Bản Thể Trần Trụi Của Chúng Ta

16/06/20223:58 SA(Xem: 3268)
Bản Thể Trần Trụi Của Chúng Ta

BẢN THỂ TRẦN TRỤI CỦA CHÚNG TA
Tác giả: Rupert Spira

Chuyển ngữ: Minh Tuệ Đỗ Minh
(Trích dịch từ chương II – Our Naked Being, sách “Being Myself”)

 

Bản chất cốt lõi của cái gì đó là cái mà không thể tách ra khỏi nó. Không có ý nghĩ, hình ảnh, cảm xúc, cảm giác, hoạt động, mối quan hệ nào là cốt lõi với chúng ta, cũng giống như không có bộ phim nào là cốt lõi đối với màn hình mà trên đó nó xuất hiện.

Những kinh nghiệm, giống như phim, đến rồi đi. Nhưng bản thể cốt lõi của chúng ta không bao giờ xuất hiện hay biến mất. Nó luôn luôn có mặt, không thay đổi. Nó là nhân tố bất biến trong tất cả những kinh nghiệm không ngừng biến động đổi thay.

Khi tước bỏ những phẩm chất và giới hạnchúng ta đã có được từ kinh nghiệm, thì cái duy nhất còn lại chính là bản thể trần trụi, vô điều kiện – đó là thực tại của mỗi chúng ta. Thực ra thì chúng ta không thể gọi nó là bản thể của chúng ta, vì khi không có những giới hạn, nó không còn bị tô màu bởi những đặc tính của một con người nữa.

Đó là cốt lõi tận cùng, hoàn toàn không thuộc về con người: một bản thể thân thiết, vô ngã, vô hạn.

Bản thể hiện hữu không phải là một phẩm chất hay một thuộc tính thuộc về con người. Con người chỉ là một cái tên và hình tướng tạm thời của bản thể thân thiết, vô ngã, vô hạn đó.

Chính bản thể vô ngã, vô hạn này đã chiếu sáng bên trong mỗi chúng ta như là nhận biết “đang là chính mình” trước khi bị những kinh nghiệm tạo ra những phẩm chất bên trong nó.

Sau khi loại bỏ những phẩm chất mà nó thừa hưởng được từ những kinh nghiệm, bản thể sẽ là vô hạn, viên mãn, tròn đầy và bất phân chia. Tất cả mọi người, muông thú và vạn pháp đều vay mượn sự tồn tại có vẻ như độc lập của mình từ bản thể đó.

Tính “một” của bản thể chiếu sáng trong mỗi chúng ta như sự nhận biết “ đang là chính mình” hay hiểu biết “Tôi là”. Nó chiếu sáng trong thế giới như là “Cái Đang Là” (is-ness) của vạn hữu.

Sự nhận ra bản thể chúng ta cùng có chung là kinh nghiệm của tình thương trong quan hệ với muôn loài, và là vẻ đẹp trong quan hệ với những đối tượng và thế giới bên ngoài.

***

Mọi suy nghĩ, cảm xúc, dù có nội dung như thế nào, dễ chịu, khó chịu hay trung tính, đều sinh lên và diệt mất. Ngay cả những cảm xúc thân mật nhất,  thương quý nhất cũng không có mặt mãi mãi, và nếu cái gì đó không luôn luôn đi cùng với chúng ta thì đó đương nhiên không phải là cốt lõi của chính mình.

lý do này, đừng bao giờ có nhu cầu phải khống chế hay loại bỏ bất kỳ ý nghĩ hay cảm xúc nào, mà chỉ cần thấy rõ rằng bản thể hay hiện hữu cốt lõi của chúng ta đã có trước và độc lập với mọi suy nghĩ, cảm xúc. Chúng ta không cần phải làm gì để Bản thể có được sự độc lập qua nổ lực hay luyện tập. Nó vốn dĩ luôn luôn đã tự do rồi. Việc cần thiết duy nhấtnhận ra nó vốn đã là như thế.

Bất cứ cảm giác nào thuộc về thân đều không có mặt một cách liên tục; cảm giác cứ xuất hiện, thay đổi, rồi tan biến trong kinh nghiệm của chúng ta. Vì vậy, chúng ta không cần phải khống chế những kinh nghiệm xảy ra trên thân bằng bất cứ cách nào. Điều quan trọng duy nhấtnhận ra rằng bản thể của mình đã có trước và độc lập với mọi trạng thái của thân thể.

Điều này cũng đúng với những tri giác qua các giác quan: cảnh sắc, âm thanh, mùi vị, cấu trúc, và hương vị. Tất cả chúng đều sinh lên, tồn tại, thay đổi và biến mất. Không có một tri giác nào là cốt lõi đối với chúng ta.

Ngoài ra, cũng không có mối quan hệ nào là cốt lõi đối với chúng ta cả. Dù thân mật thế nào, tất cả đều không quan trọng. Thực ra thì, nếu không xét đến suy nghĩ ngay khoảnh khắc này, chúng ta sẽ không có hiểu biết gì về chuyện có những mối quan hệ hay đang trong quan hệ với ai đó. Điều này không hàm ý là các mối quan hệ đều không có giá trị hay đáng trân quý, mà chỉ đơn giản muốn nhấn mạnh đến một điều là bản thể hiện hữu cốt lõi của chúng ta đã có trước và độc lập với chúng.

Cũng vậy, không có bất cứ hoạt động nào là cốt lõi đối với chúng ta. Mọi chuyện chúng ta làm  đều được bao trùm bởi nhận biết “đang là chính mình”. Khi tham gia vào một hoạt động nào đó, chúng ta có khả năng bị cuốn hút hay đồng nhất mình với nó, nhưng khi hoạt động kết thúc, bản thể hiện hữu đơn giản vẫn có đó như nó luôn luôn đang là.

Không có gì từng xảy ra cho bản thể thuần khiết cả.

* * *

Cái gì sẽ còn lại sau khi chúng ta đã buông xả tất cả suy nghĩ, hình ảnh, ký ức, cảm xúc, cảm giác, tri giác, hoạt động và những mối quan hệ?

Chỉ có một mình bản thể còn lại: đó không phải là một cái ngã giác ngộ, siêu việt, tâm linh, đặc biệt hay một bản thểchúng ta được trở thành qua nỗ lực, thực hành hay kỷ luật, mà chỉ là hiện hữu cốt lõichúng ta luôn luôn là nó rồi trước khi bị tô màu bởi những kinh nghiệm.

Chúng ta không không chế kinh nghiệm, mà chỉ đang trải nghiệm nó. Bản thể không phải đang được phát triển từ từ. Nó đơn giản chỉ được thấy biết rõ ràng khi không còn những giới hạn mà nó có vẻ như đã nhận được từ những kinh nghiệm.

Bản thể luôn luôn trong tình trạng tinh khôi, trong suốt. Nếu bây giờ chúng ta nói đến cảm giác “đang là chính mình” trước khi nó bị tô màu bởi kinh nghiệm, và nếu chúng ta  “thăm” lại cùng kinh nghiệm đó lúc năm tuổi, mười tuổi, hai mươi hay ba mươi tuổi, ta sẽ luôn luôn thấy cùng một bản thể như nhau, cùng một hiện hữu không-phẩm-chất như nhau.

Không có gì xảy ra với bản thể  giữa những thăng trầm của cuộc sống. Bản chất của nó không bao giờ bị lu mờ hay giảm thiểu bởi những kinh nghiệm, mà chỉ tạm thời bị kinh nghiệm che mờ.

Điều này cũng giống như việc cởi bỏ y phục ban đêm trước khi đi ngủ. Chúng ta cởi bỏ tất cả những gì có thể cởi bỏ được, và thân thể trần trụi vẫn như thế. Tấm thân trần trụi không phải được tạo ra mỗi lần chúng ta cởi quần áo; nó đơn giản lộ ra khi quần áo không còn.

Cũng không phải chúng ta trở thành thân thể trần trụi khi đồ được cởi ra; nó vẫn có mặt suốt ngày, dù có thể chúng ta đã không chú ý đến khi nó bị nhiều lớp y phục phủ lên.

Chúng ta quay về với bản thể trần trụi của mình cũng với cách tương tự như vậy. Thực ra thì không phải là chúng ta quay trở về với bản thể, bởi vì chúng ta chưa bao giờ rời xa nó cả. Bản thể hiện hữu chưa từng rời chính nó. Dù đi đâu, chúng ta cũng đem theo bản thể của chính mình, dù nghĩ gì, cảm gì, làm gì, nó vẫn luôn luôn có mặt với chúng ta.

Chúng ta chỉ đơn giản “cởi đồ ra”. Nghĩa là, ta thấy rõ ràng rằng bản thể đã nằm sẵn bên dưới những kinh nghiệm, phía sau những kinh nghiệm.

* * *

Khi tước bỏ những phẩm chất đã vay mượn từ những kinh nghiệm, bản thể cốt lõi hay hiện hữu của chúng ta sẽ không còn bị cài đặt (vô điều kiện) và không còn bị giới hạn (vô hạn).

Vì không có những phẩm chất thuộc đối tượng, nên bản thể không thể được định nghĩa hay mô tả bằng những từ ngữ được quy ước để chuyển tải nội dung của những kinh nghiệm khách thể, vì ít hay nhiều thì mọi ngôn ngữ như thế đều bị nhuốm màu bởi những giới hạn vốn là thuộc tính của những đối tượng này.

Cách tốt nhất chúng ta có thể làm để mô tả màn hình, vốn tự nó không có màu sắc gì, là nói về những gì không phải là nó – không phải màu xanh, màu đỏ, màu vàng – thay vì nói nó là gì, và những từ như “trong suốt”, “vô màu” hay “trống rỗng” cũng chỉ là những cố gắng để chuyển tải điều này mà thôi.

Vì vậy, nếu phải nói về bản thể hiện hữu cốt lõi của chính mình, chúng ta không có chọn lựa nào khác ngoài việc phải nhượng bộ và vay mượn những từ ngữ của ngôn ngữ thông thường: “trong suốt”, “rộng mở”, yên lặng”, “tĩnh mặc”, “an lạc”, “viên mãn” v.v.. tất cả chỉ có một mục đích là gợi lên những phẩm chất của bản thể chứ không phải diễn tả nó, mặc dù ngay cả khi nói rằng bản thể cốt lõi của chúng ta có những phẩm chất nào đó thì tự nó cũng là một sự nhân nhượng.

Suy nghĩ có thể xáo động hay không xáo động, nhưng ngay cả khi xáo động có mặt, thì nơi phần nền hậu cảnh, bản thể cốt lõi vẫn không có bất cứ phẩm chất nào. Sự vắng mặt của xáo động được nói đến như là “an lạc”, và như vậy, chúng ta nói rằng an lạc vốn có sẵn nơi bản thể của chính mình.

Có thể chúng tacảm giác thiếu thốn, nhưng trước khi có cảm giác đó và trong cái nền hậu cảnh của những cảm giác thiếu thốn đó, bản thể không hề biết thiếu thốn là gì, và chúng ta gọi sự vắng mặt của thiếu thốn là “hạnh phúc”.

Những thuật ngữ như “an lạc” và “hạnh phúc” không diễn tả được những cảm xúc hay tình cảm trong ý nghĩa bình thường của những từ này. Chúng chính là bản chất của bản thể khi không có mặt những giới hạnchúng ta có vẻ như đã nhận được từ những kinh nghiệm.

Ngay khi bản thể hiện hữu của chúng ta tự cởi trói để thoát ra khỏi sự phiêu lưu nơi những kinh nghiệm và “quay trở về” với chính nó, nó sẽ nhận ra chính mình và tự nếm lại được hương vị tinh túy của chính nó. Hương vị đó là hạnh phúc vốn đã có sẵn nơi chính nó. 

* * *

Giống như một nghệ sĩ mặc vào trang phục của một nhân vật trong vở kịch, diễn xuất những suy nghĩ và tình cảm của nhân vật và có vẻ đã trở thành nhân vật đó, nhưng thực sự chưa từng mất đi vai trò nghệ sĩ của mình; cũng vậy, bản thể cốt lõi của chúng ta tự “mặc vào trang phục” phẩm chất của kinh nghiệm và có vẻ trở thành một cái ngã giới hạn, tạm thời, nhưng thực sự chưa bao giờ mất đi cái biết vĩnh hằng, vô hạn của chính nó.

 

Hãy tưởng tượng một nghệ sĩ tên John Smith đang đóng vai Vua Lear. John Smith có một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn. Mỗi đêm, John rời nhà, đi đến nhà hát, mặc vào y phục hoàng đế, bước lên sân khấu, suy nghĩ, nói năng và hành động như một vị vua.

 

Một đêm nọ, vở kịch mở màn như thường lệ, Vua Lear bắt đầu cãi cọ với mấy cô con gái. Khi vở kịch lên cao trào, nhà vua càng lúc càng bị cuốn vào những tình huống, đến mức có những lúc Ngài quên hẳn mình là John Smith và dường như đã thực sự trở thành Vua Lear. John Smith tin và cảm thấy như “Mình là Vua Lear”. Những lúc bị suy nghĩcảm xúc đó khống chế, sự đau khổ lập tức phát sinh.

                                

Rồi vở kịch kết thúc nhưng John đã quên “phản bổn hoàn nguyên” trở về với con người thật của mình là John Smith, và bị lạc mất trong màn kịch của những kinh nghiệm. Khi một người bạn tới phòng thay đồ để chúc mừng John, chỉ thấy một Vua Lear tội nghiệp đang chìm trong thống khổ. “Sao ông đau khổ thể?” người bạn hỏi. “Vở kịch thật tuyệt vời kia mà!”

 

Vua Lear đáp, “Ta khổ vì chuyện giữa ta và con gái Cordelia của ta, khổ vì chiến tranh với nước Pháp”.

 

Hiểu được tâm trạng này nên người bạn nói, “Không phải vậy, ông đau khổ chỉ vì đã quên mất mình là ai. Ông biết ông thực sự là ai không?” Vua Lear trả lời. “Ta là cha của ba đứa con gái và là Hoàng Đế của nước Anh”.

 

“Không, không. Đó không phải là ông thật!” người bạn la lớn lên. “Ông là ai trước khi là một người cha, một vị vua? Nhớ lại đi, nhìn sâu hơn vào chính mình đi.”

 

Nghe bạn nói như vậy, Vua Lear bắt đầu nói ra những suy nghĩ và tình cảm của mình, và một lần nữa, người bạn lại nói, “Không phải, những suy nghĩ, tình cảm này không phải là bản chất của ông. Chúng không luôn luôn đi cùng với ông. Ông là ai trước khi có những suy nghĩ cảm xúc đó?”

 

Vua Lear càng lúc càng, đi sâu vào bản thân mình, loại bỏ hết những mối quan hệ, loại bỏ hết những hoạt động, suy tư, tình cảm những câu chuyện đã xảy ra với mình trong quá khứ và những gì mình đã bị cài đặt, đã bị lập trình, cho tới khi tất cả những gì không phải là cốt lõi đã tan biến, lúc bấy giờ bản chất của Ngài hiển lộ ra, không mang phẩm chất của bất cứ kinh nghiệm nào. Thật yên lặng, Ngài lên tiếng, “Ta là John Smith”. Ngay lúc đó, đau khổ biến mất.

 

***

 

Giống như việc nhận ra “Mình là John Smith” là sự hiển lộ bản thể cốt lõi của Vua Lear, việc thấy rõ bản thể trần trụi là sự nhận ra bản thể của chính mình -  đó không phải là cái gì đó  chúng ta đã từng biết và đã quên đi, mà là sự nhớ lại cái đang hiện hữu ngay bây giờ và luôn luôn được biết nhưng thường bị phớt lờ hay bị bỏ qua.

 

Đó là sự hiển lộ bản chất bất giảm, cốt lõi của chúng ta trước khi nó bị che lấp bởi những kinh nghiệm, và với sự hiển lộ này, an lạchạnh phúc được phục hồi trở lại.

 

Thực ra thì mọi người đều biết bản thể của riêng họ, hay kinh nghiệm “đang là chính mình”, ngay nơi mỗi kinh nghiệm. Không có chuyện hiểu biết về bản thể của ai đó có thể bị che lấp hoàn toàn bởi nội dung của những kinh nghiệm. Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, chúng ta vẫn có sự nhận thức “đang là chính mình”. Cảm nhận “đang là chính mình” chưa bao giờ rời chúng ta cả, bởi vì nó chính là ta. Chúng ta không thể rời bỏ chính bản thể của mình được.

Tất cả mọi thứ trừ bản thể có thể “chia tay” với chúng ta, nhưng bản thể không thể bỏ ta đi được, giống như, nói một cách tương đối, chúng ta không thể bước ra khỏi thân thể của mình. Chúng ta có thể bước ra khỏi y phục nhưng bước ra khỏi thân thể thì không.

 

Chúng ta mang theo thân thể trần trụi bất cứ nơi nào chúng ta đi, dù nó thường bị quần áo che phủ, cũng giống như vậy, chúng ta mang theo bản thể trần trụi của mình vào trong bất cứ việc gì chúng ta làm, mặc dầu nó thường bị che lấp bởi những kinh nghiệm.

 

Và cũng giống như chuyện không cần cởi bỏ y phục để có thể cảm nhận được tấm thân trần trụi, chúng ta không cần thiết phải thay đổi nội dung của kinh nghiệm bằng bất cứ cách nào để có thể tiếp xúc với bình anhạnh phúc vốn đã có sẵn nơi chính chúng ta.

 

OUR NAKED BEING

 

The essence of anything is that which cannot be separated from it. No thought, image, feeling, sensation, perception, activity or relationship is essential to us, just as no movie is integral to the screen on which it appears.

Experiences, like movies, come and go. Our essential self, however, never appears or disappears. It is ever-present and unchanging. It is the one constant factor in all changing experience.

When we are divested of the qualities and limitations we acquire from experience, only that which is intrinsic to us, our naked, unconditioned being, remains. In fact, we cannot even call it our being, for without limitations it is no longer coloured by the characteristics of a person.

It is our innermost essence and is, at the same time, utterly impersonal:  intimate, impersonal, infinite being.

Being is not a quality or an attribute belonging to a person. A person is a temporary name and form of intimate, impersonal, infinite being.

It is this impersonal, infinite being that shines in each of us as the sense of ‘being myself’ before it is qualified by experience.

Divested of the qualities it inherits from experience, being is infinite, perfect, whole and indivisible, and all people, animals and things borrow their apparently independent existence from it.

When we are divested of the qualities and limitations we acquire from experience, only that which is intrinsic to us, our naked, unconditioned being, remains. In fact, we cannot even call it our being, for without limitations it is no longer coloured by the characteristics of a person.

It is our innermost essence and is, at the same time, utterly impersonal:  intimate, impersonal, infinite being.

Being is not a quality or an attribute belonging to a person. A person is a temporary name and form of intimate, impersonal, infinite being.

It is this impersonal, infinite being that shines in each of us as the sense of ‘being myself’ before it is qualified by experience.

Divested of the qualities it inherits from experience, being is infinite, perfect, whole and indivisible, and all people, animals and things borrow their apparently independent existence from it.

This unity of being shines in each of our minds as the sense of ‘being myself’ or the knowledge ‘I am’. It shines in the world as the ‘is-ness’ of things.

The recognition of our shared being is the experience of love in relation  to people and animals, and beauty in relation to objects and the world.

*  * *

All thoughts and feelings, irrespective of their content, whether they are  pleasant, unpleasant or neutral, arise and pass away. Even our most intimate and treasured feelings are not always present, and something that is not always with us cannot be essential to us.

For this reason, there is never any need to manipulate or get rid of any thought or feeling, but only to see clearly that our essential self or being is prior to and independent of thoughts and feelings. Our essential self has no need to be made independent through effort or practice. It is always and already inherently free. It is only necessary to recognise it as such.

Whatever the character of any bodily sensation, none are present continuously; sensations are always appearing, evolving and disappearing in our experience. We do not therefore need to manipulate our experience of the body in any way. It is only necessary to recognise that our being is prior to and independent of the condition of the body.

The same is true of our perceptions of the world: sights, sounds, tastes,  textures and smells. All of these appear, exist, evolve and vanish. None are essential to us.

Furthermore, no relationship is essential to us. No matter how intimate, none are indispensable. In fact, without reference to thought in this moment, one would have no knowledge of having or being in a relationship. is does not imply that relationship is not valid or desirable but simply that our essential self or being is prior to and independent of it.

Nor is any activity essential to us. Everything we do is pervaded by the sense of ‘being myself’. As we engage in an activity we may become completely absorbed in or identified with it, but when it stops, our self or being simply remains as it always is.

Nothing ever happens to pure being.

 

*  * *

What remains when we have let go of all thoughts, images, memories, feelings, sensations, perceptions, activities and relationships?

Our self alone remains: not an enlightened, higher,  spiritual, special self or a self that we have become through effort, practice or discipline, but just the essential self or being that we always and already are before it is coloured by experience.

We are not manipulating experience; we are simply contemplating it. Nor is our self evolving. It is simply being seen clearly without the limitations it seems to have acquired from experience.

Being is always in the same pristine condition. If we refer now to the feeling of ‘being myself ’ before it is coloured by experience, and  if  we  were  to  have visited the same experience at the age of five, ten, twenty or thirty, we would always have found the same self, the same unqualified being.

Nothing happens to our being throughout the vicissitudes of life. Its nature is never tarnished or diminished by experience. It has simply been temporarily obscured.

It’s like undressing before going to bed at night. We take off everything that can be removed, and our naked body remains. Our naked body is not created each time by undressing; it is simply revealed.

Nor do we become our naked body when we take our clothes off; it was present throughout the day, though we may not have noticed it, covered as it was by layers of clothing.

We return to our naked being in a similar way. In fact, we do not return to our being, because we never truly left it. Our being never leaves itself. We take our being with us wherever we go; it is present in whatever we think, feel or do.

We simply ‘undress’. That is, we see clearly that our being lies beneath or behind all experience.

*  *             *

Divested of the qualities it borrows from experience, our essential self or being is unconditioned and unlimited. Having no objective qualities, it cannot be defined or described in terms which have evolved to convey the content of objective experience, for all such language is tinged, to a greater or lesser  extent, with the limitations inherent in this objectivity.

The best we can do to describe a screen, which has no colour of its own, is to say what it is not – not blue, not red, not green, not yellow – rather than what it  is,  and  words  such  as  ‘transparent’,  ‘colourless’  and  ‘empty’  are  simply attempts to convey this.

So if we are to speak of our essential self or being, we have no choice but to make a concession and borrow words from ordinary language: ‘transparent’, ‘spacious’, ‘silent’, ‘still’, ‘peaceful’ and ‘fulfilled’ are meant to evoke the qualities of our essential being rather than describe it, though even to suggest that our essential being has any qualities at all is itself a concession.

Our thoughts may be agitated, but in their absence, and even in their background when they are present, our essential self is devoid of any such quality. This absence of agitation is referred to as ‘peace’, and thus peace is said to be inherent in our being.

We may feel a sense of lack, but prior to and in the background of any such feeling, our essential self knows no lack, and we call the absence of lack ‘happiness’. us, our being is said to be happiness  itself.

The terms ‘peace’ and ‘happiness’ do not describe feelings or emotions in the normal sense of the words. ey are the very nature of our self in the absence of the limitations we seem to acquire from experience.

As soon as our self or being disentangles itself from the adventure of experience and ‘returns’ to itself, it recognises or tastes itself again as it essentially is. That taste is happiness itself.

*  *             *

Just as an actor dresses up, assumes the thoughts and feelings of a character in a play and seems to become that character, without ever actually ceasing to be an actor, so our essential being clothes itself in the  qualities  of  experience  and seems to become a temporary, finite self, without ever actually ceasing to be eternal,  infinite awareness.

Imagine an actor named John Smith who is playing the part of King Lear. John Smith leads a peaceful and fulfilled life. Every night he leaves home, goes to the theatre, puts on his costume and adopts King Lear’s thoughts and feelings.

One night, the play begins as usual and King Lear starts arguing with his daughters. But as the play develops, he becomes increasingly involved in the drama, to such an extent that at some point he forgets that he is John Smith and seems actually to become King Lear. John Smith believes and feels ‘I am King Lear’. e moment that thought and feeling take hold of  him,  his suffering begins.

The play comes to an end but he forgets to revert to John Smith, so lost is he in the drama of experience. When a friend comes to his dressing room to congratulate him, he finds King Lear miserable. ‘Why are you miserable?’ his friend enquires. ‘That was wonderful!’.

King Lear responds, ‘I’m miserable because of my relationship with Cordelia and the war with France’. Understanding his predicament, his friend says, ‘No, you are miserable because you have forgotten who you are. Who are you really?’ King Lear replies, ‘I’m the father of three daughters and the King of England’.

‘No,  no.  That’s  not  who  you  really  are!’  his  friend  exclaims.  ‘Who  are you before you are a father or a king? Go back, deeper into yourself.’ So King Lear starts describing his thoughts and feelings, and again his friend says, ‘No, these thoughts and feelings are not essential to you. They are not always with you. Who are you prior to your thoughts and feelings?’

King Lear goes deeper and deeper into himself, discarding his relationships, activities, thoughts, feelings, history and conditioning, until everything that is not essential to him has gone and he stands revealed, unqualified by any  experience. Very quietly he says, ‘I am John Smith’. At that moment, his suffering disappears.

*  *             *

Just as the recognition ‘I am John Smith’ is the revelation of King Lear’s essential self, the clear seeing of our naked being is the recognition of our self – not something we once knew but have since forgotten, but the recollection of something  that  is  present  now  and  always  known  but  usually  ignored  or overlooked.

It is the revelation of our essential, irreducible nature before it is obscured by experience, and with this revelation, peace and happiness are restored.

In fact, everyone knows their own being, or has the experience of ‘being  myself’, at every moment of experience. No one’s knowledge of their self can ever be completely obscured by the content of experience. Even in our darkest moments we still have the sense of ‘being myself’. e sense of ‘being myself’ never leaves us, because it is us and we cannot leave our self.

Everything apart from our self may take its leave of us, but our self cannot leave itself, just as, relatively speaking, we cannot step out of our body. We can step out of our clothes, but not our body.

Just as we take our naked body with us wherever we go, even though it is usually covered by clothes, so we take our naked being with us whatever we do, even though it is usually obscured by experience.

And just as it is not necessary to undress in order to feel our naked body, it is not necessary to change the content of experience in any way in order to be in touch with our innate peace and happiness.

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/10/2010(Xem: 48509)
11/08/2013(Xem: 44042)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.