Nguồn Mạch Tinh Khôi (Sách Ebool PDF)

26/08/20225:08 SA(Xem: 3524)
Nguồn Mạch Tinh Khôi (Sách Ebool PDF)

NGUỒN MẠCH TINH KHÔI
Sa môn Thích Bảo Lạc
Pháp Bảo Sydney ấn hành 2009

Nguồn Mạch Tinh Khôi (Thích Bảo Lạc)

PDF icon (4)Nguồn Mạch Tinh Khôi (Thích Bảo Lạc)

LỜI NÓI ĐẦU


Viết văn, làm thơ, ngâm vịnh… đều phải cần năng khiếu và sáng tạo để luyện tay nghề ngày càng tinh vi. hơn. Viết cũng tức là giũa gọt chuốt ngót cho tới lúc bóng bẩy, nhưng đối với tôi lại có cái thú kỳ lạ đã trở thành đam mê; một trong những thú vui tao nhã: đọc sách - viết văn – không thể bỏ được. Mỗi lần ngồi lại bàn viết là thì giờ vận dụng đúng mức không để phí phạm vô ích. Có khi phải viết đi viết lại cho tới lúc đọc thấy ưng ý mới thôi. Hễ bất cứ lúc nào nẩy sinh ý tưởng mới trong đầu là lo viết, kể cả trong giấc ngủ cũng choàng tĩnh thức bật đèn cầm bút ghi vội xuống giấy. Nếu để trôi qua thời gian khác chắc gì còn giữ được ý hay lời đẹp vừa chớm. Có điều tuổi ngày càng lớn người ta càng ưa thích đọc sách phân tích, bình luận, tâm lý, triết học, duy thức, tánh không… nhiều hơn. Đó là theo quan điểm riêng, không hẳn phản ảnh đúng như sở thích mọi người. Do vậy, ngòi bút cũng như giảm đà không còn văn hoa bóng bẩy như trước mà có độc giả đã nhận xét: “Văn Thầy viết trẻ trung bay bướm khiến người đọc có cảm tưởng tác giả là một nhà văn thường hơn là nhà tu” (Tác phẩm Như Dòng Ý Thức – Nhân sĩ Trần T. H).

Tưởng cũng nên đi vào phạm vi chuyên biệt hơn một chút của giới tăng sĩ như lời nhận xét. Những người viết văn, làm thơ không có nhiều do hai yếu tố năng khiếu và tinh thần sáng tạo như đã nêu trên. Năng khiếu cho ta óc tò mò, chịu khó, nhẫn nại, cố gắng học hỏi, bắt chước, đãi lọc, trau chuốt v.v… cốt cho câu văn, tứ thơ gãy gọn, súc tích hàm nhiều khía cạnh khiến người đọc phấn chấn tâm hồn không bị ngắt quảng, ngưng đọng bỏ dỡ nửa chừng. Sáng tạo lại là một “chiêu thức” khác đối với những người có tay nghề chuyên môn như làm vườn, bonsai, kỹ thuật, mỹ thuật v.v… càng thêm tinh vi càng làm cho sản phẩm được nhiều người ưa thích, chiếu cố. Cả hai phần này đều thuộc phạm vi tâm lý nên khó diễn tả cho đúng được.

Tác phẩm này gồm 16 tiết chia thành 3 phần:

Phần I: Sử truyện gồm 5 tiết: Công đức xuất gia (câu chuyện Ngài Thi Lợi Bậc Đề) - Người đệ tử qua công hạnh tu trì (Châu Lợi Bàn Đặc) – Ngài Đạo An đề xướng người xuất gia lấy họ Thích của Phật Tổ làm họ - Sa môn bất kính vương giả - Tuệ Viễn đại sư với Bạch Liên Xã xiển dương pháp môn Tịnh Độ - Lòng hiếu thảo của Thi Ca La Việt hay kinh Lễ sáu phương.

Phần II: Tham cứu gồm 6 tiết: Hạnh bố thí ba la mật hay chuyện công chúa Ba hy sinh móc mắt cứu phụ vương chữa lành chứng bệnh nan y – Qui tắc chọn người xuất gia sao cho thích hợp – Chân hạnh tinh tấn cúng dường nêu bật những gương cúng dường chân thậtHộ trì chánh pháp – Làm sao tránh bớt lỗi lầmNguyên nhân nào không thành tựu.

Phần III: Học hỏi, thuật sự gồm 5 tiết: Pháp vị công đức (Lạc sơn Đại Phật tại Thành Đô – Trung Quốc) – Ân đức bậc đạo sư (tán thán công hành hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma) – Trưởng thành qua câu chuyện sư phụ răn dạy môn đệ - Nhơn hoằng đạo tức người hay làm đạo phát triển; đạo không làm người phát triển – Chú Bell ở chùa, nhắc nhở người xuất gia tuân lời Phật dạy không nuôi dưỡng súc vật.

Những chủ đề trên được hình thành qua nhiều khoảng thời gian khác nhau. Thêm một kỷ niệm, trong thời gian gần đây (năm 2007) tờ tạp chí Tâm Giác – Đức Quốc – giới thiệu nhận xét cuốn “Hoa Đàm Ngát Hương”, bài “Phàm Trong Phi Phàm” như sau: “Có những câu chuyện thật thật hư hư làm cho người đọc vừa tin vừa không tin. Đó là những câu chuyện viết về cuộc đời của các bậc chân tu liễu đạo với những hành tun kỳ dị khác thường. Nếu ngày xưacâu chuyện Hòa Thượng Tế Điên làm say mê người đọc đến nhiều thế hệ, ngày nay cũng có những câu chuyện tương tự như thế, tuy nhiên không ai cũng có thể viết được.” (Tâm Giác số 14 Xuân Đinh Hợi 2007).

Nhờ nhiều trợ duyên khiến tác giả phấn khởi tiếp tục hoàn thành tác phẩm “Nguồn Mạch Tinh Khôi” này mong quí vị cũng tìm được ở đây niềm hỷ lạc khi đọc xong sách, cũng đủ bù lại công thức khuya dậy sớm nắn nót từng câu, từng lời, từng ý sao cho đạt để đáp lại tấm thạnh tình của người hâm mộ. Ở đây tưởng cần tán dương công đức của các ban: đánh máy, kỹ thuật và ấn tống để hình thành cuốn sách này. - Ban đánh máy: Kỹ thuật computer ngày nay đối với việc in ấn quá nhanh gọn, tinh xảo. Người đánh máy chỉ cần ngồi lại bàn phím gõ nhẹ tay là những dòng chữ đủ kiểu hiện rõ trên màn ảnh như sao trời mà không cần lắp ráp chữ vất vả như trước nữa. Đó là sư cô Giác Anh, sư chú Giác Thuần đã tận lực nhiệt thành làm việc như tác phẩm của mình mới có được hình thức tương đối như thế này. - Kỹ thuật: Phần này đòi hỏi phải tỉ mỉ, tức là cần người có khiếu mỹ thuật mới đủ tinh tế làm được. Sư cô Giác Anh lo hoàn chỉnh khâu cuối này để tôi duyệt lại một lần chót rồi giao cho nhà in. Qua tới phần này, là đã trải qua một tiến trình dài không tính thời gian được. Nhưng mọi việc chuẩn bị đâu đó xong mà thiếu phần tài chánh cũng là vấn đề nan giải. Vì đã có không ít tác phẩm viết xong, người viết không đủ tài chánh ấn hành, sách đành xếp lại cho vào hộc ngăn kéo mà thôi. - Tịnh tài ấn tống: In kinh sách ấn tống cho người đọc hiểu để tu hành đó là pháp thí.

“Thí nào bằng pháp thí! Vị nào bằng pháp vị Hỷ nào bằng pháp hỷ Diệt ái hết khổ lụy!” (Kinh Pháp cú câu 354) Do quý Phật tử: Chúc Mân, Viên Minh, Quảng Hậu, Diệu Xuân, Diệu Tưởng (hồi hướng HL ĐH Minh Hiền), Tâm Tịnh, gia đình con cháu xin hồi hướng HL Võ Văn Dung PD Chúc Toán vãng sanh Cực Lạc Quốc; bé Như Hảo, bé Như Hạnh, Tâm Huệ, Nguyên Tu, Thị Phước, Thị Hạnh… còn có quý vị đạo tâm ở xa như Raleigh, North Carolina, Minnesota, California (Hoa Kỳ) cũng góp phần công đức cầu nguyện cho thế giới hòa bình, và Phật pháp được phát triển sâu rộng để pháp giới chúng sanh cùng tu tập đạo mầu giải thoát.

Với tinh thần học hỏi, cầu tiến dù cố gắng đến đâu cũng không sao tránh khỏi sai thất, lệch lạc nên rất mong được hàng thức giả - với nhiệt tình của quý vị - hoan hỷ chỉ bày để trong lần tái bản sách được hoàn chỉnh hơn. Nếu được phần nào lợi lạc, tác giả hồi hướng cho những oan khiên nghiệt ngã, tai trời ách nước, dịch bệnh ung thư, chiến tranh khủng bố… xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới, sớm được khắc phục, chấm dứt để cho nhân loại cùng nhau kiến tạo một nền hòa bình thực sự; nguyện cầu tất cả chúng ta có đủ khoan dung, nhẫn nại và từ tâm để cộng tồn.

Sydney, Úc Châu – ngày Rằm tháng 9 năm Kỷ Sửu
Tác giả cẩn bút

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/09/2013(Xem: 53257)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.