chánh pháp của các Phật. Những người bạn thiện tri thức của tôi là đôi mắt trong sáng của tôi, bởi vì nhờ họ mà tôi có thể nhìn thấy các Phật tràn ngập khắp không gian. Những người bạn thiện tri thức của tôi thực sự là bến đỗ mà từ đó tôi có thể tiến đến ao sen của các đấng Như Lai (Tathāgata).”

(Kinh Hoa nghiêm, Đại Chánh, tập 10, đoạn 279, tr. 334a1-9, do

T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.70 Những người bạn thiện tri thức của Bồ-tát: Đức Phật, những vị đại Bồ-tát và các ba-la-mật (toàn hảo)

Sau đó, đức Thế Tôn nói với Trưởng lão Subhūti (Tu-bồ-đề) một lần nữa, rằng: “Này Subhūti, Bồ-tát, một đấng vĩ đại đã phát khởi tâm kiên cố để đạt được sự giác ngộ hoàn hảo vô thượng nên ngay từ đầu đã phụng sự, tôn kính và kính ngưỡng tất cả những người bạn thiện tri thức của mình.”

Subhūti nói, “Đức Thế Tôn, những ai là người bạn thiện tri thức của Bồ-tát ạ?”

Sau đó, đức Thế Tôn nói với Trưởng lão Subhūti: “Subhūti, các Phật Thế Tôn và các Bồ-tát, những đấng vĩ đại đó, những người thông thạo con đường của Bồ-tát, những người đã chỉ dẫn và khuyên nhủ Ngài trong các toàn hảo (ba-la-mật) và những người chỉ dạy và giải thích về sự hoàn hảo của trí tuệ (tuệ ba-la-mật) cho vị vấy - những người này, Subhūti, là những người bạn thiện tri thức của Bồ-tát, một đấng vĩ đại. Bản thân sự toàn hảo của trí tuệ, Subhūti, là người bạn thiện tri thức của Bồ-tát, một đấng vĩ đại. Thật vậy, Subhūti, cả sáu toàn hảo (sáu ba-la-mật)29 đều là những người bạn tinh thần

29 Sự bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ.

của Bồ-tát, một đấng vĩ đại. Sáu toàn hảo (sáu ba-la-mật) là vị thầy của vị ấy, là con đường, tầm nhìn, ngọn đuốc, ánh sáng, sự hộ trì, nơi nương tựa, nơi an trụ,... thánh địa... hòn đảo... là mẹ... là cha của vị ấy. Sáu hoàn hảo dẫn lối vị ấy đến với kiến thức (trí), sự hiểu biết (tuệ), đến sự giác ngộ vô thượng toàn hảo (vô thượng bồ-đề).

(Kinh Bát thiên tụng bát-nhã ba-la-mật đa, chương 22, do D.S. dịch tiếng Anh).

PHÁT TRIỂN TÂM GIÁC NGỘ (TÂM BỒ-ĐỀ, BODHI-CITTA)

Trong Đại thừa, sự phát khởi tâm giác ngộ (tâm bồ-đề), tâm hướng đến mục tiêu đạt được sự giác ngộ (bodhi) của vị Phật chánh đẳng giác, được xem như là một sự kiện mạnh mẽ và sâu sắc, chuyển hóa người và thúc đẩy các hành động từ bi đưa họ đến gần Phật quả hơn (xem thêm *V.33-9). Theo nghĩa sâu xa hơn, tâm giác ngộ cũng chính là tâm trí thức tỉnh: “tối thượng,” chứ không phải là tâm giác ngộ “tương đối.”

M.71 Những lý do để phát triển tâm giác ngộ

Bồ-tát Phổ Hiền (Samantabhadra) nói với Bồ-tát Phổ Tuệ (Samantamati) và hội chúng Bồ-tát: “Này các Phật tử, có mười lý do mà các Bồ-tát, những đấng vĩ đại, phát triển tâm giác ngộ. Đó là những lý do gì? Đó là: dạy dỗ (giáo hóa), hướng dẫn và đào tạo tất cả chúng sinh; để trừ diệt tất các các gánh khổ cho chúng sinh; để mang lại niềm an lạc hạnh phúc cho tất cả chúng sinh; để loại bỏ tất cả sự ngu si mê của chúng sinh để dẫn dắt tất cả chúng sinh đến sự hiểu biết của vị Phật (Phật trí); để phụng sựkính lễ tất cả các Phật; làm theo lời dạy của đức Phật khiến đức Phật hoan hỷ; để thấy sắc thân tướng hảo của tất cả Các Phật; để thấu suốt trí tuệ bao trùm rộng lớn của tất cả các Phật; và để thể hiện quyền năng và sự tự tin (lực vô úy) của vị Phật.”

(Kinh Hoa nghiêm, Đại Chánh, tập 10, đoạn 279, tr. 282b6-15, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

Bồ-tát Pháp Tuệ (Dharmamati) nói với Thiên đế (Indra): “Này các Phật tử, khi các Bồ-tát sơ phát tâm giác ngộ (tâm bồ-đề),… họ không chỉ làm như vậy để giáo hóa tất cả chúng sinh, hướng dẫn họ tuân thủ năm giới và các con đường của mười loại thiện nghiệp, dạy họ an trụ trong bốn thiền định, bốn phẩm chất vô lượng tâm và bốn trạng thái thiền định vô sắc, hướng dẫn họ cách đạt được những thành quả Dự lưu (người nhập dòng thánh), Nhất lai (người chỉ quay lại một lần nữa), Bất hoàn (người không quay lại nữa), A-la­hán, Phật Độc giác và cách thức phát tâm giác ngộ.

Các ấy cũng làm như vậy để duy trì dòng truyền thừa không gián đoạn của Như Lai (Tathāgata), bao trùm tất cả thế giới, độ thoát tất cả chúng sinh, hiểu biết thấu đáo về sự tiến hóa (thành) và tan rã (hoại) của mọi thế giới, hiểu biết thấu đáovề sự thanh tịnhbất tịnh (cấu nhiễm) của tất cả chúng sinh trong tất cả các thế giới, để có được sự hiểu biết thấu đáo về sự thanh tịnh thiết yếu của tất cả các thế giới, hiểu biết về những hỷ lạc tinh thần, những phiền não và khuynh hướng thói quen (tập khí) của tất cả chúng sinh, để hiểu sự chết và tái sinh của chúng sinh ra sao, hiểu biết phương tiện và khả năng của tất cả chúng sinh, hiểu hoạt động tinh thần (tâm hành) của tất cả chúng sinh, nhận thức tất cả chúng sinh trong ba thời, hiểu rằng tất cả cảnh giới của các Phật đều như nhau. Để làm được tất cả những điều này, họ phải đặt tâm trí vào sự giác ngộ toàn hảo vô thượng.”

(Kinh Hoa nghiêm, Đại Chánh, tập 10, đoạn 279, tr. 89b1-19, do

T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.72 Hỗ trợ phát tâm giác ngộ (tâm bồ-đề)

Này thiện gia nam tử, có năm điều khiến người phát tâm giác ngộ. Đầu tiên là sự đồng hành thân thiết với những người bạn thiện tri thức. Thứ hai là chấm dứt sự sân hận trong tâm trí. Thứ ba là làm theo hướng dẫn của vị thầy. Thứ tư là phát triển tu tập tâm từ bi. Thứ năm là tu tập tinh tấn.

Có năm điều nữa khiến người phát tâm giác ngộ. Đầu tiên là không nhìn thấy lỗi của người khác. Điều thứ hai là không nản lòng ngay cả khi người nhìn thấy những lỗi như vậy. Thứ ba là không trở nên kiêu ngạo khi làm việc tốt. Thứ tư là không ghen tị với người khác khi họ làm việc tốt. Thứ năm xem mỗi chúng sinh là một đứa con.

(Kinh giới cư sĩ, Đại Chánh, tập 24, đoạn 1488, chương 2, tr. 1035c08-13, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.73 Những lý Bồ-tát phát khởi tâm bi

Này thiện gia nam tử, một nhà hiền triết có tầm nhìn sâu rộng về tất cả chúng sinh đang chìm trong đại dương đau khổ của luân hồithệ nguyện sẽ giải cứu họ. Vì điều này, vị ấy phát triển tâm từ bi đối với họ... Mặc dù nhìn thấy chúng sinh đầy oán hận và thù hận, nhưng vị ấy đối xử với họ như người thân. Vì điều này, vị ấy phát triển tâm từ bi đối với họ. Vị ấy thấy rằng chúng sinh đang đi lạc khỏi con đường đúng đắn (chính đạo), vì họ không có người hướng dẫn. Vì điều này, vị ấy phát triển tâm từ bi đối với họ. Vị ấy thấy rằng chúng sinh đã chìm xuống vũng bùn của năm loại dục vọng, họ mê đắm chúng và không thể thoát ra. Vì điều này, vị ấy phát triển tâm từ bi đối với họ. Vị ấy thấy rằng chúng sinh đang bị ràng buộc mắc kẹt bởi tài sản, vợ / chồng và con cái của họ và không thể thoát ra.

Bởi vì điều này, vị ấy phát triển tâm từ bi đối với họ... Vị ấy thấy rằng chúng sinh vui thích việc tái sinh trong cõi hiện hữu, mặc dù họ bị khổ đau bởi mọi phiền não. Vì điều này, vị ấy phát triển tâm từ bi đối với họ... Ông thấy rằng mặc dù chúng sinh khao khát hạnh phúc, họ không tạo được nhân hạnh phúc cho mình và dù họ không thích đau khổ, nhưng họ lại tạo ra nhân đau khổ cho chính mình... Vì điều này, vị ấy phát triển tâm từ bi đối với họ.

(Kinh giới cư sĩ nam, Đại Chánh, tập 24, đoạn 1488, chương 3, tr. 1036a11-26, do T.T.S và D.S. dịch tiếng Anh).

M.74 Nguyện vọng từ bi (bi nguyện) của Bồ-tát

Vimalakīrti (Duy-ma-cật) nói, “Này thiện gia nam tử, có tám phẩm chất mà Bồ-tát cần có, để đi an toàn và không bị cản trở từ hệ thế giới có tên là Trái đất này đến một Phật địa hoàn toàn thanh tịnh lúc lâm chung. Tám phẩm chất này là gì? Vị ấy nên nghĩ, “Ta nên giúp đỡ tất cả chúng sinh và không tìm kiếm bất kỳ báo đáp nào từ họ. Vì vậy, ta nên cố gắng gánh lấy đau khổ của tất cả chúng sinhhồi hướng cho họ thiện căn của ta.30 Ta không được ác ý với bất kỳ chúng sinh nào. Ta phải trân trọng tất cả các Bồ-tát với tình cảm mà một học trò dành cho thầy của mình. Ta không được trái nghịch mọi giáo pháp Phật, cho dù ta đã từng nghe hay chưa. Ta không được ghen tị với các thành tựu của người khác, mà phải suy ngẫm sâu hình thể bên trong tâm trí với không mong muốn bản thân đạt được gì. Ta phải tự xét lỗi của mình và không nêu lỗi của người khác. Ta vui mà không phóng dậtquyết tâm trau dồi mọi đức tính tốt (công đức) có thể có...”.”

(Kinh Duy Ma Cật, chương 9, đoạn 18, do D.S. dịch tiếng Anh).

M.75 Lời thề từ bi của Bồ-tát

Đoạn này là một biểu hiện phác học về sự thúc giục (nhiệt tâm) cứu đchúng sinh khác của Bồ-tát.

Trong “Kinh Kim cương tràng (Vajradhvaja),” (Phật) nói rằng,... Bồ-tát, một đấng vĩ đại, với chánh niệm và sự hiểu biết rõ ràng, tâm thanh tịnh và sâu sắc... (nghĩ rằng), khối nhóm khổ đau của tất cả chúng sinh... tất cả những điều đó, ta đã thay thế khi sinh vào địa ngục,31 và trong các cõi bất hạnh. Cầu mong tất cả chúng sinh được thoát khỏi những nơi đó. Ta tự mình gánh lấy gánh nặng đau khổ đó,32 quyết tâm chịu đựng. Ta không thoái lui. Ta không trốn chạy. Ta không sợ hãi. Ta không run rẩy. Tôi không kinh hãi. Tai không quay đi. Tôi không thối chí.

Vì sao vậy? Đó là vì ta phải trút bỏ gánh nặng của tất cả chúng sinh. Đây không phải là sự hoàn thành mong muốn của riêng ta, mà là thệ nguyện cứu thoát tất cả chúng sinh. Ta phải giải thoát tất cả chúng sinh. Ta phải cứu hộ cả thế gian thoát khỏi sự hoang vu của

30 Bằng phương tiện thần thông mà Bồ-tát đạt được do kết quả của việc tu tập (thực hành) thiền định, họ được coi là người có thể gánh chịu thay nỗi đau đớn và khổ sở của những chúng sinh khác theo đúng nghĩa đen.

31 Một Bồ-tát có thể chọn tái sinh trong các cõi địa ngục để giảm bớt nỗi đau của chúng sinh ở đó: bằng những cách thực tế, thông qua sự hiện diện dịu dàng của Ngài và bằng cách giảng dạy giáo pháp. Bồ-tát Địa Tạng Vương (Kitigarbha) đặc biệt phổ biến với việc tái sinh trong các địa ngụcmục đích này (xem * M.68).

32 Xem ghi chú *M.74.

sinh, già... bệnh... tái sinh... của mọi lỗi lầm... của mọi bất hạnh... khỏi toàn bộ sinh tử luân hồi... rừng rậm mọi tà kiến... về sự mất mát các công đức thiện phẩm và từ nơi hoang vu sinh ra sự vô minh. Ta phải giải thoát chúng sinh ra khỏi tất cả những vùng hoang dã này.

Họ bị vướng vào lưới của ái dục, bị bao phủ bởi vô minh, bị cản trở bởi sự ham muốn tồn tại, không tránh khỏi chết, bị quăng vào lồng đau khổ, thích sự tù đày, ngu ngốc, ước nguyện không đáng tin tưởng, đầy bất trắc, luôn luôn bất đồng, gặp phải sự khó chịu, không có nơi nương tựa thích hợp, sợ hãi, cô đơn trong vòng quay của sự tồn tại.33 Ta cần phải thiết lập cảnh trí vô thượng cho tất cả chúng sinh.

Ta không có ý định chỉ giải thoát cho bản thân. Sử dụng chiếc bè của tâm trí hướng về sự toàn trí (nhất thiết trí), ta phải kéo tất cả chúng sinh ra khỏi các trạng thái ác đạo của luân hồi. Ta phải kéo họ trở lại từ vách đá vực thẳm sâu. Ta phải giải thoát họ ra khỏi mọi bất hạnh. Ta phải đưa họ vượt qua sông luân hồi sinh tử. Ta đã tự mình gánh lấy khổ đau của tất cả chúng sinh. Tôi có đủ sức mạnh để đón nhận tất cả những đau khổ nằm trong tất cả những bất hạnh trong tất cả các hệ thống thế giới. Ta sẽ không dối gạt bất kỳ chúng sinh nào khiến mất thiện căn của họ. Ta quyết tâm chịu đựng mọi khổ nạn trong vô số kiếp. Ta sẽ chịu đựng mọi trạng thái khổ não trong từng mỗi thế giới hệ, để giải thoát tất cả chúng sinh.

Vì sao vậy? Đó là bởi vì thà rằng một mình ta chịu đau đớn, cũng không để tất cả những chúng sinh này rơi vào trạng thái khổ não. Ta phải tự đưa mình chịu trói buộc, để toàn bộ thế giới phải được cứu thoát khỏi các cõi khổ địa ngục, cõi súc sinh và cõi do Diêm Vương (Yama)34 cai quản. Ta phải đón nhận toàn bộ khối cảm giác đau đớn bằng cơ thể của chính mình, vì lợi ích của tất cả chúng sinh.35 Để giúp đỡ tất cả chúng sinh, ta phải có khả năng trở thành bình đẳng với họ. Ta phải trung thực, nói đúng sự thật, tạo sự hòa đồng khi ta nói.

33 Đây là tóm tắt bản của Tịch Thiên (Śāntideva)

34 Xem chú giải *M.158.

35 Điều được nói ở đoạn này là cho thấy Bồ-tát sẵn lòng cam chịu bất cứ hình thức khổ đau, chứ không để bất kỳ chúng sinh nào phải lãnh chịu. Điều này lặp lại việc vị Bồ-tát sẵn lòng tự gánh chịu những khổ đau của chúng sinh được đề cập trong * M.74

Vì sao vậy? Đó là bởi vì sự tu dưỡng với tâm hướng đến sự toàn trí (nhất thiết trí) dựa trên tất cả chúng sinh và ta phải giải thoát toàn bộ thế giới. Ta đã không đặt ra mục tiêu đạt được sự giác ngộ vô thượng, toàn hảo để đạt được những thú vui dục lạc... Vì sao vậy? Đó là bởi vì thú vui của thế gian không phải là lạc. Tham đắm cho những thú vui dục lạc là tham đắm ác ma (Māra).”

(Đại thừa tập bồ-tát học luận của ngài Tịch Thiên, chương 16, do

D.S. dịch tiếng Anh).

M.76 Trí tuệ, lòng nhân ái và lòng từ bi thôi thúc cứu độ chúng sinh của Bồ-tát

Đoạn này cho thấy trí tuệ của Bồ-tát phát xuất từ tâm từ bi của Bồ-tát.

Thế Tôn nói rằng: “Này Subhūti (Tu-bồ-đề), nếu tất cả chúng sinh trên thế gian này bỗng nhiên có được hình dáng con người, phát tâm giác ngộ vô thượng toàn hảo, duy trì tâm ấy suốt đờitôn kính, kính trọng, kính lễ, tán dương và tôn vinh tất cả các Như Lai (Tathāgata) suốt đời và sau đó, hồi hướng cho tất cả chúng sinhhồi hướng nghiệp quả từ hành động bố thí đó cho sự giác ngộ vô thượng toàn hảo, này Subhūti, ông có nghĩ rằng những Bồ-tát đó, những bậc vĩ đại đó, sẽ tạo ra nhiều công đức lớn bằng việc làm như vậy không?”

Subhūti nói, “Vâng, thưa Thế Tôn, các ấy sẽ tạo ra rất nhiều công đức -rất nhiều, thưa đức Thiện Thệ.”

Đức Thế Tôn nói, “Này Subhūti, thiện gia nam hay nữ tử là Bồ­tát, một đấng vĩ đại và là người an trú với tâm với trí tuệ toàn hảo (ba-la-mật) dù chỉ trong một ngày cũng sẽ tạo ra nhiều công đức hơn nữa. Vì sao vậy? Đó là bởi vì, này Subhūti, bất cứ khi nào Bồ­tát, một đấng vĩ đại, an trú với tâm với trí tuệ toàn hảo (ba-la-mật) dù chỉ trong một ngày đêm thì vị ấy xứng đáng được tôn kính bởi tất cả chúng sinh. Vì sao vậy? Đó là bởi vì không có chúng sinh nào có tâm từ bi tràn đầy như tâm của Bồ-tát, đấng vĩ đại đó, ngoại trừ các Phật, các Thế Tôn. Vì sao vậy? Subhūti, đó là bởi vì, Như Laivô song. Này Subhūti, các Như Laivô song. Này Subhūti, những phẩm chất của các Như Lai, các A-la-hán, các Phật toàn giác, là không thể nghĩ bàn.

Này Subhūti, làm sao thiện gia nam nữ tử lại tạo ra được nhiều công đức như vậy? Này Subhūti, Bồ-tát, một đấng vĩ đại, nhờ trí tuệ mà vị ấy sở hữu, nhìn thấy tất cả chúng sinh đang đi dần đến cái chết. Vì điều này, ngài rung động bởi lòng từ bi vĩ đại. Với thiên nhãn của mình, Ngài nhìn thấy tường tận vô lượng, không thể tính đếm, không kể xiết, vô số chúng sinh có nghiệp sẽ trổ quả ngay tức thì: Chúng sinh rơi vào hoàn cảnh bất lợi, bị hủy hoại, bị vướng mắc vào lưới tà kiến, không bước vào được con đường đạo. Ngài nhìn thấy những chúng sinh khác đã được sinh ra trong hoàn cảnh thuận lợi, nhưng lại mất đi những hoàn cảnh thuận lợi đó. Khi nhìn thấy điều này, ngài trở nên thấu cảm sâu sắc.

Ngài mở rộng lòng từ bi vĩ đại của mình, lòng từ bi vĩ đại của ngài đối với tất cả chúng sinh đó và tâm trí của ngài bị chú tâm vào họ. Ngài nghĩ, “Ta sẽ là người bảo vệ tất cả những chúng sinh này. Ta sẽ giải thoát tất cả những sinh linh này khỏi mọi khổ đau của họ.” Tuy nhiên, Ngài không liên kết điều này hoặc bất cứ điều gì khác với một danh xưng nào. Này Subhūti, đây là tầm nhìn trí tuệ vĩ đại của Bồ-tát, một đấng vĩ đại, nhờ đó ngài đạt được sự giác ngộ toàn hảo và vô thượng. Này Subhūti, nhờ an trụ trong trạng thái này, Bồ­tát, một đấng vĩ đại, trở nên xứng đáng nhận được sự cúng dường của toàn thế gian, không thối chuyển khỏi sự giác ngộ toàn hảo, vô thượng. Khi tâm tâm trí họ được an trụ trong trí tuệ toàn hảo (tuệ ba-la-mật) và họ đang đến gần sự toàn trí (nhất thiết trí), xứng đáng nhận cúng dường, họ thanh tịnh hóa những vật phẩm cúng dường mà họ thọ dụng: y phục, thức ăn khất thực, tọa ngọa cụ (dụng cụ để ngồi và nằm), thuốc trị bệnh và cả vật dụng tùy thân.36 Do đó, này Subhūti, Bồ-tát, một đấng vĩ đại, nên an trụ nơi trí tuệ toàn hảo (tuệ ba-la-mật). Do đó, Ngài sẽ không thọ dụng vật thực khất thực mà không có mục đích, mà chỉ dạy cho tất cả chúng sinh con đường, soi

36 Đó là những vật cúng dường cho Tăng Ni.

rọi ánh hào quang của mình rộng khắp, để giải thoát chúng sinh ra khỏi luân hồithanh tịnh hóa tri kiến của tất cả chúng sinh.”

(Kinh Bát thiên tụng bát-nhã ba-la-mật-đa, chương 22, do D.S. dịch tiếng Anh).

KIM CƯƠNG THỪA

TÍN TÂM

V.24 Ba loại tín tâm

Đoạn này phân biệt ba loại tín tâm (niềm tin), phát triển theo từng giai đoạn. Niềm tin “sáng suốt” - trái ngược với niềm tin mù quáng, là niềm tin sáng suốt thường được tạo ra bởi kinh nghiệm tôn giáo do sự kính sợ. Niềm tin “khát vọng” là nguồn cảm hứng để nhập đạo và đạt được kinh nghiệm cá nhân về Pháp. Khi người đi theo đạo, đạt được sự “xác niềm tin,” tin vào những phẩm chất phi thường của ba ngôi báu và hoàn toàn tin tưởng vào ba ngôi báu.

Cũng như quy y là cửa vào dẫn đến mọi giáo pháp, cửa dẫn đến quy ytín tâm. Vì vậy, điều cực kỳ quan trọng là phát triển một tín tâm vững chắc bên trong trước khi người quy y. Có ba loại tín tâm: niềm tin sáng suốt, niềm tin khao vọng và niềm tin xác tín.

“Niềm tin sáng suốt” là điều nảy sinh khi chúng ta đột nhiên trở nên tin do kinh nghiệm sáng suốt về lòng đại từ bi của các Phật, có thể xảy ra đối với những việc như bước vào một ngôi chùa có nhiều ảnh tượng về thân, khẩu và ý của đức Phậttâm trí bên trong; hoặc gặp gỡ trực tiếp các thánh và các bậc thầy tâm linh, hoặc nghe kể về những phẩm chất tuyệt vời (đại hạnh) và câu chuyện cuộc đời giải thoát của những vị như vậy.

“Niềm tin khát vọng” là những gì nảy sinh khi chúng ta nghe nói về những khổ đau của luân hồi và các cõi ác đạo và ta muốn thoát khỏi chúng; khi ta đã nghe nói về an lạc của các cõi thiện thúsự giải thoát và ta muốn đạt được chúng; khi chúng ta đã học về những công đức của các hành động thiện lành và chúng ta muốn hiện thực hóa chúng; và khi chúng ta đã thấy những mặt hạn chế của những hành động bất thiệnchúng ta muốn tránh chúng.

“Niềm tin xác tín” là điều nảy sinh khi chúng ta đã lĩnh hội được những phẩm chất tốt đẹpnăng lực tâm linh phi thường của ba ngôi báu và chúng ta tin tưởng ba ngôi báu từ sâu thẳm trái tim mình; khi chúng ta nhận thấy ba ngôi báu là nơi nương tựa quý giá nhất luôn tồn tại trong mọi thời đại và mọi hoàn cảnh và rằng chúng ta luôn có thể trông cậy vào ba ngôi báu trong bất cứ việc gì chúng ta làm -dù chúng ta vui hay buồn, ốm đau hay khỏe mạnh, sống hay chết. Đó là một tín tâm kiên định mà không có nguồn hy vọngniềm tin nào khác ngoài ba ngôi báu. Như đạo sư thánh Oddiyāna (Padmasambhava, Liên Hoa Sinh) từng nói rằng: “Thông qua tín tâm kiên định, ngươi nhận được năng lượng tâm linh. Khi tâm trí của ngươi được giải phóng khỏi nghi hoặc, ngươi có thể đạt được bất cứ điều gì ngươi muốn.”

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr.272-73, do T.A. dịch tiếng Anh)

V.25 Ý nghĩa của tín tâm

Tín tâm là nguồn năng lượng tinh thần không thể thiếu cho sự tu tập phát triển những phẩm chất tốt đẹp. Tốc đtiến bộ của người trên con đường tu liên quan trực tiếp đến mức độ của niềm tin và sự tận tâm sùng kính của người đó.

Niềm tin giống như một hạt giống làm nảy sinh mọi khía cạnh tốt đẹp của những phẩm chất tích cực. Nếu khôngtín tâm, nó giống như có một hạt giống bị lửa thiêu cháy. Như đã nói trong kinh, “Người không có tín tâm thì không thể nảy sinh những phẩm chất tích cực, cũng giống như hạt giống bị đốt lửa thiêu cháy thì không thể nảy sinh mầm xanh.”

Theo lẽ đó, tín tâm đứng đầu trong bảy tài sản quý báu của các bậc thánh.37 Như đã nói rằng, “Tín tâm như bánh xe quý báu, ngày đêm lăn trên con đường tu thiện.” Sở dĩ nói thế, nó giống như bảo ngọc quý nhất trong tất cả các tài bảo và do vậy đó là nguồn công đức vô tận của các phẩm chất tốt đẹp; nó giống như đôi chân chúng

37 Còn lại là giới (kỷ luật đạo đức), văn (học hỏi), thí (bố thí, rộng lượng buông xả), tàm (sự tự hổ thẹn), quý (sự hổ thẹn với người khác) và tuệ (trí tuệ).

ta bước đi trên con đường giải thoát và đôi tay chúng ta thu thập tất cả những phẩm chất tốt đẹp trong dòng tâm thức của chúng ta. Như đã nói rằng, “Tín tâm là một viên bảo ngọc quý, là kho báu và đôi chân; giống như tay thu thập thiện căn.”

Vì vậy, mặc dù ba ngôi báu có tâm từ bi và linh lực không thể nghĩ bàn, nhưng khả năng đi vào dòng tâm thức của chúng ta chỉ phụ thuộc vào tín tâm và sự sùng kính của chúng ta. Nếu chúng tatín tâm và sự sùng kính bao la bậc thượng thì tâm từ bi và sự gia trì của ba ngôi báu có thể hòa nhập vào chúng ta cũng sẽ vô cùng to lớn. Tương tự như vậy, nếu chúng tatín tâm và sự sùng kính bậc trung thì tâm từ bi và sự gia trì có thể hòa nhập vào (dòng tâm thức của chúng ta) cũng chỉ là bậc trung; nếu chúng tatín tâm và sự sùng kính bậc thấp thì tâm từ bi và sự gia trì có thể hòa nhập vào (dòng tâm thức của chúng ta) cũng chỉ là bậc thấp. Nhưng nếu chúng ta không có tín tâm và sự sùng kính thì chúng ta sẽ không nhận được chút nào tâm từ bi và sự gia trì. Nếu chúng ta không có tín tâm thì ngay cả việc tự mình gặp đức Phật và được Ngài chăm sóc cũng sẽ vô ích - như đối với Tỳ-kheo Sunaksatra (Thiện Tinh),38 người đã được kể, hay là đối với Devadatta (Đề-bà-đạt-đa), người em họ của Phật.39

Ngay cả ngày nay, nếu người cầu khẩn Ngài với tín tâm và sự sùng kính chân thành thì chính đức Phật cũng sẽ xuất hiện trước mặt người đó và gia trì, ban phước cho người đó bằng sức mạnh tâm linh. Với lòng từ bi của đức Phật, không ngại gần hay xa; như đã nói, “Đối với bất cứ ai thành tâm nghĩ đến Ngài, đức Phật sẽ hiện diện để ban cho anh ta sự quán đảnh và gia trì, ban phước.” Đại sư của Oddiyāna cũng đã nói: “Đối với những người tín tâm, cả nam và nữ thì đức Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) sẽ chẳng bao giờ xa khuất - mà Ngài sẽ ngủ bên ngoài cửa nhà họ. Cuộc sống của ta sẽ không bao giờ có hồi kết - trước khi mỗi người có tín tâm, một đức Liên Hoa Sinh (Padmasambhava) sẽ xuất hiện.”40

38 Xem WPT trang.147.

39 Xem *L.43 và 44 về âm mưu của ông này nhằm cố ý giết đức Phật.

40 Trường phái Nyingmapa của Phật giáo Tây Tạng coi đức Liên Hoa Sinh (Padmasambhava), bậc đạo sư sáng lập ra truyền thống của họ, là “vị Phật thứ hai.”

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 273-5, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.26 Một ngụ ngôn về tín tâm

Câu chuyện dưới đây minh chứng cho sức mạnh phi thường của lòng tin. Nó cũng ít nhiều làm sáng tỏ sự sùng bái xá-lợi trong Phật giáo (xem *Th.94). Nó cho thấy hiệu quả tâm linh có thể phụ thuộc vào đức tin của những người sùng đạo như thế nào, bất kể nguồn gốc vật chất của những vật linh thiêng đó - điều mà đôi khi có thể là mơ hồ.

Khi người ta tin chắc vào đức tin của mình, lòng từ bi của đức Phật có thể biểu lộ trong bất cứ sự việc gì. Có tín tâm được minh họa bằng câu chuyện ngụ ngôn về bà lão chứng ngộ nhờ một chiếc răng chó.

Thuở xưa, có một bà lão có hai người con trai. Người thường đến Ấn Độ kinh thương. Người mẹ già dặn anh ta rằng: “Ấn Độ là đất nước mà đức Phật Chánh đẳng Chánh giác đã đạt đến ngộ trên Kim Cương tọa. Con có thể mang về cho ta một viên xá-lợi thiêng liêng từ Ấn Độ để ta có thể lễ bái chăng?” Bà đã yêu cầu anh ta nhiều lần, nhưng con trai bà luôn luôn quên yêu cầu của bà, chẳng bao giờ mang gì về cho bà. Một ngày nọ, khi con trai bà lại lên đường sang Ấn Độ, bà lại dặn: “Lần này, nếu con không mang từ Ấn Độ về viên xá-lợi nào cho ta lễ lạy, ta sẽ tự sát và chết trước mặt con!”

Người con trai đi du lịch đến Ấn Độ, kết thúc công việc làm ăn của mình và trở về nhà, quên mất yêu cầu của mẹ mình. Mãi cho đến khi anh ta gần về đến nhà, anh mới nhớ ra những gì bà đã dặn. “Giờ ta phải làm sao đây?” Anh ta tự nghĩ. “Ta chẳng đem gì về cho mẹ già lễ bái. Nếu ta về nhà mà không có xá-lợi, bà sẽ tự sát mất thôi.” Nhìn xung quanh, anh ta thấy một sọ chó nằm bên vệ đường. Anh ta nhổ một chiếc răng của con chó ra và gói lại bằng lụa. Khi về đến nhà, anh đưa nó cho mẹ và nói: “Đây là một trong những chiếc răng nanh của đức Phật. Nếu mẹ lễ bái, Phật sẽ đáp lại lời nguyện của mẹ.”

Bà lão tin rằng chiếc răng chó đó thực sự là răng nanh của đức Phật, nên khởi lòng tin mạnh mẽ. Vì bà luôn lễ bái, nhiều xá-lợi đã phát sanh trên răng chó ấy. Khi bà lão chết, những vòm sáng cầu vồng và những dấu hiệu khác (của sự thành tựu tâm linh cao) xuất hiện. Mặc dù chiếc răng chó không có sức mạnh tâm linh, nhưng bà lão, nhờ sức mạnh của niềm tin vĩ đại của mình, tin rằng đó đích thực là răng của Phật, nên nó cũng thấm nhuần sự gia trì của Phật, Vì vậy, cuối cùng nó không khác gì răng nanh của Phật.

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 275-76, do T.A. dịch tiếng Anh).

QUY Y (NƯƠNG TỰA) PHẬT, PHÁP, TĂNG

V.27 Lời nguyện quy y

Lời nguyện quy y truyền thống này, phổ biến trong các trường phái Phật giáo Tây Tạng, là do do Ngài Atīśa soạn.41

Từ nay cho đến khi đạt được giác ngộ, con xin nguyện quy y Phật, Pháp, Tăng bảo.

Bằng công đức của việc thực hành sáu toàn hảo (ba-la-mật),42 nguyện cho con đạt được giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh!

V.28. Các động lực quy y khác nhau

Đoạn này giải thích sự khác biệt giữa thái độ “Tiểu thừa”43 (Hinayāna) và Đại thừa (Mahāyāna) đối với việc quy y.

Người ta có thể quy y vì hai động lực. Động cơ thông thường là vì người ta không thể chịu đựng nỗi khổ đau của riêng mình và động cơ đặc biệt là người ta không thể chịu đựng nỗi khổ đau của người khác.

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 124-25, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.29. Lễ quy y

Nghi thức quy y được thực hiện trước vị thầy tâm linh (thiện tri

41 Xem *V.10.

42 Sáu hành trì chính của vị Bồ-tát: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ (xem *M.100-06 và *V.42.54). Lưu ý rằng sự quy y này cũng bao gồm lời thệ nguyện Đại thừa (Mahayana) về tâm giác ngộ (xem *V.37)

43 Về điều này, xem chú giải “Tiểu thừa” đến V.13

thức) hoặc vị đạo sư. Trong hai loại lễ quy y - đơn giản và công phu - được Gampopa mô tả trong chương thứ tám của “Vòng hoa báu giải thoát” của Ngài thì điều sau đây là cách đơn giản.

Đầu tiên, đệ tử khẩn cầu vị thầy (làm lễ). Sau đó, vị thầy chuẩn bị sửa soạn cúng dường trước các ảnh tượng của ngôi ba ngôi báu hoặc, nếu không thể, vị thầy tưởng tượng ba ngôi báu trên hư khôngphát tâm lễ báicúng dường. Sau đó, người đệ tử nên tụng theo vị Thầy như sau: “Tất cả các Phật và các Bồ-tát, xin hãy lắng nghe con! Xin thượng sư, hãy lắng nghe con! Con - tên như vầy - từ nay trở đi cho đến khi đạt giác ngộ, xin quy y Phật, đấng tối cao nhất (Đấng Lưỡng Túc Tôn); xin quy y Pháp, sự tự do tối cao nhất khỏi sự ràng buộc; và xin quy y Tăng, cộng đồng tối cao nhất!.” Người đó nên thành tâm lặp lại vậy ba lần.

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 125, do T.A. dịch tiếng Anh).

BẠN TÂM LINH (THIỆN TRI THỨC)

V.30 Sự cần thiết của vị bạn tâm linh

Trong chương ba của “Vòng hoa báu giải thoát” của mình, Gampopa trình bày ba thí dụ mô phỏng về vai trò của vị thầy trong đời sống tâm linh của một người. Loại thứ ba là một dị bản của câu chuyện ngụ ngôn về chiếc thuyền của đức Phật (về Pháp, xem *Th.23 và *M.20) đặc biệt thú vị.

Người bạn tinh thần (thiện tri thức) giống như người dẫn đường khi ngươi đi một con đường lạ; giống như người hộ tống khi ngươi đi du hành đến một nơi nguy hiểm; hay như người lái đò khi ngươi vượt sông lớn.

Khi vượt sông lớn, nếu lên bè hay đò mà không có người đưa đò thì ngươi có thể không sang được bờ bên kia mà bị chìm xuống nước hoặc bị dòng nước cuốn trôi. Nhưng nếu ngươi có người lái đò, những nỗ lực của người ấy sẽ giúp ngươi đến được bến bờ bên kia. Tương tự như vậy, khi băng qua đại dương sinh tử luân hồi, ngươi có thể lên con thuyền của giáo pháp tối cao, nhưng ngươi có thể bị chìm vào sinh tử luân hồi hoặc bị dòng nước cuốn trôi đi, trừ khi ngươi có người bạn tâm linh (thiện tri thức), người đó giống như người lái đò. Đó là lý do tại sao người ta nói, “Nếu ngươi không có người chèo thuyền, con thuyền của ngươi không thể đến được bờ bên kia. Ngươi có thể có đầy đủ mọi phẩm chất tốt (công đức) nhưng nếu không có người thầy, ngươi không thể đạt đến chấm dứt luân hồi.”44 Vì vậy, nếu ngươi theo người bạn tâm linh, là người lái đò, ngươi chắc chắn sẽ đến được bờ bên kia của sinh tử, biến bờ cõi niết-bàn. Như “Kinh Hoa nghiêm” có viết: “Người bạn tinh thần giống như người đưa đò cứu ngươi khỏi biển sinh tử luân hồi.” Đó là lý do tại sao ngươi nên theo người bạn tinh thần, là người hướng dẫn, người hộ tống và là người lái đò.(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 31-4, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.31 Những phẩm chất của vị thầy hoàn hảo

Trước khi chấp nhận người nào đó là người bạn tinh thần, phải kiểm tra phẩm chất tâm linh của người đó đđảm bảo rằng người đó sẽ không bị một “bậc thầy” giả dẫn dắt đi lạc đường. Đoạn này bao gồm một số hướng dẫn do truyền thống đưa ra đthực hiện một đánh giá như vậy.

Người bạn tâm linh (thiện tri thức) là người bình thường (chứ không phải là vị Phật hay vị đại Bồ-tát) nên có tám, hoặc bốn, hoặc (ít nhất) hai phẩm chất tốt.

Tập hợp đầu tiên (các phẩm chất) được liệt kê trong “Bồ-tát địa luận” (Các giai đoạn của Bồ-tát): “Nếu người bạn tâm linh của Bồ­tát có tám phẩm chất thì người ấy hoàn toàn hoàn hảo về mọi mặt. Tám phẩm chất đó là gì? Vị ấy đề cao giới luật của Bồ-tát (thọ trì Bồ-tát giới), vị ấy đã nghe nhiều kinh điển của Bồ-tát, thành tựu chứng ngộ, có lòng từ bi với người khác, vị ấy không sợ hãi, kiên nhẫn, không bao giờ thối lui và có tài hùng biện.”

Bộ thứ hai trích từ “Trang nghiêm Kinh luận Đại thừa:” “Vị thầy Bồ-tát hoàn hảohọc thức rộng lớn, có thể loại bỏ nghi ngờ, đáng

44 Không rõ nguồn.

tin cậy và giảng dạy về hai thực tại” (MSA XII. 5). (Giải thích:) Vì đã nghe nhiều lời dạy, nên vị thầy ấy có học rộng lớn. Bởi vì có trí tuệ tuyệt vời, nên ngài có thể loại bỏ các nghi hoặc của người khác. Bởi vì ngài cư xử như một đấng tối cao (bậc thiện sĩ), nên ngài rất đáng tin cậy. Ngài dạy hai thực tại, những thực tại được đặc trưng bởi sự nhiễm ô triệt để (luân hồi) và sự thanh tịnh hoàn toàn (niết-bàn).

Phần thứ ba được mô tả trong “Nhập Bồ-tát hành luận,” “Người bạn tâm linh thực sự thông thạo Đại thừa và có kỷ luật Bồ-tát xuất sắc. Đừng bao giờ rời bỏ vị ấy, ngay cả vì lợi ích của mạng sống của bạn” (BCA V.102). Nghĩa là vị ấy cần phải chuyên môn trong việc giảng dạy Đại thừatuân thủ thệ nguyện Bồ-tát.

Một khi đã tìm được người bạn tinh thần (thiện hữu tri thức) như vậy, ngươi nên theo vị ấy theo ba cách: bằng cách tôn kính phục vụ vị ấy, bằng cách thể hiện sự tận tâm trung thành với vị ấy và bằng cách siêng năng thực hành (giáo pháp của vị ấy).

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 38-9, do T.A. dịch tiếng Anh).

THỰC HÀNH TRUNG ĐẠO

V.32 trung đạo thoát khỏi hai cực đoan

Đoạn này mô tả sự hiểu biết của Đại thừa về con đường trung đạo như một quan điểm phi khái niệm về thực tại, một quan điểm thoát khỏi những quan điểm cực đoan về tính vĩnh viễn (thường kiến) và chủ nghĩa hư vô (đoạn kiến) (theo nghĩa là hoàn toàn không tồn tại - một ý tưởng tương tự như được thể hiện trong *Th.168 và cũng được tìm thấy trong *M.63). Ở một mức đtinh tế hơn, nó còn được hiểu là sự tự do khỏi mọi quan niệm ngay cả về bản sắc của tâm trí. Cuối cùng, trung đạo tự nó trở thành trạng thái không tri giác, đó là sự hoàn thiện của trí tuệ.45

Việc hiểu các hiện tượng tồn tại (chấp hữu) hoặc hiểu chúng không tồn tại (chấp vô) đều là sai lầm, bởi vì chúng đại diện cho việc rơi vào cực đoan của tính vĩnh viễn (thường kiến) và chủ nghĩa

45 Về triết lý Trung quán (Madhyamaka) của Đại thừa, xem *M.138 và *V.75-6.

hư vô (đoạn kiến). Như đã nói trong “Luận thuyết Cơ bản về trung đạo” (của Nāgārjuna, Hán dịch là Long Thọ), “Sự tồn tại” (hữu) là quan điểm về sự vĩnh viễn (thường kiến); “Không tồn tại” (vô) là quan điểm của chủ nghĩa hư vô (đoạn kiến) (MMK XV. 10a). Rơi vào cực đoan vĩnh viễn (thường kiến) và hư vô (đoạn kiến) tức là bị mê hoặc và nếu bị mê hoặc hay ảo tưởng thì không thể đạt được giải thoát. Trong “Bảo man luận,” Ngài cũng nói, “Để hiểu được thế giới giống như ảo ảnh này tồn tại (chấp hữu) hoặc không tồn tại (chấp vô) đều là mê hoặc hay là ảo tưởng và nếu có ảo tưởng, không thể có sự giải thoát” (RV I. 56).

Vì vậy, nếu ai hỏi làm thế nào để đạt được sự giải thoát thì câu trả lời là người ta có thể đạt được sự giải thoát nhờ thực hành con đường trung đạo, thoát khỏi hai trạng thái cực đoan. Như “Bảo man luận” nói, “Ai biết các hiện tượng như chúng đang tồn tại (tức là không được tạo ra hoặc chưa được sinh ra)46 sẽ không dựa vào một trong hai (thái cực của tồn tại hoặc không tồn tại) mà đạt được giải thoát” (RV I. 57b). “Luận thuyết cơ bản về trung đạo” cũng nói, “Vì vậy, người trí tuệ không nên dựa theo (thái cực của) sự tồn tại hoặc không tồn tại” (MMK XV. 10b).

Người có thể tự hỏi vậy chính xác trung đạo là gì, mà tránh được hai cực đoạn. Nó được mô tả như vậy trong “Bảo tích:” “Này Ca­diếp (Kāśyapa)! Bồ-tát áp dụng chính xác mình vào giáo pháp như thế nào? Vị ấy áp dụng chính mình theo trung đạo để có sự đánh giá đúng đắn các hiện tượng. Và đánh giá đúng sự vật hiện tượng là gì? Này Ca-diếp (Kāśyapa), như vậy: rằng vĩnh viễn (thường) là một cực đoan; rằng vô thường là một thái cực khác.47 Những điều trung lập giữa hai thái cực đó, là không thể nhận thấy và không thể nhận thấy được; không thể định nghĩa hoặc khái niệm hóa được. Này Ca-diếp (Kāśyapa), đây là trung đạo, đó là sự đánh giá đúng đắn về các hiện tượng. Này Ca-diếp (Kāśyapa)! (Quan điểm về một cái

46 Xem *V.76.

47 Mặc dù mọi thứ là vô thường theo nghĩa tương đối, nhưng cuối cùng chúng không có bất kỳ danh tính nào của riêng chúng (xem * V.76) và do đó chúng thậm chí không thể được mô tả là 'vô thường'.

tôi vĩnh viễn) là một thái cực, thái cực của phi ngã (như phủ nhận hoàn toàn bất kỳ loại ngã nào) là thái cực còn lại. Những điều trung lập giữa hai thái cực đó, là không thể nhận thấy và không thể nhận thấy được; không thể định nghĩa hoặc khái niệm hóa được. Này Ca­diếp (Kāśyapa), đây là trung đạo, là sự đánh giá chính xác các hiện tượng. Này Ca-diếp (Kāśyapa)! Luân hồi là một thái cực, niết-bàn (như sự chấm dứt hoàn toàn) là thái cực khác. Cái gì ở giữa hai thái cực đó là không thể nhận thấy và không thể nhận thấy được; không thể định nghĩa hoặc khái niệm hóa được. Này Ca-diếp (Kāśyapa), đây là trung đạo, là sự đánh giá đúng đắn các hiện tượng.”48

Ngoài ra, Śāntideva (Tịch Thiên) nói rằng, “Tâm trí không thể được tìm thấy bên trong, bên ngoài (cơ thể), hay bất cứ nơi nào khác, không xen lẫn hay tách rời khỏi nó và vì vậy, không thể tồn tại.

Chúng sinh, do đó, tự nhiên ở trong niết-bàn “(BCA IX. 103b-104).49

Vì vậy, tránh khái niệm hóa theo hai thái cực gọi là trung đạo, nhưng trung đạo cũng không nên khái niệm hóa. Không hiểu nó như một thứ gì đó “ở ngoài kia,” nó nằm ngoài trí tuệ. Ngài Atīśa (A-đề-sa) cũng nói rằng, “Hãy xem xét điều này: Suy nghĩ trong quá khứ đã không còn tồn tại, suy nghĩ tương lai chưa ra đời và suy nghĩ hiện tại vô cùng khó nắm bắt. Tâm trí không có bất kỳ màu sắc hay hình dạng nào; tương tự như bầu trời (hư không), nó không có bất kỳ bản sắc cụ thể nào.”50 Ngoài ra, “Hiện quán trang nghiêm luận” nói, “Không được tìm thấy ở hai cực bên ngoài hay bên trong, cũng không phải ở giữa hai bên, tương tự

48 Trích dẫn từ Kinh Kasyapa-parivarta của tuyển tập kinh Arya-Ratnakuta. Người thưa thỉnh là Maha- kāśyapa (Ma-ha Ca-diếp), một trong những đại đệ tử của đức Phật, người được cho là đã kế thừa dòng truyền thừa Đại thừa.

49 Sự quán sát này liên quan đến tự tánh của tâm, vốn không tồn tại (vốn có) ở bất kỳ đâu bên trong hoặc bên ngoài thân thể. Nếu tâm không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào, nó không thể bị ô uế phiền não nào, vì vậy bản chất thực sự (tự tánh) của nó phải là niết-bàn. Xem thêm chú thích tiếp theo.

50 Đoạn không xác định này của ngài Atīśa (A-đề-sa) chỉ ra rằng tâm trí không thể được tìm thấy ở bất kỳ đâu trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai. Vì vậy, ngoài việc không bị định vị về mặt không gian, về thân thể (xem ở trên), nó cũng không thể được tìm thấy ở bất kỳ đâu trong thời gian. Hoàn toàn không được xác định, nên bản chất thực sự (tự tánh) của nó là niết-bàn.

trong quá khứ, hiện tại và tương lai, nó được tìm thấy là sự toàn hảo của trí tuệ (bát-nhã ba-la-mật).”(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 285-87, do T.A. dịch tiếng Anh).

TÂM GIÁC NGỘ (BODHI-CITTA)

Tâm giác ngộ là khái niệm quan trọng nhất trong Phật giáo Đại thừa và Kim cương thừa (xem *M.71-6). Nó có nghĩa là tâm (citta) hướng đến việc đạt được sự tỉnh thức / giác ngộ hoàn toàn (bodhi) của Phật vì lợi ích của người khác và đề cập đến tâm của Bồ-tát ở các giai đoạn phát triển tu tập tâm linh khác nhau. Bước vào con đường được đánh dấu bằng cái được gọi là “sự phát khởi tâm giác ngộ,” được hiểu là làm nảy sinh khát vọng vững chắc đđạt tới sự giác ngộ, theo nghĩa là Phật quả Chánh đẳng Chánh giác, vì lợi ích của người khác. Ngoài ra, tâm giác ngộ là một định hướng tinh thần từ bi nên là nguồn gốc của thực hành gắn bó để hướng tới Phật quả và giúp những người khác làm được như vậy.

V.33 Định nghĩa tâm giác ngộ (tâm bồ-đề)

Phát khởi tâm giác ngộ được định nghĩa là (sinh ra) mong muốn về sự giác ngộ hoàn toàn toàn (Chánh đẳng Chánh giác) thực sự vì lợi ích của người khác. Như đã nói trong “Hiện quán trang nghiêm luận:” “Phát khởi tâm trí (giác ngộ) là mong muốn (đạt được) giác ngộ hoàn toàn (Chánh đẳng Chánh giác) vì lợi ích của người khác.”

(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 134, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.34 Śāntideva (Tịch Thiên) nói về lợi ích của tâm giác ngộ (tâm bồ-đề)

Nhập bồ-đề hành luận” là một trong những tác phẩm kinh điển văn học nổi tiếng nhất của Phật giáo Đại thừa. Tác giả là nhà sư-triết gia vĩ đại Śāntideva (Tịch Thiên) vào thế kỷ VII, tập này đã tiếp tục truyền cảm hứng cho cả Phật giáo Đại thừaKim cương thừa kể từ đó. Những câu dưới đây từ chương đầu tiên của nó (có tiêu đề “Những lợi ích của tâm giác ngộ (tâm bồ-đề) đặc biệt nổi tiếng và đã được trích dẫn trong nhiều văn bản sau này về việc phát khởi tâm giác ngộ (tâm bồ-đề).

  1.  Sự tự do và kết nối này51 rất khó tìm thấy. Nếu ta không tận dụng cơ hội này ngay Bây giờ, để đạt được những gì có thể đạt được bởi một con người, liệu ta có bao giờ lấy lại được nó không?
  2.  Giống như một tia sáng lóe lên giữa những đám mây trong đêm đen, soi sáng mọi thứ trong chốc lát (sát-na), đó là điều rất hiếm, bằng uy đức đức Phật, một sự sáng suốt hữu ích từng xuất hiện trên thế giới.
  3.  Điều này là do những ý nghĩ thiện luôn yếu ớt, trong khi những ý nghĩ bất thiện quá mạnh và không thể cưỡng lại được. Chúng có thể bị chế ngự bởi bất kỳ thiện hạnh nào khác ngoài tâm giác ngộ không?
  4.  Đây là điều mà bậc Thiện Thệ, người đã tu luyện tâm giác ngộ trong suốt nhiều đời, nhận thấy là rõ lợi ích nhất này - nó có thể giúp vô số người dễ dàng đạt được trạng thái phúc lạc cao nhất.
  5.  Nếu ngươi muốn dẹp bỏ trăm nỗi khổ đau trong sự tồn tại (hữu), xua tan mọi nỗi khổ đau của chúng sinh và cũng trải qua nhiều phúc lạc (trên con đường) thì ngươi đừng bao giờ từ bỏ tâm giác ngộ.
  6.  Khi tâm giác ngộ được sinh ra trong những người bị dày vò bị giam cầm trong ngục tù luân hồi thì ngay từ lúc đó họ sẽ được gọi là “hoàng tử (hoặc công chúa) của Như Lai” và sẽ được tôn vinh bởi các chưa thiên và con người thế gian.
  7.  Ngươi nên nắm chắc điều này được gọi là tâm giác ngộ bởi vì nó giống như một loại thần dược tốt nhất để tạo ra vàng; thân thể bất tịnh này mà ngươi có được chuyển hóa thành thân thể vô cùng quý giá của vị Phật.
  8.  Vì nó rất có quý giá và đã được nhà vị đạoduy nhất của thế gian (Đức Phật) đánh giá tốt bằng trí tuệ vô lượng của Ngài, những ai muốn tránh tái sinh trong luân hồi nên nắm bắt vững chắc tâm giác ngộ quý giá này.
  9.  Mọi hành động thiện hạnh khác đều giống như cây chuối.

51 Cuộc sống quý giá của con người về tự do và kết nối (xem *V.14).

nó trổ quả nhưng chỉ một lần, sau đó, nó chết đi. Cây của tâm giác ngộ, tuy nhiên, luôn luôn kết trái; thay vì bị chết đi, nó nhân lên.

13. Ngay cả khi ngươi đã phạm phải những sai lầm khủng khiếp

- một khi ngươi đặt niềm tin vào (tâm giác ngộ), như người vệ sĩ, ngươi ngay lập tức (trong khoảng sát-na) được cứu khỏi nguy cơ lớn (rơi xuống các cõi thấp). Tại sao những kẻ buông lung lại không đặt niềm tin vào nó?

14. Chắc chắn nó sẽ làm tiêu hao (hậu quả của) tất cả những hành động sai trái nghiêm trọng ngay lập tức (trong khoảng sát-na), giống như sự bùng nổ (tiêu hao tất cả) vào cuối thời...

(Nhập Bồ-đề hành luận, I. 4-14, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.35 Các loại tâm giác ngộ (tâm bồ-đề) I

Sau khi tán dương những lợi ích đó, Śāntideva (Tịch Thiên) tiến hành phân biệt giữa hai loại tâm giác ngộ.

  1.  Tóm lại, tâm giác ngộ (tâm bồ-đề) (được biết là có hai loại; tâm giác ngộ theo nguyện vọng (bồ-đề nguyện) và tâm giác ngộ theo sự dấn thân (bồ-đề hành).
  2.  Người khéo léo nên hiểu sự khác biệt giữa hai điều này giống như sự khác biệt giữa mong muốn đi (một nơi nào đó) và thực sự đang trên con đường đó.
  3.  Tâm giác ngộ theo nguyện vọng, trong khi ở trong sinh tử luân hồi, tuy rất có kết quả, nhưng nó không mang nghiệp thiện liên tục như tâm giác ngộ theo sự dấn thân.

(Nhập bồ-đề hành luận, I. 15-17, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.36 Các loại tâm giác ngộ (tâm bồ-đề) II

Bên cạnh việc chứa đựng một lời giải thích rất chân thực về sự khác biệt trên, đoạn này giới thiệu một sự phân loại cơ bản hơn của tâm giác ngộ thành các loại “tương đối” và “tối thượng.” Loại sau được sinh ra từ cái nhìn sâu sắc trực tiếp vào thực tế ở giai đoạn sau của con đường.

Khi phân loại theo bản chất của nó, có hai loại tâm giác ngộ: Tương đốitối thượng.

Bên trong tâm thức tương đối, có hai loại phụ nữa: Tâm thức theo nguyện vọng và tâm thức của sự dấn thân. Như đã nói trong “Nhập bồ-đề hành luận,” “Người khéo léo nên hiểu sự khác biệt giữa hai điều này giống như sự khác biệt giữa mong muốn đi (một nơi nào đó) và thực sự đang trên con đường đó.” (BCA I. 16). Nếu ngươi muốn đến một nơi nào đó như Lhasa chẳng hạn, trước tiên ngươi phải hạ quyết tâm “Ta sẽ đến Lhasa.” Cũng như vậy, trước tiên ngươi phải nghĩ “Ta sẽ khiến tất cả chúng sinh đạt được cấp bậc của Phật quả Chánh đẳng Chánh giác.” Đây là tâm trí của khát vọng giống như mong muốn được đi (một nơi nào đó). Sau đó, ngươi sắp xếp các hành trang lên đường, thắng ngựa và các hành trang khác cho cuộc hành trình thực sự đến Lhasa và cuối cùng thực sự lên đường. Tương tự, để làm cho tất cả chúng sinh đạt được cấp bậc của quả vị Phật Chánh đẳng Chánh giác, ngươi quyết định thực hành bố thí, giữ đạo đức, kiên trì, tinh tấn, thiền địnhrèn luyện tâm trí của ngươi trong trí tuệ; và sau đó, ngươi thực sự bắt đầu thực hành sáu sự toàn hảo (sáu ba-la-mật) này. Đây là tâm trí của sự dấn thân, giống như người thực sự đang trên đường.

Cả tâm trí khát vọng và tâm trí dấn thân đều là tâm thức giác ngộ tương đối. Thông qua việc rèn luyện tu tập trong một thời gian dài trên con đường tích lũy và kết nối52 trong khi dựa vào tâm thức tương đối, cuối cùng ngươi bước vào con đường nhìn thấy (kiến đạo)53 nơi ngươi có nhận thức trực tiếp về tính không - tri thức không có bất kỳ công phu khái niệm nào - và ngươi hiểu bản chất thực tế của tất cả các sự vật. Sự nhận biết đó là sự phát sinh của tâm thức tối thượng.

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 354-55, do T.A. dịch tiếng Anh).

52 Hai trong số năm giai đoạn con đường tu đạo đầu tiên trong Phật giáo Đại thừa, đó là: tích lũy, kết nối, thấy, phát triển và con đường của bậc lão luyện. Xem chú thích đến V.59 của * V.10.

53 Con đường thứ ba trong số năm con đường. Trong Đại thừa, đó cũng là điểm bước vào giai đoạn bậc Bồ-tát (thánh) đầu tiên.

V.37 Phát lời nguyện

Đoạn sau đây từ chương chín của “Vòng hoa báu giải thoát” của Gampopa chứa đựng một nghi thức ngắn cho việc phát nguyện tâm giác ngộ khi khởi đầu tu đạo Bồ-tát.

Vị đạo sư nên hướng dẫn đệ tử theo cách sau: “Hãy thiền định về lòng từ và bi trong một thời gian, mà nghĩ rằng “Bất cứ nơi nào không gian mở rộng, nơi đó có chúng sinh. Bất cứ nơi nào có chúng sinh, nơi đó có phiền não. Bất cứ nơi nào phiền não, ở đó, có những hành động sai trái. Bất cứ nơi nào hành động sai trái, ở đó, có khổ đau. Tất cả những chúng sinh đang chịu đau đớn đó đều là những người cha và mẹ của ta (trong những kiếp trước: xem *V.13). Tất cả những người cha và người mẹ của ta đã rất tốt với ta. Giờ đây, tất cả những người cha, người mẹ tốt bụng của ta đang chìm trong biển sinh tử. Họ bị dày vò bức bách bởi vô biên thống khổ đến mức khó tin. Không có ai bảo vệ họ. Họ mệt mỏi đến mức nào, đau khổ làm sao! Ta có thể làm gì để họ an lạc? Ta có thể làm gì để giải thoát họ khỏi đau khổ?” Sau đó, hãy suy ngẫm về ý nghĩ sau: “Hiện tại ta không thể giúp họ. Để hành động vì lợi ích của họ, ta phải đạt được trạng thái của vị Phật toàn giác Chánh đẳng Chánh giác, không còn lỗi lầm nào nữa, một bậc có đầy đủ mọi phẩm chất tốt đẹp và có thể hành động vì lợi ích của toàn bộ thế giới chúng sinh.”

Sau đó, đệ tử nên lặp lại ba lần theo vị đạo sư rằng: “Tất cả các Phật và Bồ-tát trụ trì trong mười phương, xin hãy lắng nghe con! Xin thầy hãy lắng nghe con! Con - được đặt tên là như vậy (nay xin phát nguyện này) bằng thiên căn phước đức tích tập được trong kiếp này và nhiều đời kiếp khác bằng lòng bố thí, giữ đạo đứcthiền định mà con đã tự mình làm, khuyên bảo người khác làm, hoặc đã hoan hỷ những gì đã làm. Cũng như các Như Lai (Tathāgata), các A-la-hán, Chánh đẳng Chánh giác, các Thế Tôn và các Bồ-tát vĩ đại hiện đang trụ trên các giai đoạn cao nhất (của con đường tu tập) đã khởi tiên (lúc ban đầu) khơi dậy tâm trí về sự vĩ đại, vô thượng, sự giác ngộ toàn hảo, cũng như vậy, con-được đặt tên như vậy - từ Bây giờ, cho đến khi con đạt đến tâm giác ngộ, con sẽ luôn khởi tâm vô thượng, Chánh đẳng Chánh giác, để giải cứu những chúng sinh chưa được giải thoát (sang bờ bên kia), giải thoát những chúng sinh chưa được giải thoát, giải thoát cho tất cả những ai chưa được giải thoát, đưa đến niết-bàn cho những ai chưa được chứng đắc đến niết-bàn.”(Vòng hoa báu giải thoát, tr. 166-68, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.38 Quán triệt toàn diện tâm giác ngộ (tâm bồ-đề)

Những nghi lễ như trên có thể được lấy cảm hứng từ những ví dụ văn học cổ điển của Ấn Độ chẳng hạn như câu được trích dẫn dưới đây - một tập hợp các câu thơ nổi tiếng khác từ “Nhập bồ-đề hành luận,” về sự cống hiến anh dũng của Bồ-tát.

  1. Thông qua những hành động thiện hành mà tôi đã tích lũy được, xin nguyện cho tất cả những đau khổ của mỗi chúng sinh được xua tan!
  2. Chừng nào còn có những chúng sinh vướng bệnh chưa khỏi thì nguyện tôi có thể là thuốc, là bác sĩ và là người chăm sóc cho họ!
  3.  Nguyện tôi tuôn mưa thức ănthức uống, xin cho tôi có thể tiêu trừ cơn đói và cơn khát và trong cơn đói kém,54 xin cho con biến thành thức ăn và thức uống!
  4.  Nguyện cho tôi có thể tôi biến thành một kho tàng vô tận cho tất cả những người nghèo khổ và cơ cực và tôi có thể sẵn sàng cung cấp cho họ mọi loại vật phẩm và nhu yếu phẩm!
  5.  Nguyện vì để giúp đỡ tất cả chúng sinh, tôi có thể cúng dường họ mà không tham tiếc cả thân thể, tài sản và (kết quả của) những thiện hành của tôi trong quá khứ, hiện tại và tương lai!
  6.  Từ bỏ tất cả, tôi sẽ (cuối cùng) đi đến niết-bàn - tâm trí tôi sẽ vượt qua nỗi ưu buồn; nếu cần phải từ bỏ mọi thứ thì tốt nhất là hãy xả tất cả cho các chúng sinh!
  7.  Tôi đã cúng dường thân thể này cho lòng thương xót của tất

54 Có ba khoảng giai đoạn ngắn hơn xuất hiện vào cuối mỗi “trung kiếp” (khoảng 16.798.000 năm theo Abhidharmakosa) trong thời gian đó một thế giới tồn tại trước khi hoại diệt (xem *Th.63) - thời điểm của nạn đói, thời kỳ của các dịch bệnh và thời điểm của xung đột.

cả chúng sinh hiện thân; hãy để họ đánh giết, lạm dụng, hoặc tra tấn tùy ý họ!

  1.  Mặc dù họ có thể dùng thân thể tôi như một thứ đồ chơi, một vật để khinh miệt và chế giễu, nhưng tại sao tôi phải quan tâm đến điều đó khi tôi đã cho đi?
  2. Hãy để họ làm bất cứ điều gì họ muốn miễn là nó không gây hại cho họ; bất cứ khi nào tôi được (chúng sinh) nhìn thấy, cầu mong họ không bao giờ bị rời đi mà không có lợi ích!
  3.  Dù họ có giận tôi, dù họ có tin tôi đi chăng nữa thì điều đó có thể luôn là nguồn thực hiện mọi mong muốn của họ!55
  4.  Bất cứ ai nói xấu tôi, bất kỳ ai làm hại tôi, bất kỳ ai chê bai tôi

- hãy để tất cả họ đều có may mắn đạt được sự giác ngộ!

  1.  Nguyện tôi có thể là nơi trú ẩn cho những người vô gia cư, là người dẫn đường cho những ai lên đường; Xin cho tôi trở thành một chiếc thuyền, một chiếc thuyền và một chiếc cầu cho những ai muốn vượt qua sông!
  2.  Nguyện tôi sẽ trở thành một hòn đảo cho những ai tìm kiếm, là một chiếc giường, cho những ai muốn nghỉ ngơi; và nguyện cho tôi trở thành đầy tớ cho tất cả những chúng sinh hiện thân cần được phục vụ!
  3.  Nguyện tôi sẽ trở thành một viên ngọc như ý, một viên ngọc bội, một thần chútác dụng kỳ diệu, một loại thuốc chữa bách bệnh, một cây ước nguyện và một con bò nhiều thịt cho những chúng sinh hiện thân!
  4.  Cũng giống như trái đất và các yếu tố khác của tự nhiên và cũng giống như không gian, nguyện tôi luôn là nguồn cung cấp thực phẩm cho vô số loại chúng sinh!
  5.  Vì vậy, nguyện cho tôi trở thành nguồn sống, theo mọi cách, trong tất cả các cõi của chúng sinh ở bất cứ nơi nào không gian tràn ngập - cho đến khi tất cả họ đều đi vào cõi niết-bàn!

55 Có nghĩa là họ có thể đạt được những gì mang lại sự thành tựu thực sự, cụ thể là, sự tiến bộ trên con đường tu tập.(Nhập bồ-đề hành luận, III. 7-22, do T.A. dịch tiếng Anh).

V.39 Ba mức độ can đảm

Đoạn này phân biệt ba loại tâm giác ngộ (tâm bồ-đề) dựa trên tâm lực (lòng dũng cảm), đề cập đến mức đquyết tâm giúp đchúng sinh của Bồ-tát. Loại tâm lực mạnh nhất hóa ra là người muốn trở thành người cuối cùng đạt được Phật quả.

Có ba loại tâm giác ngộ tùy theo mức độ của tâm lực (đạo).

(1) Vị vua đầu tiên muốn vượt qua các đối thủ của mình, dẫn dắt quân đội của ông ta chiến thắng và trở thành vua, sau đó, ông ta chỉ muốn bảo hộ, chăm sóc thần dân của mình. Tương tự như vậy, người nào đó khơi dậy loại tâm giác ngộ như của vị quốc vương, trước tiên muốn tự mình đạt được quả vị Phật, sau đó, chỉ muốn dẫn dắt tất cả chúng sinh đến quả vị của vị Phật.

(2) Người lái đò muốn đến bờ bên kia cùng với tất cả những người và hành khách lên thuyền cùng với anh ta. Tương tự như vậy, người khơi dậy tâm giác ngộ như của người lái đò muốn đạt được Phật quả trọn vẹn cùng với tất cả chúng sinh.

(3) Những người chăn cừu lùa đàn cừu của họ đến trước mặt họ, trước tiên hãy đảm bảo rằng chúng tìm thấy đủ cỏ và nước và không bị những con sói và những kẻ săn mồi khác đe dọa, theo sau đàn cừu, chính họ (người chăn cừu) đi phía sau. Tương tự như vậy, những người khơi dậy tâm giác ngộ như của người chăn cừu trước hết muốn dẫn dắt tất cả chúng sinh trong ba cõi đến địa vị của Phật quả; rồi sau đó, họ mới mong tự mình thành Phật.

 

Trong số ba hạng người đó, hạng đầu tiên, kiểu quốc vương - được gọi là “tâm giác ngộ của khát vọng cao” (quảng đại dục lạc phát tâm) - là người ít tâm lực (dũng cảm) nhất. Hạng thứ hai, hạng người lái đò -được gọi là “tâm giác ngộ của trí tuệ kiệt xuất” (thù thằng trí tuệ phát tâm) - là hạng tâm lực (dũng cảm) ở mức độ vừa phải. Người ta cho rằng đó là cách mà người như Chí tôn Di-lặc đã khơi dậy tâm trí giác ngộ của Ngài. Hạng người chăn cừu - được gọi là “tâm giác ngộ không thể so sánh được” (vô luân tỷ phát tâm) - là hạng tâm lực (dũng cảm) nhất trong tất cả. Nó được cho là theo cách của người như Chí tôn Văn-thù-sư-lợi khơi dậy tâm giác ngộ của Ngài.

(Những lời dạy từ người thầy hoàn hảo, tr. 352-53, do T.A. dịch tiếng Anh).

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA CON ĐƯỜNG TU TẬP (PDPT: THỨ ĐỆ ĐẠO)

V.40 Các điểm viết tắt của đường phân cấp (PDPT: Bồ-đề đạo thứ đệ cực lược luận)

Đoạn này là một ví dụ về các giai đoạn của con đường tu tập được phát triển ở Tây Tạng dựa trên văn bản mẫu của Atīśa (*V.10). Tác giả đoạn này là Tsongkhapa (1357-1419), tổ sư của phái Gelukpa, đây là một trong những công thức ngắn gọn (tóm lược) nhất về con đường dẫn đến giác ngộ. Các phần được trình bày ở đây, là những phần liên quan đến con đường của bậc thượng sĩ phu, tức là Bồ-tát.

TÂM GIÁC NGỘ

Khơi dậy tâm giác ngộ là nòng cốt của thừa tối cao; cơ sở và hỗ trợ cho hạnh Bồ-tát rộng lớn. Biến tất cả mọi thứ thành hai tích lũy tư lương (phước và trí) giống như một thần dược tạo ra vàng (tiên dược luyện vàng), nó là một kho tàng phước nghiệp tích lũy vô số thiện hành. Khi hiểu được điều đó, các hoàng tử của Đấng Chiến Thắng (tức là các Bồ-tát) đã đề cao tâm trí tối cao quý giá đó như là sự thực hành tu tập sâu xa nhất của họ. Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó; ai khao khát giải thoát, cũng nên làm như vậy.

SÁU SỰ TOÀN HẢO (BA-LA-MẬT)

15. Bố thí là viên ngọc quý giá (như ý bảo châu) đáp ứng các mong muốn của những chúng sinh lang thang luân hồi và là vũ khí tốt nhất để cắt đứt nút thắt của sự tham lam. Hành động của Bồ­tát này làm phát sinh dũng khí không khuất phục, điều này sẽ lan truyền danh tiếng khắp mười phương. Khi hiểu được điều đó, người trí tuệ luôn tuân theo con đường tối thượngtừ bỏ thân xác, tài sản và nghiệp lợi của mình. Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó...

  1.  Nước là kỷ luật đạo đức (sự giữ đạo đức) có thể rửa sạch những ô uế do những việc làm sai trái của ngươi gây ra; nó là ánh trăng làm dịu đi sức nóng thiêu đốt của phiền não. Uy nghi giữa chúng sinh, giống như ngọn núi cao nhất, một (người có kỷ luật, người giữ đạo đức) khiến mọi người phải cúi đầu trước người ấy mà không cần sử dụng vũ lực. Khi hiểu được điều đó, những bậc siêu phàm tuân giữ các quy tắc của kỷ luật đạo đức mà họ đã áp dụng như giữ chính con mắt của họ. Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó...
  2.  Nhẫn là trang sức tốt nhất được đeo bởi những người có sức mạnh và nhẫn là cách tốt nhất để chịu đựng sự dày vò bức bách của những phiền não. Đó là một con garuda (kim sí điểu)56 săn đuổi kẻ địch, hàng con rắn hung dữ và nhẫn là bộ giáp tốt nhất để mặc để chống lại những lời nói cay nghiệt thô ác (từ người khác). Khi hiểu được điều đó, người khôn ngoan sẽ trang bị cho mình tấm áo giáp của sự kiên nhẫn tối caothực hành nó theo mọi cách có thể. Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó...
  3.  Nếu ngươi khoác lên mình bộ áo giáp có sức sống mãnh liệt thì sự hiểu biết (trí) và những đức tính tốt (phước) của ngươi sẽ lớn lên như mặt trăng non. Mọi hành động của ngươi sẽ trở nên có ý nghĩa và ngươi sẽ có thể hoàn thành bất cứ điều gì ngươi bắt đầu làm như ngươi muốn. Khi hiểu được điều đó, các hoàng tử của đấng Chiến Thắng đã kiên trì rất nhiều để loại bỏ sự lười biếng. Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó...
  4.  Sự thiền định là vị vua nắm giữ quyền lực trên tâm trí. Khi đã ổn định, nó bất động như Núi chúa Tu-di (Meru); khi được áp dụng, nó tương tác với các mục tiêu lành mạnh tạo ra niềm hạnh phúc lớn lao của một cơ thể và tâm trí hữu ích. Hiểu được điều đó, các hành giả du-già mạnh mẽ luôn thực hành tu tập thiền định để

 56 Một loài chim thần thoại được coi là ăn thịt loài rắn thần.

điều phục tâm xao lãng vô nghĩa. Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó…

20. Với con mắt của trí tuệ tuyệt vời, ngươi có thể nhìn thấy mọi thứ như chúng vốn có; nó là cách duy nhất để loại bỏ (quá trình)57 từ gốc rễ. Trí tuệ là phẩm chất tốt nhất được đức Phật đề cao trong kinh điển; nó được mệnh danh là ngọn đèn tối cao xua tan bóng tối của vô minh. Khi hiểu được điều đó, người trí khao khát giải thoát sẽ nỗ lực (tinh tấn) nhiều để tu tập phát triển trí tuệ. Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó…

SỰ HỢP NHẤT CỦA THIỀN CHỈ (SAMATHA) VÀ THIỀN QUÁN (VIPASYANA)

21. Đừng cho rằng sự tập trung nhất tâm (thiền chỉ) đủ mạnh để cắt đứt gốc rễ của sinh tử. Và dù ngươi có thực hành trí tuệ bao nhiêu đi nữa, ngươi sẽ không thể chống lại những phiền não nếu khôngcon đường Thiền định (và sự tập trung của nó). Nhưng nếu trí tuệ của ngươi, vốn hiểu rõ bản chất của sự việc được cưỡi trên con ngựa của sự bình tĩnh kiên định thì với vũ khí sắc bén của lý luận trung đạo, ngươi có thể phá hủy mọi hỗ trợ khái niệm của những quan điểm cực đoan và thông qua trí tuệ rộng lớn của ngươi, ngươi có thể phân tích đúng đắn có thể nâng cao trí thông minh của ngươi trong việc nhận ra thực tế (cuối cùng). Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó…

22. Trau dồi sự tập trung nhất tâm (thiền chỉ), ngươi sẽ đạt được sự hấp thụ thiền định - điều đó không cần phải nói. Nhưng khi ngươi nhận thấy rằng ngay cả tư duy phân tích đúng đắn cũng làm tăng khả năng hấp thụ thiền định ổn định về bản chất của thực tại thì ngươi đang nỗ lực kỳ diệu để hoàn thành sự kết hợp của sự tĩnh tại và sự sáng suốt đặc biệt. Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó…

23. Khi ngươi có phương pháptrí tuệ hợp nhất thông qua việc trau dồi trải nghiệm giống như không gian về tính không trong

57 Tiến trình liên tục của luân hồi.

thiền định và trải nghiệm giống như ảo ảnh về hư không như khi đạt được sau (thiền), ngươi sẽ được ca ngợi là người đang hoàn thiện hạnh kiểm của các Bồ-tát. Khi hiểu được điều đó, những người có duyên lành (thực hành Pháp) không nên bằng lòng với con đường một chiều (thực hành phương pháp duy nhất hoặc chỉ trí tuệ). Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó…

SỰ CẦN THIẾT CỦA MẬT TÔNG (TANTRA)

24. Sau khi phát triển theo cách này con đường chung cần thiết cho hai con đường tối cao của phương tiện nhân quả (toàn hảo, các ba-la-mật) và quả thừa (tantra),58 và nương nhờ vị thuyền trưởng uyên bác để bảo vệ, ta đã dấn thân vào đại dương của Mật tông (tantra) và tận dụng những lời chỉ dẫn hoàn hảo truyền miệng của vị ấy, đã tận dụng tốt cuộc sống tự do và kết nối của đời người này. Ta, hành giả du-già, đã thực hành tu tập theo cách đó…

(Bồ-đđạo thứ đệ cực lược luận, Toh. 5275 # 59, do T.A. dịch tiếng Anh).

***

58 Sự toàn hảo (các ba-la-mật) được trau dồi như là nhân của sự giác ngộ, nhưng cách thức của Mật tông (tantra) hoạt động bằng cách dựa trên sức mạnh của sự giác ngộ làm một con đường mạnh mẽ dẫn đến quả đó. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/09/2012(Xem: 48989)
08/03/2015(Xem: 12941)
23/11/2010(Xem: 76174)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.