Phật Pháp Bất Ly Thế Gian

13/05/20225:44 SA(Xem: 5737)
Phật Pháp Bất Ly Thế Gian
PHẬT PHÁP BẤT LY THẾ GIAN
Pháp Vương Tử

 

duc phat niet ban[Hết thảy giáo pháp của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tính đến năm 2013 có Phật lịch 2557 là 2602 năm được hoằng truyền ở thế gian đã thể hiện là một giáo pháp "bất ly thế gian giác"; tức trong chiều dài lịch sử 2602 năm qua, đạo Phật đã không xa rời thế gian để giác ngộ thế gian.]

 

Theo dòng thời gian đó, đạo Phật đã tồn tại và phát triển theo đà tiến bộ của nhân loại trải qua hơn 26 thế kỷ - Một tôn giáo được coi là cổ nhất trong lịch sử nhân loại nhưng lại hiện đại nhất trong mọi lĩnh vực, bởi vì theo giáo lý Duyên khởi đó là con đường phát triển và tiến bộ đến vô hạn của con người, nó bao trùm tất cả, vượt lên tất cả khi được ứng dụng vào các lĩnh vực đời sống xã hội, thiên nhiên, thế giới: Trong vật lý học, trong nghệ thuật, tâm lý, sinh học; trong thi ca và cả trong ăn uống, gọi là "thiền thực dưỡng" nữa. Qua đó để thấy rằng dẫu Phật pháp là một học lý cao siêu, mầu nhiệm nhưng luôn thực tiễn. Bởi thế khi nghiên cứu Phật Pháp các nhà triết học coi đạo Phậttriết học thuần túy. Tôn giáo học đánh giá đạo Phật là một tôn giáo hoàn toàn. Rồi khi nhân loại có những bước tiến vượt trội về khoa học thì người ta lại nhận ra: “Đạo Phật sao mà khoa học thế!” - Nhà bác học Alberl Einstein (1879-1955) người được cả thế giới biết đến nhiều nhất và lời xác tín của ông về Phật giáo cũng được xem là có giá trị nhất đã khẳng định: "Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu với nhu cầu khoa học hiện đại thì tôn giáo đó phải là Phật giáo".

 

Sở dĩ giáo pháp của Đức Phật "bất ly thế gian" bởi giáo pháp ấy đã thực sự lôi cuốn con người trên phương diện tri thức, nhưng lại chú trọng đến nhân cách hơn là sức mạnh của số đông. Hành vi đạo đức của con người được để cao, đó là hai tia sáng TỪ BITRÍ TUỆ, ánh hào quang kỳ diệu đưa dẫn con người tới con đường giác ngộ, một phương tiện duy nhất để giải thoát giác ngộ, một phương tiện duy nhất để giải thoát khổ đau. Nhà Phật có câu: “Học mà không tu, chỉ là cái bị chữ; Tu mà không học thì chì là tu mù”. Phật giáo chỉ có một vũ khí duy nhấtgươm TRÍ TUỆ và một kẻ thù duy nhất là giặc vô MINH. Chỉ có lưỡi gươm trí tuệ mới có thể chém đứt được giặc vô minh. Đức Phật cũng cảnh báo rằng: Nếu tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta. Đức Phật muốn chúng ta xây dựng niềm tin nơi Ngài bằng sự hiểu biết về Ngài, tức hiểu biết giáo lýứng dụngtrong đời sổng của chính mình, để đem lại an vui và hạnh phúc chứ không phải để phụng thờ, lễ lạy. Và khi chưa hiểu Ngài thì chớ vội tin. Ý này được ghi trong kinh Kalama: "Hỡi người Kalama, không nên chấp nhận điều gì chì vì nghe nói lại. Không nên chấp nhận điều gì chì vì phong tục truyền lại như thế; Không nên chấp nhận điều gì do có lời đồn đại như vậy. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy đã được ghi chép trong kinh sách. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì mình được ước đoán như vậy. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì thành kiến của mình. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì điều ấy hình như có thể chấp nhận được. Không nên chấp nhận điều gì chỉ vì nghĩ rằng vị tu sĩ thốt ra điều này đã được TA kính trọng từ trước" - Như vậy, Đức Phật đã trao cho con người sức mạnh của "chính tư duy" hay sự tự do trong suy nghĩ mà không e sợ một thế lực thần linh nào hay phải lệ thuộc vào bất kỳ một vị đạo SƯ nào, kể cả vị đạo SƯ ấy là chính Ngài. Điều ấy khác hẳn mục đích của các tôn giáo khác và những chủ thuyết chính trị nhằm hướng dẫn con người - hoặc đó là tín đồ hay những công dân của mình hành động theo những chuẩn mực mong muốn, ở đây Đức Phật không buộc mọi người thán phục hay cam chịu một sự "trói buộc" nào. Phật dạy: "Các người là nơi nương tựa của chính mình, là hòn đảo, chứ không còn nơi nương tựa nào khác". Đó là Kinh Hải đảo tự thân - Là một khái niệm xuyên suốt toàn bộ giáo pháp khiến con người tự tìm đến chân lý cho chính mình. Đức Phật không tuyên bố rằng Ngài là đạo sư chân chính duy nhất, và Ngài cũng không để nghị chúng ta xem thường những bậc đạo sư của các tôn giáo khác mà Ngài dạy chúng ta nên "Tôn trọng những ai xứng đáng được tôn trọng". Vậy nên, nhà học giả Lương Khải Siêu (1873-1929) mới đi đến khẳng định rằng: "Phật giáo là trí tín chứ không phải mê tín". Bởi mục đích tín ngưỡng của Phật giáo không gì khác hơn là đề đạt tới Vô thượng Chính đẳng giác, mà suy ra thì đó chính là sự phát triển trí tuệ đến một địa vị cao siêu tuyệt vời, là bước đi tất yếu của nhân loại tiến bộ. Dẫu giáo lý đạo Phậtuyên áo nhưng không đạt "sự sợ hãi" về cái không được biết mà chấp nhận sự hoài nghi giáo pháp như là một tất yếu, vì hiểu rằng, nền tảng của các sự kiện sẽ được xác minh bằng chính kinh nghiệm của người có tham cầu hiểu biết. Từ "đại nghi" tất sẽ thành "đại ngộ". Cũng vậy, thời Vệ Đà cách đây hơn 6.500 năm đã từng được các Thánh triết Ấn Độ trước sau nối tiếp nhau khám phá cho câu hỏi: “Con người, Ngươi là ai? Từ đâu đến, xuất hiện giữa vũ trụ huy hoàng này để làm gì. Tương quan với vạn hữu ra sao?”

 

Để giải đáp cho câu hỏi xa xưa ấy, đạo học thâm hậu của các Thánh triết Ấn Độ đã đưa ra nhiều khám phá na ná giống nhau. Đương nhiên cuộc sống của con người chưa văn minh, tiến bộ khi ấy, và ngay cả thời đại đưa con người thám hiểm vũ trụ bây giờ thì tính hữu hạn của trí thức cùng những hiểu biết của con người chúng ta là luôn có giới hạn, trong khi các hiện tượng siêu nhiên, những động lực huyền bí đang tồn tại khách quan như một thách đố đối với con người. Thân phận con người nhỏ bé phải đối đấu với sức mạnh của thiên nhiên, những sấm chớp cuồng phong vây bủa, sinh mệnh mong manh như con ốc sên sắp bị trùng dương nuốt chửng, cả muôn trùng khổ lụy bởi những áp bức, bất công của chính con người tạo ra những đẳng cấp... Nhiều giải đáp được đưa ra, nhưng tựu chung những lý giải ấy là tạo ra một Thượng đế đầy quyển năng, những trời Phạm thiên, trời Đế thích hay thần Visnu, thần Siva.v.v... làm chủ vạn vật, nắm quyền sinh sát muôn loài.

 

Đức Phật khi đang còn là một vị Thái tử đầy quyền uy, nhưng Ngài cũng là một đạo sỹ Bà La Môn giáo, luôn trăn trở trước nỗi trầm thống của kiếp người nên đã từ bỏ cung vàng, điện ngục, tự dấn thân vào muôn nẻo đường gió bụi để đi tìm lời giải đích thực cho câu hỏi đã có từ muôn kiếp kia. Đức Phật đã trải thân thực nghiệm phương pháp Du già (yoga), khi ấy vốn đang là phương pháp tu hành của các tín đồ tôn giáoẤn Độ: Đó là điều hòa hơi thở để nhiếp tâm khiến cho đạt được trạng thái tương ưng với chân lý kết nối với Đại Ngã vũ trụ. Như vậy, trong tôn giáotriết học Ấn Độ xa xưa việc tu tập là nhằm kết hợp với Phạm thiên hoặc cộng trú với Phạm thiên được gọi là yoga. Đây là một thuật luyện khí để LIÊN KẾT CON NGƯỜI VỚI ĐẤNG TỐI CAO. Đức Phật cũng rất siêng năng học hỏi, đã tìm đến các thầy nổi tiếng khi ấy, là Karamma và Ra-matra, những muốn sự học ấy để biết rõ ràng, chính xác những vị Trời hay những vị Thần này là thế nào, mối quan hệ với loài người ra sao mà con người cứ phải khuất phục như thế? Rồi khi đạt được quả vị Vô thượng bồ đề, với tuệ nhãn thấy đúng như thực, Đức Phật đã khẳng định: Không nên tin theo những gì mà người trước để lại, chỉ nên tin theo những gì mà chính chúng ta đã thể nghiệm trong cuộc sống. Ấy là con đường trung đạo, là sự phát triển trực giác, nghĩa là nhìn thẳng vào sự vật, giải thoát mọi ràng buộc để đạt CHÂN LÝ TỐI HẬU. Vì thế, điều hòa hơi thở trong thiền của Phật không nhằm chứng đắc các tầng thiền để cộng trú với Phạm thiên mà là để khởi phát tuệ quán Duyên khởi, bởi quả Phật cũng từ duyên sinh ấy mà khởi: Nếu vô minh tận diệt - ái diệt - thủ diệt – thức tận diệt thì viên thành Phật quả. Nội dung của giáo lý Duyên khởi với 12 nhân duyênhiện tượng luận Phật giáo. Ngoài ý nghĩa tôn giáo, Duyên khởi còn có ý nghĩa triết học vì nó khẳng định lại thế giới này về phương diện thời gian, người ta thấy vô số quan hệ nhân quả dị thời; về phương diện không gian nó được dệt thành vô số quan hệ hỗ tương tồn tại, nó không phải Thượng đế sinh ra: "Hữu tình này chẳng phải tự tạo, cũng chẳng phải do ai tạo, mà do nhân duyên mà sinh, cũng như hạt giống nơi ruộng phải gặp đất, gặp nước, gặp ánh sáng... mới nảy mầm; năm giới uẩn của con người cũng do nhân duyên mà sinh, nhân duyên diệt thì diệt”.

 

Qua đó để thấy, không có một truyền thống triết lý nào hay tôn giáo nào lại nhấn mạnh đến sự tương quan, tương duyên giữa mọi sự vật và mọi sinh vật như đạo Phật. Và khái niệm này xét cho cùng là nền tảng của một nền sinh thái học thật sự. Không những thế Giáo lý Duyên khởi với cái nhìn mới mẻ về nhiều mặt: lịch sử, văn bản, ngôn ngữ, tư tưởng... Từ đó, đặc biệt ý nghĩa PHẬT GIÁO-Con đường nghiên cứu Phật học ngày nay đang phát triển rất mạnh trên thế giới được nghiên cứu như là khoa học Phật học và cũng được hiểu như là một con đường giáo dục thiết thực, nhân bảntrí tuệ. Vì trong khi Vệ Đà nhìn lên trời cao để khám phá vũ trụ, hướng ngoài, mang khát vọng giải thích bản thểquy luật của thế giới bên ngoài, thì Phật giáo nhìn vào trong CÕI CON NGƯỜI để có triết lý về nhân sinh mà bốn chân lý: Khổ, tập, diệt, đạo trong Tứ diệu đế -> một giáo lý tích cực, có mục tiêu hướng thượng tâm linh để đạt giải thoát một cách cụ thể, nên mỗi người tu Phật, học Phật cần thấu triệt nội dung uyên áo này, vì đó là bài Pháp mở đầu, độc đáo, nhất quánsiêu việt; dẫu đây là bài kinh Tiểu Thừa, nhưng nó bao hàm những học thuyết, những hệ phái, dù theo Pháp học, pháp hành nào. Từ đó ta mới có thể sáng suốt khai triển áp dụng chân lý này, giúp ta thấy được sự thật của con người, cuộc đờigiá trị của hạnh phúc chân thật được tìm thấy trong nội tâm - không phải bằng các giá trị tài sản, con cái, vinh quang hoặc là sự xâm lấn chiếm đoạt mà có được... Mặc dù vậy, ta thấy đạo Phật hay nói nhiều, đề cập nhiều đến "sự khổcũng là nhằm để cho ta thấy được hạnh phúc sâu xa hơn, để trân quý những gì ta đang có. "Buồn đau là biển cả / Vui sướng là ngọc châu/Khi mò được ngọc châu dưới biển / E giữa vời tan nát biết đâu!" (Thơ Pê-tô-phi). Hạnh phúc luôn mong manh thế đấy!

 

Trong Luận Bảo vương Tam Muội, Đức Thê Tôn cũng dạy rằng: Nghĩ đến thân thể đừng cầu mong không tật bệnh. Vì không tật bệnh thì tham dục dễ sinh “Ví như ung thư đang là nan y trong xã hội hiện đại bây giờ, và chính cái hiểm họa ấy đã đánh thức loài người, và vì thế nó đang là ân nhân của loài người. Xưa đức Khổng Tử nói rằng: "Buổi sáng nghe được đạo lý, buổi chiều dẫu chết cũng được rồi!". Ở đây, vấn đề nhận thức được để cao!

 

Cũng vậy, giáo lý của Đức Phật đã bất ly thế gian ngay từ thời kỳ đầu và cả trong suốt 45 năm giáo hóa, truyền đạo, truyền pháp, bây giờ gọi là hoằng pháp, mà phương pháp giảng nói của Đức Phậtphương pháp khẩu truyền. Mọi vấn đề Ngài muốn khai thị cho đệ tử biết, Ngài nói ra một câu, tiếp theođệ tử khẩu tụng lại câu ấy cho thật thuộc làu. Cứ thế hết câu này sang câu khác đến khi các đệ tử nghe và thuộc lòng những lời dạy ấy. Các để tài thuyết giảng thường do Phật không đơn phương quyết định. Mà nhân một sự việc nào đó xẩy ra, hoặc một nghi vấn nào đó của các đệ tử hỏi Đức Phật, Ngài mới hội các đệ tử lại để giải thích. Những lời dạy ấy cũng không có tính chất cố định, cứng nhắc, thường là tùy căn cơ, hoàn cảnh, và tùy cả ở nội dung sự việc nặng nhẹ mà Ngài đưa ra một giáo thuyết đối trị phù hợp, như thuốc phải dùng cho đúng bệnh. Với tinh thẩn và phương pháp giảng dạy như thế, trong suốt 45 năm giáo hóa, từ vườn Lộc uyển đến rừng Câu-Thi-Na, với người đệ tử đầu tiên là nhóm 5 anh em Kiểu Trần Như đến đệ tử cuối cùngTu Bạt Đà La.

 

Trong các chuyến đi du hóa của Phật tại Vương Xá, Xá Vệ, Ba La Nại, Tỳ Xá Ly, Ngài giảng dạy các Thánh đế bằng ngôn ngữ thông dụng của từng địa phương. Nghĩa là đến địa phương nào là dùng ngay thổ ngữ ở địa phương đó. Với tín đồ vương Xá, Ngài nói tiếng Ma Kiệt Đà. Với tín đồ Xá Vệ, Ngài nói tiếng Kiểu Tát La. Với tín đồ Ba La Nại, Ngài nói tiếng nước Ca Thi. Với tín đồ Tỳ Xá Ly, Ngài nói tiếng nước Bạt Kỳ. Trong trường hợp giáo hóa cho các chủng tộc không thuộc nguồn ALYA (Ấn Độ), Đức Phật sử dụng chính ngôn ngữ của chủng tộc đó để khiến họ hiểu ngay giáo pháp của Ngài một cách dễ dàng hơn.

 

Sự diễn đạt của Đức Như Lai cho thính chúng nghe trong bất cứ ngôn ngữ nào, mà âm thanh của Ngài nhẹ nhàng, trong trẻo, nhịp nói lưu loát, nên lời nói của ngài được gọi là VIÊN ÂM. Sự tích này còn được truyền tụng: Dù Đức Phật nói nhiều thứ tiếng khác nhau nhưng người nghe có cảm giác như Ngài đã dùng các thứ tiếng trong cùng một lúc. Bồ Tát Long Thọ sau khi suy ngẫm về cuộc đời Đức Phật đã phải sửng sốt xưng tán"Lạy Đức Thế Tôn, Ngài không thốt ra một lời những tất cả đệ tử của Ngài đều được thấm nhuần mưa Pháp!". Phật dạy rằng: Trong đạo Ngài không cần văn chương hoa mỹ, chỉ cần nghĩa lý rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Lời văn và giọng nói cần phải đơn giản, thế nào để cho người nghe hiểu được mình muốn nói gì. Muốn thế cần phải học giáo pháp bằng ngôn ngữ của chính mình. Vì lý do nói trên, Phật giáo đã len sâu vào tâm hồn ẤN trên khắp lãnh thổ rồi sớm lan xa, vượt ra ngoài biên giới.

 

Cũng cần nói thêm rằng, vào thời Đức Phật và ngay cả trong xã hội hiện đại, trải qua rất nhiều nền văn minh đến bây giờ, với 2602 năm Phật pháp được hoằng truyền trong bối cảnh hết sức phức tạp của xã hội Ấn Độ đương thời, khi ấy nhiều luồng tư tưởng khác nhau đã chi phối niềm tin đối với những điều hoàn toàn mới lạ do Đức Phật truyền dạy không phải chuyện dễ dàng mà có được. Rất nhiều vấn đề mà ngày nay chúng ta thấy là đơn giản nhưng vào thời Đức Phật vừa LẬP GIÁO lại thực sự không đơn giản chút nào. Ví dụ như việc ăn chay chẳng hạn. Ngày nay ta đã biết rõ lợi ích của việc ăn chay là đáng khuyến khích nhưng việc giết súc vật để hiến tế khi ấy còn rất phổ biến trong hầu hết các tôn giáo đương thời... Vì thế Đức Phật đã không đưa ra lời khuyên "phải "ăn chay ngay từ những ngày đầu truyền đạo mà Ngài nói tới ba loại ''thịt sạch" gọi là Tam tịnh nhục mà các đệ tử mới xuất gia được phép dùng, nhằm mục đích giúp họ có được khái niệm đầu tiên rồi sau đó mới dần dần thay đổi. Ba loại khai tịnh nhục đó là: Thịt con vật mà mắt người ăn chay không nhìn thấy khi bị giết, thịt con vật mà tai người ăn không nghe biết khi bị giết, và thịt con vật không phải vì người ăn mà bị giết. Kinh Đại Bát Niết Bàn ghi lại: "Như Lai chế định mỗi một giới cấm đều có dụng ý riêng. Vì dụng ý riêng ta cho phép ăn ba thứ tịnh nhục..."Ấy là tính chất tùy duyên hóa độ chúng sinh - một đặc điểm nổi bật trong sự truyền dạy giáo pháp của Đức Từ Phụ. Trong hầu hết các kinh điển Đại thừa, Đức Phật cũng nói rằng, vì tùy thuận căn cơ thấp kém của chúng sinh nên Ngài mới truyền giáo pháp Tiểu thừa, và cũng nói rõ: “Tiểu thừa là một quả vị chưa rốt ráo, chưa phải hoàn toàn giải thoát”.

 

Trong sự "bất ly thế gian" của đạo Phật cũng cần nói tới sự bình đẳng tôn giáo bởi lòng từ bi trong giáo pháp Như Lai. Chính vì lòng từ bi này, đạo Phật đã xóa bỏ sự ngăn cách đối với các tín ngưỡng khác mà người ta ngợi ca đó la "sắc dụ khoan hóng" cao cả. Thế nên ngay từ buổi sơ khai cho tới bây giờ đạo Phật đã trở thành đạo lý sống, và cũng do tinh thần dân chủ, bình đẳng ấy, đạo Phật chủ trương không cho phép có một tổ chức chặt chẽ của Tăng đoàn - Khác hẳn các tôn giáo thần quyền phương Tây bởi Đạo Phật cho rằng: Hiểu biết càng sâu thì niềm tin tôn giáo càng vững, còn tổ chức của Giáo hội có chặt chẽ hay lỏng lẻo cũng không thành vấn đề. Những Phật tử, tín đồ Thiên chúa, hay một tôn giáo nào khác có thể không đi chùa, không đến nhà thờ, không chấp hành một nghi lễ nào đấy của giáo hội nhưng họ vẫn là Phật tử, là tín đồ của tôn giáo thuần thành theo đúng đòi hỏi của lương tâm họ. Cũng như thế, để được giác ngộ giáo pháp Phật, việc học hỏicần thiết – Từ "Tam tu" là văn tuệ, tư tuệ và tu tuệ (Văn-Tư-Tu tuệ). Ba loại TUỆ này hài hòa và hiện hữu, dẫn đến chuyển hóa tâm thức, bởi những kiến thức mà ta thu nhận được, dưới bề mặt ý thức, tác động, nuôi dưỡng bản tâm tự nhiêngiác ngộ của ta. Từ tu TAM TUỆ ấy ta mới bước vào Tam vô lậu học, là ba môn học căn bản nhất để dẫn đến giải thoát. Sự học, sự tu trong đạo Phật từ khởi nguyên cho tới bây giờ không đề xuất một sự CỨU RỖI nào, không xuất phát từ một thần linh bên ngoài, mà là một phương pháp thực tiễn để thoát khỏi khổ đau và đạt tới hạnh phúc ngay tại thế giới này; thúc đẩy con người tự hoàn thiện mình bằng một nỗ lực đạo đức không ngừng. Vì thế nó đã làm chấn động tận gốc rễ xã hội đẳng cấp lâu đời, buộc tất cả mọi tôn giáo và triết phái truyền thống phải xét lại cơ sở giáo lý của mình. Rồi khi đã trở thành một tôn giáo lớn của thế giới như ngày nay, đạo Phật đã chinh phục trái tim và khối óc của triệu triệu người. Cũng như nhận định của nhà Bác học Anh-xtanh mà đầu bài viết đã đề cập: Trong khi các tôn giáo truyền thống và thần quyển ngày nay đang chịu đựng những thử thách lớn khi đối diện với đà tiến bộ khoa học như vũ bão, thì đạo Phật vẫn đứng vững như bàn thạch và mở con đường du nhập của mình vào những quốc gia đứng hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ, như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức... “Tôn giáo trong tương lại sẽ là một tôn giáo vũ trụ, nó phải siêu việt lên trên một Thượng đế cá nhân, tránh giáo điều và thần học; bao quát cà hai mặt tự nhiêntâm linh. Từ sự thực nghiệm của mọi sự vật, tự nhiêntâm linh được quan niệm như một thể thống nhất" (Albert Einstein).

 

Và một sự thật nữa cũng cần lưu ý về sự lưu truyền giáo lý đạo Phật với việc thành lập TAM TẠNG giáo điển gọi là Kinh - Luật - Luận; Ta thấy, sau khi Phật khuất bóng khoảng năm 486 trước Tây lịch, trong suốt 200 năm sau niết bàn, giới xuất gia nghĩ tới việc lưu truyền lại LỜI PHẬT DẠY thành giáo điển! Thể thức kiết tập này được ghi lại theo truyền thuyết bởi vì: chưa một sử gia nào có đủ bằng chứng để xác quyết. Mặc dù vậy nhưng điều mà không ai có thể phủ nhận được là: sản phẩm kiết tập Thánh điển A-Hàm hay Thánh điển Ngũ Bộ (Nikaya) và Bộ Bát thập tụng - Luật căn bản. Tóm lại, tinh yếu của tất cả những gì Phật dạy đều được ghi chép lại trong 4 đại hội kiết tập.

 

LẦN THỨ NHẤT: Theo Luật tạng Paly, thì bảy ngày sau Phật Niết bàn; khi hay tin ấy, một số đệ tử Phật thấy sầu khổ, một số cho là không thể tránh khỏi nên bình tĩnh, nhẫn nại chịu đựng. Duy chỉ có một đệ tử vỗ tay, reo mừng, nghĩ rằng từ nay được sống tùy thích, không còn bị ai kiểm soát, kiểm chế nữa. Sự kiện ấy đã khiến một số đệ tự Phật lo lắng, trong đó có Đại Ca Diếp. Ngài bèn đề nghị chư tăng họp đại hội để hợp tụng những lời Phật dạy nhằm lưu lại cho đời sau đồng thời cũng đánh thức sự giữ gìn giới luật trong giới xuất gia khi Đức Thế Tôn khuất bóng. Đại hội lần thứ nhất được họp ở thành Vương Xá.

 

LẦN THỨ HAI: Đại hội họp ở thành Tỳ Xá Ly sau 100 năm Phật Niết bàn.

LẦN THỨ BA: Đại hội ở thành Hoa Thị sau Phật Niết Bàn 236 năm - tức năm 250 trước Tây lịch, trong năm thứ 14 đời vua A-Dục.

LẦN THỨ TƯ: Đại hội ở thành Ca Thấp Di La vào khoảng đầu kỷ nguyên Tây lịch.

 

Như đã đề cập ở phấn trên, những lần kiết tập kinh điển phần nhiều là căn cứ theo truyền thuyết. Nhưng lần kiết tập đầu tiên có thể khẳng định chắc chắn là được thực hiện theo khẩu tụng, khẩu truyền, nghĩa là: Ai nhớ được lời Phật dạy, những kim ngôn từ Đức Phật nói ra, được nhắc lại. Cứ thế hết câu này sang câu khác, cho đến khi thuộc lòng, cứ thế ghi sâu thêm vào trí nhớ mỗi người. Bởi vì, vào thời điểm đó chưa có chữ viết để ghi lại kinh điển, văn tự. Phải đến thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên thì chữ viết mới xuất hiệnẤn Độ, đó là lịch sử.

 

Và ngay cả các kinh văn được gọi là "nguyên thủy" nhất chăng nữa, thì cũng chỉ được chép thành vàn bản ở nhiều thê kỷ sau khi Phật nhập diệt.

 

Mặc dù vậy, người ta cũng không thể nghi ngờ về tính chính xác của nó, bởi sự nhất quán và xuyên suốt trong các lời dạy của Đức Phật chính là sự bảo chứng cho những gì được ghi chép trong giáo điển, được truyền lại - Vì ngoài Đức Phật không một tác giả nào có thể ngụy tạo được những tác phẩm đồ sộ, sâu xanhất quán đến như thế.

 

Trong tác phẩm Đại trí độ luận của Bó Tát Long Thọ, viết vào thế kỷ thứ II có nói về TAM PHÁP ẤN, tức ba khuôn dấu chứng thực rằng: Đây đích thực là giáo lý nhà Phật. Ba pháp ấn ấy là: Vô thường - khổ - vô ngã. Giáo lý nào mà trong nội dung không để cập tới một trong ba pháp ấn ấy là không phải giáo lý của Đức Phật. Bởi ý niệm của ba pháp ấn ấy cho chúng ta thấy được tinh túy của đạo Phật. Và người học Phật, tu Phật cũng cần phải hiểu rằng, mọi giáo lý không phải là chân lý mà chì là phương tiện để chúng ta thực chứng được chân lý, như con thuyền giúp ta qua sông, như tấm bản đồ giúp ta tới được thành phố, như ngón tay chỉ trăng để nương theo ngón tay ta thấy được mặt trăng chân lý mà thôi!. Giáo lý cũng hoàn toàn khác với học thuyết - Khi học thuyết đưa ra, buộc người ta phải thực hiện y khuôn. Thế nên, biết bao sinh mạng và tài vật đã bị hủy diệt bởi một học thuyết sai lầm! Để thí dụ cho giáo lý là sự sống, luôn sinh động, tươi mới, Đức Phật của chúng ta đã giảng nói thật đơn giản, khi Ngài cúi xuống vóc một nắm lá rừng và hỏi các đệ tử đang đứng vây quanh, rằng: “Hỡi các Tỳ kheo, lá trong tay ta nhiều, hay lá trên rừng cây nhiều”. Các đệ tử đã đảnh lễ, rồi thưa rằng: “Bạch Đức Thế Tôn, lá trong tay Đức Phật rất ít, còn lá trong rừng cây thì nhiều hơn muôn vàn!” Và đức Phật kết luận: “Đúng vậy! Những gì ta đã tuyên thuyết chì ít như nắm lá trong tay, còn những gì ta chưa tuyên thuyết, giảng nói thì nhiều như lá trên rừng cây!”

 

Tu tậpáp dụng Phật pháp. Thế nên phải tùy theo trình độ nhận thứctu tập, bởi giáo pháp của Đức Phật rộng lớn như biển cả mênh mông. Có bộ kinh thực sự cao siêu như Bát đại nhân giác... dành cho những bậc Bổ Tát nhận thứcthực hành. Có những bộ kinh mang nội dung và tư tưởng giải thoát, xuất thế dành cho hàng Phật tử xuất gia. Tôi có nghề thuốc nên luôn trì bộ Kinh Dược Sư. Có những bộ kinh đề cập đến việc kiện toàn nhân cách, trau dồi giới đức, xây dựng đời sống xã hội hòa bình, thịnh vượng, văn minh, những vấn đề chính trị xã hội, tư tưởng, quản trị, giáo dục, y học, nông nghiệp - cho hàng đệ tử tại gia, đều được đức Phật để cập đến khá nhiều trong kinh điển. Tuy nhiên, Đức Phật là bậc giác ngộ, giải thoát chứ không phải là nhà chuyên môn về chính trị, kinh tế... Do đó những lời dạy của Ngài về các lĩnh vực này thường có tính khái quát, thiên về đạo đức, nhằm xa lìa thủ lợi cá nhân, hướng đến lợi mình, lợi người. Theo đức Phật thì: Nhà chính trị phải hướng đến mục tiêu vì nước vì dân. Nhà kinh tế làm ra lợi nhuận phải biết san sẻ giữa mình và mọi người. Nhà xã hội đấu tranh cho quyền bình đẳng, tự do, dân chủ...

 

Giáo pháp của Đức Phật luôn gắn liền với cuộc sống là thế, luôn thực tiễn và có giá trị “trị liệu" chuyển hóa ngay trong hiện tại. Vì thế, tất cả các phương diện của đời sống đều có thể ứng dụng Phật pháp để soi sáng, làm cho tốt đẹp hơn lên. Cũng như thế giới bây giờ, trong đó có Việt Nam đều đang tìm câu trả lời: Chỉ số nào sẽ thay thế GDP khi tính toán sự thịnh vượng của một đất nước? Vì GDP phản ánh tổng sản phẩm và dịch vụ của một quốc gia, chỉ mang tính chất "sức mạnh kinh tế" một chiều, không đưa ra bất kỳ chì tiêu nào phản ánh sự tiến bộ của xã hội, sự lành mạnh của môi trường sống, sự thỏa mân tinh thần của các công dân. Vi thế sử dụng chỉ tiêu GDP để đánh giá một quốc gia thịnh vượng là không chính xác. Thế nên, các nhà hoạch định chiến lược vẫn đang loay hoay đi tìm một thước đo mới cho sự thịnh vượng. Bởi, suy cho cùng: Giữa mức độ sở hữu và mức độ hạnh phúc chẳng có mối dây liên hệ nào cà. Tại cuộc tọa đàm giữa Viện hàn lâm khoa học xà hội Việt Nam (VASS) cùng cơ quan phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) ngày 3/5/2013 tại Hà Nội vừa qua đã đi đến khẳng định: Việc tìm kiếm chỉ tiêu khác thay thế cho GDP đang được thế giới quan tâm. Sự khẳng định này khiến ta liên tưởng đến ý kiến của một cán bộ cao cấp thuộc bộ Giáo dục Bhutan trước đây, khi ông cho rằng: “Mục tiêu sống của con người không nên chỉ khuôn hẹp trong hoạt động sản xuất, tiêu dùng, và đi theo nguyên lý sản xuất càng nhiều, tiêu dùng càng tăng". Và quốc gia Phật giáo Bhutan này đã đưa ra chỉ số hạnh phúc. Do đó Hiến pháp của quốc gia này đã quy định mọi chương trình của Nhà nước Bhutan từ nông nghiệp, giao thông cho đến ngoại thương... sẽ không dựa theo tiêu chí lợi nhuận kinh tế để đánh giáđánh giá bằng hạnh phúc nó mang lại cho toàn thể nhân dân.

 

Nhưng trong một "thế giới phẳng" ngày nay, dù mới chỉ có Bhutan dùng chì số hạnh phúc quốc gia thay cho chữ số Tổng sản phẩm quốc nội và dịch vụ GDP, song quan điểm về sự thịnh vượng của quốc gia này cũng đang lan tỏa trên thế giới, khiến nhiều người giàu như Mỹ, Anh, Canada... phải ngước nhìn, nể phục.

 

Vấn đề chiến tranh hay hòa bình trong một thế giới đầy bất ổn bây giờ cũng vậy. Những giải pháp cho hòa bình đâu phải điều không tưởng! Nền văn minh nhân loại sẽ phải được đảm bảo bằng gì: Sức mạnh của các cường quốc kinh tế hay cường quốc quân sự. Sự thật về những nỗ lực to lớn của cộng đồng quốc tế nhiều năm qua cũng mới chỉ ngăn chặn phần nào sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chứ chưa thể loại bỏ hành động khủng bố ra khỏi đời sống nhân loại.

 

Song “mọi sự đều bắt đầu từ tâm trí con người" mà Hiến chương của Liên Hợp quốc cũng mở đầu bằng câu: "Vì chiến tranh bắt đầu từ tâm trí của con người, cũng từ tâm trí con người mà sự bảo vệ hòa bình được thiết lập."

 

Đúng vậy, Phật pháp đã không xa rời thế gian để giác ngộ thế gian: Câu mở đầu Hiến chương Liên Hợp quốc ấy đã phản ánh đúng tinh thẩn lời Phật dạy trong kinh Pháp cú“Tâm dẫn đầu các Pháp - Tâm làm chủ - Tâm tạo tác...".

 

(1) Năm Phật lịch cộng với 45 năm thuyết pháp, ta có: 2557 + 45 = 2.602 năm, giáo pháp của Đức Phật được hoàng truyền tại thế gian.


Trích từ: Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Số 5, 18-22
PDF icon (4)Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Pháp



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/11/2010(Xem: 74113)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.