Những Điều Đức Phật Không Dạy Trong Kinh Sách

23/06/20224:22 SA(Xem: 3303)
Những Điều Đức Phật Không Dạy Trong Kinh Sách
NHỮNG ĐIỀU ĐỨC PHẬT
KHÔNG DẠY TRONG KINH SÁCH
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Huệ


thich thien hue
Trưởng Lão Thích Thiện Huệ
(1941-2020)
Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cầu nguyện, hay nương tựa vào một ai đó, ngay cả việc nương nhờ vào chính Ngài. Mà Ngài dạy: hãy tự làm hòn đảo cho chính mình, tự cứu lấy mình, tự mình thực hành và lấy Giáo Pháp làm thầy.

Đạo Phật đến để tự mình thấy, chớ không phải ai nói gì cũng tin.

Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy:

Phật tử vào chùa phải khép nép, làm gì cũng sợ mắc lỗi, răm rắp nghe theo vị Sư nào nói, hay phục tùng một cách mê muội, thiếu trí tuệ. Mà Ngài dạy: người Phật tử ngoài có niềm tin, còn phải trau dồi trí tuệ.

Ngài dạy:

1. Chớ vội tin vào truyền thuyết.
2. Chớ vội tin nếu là truyền thống.
3. Chớ vội tin nếu được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
4. Chớ vội tin nếu được ghi lại trong sách vỡ hay kinh điển.
5. Chớ vội tin nếu là lý luận siêu hình.
6. Chớ vội tin nếu phù hợp với lập trường của mình.
7. Chớ vội tin nếu phù hợp với định kiến của mình.
8. Chớ vội tin nếu điều đó căn cứ dữ liệu hời hợt.
9. Chớ vội tin nếu điều đó được sức mạnhquyền uy ủng hộ.

10. Chớ vội tin nếu điều đó được các nhà truyền giáo, đạo Sư tuyên thuyết.Nếu điều nào các bậc thiện chí dạy: việc nào bất thiện, việc nào đáng chê trách, bị người trí chỉ trích đưa đến bất hạnh, khổ đau thì hãy từ bỏ chúng (và ngược lại).

Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Ngài có thể tha tội lỗi, ban ân huệ cho bất kỳ ai tin Ngài, hay trừng phạt những ai không tin Ngài. Mà Ngài dạy người làm thiện thì hưởng quả tốt đẹp, người làm ác thì chịu quả khổ đau. Vì đó chính là hành động của chúng ta, chúng ta phải chịu trách nhiệm với chính mình, chứ không thể cứ thoải mái làm việc xấu ác rồi cầu xin được tha thứ. Vì đó là quy luật tự nhiên, không chỉ dành riêng cho những ai tin Ngài, mà dành cả cho những ai không theo Ngài nữa.

Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Người Phật tử không được học Pháp, chia sẻ Pháp. Mà trái lại Ngài còn khuyến khích mọi người trau dồi trí tuệ bằng pháp học lẫn pháp hành để đẩy lùi mê tín dị đoan, tà kiến, tham lam, sân hận, ngã mạn, vô minh. Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy cầu an, cầu siêu cả. Mà Ngài chỉ dạy làm phước thiện, rồi chia phước cho những người đang sống (nhằm giúp họ biết tùy hỷ phước, giúp họ hiểu làm việc thiện là điều đúng đắn) và hồi hướng phước cho người đã mất (nhằm giúp họ biết nguồn gốc, công ơn người quá cố).

Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phật tử vào chùa phải bố thí, cúng dường, cung kính, phục vụ Chư Tăng. Mà Ngài dạy tính ích kỷ, bỏn xẻn, bất kính, lười biếng là không tốt, cần diệt trừ. Dù bố thí, cúng dường, cung kính, phục vụ đó không nhất thiết chỉ dành cho Tăng, mà còn cho người khác. Vã lại xúc phạm người hiền trí, tức tấn công thành trì thiện pháp, đảo lộn trời đất. Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phụ nữ bị phân biệt, không có phước báu như đàn ông. Ví dụ không có kinh sách nào dạy khi đến tháng hành kinh, phụ nữ không được đi chùa, hay không được đứng trước tượng Phật. Mà Ngài dạy thân thể dù nam hay nữ, tất cả đều bất tịnh, được tạo bởi 32 uế trược như nhau. Ngài dạy Phụ nữ vẫn có thể được như nam giới, vẫn được học tập và thực hành trong giáo Pháp Đức Phật để có thể thực chứng bậc thánh nhân. Nhưng Ngài dạy có 5 điều khổ mà phụ nữ gánh chịu:

1. Khổ phải đến tháng hành kinh.
2. Khổ lúc trẻ về nhà chồng, không có người thân.
3. Khổ mang thai.
4. Khổ phải sanh con.
5. Khổ hầu hạ chồng.

Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Người cư sĩ tại gia (tức là không phải người xuất gia) không được đụng chạm vào hay học tập, nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Mà Ngài dạy giáo Pháp không chỉ dành cho người xuất gia, mà cả người tại gia. Mặc khác người tại gia phải giữ giới như:

1. Không sát sinh.
2. Không trộm cắp.
3. Không tà dâm.
4. Không nói láo.
5. Không uống rượu và các chất say.

Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy cư sĩ tại gia không được làm giàu.

Mà Ngài dạy cư sĩ phải làm ăn chân chính nhằm nuôi sống bản thângia đình.

Ngài dạy có 5 loại nghề cư sĩ không nên làm:

1. Buôn bán vũ khí.
2. Buôn bán người và động vật.
3. Buôn bán thịt.
4. Buôn bán rượu.
5. Buôn bán thuốc độc.

Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Người tu phải vào rừng sống ẩn cư, không được gần cư sĩ để dạy bảo. Mà Ngài dạy người tu phải giữ gìn giới luật, biết thu thúc lục căn ở bất kỳ nơi đâu.

Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải hành khổ hạnh hay lợi dưỡng. Mà Ngài dạy trung đạo, cần thoát khỏi 2 cực đoan trên.

Không có kinh sách nào, Đức Phật dạy: Phải cúng tế, đốt vàng mã, coi ngày giờ, mở cửa mã, phong thủy, xem sao, xem hạn, bói toán, bói số, đoán mộng, tiên toán vận mệnh,...Mà Ngài dạy Phật tử không nên mê tín dị đoan, các vị tu hành không được sống tà mạng bằng hình thức trên.

Đặc biệt Ngài dạy: đâu là Khổ, đâu là nguồn gốc của Khổ, đâu là diệt Khổ và đâu là con đường đi đến diệt Khổ. Đức Phật dạy mọi thứ đều vô thường, thay đổi, cuộc sống là tạm bợ, không có gì chắc chắn, không nên tham luyến, chấp ngã.

"Tự mình, làm điều ác;
Tự mình làm nhiễm ô.
Tự mình không làm ác;
Tự mình làm thanh tịnh.
Tịnh, không tịnh tự mình;
Không ai thanh tịnh ai".
(Kinh pháp cú: 165).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/01/2017(Xem: 13018)
01/09/2015(Xem: 17458)
05/03/2014(Xem: 48226)
01/08/2014(Xem: 13848)
04/12/2012(Xem: 55829)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.