Đức Phật: Bậc Đạo Sư Vô Tiền Khoáng Hậu Trên Địa Cầu Nầy - Tập III

25/05/20225:26 SA(Xem: 6371)
Đức Phật: Bậc Đạo Sư Vô Tiền Khoáng Hậu Trên Địa Cầu Nầy - Tập III

THIỆN PHÚC
ĐỨC PHẬT: BẬC ĐẠO SƯ
VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
TRÊN ĐỊA CẦU NẦY
THE BUDDHA:
AN UNPRECEDENTED MASTER ON THIS EARTH

TẬP III
VOLUME III
Book Cover 3
PDF icon (4)

ĐỨC PHẬT BẬC ĐẠO SƯ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU - TẬP III
 

Copyright © 2022 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.

 

MỤC LỤC TẬP III

Table of Content Volume III

 

Mục Lục—Table of Content 
Lời Mở Đầu—Preface 
Phần Bốn—Part Four: Những Giáo PhápĐức Phật Đã Một Thời Giảng Giải Là Những Chân Lý Không Thể Nghĩ Bàn (Phần III)The Teachings That the Buddha Once Taught Are All Inconceivable Truths (Section III) 
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Thiện & Ác Theo Quan Điểm Phật Giáo—Good & Evil In Buddhist Point of View 
Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Eight: Trung Đạo Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—The Middle Path In Buddhist Teachings  
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Giới Luật Phật Giáo—Vinaya In Buddhism 
Chương Năm Mươi—Chapter Fifty: Bát Nhã Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—Prajna In Buddhist Teachings
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One: Tánh Không Theo Quan Điểm Phật Giáo—Emptiness in Buddhist Point of View 
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Tam Bảo & Quy Y Tam Bảo—The Triple Jewel & Taking Refuge in the Triple Jewel  
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Tóm Lược Về Tu Hành Trong Phật Giáo—A Summary of Cultivation in Buddhism  
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Phước-Huệ Song Tu—Simultaneous Cultivations of Blessings & Wisdom 
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five:   Tam Tu Giới-Định-Huệ—Three Kinds of Cultivations of Discipline-Meditation-Wisdom 
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Pháp Môn Niệm Phật Trong Tu Tập Phật Giáo—The Dharma Door of Buddha Recitation In Buddhist Cultivation 
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Seven: Pháp Môn Thiền Định Trong Tu Tập Phật Giáo—The Dharma Door of Meditation In Buddhist Cultivation 
Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight: Giác Ngộ Theo Quan Điểm Phật Giáo—Enlightenment In Buddhist Point of View 
Chương Năm Mươi Chín—Chapter Fifty-Nine: Giải Thoát Theo Quan Điểm Phật Giáo—Emancipation In Buddhist Point of View 
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty: Chân Lý Niết Bàn Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—The Truth of Nirvana In Buddhist Teachings 
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One: Sơ Lược Kinh Luật Luận Phật Giáo—A Summary of Buddhist Sutra Pitaka, Vinaya Pitaka and Shastra Pitaka 
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Phật Tánh Và Pháp Tánh—Buddha-Nature and Dharma Nature 
Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Các Thời Thuyết Giáo Của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật—Periods of Sakyamuni’s Teachings 
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four: Tam Thời Chánh-Tượng-Mạt—Three Periods of Correct Dharma-Semblance Dharma-Degenerate Age of Dharma
Chương Sáu Mươi Lăm—Chapter Sixty-FiveHạnh Phúc Theo Quan Điểm Phật Giáo—Happiness in Buddhist Points of View 
Chương Sáu Mươi Sáu—Chapter Sixty-Six: Cuộc Sống Của Chúng Ta Chính Là Cuộc Sống Này—Our Life Is Always Just This Life 
Chương Sáu Mươi Bảy—Chapter Sixty-Seven: Trí Tuệ Theo Quan Điểm Phật Giáo—Wisdom In Buddhist Point of View 
Chương Sáu Mươi Tám—Chapter Sixty-Eight: Thân Phật—Buddhakaya 
Chương Sáu Mươi Chín—Chapter Sixty-Nine: Hóa Độ Chúng Sanh Theo Quan Điểm Phật Giáo—Transformation & Salvation of Sentient Beings In Buddhist Point of View   
Tài Liệu Tham Khảo—References 
 
LỜI ĐẦU SÁCH
 
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là Đấng Chánh Biến Tri, đản sanh vào năm 623 trước Tây lịch, tại miền bắc Ấn Độ, bây giờ là xứ Népal, một nước nằm ven sườn dãy Hy Mã Lạp Sơn, trong vườn Lâm Tỳ Ni tại thành Ca Tỳ La Vệ, vào một ngày trăng tròn tháng tư. Trước khi thành Phật, tên Ngài là Sĩ Đạt Đa Cồ Đàm. Ngài nguyên là Thái Tử của nước Ca Tỳ La Vệ, phụ hoàng là Tịnh Phạn Vương, mẫu hoàng tên Ma Da. Phật là danh hiệu của một bậc đã xé tan bức màn vô minh, tự giải thoát mình khỏi vòng luân hồi sanh tử, và thuyết giảng con đường giác ngộ và giải thoát cho chúng sanh. Chữ “Buddha” lấy từ gốc Phạn ngữ “Budh” có nghĩa là giác ngộ, chỉ người nào đạt được Niết Bàn qua thiền tập và tu tập những phẩm chất như trí tuệnhẫn nhụcbố thí... Con người ấy sẽ không bao giờ tái sanh trong vòng luân hồi sanh tử nữa, vì sự nối kết ràng buộc phàm phu tái sanh đã bị chặt đứt.

Sau khi đạt được đại giácđức Phật đã đi đến vườn Lộc Uyển và thuyết Bài Pháp Đầu TiênChuyển Bánh Xe Pháp. Ngài bắt đầu thuyết giảng: “Này các Sa Môn! Các ông nên biết rằng có bốn Chân Lý. Một là Chân Lý về Khổ: Cuộc sống đầy dẫy những khổ đau phiền não như già, bệnh, bất hạnh và chết chóc. Con người luôn chạy theo các dục lạc, nhưng cuối cùng chỉ tìm thấy khổ đau. Mà ngay khi có được thú vui thì họ cũng nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi vì những lạc thú nầy. Không có nơi nào mà con người tìm thấy được sự thỏa mãn thật sự hay an lạc hoàn toàn cả. Thứ hai là Chân Lý về Nguyên Nhân của Khổ: Khi tâm chúng ta chứa đầy lòng tham dục và vọng tưởng chúng ta sẽ gặp mọi điều đau khổ. Thứ ba là Chân Lý về sự Chấm dứt Khổ: Khi tâm chúng ta tháo gỡ hết tham dục và vọng tưởng thì sự khổ đau sẽ chấm dứtChúng ta sẽ cảm nghiệm được niềm hạnh phúc không diễn tả được bằng lời. Cuối cùng là Chân Lý về Đạo Diệt KhổCon đường giúp chúng ta đạt được trí tuệ tối thượng.” Đạo Thánh Đế là chân lý thứ tư trong Tứ Thánh Đế, là chân lý diệt khổ, là Bát Thánh ĐạoChân lý về con đường diệt khổ, ấy là thực hành Bát Thánh đạoĐức Phật đã dạy rằng: “Bất cứ ai chấp nhận Tứ Diệu Đế và chịu hành trì Bát Chánh Đạo, người ấy sẽ hết khổ và chấm dứt luân hồi sanh tử.” Nói cách khác, kể từ đó, đức Phật đã trở thành một vị đạo sư vô tiền khoáng hậu. Ngài đã đi khắp cùng xứ Ấn Độ tuyên thuyết những phẩm trợ đạo dẫn tới giác ngộ và quả vị Phật. Đạo Thánh Đế bao gồm những con đường Thánh sau đây: Bát Thánh ĐạoThất Bồ Đề PhầnTứ Chánh CầnTứ Như Ý TúcNgũ CănNgũ LựcTứ Nhiếp PhápTứ Vô Lượng Tâm, và Tứ Niệm Xứ.

Tưởng cũng nên nhắc lại, đức Phật đạt được giác ngộ vào năm 35 tuổi cho đến khi Ngài nhập Niết Bàn vào năm 80 tuổi, Ngài thuyết giảng suốt những năm tháng đó. Chắc chắn Ngài phải là một trong những người nhiều nghị lực nhất chưa từng thấy: 45 năm trường Ngài giảng dạy ngày đêm, và chỉ ngủ khoảng hai giờ một ngày. Suốt 45 năm, Đức Phật truyền giảng đạo khắp nơi trên xứ Ấn Độ. Ngài kết nạp nhiều đệ tử, lập các đoàn Tăng GiàTỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni, thách thức hệ thống giai cấp, giảng dạy tự do tín ngưỡng, đưa phụ nữ lên ngang hàng với nam giới, chỉ dạy con đường giải thoát cho dân chúng trên khắp các nẻo đường. Giáo pháp của Ngài rất đơn giản và đầy ý nghĩa cao cả, loại bỏ các điều xấu, làm các điều lành, thanh lọc thân tâm cho trong sạch. Ngài dạy phương pháp diệt trừ vô minh, đường lối tu hành để diệt khổ, xử dụng trí tuệ một cách tự do và khôn ngoan để có sự hiểu biết chân chánh. Đức Phật khuyên mọi người nên thực hành mười đức tính cao cả là từ bitrí tuệ, xả, hỷ, giới, nghị lựcnhẫn nhụcchân thànhcương quyếtthiện ý và bình thản. Đức Phật chưa hề tuyên bố là Thần Thánh. Người luôn công khai nói rằng bất cứ ai cũng có thể trở thành Phật nếu người ấy biết phát triển khả năng và dứt bỏ được vô minh. Khi giác hạnh đã viên mãn thì Đức Phật đã 80 tuổi. Đức Phật nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na, để lại một kho tàng giáo lý kinh điển quý giá mà cho đến nay vẫn được xem là khuôn vàng thước ngọc. Đức Phật nói: “Ta không phải là vị Phật đầu tiên ở thế gian nầy, và cũng không phải là vị Phật cuối cùng. Khi thời điểm đến sẽ có một vị Phật giác ngộ ra đời, Ngài sẽ soi sáng chân lý như ta đã từng nói với chúng sanh.” Trước khi nhập diệtĐức Phật đã dặn dò tứ chúng một câu cuối cùng: “Mọi vật trên đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có đạo Ta là quý báu. Chỉ có chân lý của Đạo Ta là bất di bất dịch.”

Đức Phật xuất hiện vì một đại sự nhân duyên: Khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật, hay là giác ngộ theo kinh Pháp HoaPhật tánh theo kinh Niết Bàn và thiên đường cực lạc theo kinh Vô Lượng Thọ. Theo kinh Tăng Nhất A HàmĐức Phật là một chúng sanh duy nhất, một con người phi thườngxuất hiện trong thế gian nầy, vì lợi ích cho chúng sanh, vì hạnh phúc của chúng sanh, vì lòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp của chư nhơn Thiên. Đức Phật đã khai sáng ra đạo Phật. Có người cho rằng đạo Phật là một triết lý sống chứ không phải là một tôn giáo. Kỳ thật, Phật giáo không phải là một tôn giáo theo lối định nghĩa thông thường, vì Phật giáo không phải là một hệ thống tín ngưỡng và tôn sùng lễ bái trung thành với một thần linh siêu nhiênĐạo Phật cũng không phải là một thứ triết học hay triết lý suông. Ngược lại, thông điệp của Đức Phật thật sự dành cho cuộc sống hằng ngày của nhân loại: “Tránh làm điều ác, chuyên làm việc lành và thanh lọc tâm ý khỏi những nhiễm trược trần thế.” Thông điệp nầy ra đời từ sự thực chứng chân lý của Đức Phật. Nếu một người phạm phải hành động xấu thì không có cách chi người đó tránh khỏi được hậu quả xấu. Phật chỉ là bậc đạo sư, chỉ dạy chúng sanh cái gì nên làm và cái gì nên tránh, chứ Ngài không thể nào làm hay tránh dùm chúng sanh được. Trong Kinh Pháp CúĐức Phật đã chỉ dạy rõ ràng: “Bạn phải là người tự cứu lấy mình. Không ai có thể làm gì để cứu bạn ngoại trừ chỉ đường dẫn lối, ngay cả Phật.” Dù Đức Phật đã nhập diệt, nhưng trên 2.500 năm sau những giáo thuyết của Ngài vẫn còn tế độ  rất nhiều người, gương hạnh của Ngài vẫn còn là nguồn gợi cảm cho nhiều người, và những lời dạy dỗ của Ngài vẫn còn tiếp tục biến đổi nhiều cuộc sống. Chỉ có Đức Phật mới có được oai lực hùng mạnh tồn tại sau nhiều thế kỷ như thế ấy. Đức Phật không bao giờ tự xưng rằng Ngài là một thần linh, là con của thần linh, hay là sứ giả của thần linh. Ngài chỉ là một con người đã tự cải thiện để trở nên toàn hảo, và Ngài dạy rằng nếu chúng ta noi theo gương lành ấy chính ta cũng có thể trở nên toàn hảo như Ngài. Ngài không bao giờ bảo đệ tử của Ngài thờ phượng Ngài như một thần linh.  Kỳ thật Ngài cấm chỉ đệ tử Ngài làm như vậy. Ngài bảo đệ tử là Ngài không ban phước cho những ai thờ phượng Ngài hay giáng họa cho ai không thờ phượng Ngài. Ngài bảo Phật tử nên kính trọng Ngài như một vị Thầy. Kỳ thật, trong suốt gần hai mươi sáu thế kỷ qua, đức Phật vẫn luôn là một bậc đạo sư xuất chúng và vô tiền khoáng hậu trên địa cầu nầy.

Đối với các Phật tử chân chánh, vị Phật lịch sử ấy không phải là vị thần tối thượng, cũng không phải là đấng cứu thế cứu người bằng cách tự mình gánh lấy tội lỗi của loài người. Người Phật tử chỉ tôn kính Đức Phật như một con người toàn giác toàn hảo đã đạt được sự giải thoát thân tâm qua những nỗ lực của con người và không qua ân điển của bất cứ một đấng siêu nhiên nào. Trong giáo thuyết nhà Phật, đức Phật có mười danh danh hiệuNhư LaiỨng CúngChánh Biến TriMinh Hạnh TúcThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng Sĩ Điều Ngự Trượng PhuThiên Nhơn Sư, Phật, Thế TônTuy nhiên, phải thật tình mà nói, đức Phật mãi mãi là một bậc đạo sư vô tiền khoáng hậu trên địa cầu nầy. Ngài không những là một người giác ngộ viên mãn mà còn là một người hoàn toàn, một người đã trở thành toàn thểbản thân tự đầy đủ, nghĩa là một người trong ấy tất cả các khả năng tâm linh và tâm thần đã đến mức hoàn hảo, đến một giai đoạn hài hòa hoàn toàn và tâm thức bao hàm cả vũ trụ vô biên. Một người như thế không thể nào đồng nhất được nữa với những giới hạn của nhân cách và cá tính và sự hiện hữu của người ấy. Không có gì có thể đo lường được, không có lời nào có thể miêu tả được con người ấy.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Đức Phật: Bậc Đạo Sư Vô Tiền Khoáng Hậu Trên Địa Cầu Nầy” không phải là một nghiên cứu chi tiết về đức Phật, mà nó chỉ viết rất tóm lược về đức Phật Lịch Sử và những gì xảy ra cho chúng sanh sau khi đức Phật đản sanh, xuất giagiác ngộ và trở thành một bậc đạo sư cho cả trời người. Trong tập sách chúng ta chỉ nói về Đức Phật: Bậc Đạo Sư vô song đã khai sáng đạo Phật, dựa trêngiáo lý giác ngộ và giải thoát của chính Ngài. Đồng thờichúng ta cũng tóm lược về những giáo pháp mà đức Phật đã một thời giảng giải, những chân lý không thể nghĩ bàn. Cuộc hành trình đi đến giác ngộ và giải thoát đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về đức Phật và Phật giáo, nhân mùa Phật Đản 2566 (2022), tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Đức Phật: Bậc Đạo Sư Vô Tiền Khoáng Hậu Trên Địa Cầu Nầy” bằng song ngữ Việt Anh. Trước hết là cung kính cúng dường lên ngôi Tam Bảo (Phật-Pháp-Tăng) và chúng sanh muôn loài; kế thứ là tác giả muốn phổ biến một vài điều về đức Phật, một bậc đạo sư vô tiền khoáng hậu và một số lời dạy không thể thể nghĩ bàn của Ngài đến với Phật tử ở mọi trình độđặc biệt là những người sơ cơhy vọng sự đóng góp nhỏ nhoi này sẽ giúp cho Phật tử hiểu biết thêm về đức Phật lịch sử. Những mong tất cả chúng ta có thể nhìn cuộc đời của đức Phật như một cuộc sống mẫu mực có thể giúp hướng chúng ta đến một cuộc sống an bình và hạnh phúc cho chính mình.
 
Thiện Phúc
 
Preface
 
Sakyamuni Buddha was born in 623 BC in Northern India, in what is now Nepal, a country situated on the slope of Himalaya, in the Lumbini Park at Kapilavathu on the Vesak Fullmoon day of April. Before becoming Buddha, his name is Siddhartha Gotama. He was born a prince. His father was Rajah Suddhodana, and his mother Maha Maya. Buddha is an epithet of those who successfully break the hold of ignorance, liberate themselves from cyclic existence, and teach others the path to enlightenment and liberation. The word “Buddha” derived from the Sanskrit root budh, “to awaken,” it refers to someone who attains Nirvana through meditative practice and the cultivation of such qualities as wisdom, patience, and generosity. Such a person will never again be reborn within cyclic existence, as all the cognitive ties that bind ordinary beings to continued rebirth have been severed. 

After enlightenment, the Buddha went to the Deer Park to deliver His First Teaching: Turning the Wheel of the Dharma. He began to preach: “O monk! You must know that there are Four Noble Truths. The first is the Noble Truth of Suffering: Life is filled with the miseries and afflictions of old age, sickness, unhappiness and death. People chase after pleasure but find only pain. Even when they do find something pleasant they soon grow tired of it. Nowhere is there any real satisfaction or perfect peace. The second is the Noble Truth of the Cause of Suffering: When our mind is filled with greed and desire and wandering thoughts, sufferings of all types follow. The third is the Noble Truth of the End of Suffering: When we remove all craving, desire, and wandering thoughts from our mind, sufferings will come to an end. We shall experience undescribable happiness. And finally, the Noble Truth of the Path: The Path that helps us reach the ultimate wisdom.” The path leading to the end (extinction) of suffering, the fourth of the four axioms, i.e. the eightfold noble path. The truth of the PATH that leads to the cessation of suffering (the way of cure). To practice the Eight-fold Noble Truths. The Buddha taught: “Whoever accepts the four dogmas, and practises the Eighfold Noble Path will put an end to births and deaths. In other words, after the day of enlightenment, the Buddha became an unprecedented master who was wandering all over India to lecture supportive conditions leading to bodhi or Buddhahood. The Noble Truth of the Right Way includes the following Noble Paths: The Eightfold Noble Truth, Seven Bodhi Shares, Four Right Efforts, Four Sufficiences, Five Faculties, Five Powers, Four Elements of Popularity, Four Immeasurable Minds, and Four Kinds of Mindfulness.

It should be reminded that the Buddha attained Enlightenment at the age of 35, on the eighth day of the twelfth month of the lunar calendar, at the time of the Morning Star’s rising. After attaining Enlightenment at the age of 35 until his Mahaparinirvana at the age of 80, he spent his life preaching and teaching. He was certaintly one of the most energetic man who ever lived: forty-nine years he taught and preached day and night, sleeping only about two hours a day. For 45 years, the Buddha traversed all over India, preaching and making converts to His religion. He founded an order of monks and later another order of nuns. He challenged the caste system, taught religious freedom and free inquiry, raised the status of women up to that of men, and showed the way to liberation to all walks of life. His teaching were very simple but spiritually meaningful, requiring people “to put an end to evil, fulfil all good, and purify body and mind.” He taught the method of eradicating ignorance and suppressing sufferings. He encouraged people to maintain freedom in the mind to think freely. All people were one in the eyes of the Buddha. He advised His disciples to practice the ten supreme qualities: compassion, wisdom, renunciation, discipline, will power, forbearance, truthfulness, determination, goodwill, and equanimity. The Buddha never claimed to be a deity or a saint. He always declared that everyone could become a Buddha if he develops his qualities to perfection and is able to eliminate his ignorance completely through his own efforts. At the age of 80, after completing His teaching mission, He entered Nirvana at Kusinara, leaving behind a lot of priceless doctrinal treasures considered even today as precious moral and ethical models.  The Buddha said: “I am not the first Buddha to come upon this earth, nor shall I be the last. In due time, another Buddha will arise, a Holy one, a supreme Enlightened One, an incomparable leader. He will reveal to you the same Eternal Truth which I have taught you.” Before entering Nirvana, the Buddha uttered His last words: “Nothing in this world is precious. The human body will disintegrate. Ony is Dharma precious. Only is Truth everlasting.”

For the sake of a great cause, or because of a great matter, the Buddha appeared, for the changing beings from illusion into enlightenment (according to the Lotus Sutra), or the Buddha-nature (according to the Nirvana Sutra), or the joy of Paradise (according to the Infinite Life Sutra). According to the Anguttara Nikaya, the Buddha is a unique being, an extraordinary man arises in this world for the benefit of sentient beings, for the happiness of sentient beings, out of compassion for the world, and for the good of gods and men. The Buddha founded Buddhism. Some says that Buddhism is a philosophy of life, not a religion. In fact, Buddhism is not strictly a religion in the sense in which that word is commonly understood, for it is not a system of faith and worship to a supernatural god. Buddhism is neither a philosophy. In the contrary, the Buddha’s message is really for human beings in daily life: “Keeping away from all evil deeds, cultivation of a moral life by doing good deeds and purification of mind from worldly impurities.” This message originated from the Buddha’s realization of the Truth. If a person commits a bad action (karma) it will be impossible for that person to escape from its bad effect. The Buddha is only a Master, who can tell beings what to do and what to avoid but he cannot do the work for anyone. In the Dhammapada Sutra, the Buddha clearly stated: “You have to do the work of salvation yourself. No one can do anything for another for salvation except to show the way.” Even though the Buddha is dead but 2,500 years later his teachings still help and save a lot of people, his example still inspires people, his words still continue to change lives. Only a Buddha could have such power centuries after his death. The Buddha did not claim that he was a god, the child of god or even the messenger from a god. He was simply a man who perfected himself and taught that if we followed his example, we could perfect ourselves also. He never asked his followers to worship him as a god. In fact, He prohibited his followers to praise him as a god. He told his followers that he could not give favours or blessings to those who worship him with personal expectations or or calamities to those who don’t worship him. He asked his followers to respect him as students respect their teacher. As a matter of fact, for almost twenty-six centuries, the Buddha has been being an exceptional and and unprecedented master on this earth.

For true Buddhists, the historic Sakyamuni Buddha was neither as a Supreme Deity nor as a savior who rescues men by taking upon himself the burden of their sins. Rather, Buddhists verenate Him as a fully awakened, fully perfected human being who attained liberation of body and mind through his own human efforts and not by the grace of any supernatural being. In Buddhist teachings, the Buddha has ten epithets of a Buddha: Tathagata (Thus Come One), One Worthy of Offerings, One of Proper and Pervasive Knowledge (Samyak-Sambuddha), One Complete in Clarity and Conduct (Vidya-carana-Sampanna), One who is always on the path toward goodness; never regressing toward evil (Sugata), Well Gone One who understands the World (Lokavit), Taming and Subduing Hero (Anuttara Purusa-Damya-Sarathi), Teacher of Gods and Humans, Buddha, and World Honored One (Lokanatha). However, honestly speaking, the Buddha is forever an unprecedented master on this earth. He is not only fully enlightened but a Perfect One, one who has become whole, complete in himself, that is, one in whom all spiritual and psychic faculties have come to perfection, to maturity, to a stage of perfect harmony, and whose consciousness encompasses the infinity of the universe. Such a one can no longer be identified with the limitations of his individual personality, his individual character and existence; there is nothing by which he could be measured, there are no words to describe him.

This little book titled “The Buddha: An Unprecedented Master On This Earth” is not a detailed study of the Buddha, but a book that only summarizes on the Historical Buddha, what happened to human beings after His birth,  renounced the worlgly life, became enlightenment and Teacher of Gods and Humans. In this book, we only discuss on the Buddha: an unequal master who founded Buddhism that is based on His teachings of enlightenment and emancipation. At the sane time, we also summarize the teachings that the Buddha once taught which are all inconceivable truths. The journey leading to enlightenment and emancipation demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on the Buddha and Buddhism, on the occasion of the Vesak 2566 (2022), I venture to compose this booklet titled “The Buddha: An Unprecedented Master On This Earth” in Vietnamese and English. First, I would like to respectfully to offer the work to the Triple Jewel (Buddha, Dharma, Sangha) and all sentient beings; next, I would like to spread some stories of the Buddha, an unprecedented master on this earth and His Inconceivable Teachings to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists to understand more about the Historical Buddha. Hoping that we all can look at the life of the Buddha as an examplary life that can help us lead a life of peace and happiness for our own.
 
                                                                                              Thiện Phúc
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/11/2010(Xem: 74118)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.