Duyên Sanh Tức Vô Sanh

01/06/20235:43 SA(Xem: 2686)
Duyên Sanh Tức Vô Sanh

DUYÊN SANH TỨC VÔ SANH

Nguyễn Thế Đăng

tranh-hoa-sen1/ Duyên sanh là gì?

Duyên sanh được nói nhiều trong Kinh, Luận Nam truyền và Bắc truyền. Sau đây chúng ta nghiên cứuthực hành theo thứ tự Văn (nghe, đọc, học), (tư duy, suy nghĩ, lý luận) và Tu (thực hành thiền địnhthiền quán theo Văn và Tư đã trải qua).

Kinh Phật Tự Thuyết, Chương 1, Phẩm Bồ Đề nói về duyên sanh như sau:

Do cái này có mặt, cái kia có mặt; do cái này sanh, cái kia sanh. Do cái này không có mặt, cái kia không có mặt. Do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là, duyên vô minh, có các hành; duyên các hành, có các thức; duyên các thức, có các danh - sắc…

 

Lấy một thí dụ là bình hoa trước mặt. Hoa này có mặt ở đây vì được nhiều nhân duyên cả trong quá khứhiện tại: đất, nước, lửa (sức nóng mặt trời), không khí, hạt giống của cây hoa trước, có người đã trồng nó, cái bàn cho nó có chỗ đứng, có người mua và đem hoa đến đây, và có người nhìn thấy nó… Phân tích chi tiết hơn thì có nhiều nhân duyên hơn nữa, có thể đến vô cùng, chẳng hạn, những hoa này có mặt vì trái đất và vô số nguyên tử của trái đất có mặt.

Một hiện hữu của những hoa này phải nương nhờ vào vô số nhân (causes) và vô số duyên (conditions) mà chỉ cần thiếu đi một nhân, một duyên bó hoa sẽ không còn là bó hoa và không có mặt. Tùy thuộc vào vô số nhân duyên để có thể có mặt nên bó hoa không có bản chất thực sự, không thể tự hiện hữu.

Tính cách phụ thuộc lẫn nhau, không thể tự hiện hữu nếu không có những cái khác, là một tính cách của duyên sanh. Duyên sanh nên không có bản chất, không tự có, không có tự tánh, Kinh Luận gọi là vô tự tánh.

 

Ở cấp độ vũ trụ, ngày xưa con người đã tưởng rằng không gianthời gian là những đại lượng tuyệt đối. Nhưng ngày nay, với Thuyết Tương đối Mở rộng của Einstein, người ta đã biết rằng không gian tùy thuộc vào số vật chất (các sao, các hành tinh) ở trong nó. Và thời gian thì dài ngắn tùy theo tốc độ của hệ thống. Không gianthời gian đều tùy thuộc vào những nhân duyên khác, nên chúng là duyên sanh. Đạo Phật đã nói đến từ lâu chân lý tương đốiquy ước (thế đế) và chân lý tuyệt đốitối hậu (chân đế). Tương đối là một tính cách của duyên sanh.

Một tính cách khác của sự vật là do các vật khác, các chất khác kết hợp, gắn kết với nhau thành một cấu trúc hợp tạo. Đất, nước, lửa, gió đều là hợp tạo bởi những gắn kết (duyên) tạm thời. Chẳng hạn lửa. Lửa không thể tự có, nó phải do ít nhất là ba yếu tố: chất có thể cháy, có ngọn lửa khác châm vào, và không khí. Lửa không ở trong gỗ, không khí cũng không ở trong gỗ, ba cái ấy chỉ tiếp xúc với nhau nên sự kết hợp ấy chỉ là bên ngoài, tạm thời, nương nhau mà sanh, không có thực chất. Tính chất do kết hợp, tính chất hợp tạo là một tính cách của duyên sanh. Tính cách kết hợp tạm thời này đạo Phật gọi là “giả hợp”. Không có một kết hợp thực sự, vì nếu kết hợp thực sự thì sẽ kết hợp mãi mãi. Điều này cho thấy sự kết hợp của các sự vật, của các duyên là không có thật tánh, là vô tự tánh

 

Duyên sanh, không có thật thể, vô tự tánh nhưng con ngườihoạt động trong cuộc sống, phải đặt tên cho sự vật, rồi qua cái tên đó cố định sự vật vào tâm thức mình, tin tưởng một cách sai lầm cái tên cố định nên sự vật cũng cố định, xác thực. Điều này đạo Phật gọi là “giả danh”. Vô tự tánhgiả danh cho nên không thực, kinh luận gọi thế giới chúng ta đang kinh nghiệm, đang sống, đang tưởng nó thật có là “như huyễn, như mộng, như con nai khát nước tưởng những dợn sóng nắng trên đường là dòng suối...”

 

Trên đây chỉ là một vài suy nghĩ trên con đường tư duy (Tư) của một người. Mỗi người cần phải tự mình tư duy trên chính những kinh nghiệm của mình, trên chính cuộc đời của mình, trên chính những phiền não của mình. Sự tư duy ấy dù sâu rộng bao nhiêu cũng sẽ đưa về một kết luận: duyên sanh nên phụ thuộc lẫn nhau, và phụ thuộc lẫn nhau nên không có tự tánh, vô tự tánh.

Hơn nữa để sự tư duyhiệu quả, tiêu trừ dần những tư duy sai lầm, những quan niệm sai lầmđạo Phật gọi là chấp ngã, chấp pháp, thì tư duy ấy phải là suy nghĩ trong thiền định với Chỉ (tập trung) và Quán (quan sát, khảo sát sâu xa).

 

Sau đây là một đoạn kinh trích từ kinh Kim Cương để Văn, Tư, Tu:

Tu Bồ Đề! Nếu có người thiện nam, đem tam thiên đại thiên thế giới này nghiền thành bụi nhỏ, ý ông nghĩ sao, số bụi nhỏ ấy có nhiều không?

Tu Bồ Đề thưa: Bạch Thế Tôn, rất nhiều. Vì sao thế? Nếu những bụi nhỏ ấy thật có, Phật ắt chẳng nói là những bụi nhỏ. Tại sao như thế? Phật nói những bụi nhỏ tức chẳng phải bụi nhỏ, đó gọi là những bụi nhỏ. Bạch Thế Tôn! Như Lai nói tam thiên đại thiên thế giới tức chẳng phải thế giới, đó gọi là thế giới. Vì sao thế? Nếu thế giới thật có thì ắt là một hợp tướng. Như Lai nói một hợp tướng tức chẳng phải một hợp tướng, đó gọi là một hợp tướng.

Tu Bồ Đề! Một hợp tướng ấy tức là chẳng thể nói, chỉ do người phàm phu tham bám sự ấy”.

Quán chiếu vô tự tánh của các hiện tượng xuất hiệnthực hành trí huệ Bát nhã, trí huệ tánh Không. Thế giới là một hợp tướng nghĩa là nó không có tự tánh, nó đang thay đổi và sẽ tan rã. Nhưng không đợi đến khi nó tan rã, mà thấy ngay đây thế giới là một hợp tướng, vô tự tánh, tức là thấy trực tiếp tánh Không của thế giới.

 

2/ Duyên sanh tức vô sanh

“Do cái này sanh, cái kia sanh
 Do cái này diệt, cái kia diệt”

Như vậy, cái kia sanh là do cái này sanh, cái kia sanh là duyên nơi các cái này mà sanh. Sanh là do duyên. Nhưng cái này, cái duyên này đã không có bản chất, vô tự tánh, nên sanh cũng vô tự tánh, không thật có sanh.

Thực hành trí huệ Bát nhã, quán chiếu sâu hơn nũa, liên tục hơn nữa, chúng ta bắt đầu nhận biết duyên sanh thực chấtvô sanh.

Về diệt cũng như thế. Do cái này diệt, duyên này diệt, nên cái kia diệt. Cái này, duyên này đã là vô tự tánh, nên sự diệt của nó cũng vô tự tánh, không thật có diệt, vì nó đã không thật có sanh. Duyên diệt là không thật có, nên bản tánh của duyên diệt là vô diệt.

Do duyên mà sanh mà diệt, nhưng duyên đã vô tự tánh, không thật, nên sanh và diệt là không thật. Không sanh không diệt là câu rất thường thấy trong kinh điển.

Ứng dụng sự thực hành trí huệ Bát nhã này vào các ý tưởng của tâm chúng ta. Các ý tưởng là do sự hòa hợp nhất thời của ba duyên: các giác quan (căn), hiện tượng xuất hiện (trần), và thức (tâm thức cá nhân). Vì ba duyên không có tự tánh, không thật hiện hữu, nên ý tưởng phải không có tự tánh, không thật hiện hữu. Ý tưởng là do duyên sanh, mà duyên sanh tức là vô sanh, nên ý tưởngvô sanh.

Ý tưởngvô sanh, đây là điều các nhà Đại Toàn Thiện (Dzogchen) nói rằng những ý tưởng tự giải thoát lấy chính chúng (xem Những Chữ Vàng, Garab Dorje, Dza Patrul Rinpoche giảng, nxb Thiện Tri Thức, 2002).

Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Dạ Ma Cung Kệ Tán, dạy:

Tất cả pháp chẳng sanh
Tất cả pháp chẳng diệt
Nếu rõ được như vậy
Chư Phật thường hiện tiền.

Đây cũng là bài kệ cuối cùng của Điều ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông nói với đệ tử Bảo Sát trước khi thị tịch ở am Ngọa Vân trên núi Yên Tử





 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/11/2022(Xem: 2988)
18/09/2012(Xem: 70381)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.