Phương Pháp Giải Quyết Vấn ĐềTứ Diệu Đế (Phần 2)

31/08/20233:52 SA(Xem: 1559)
Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề Và Tứ Diệu Đế (Phần 2)

PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
TỨ DIỆU ĐẾ (PHẦN 2)

Nguyễn Cung Thông[1]*
PDF icon (4)Phương pháp giải quyết vấn đề và Tứ Diệu Đế (phần 2)

nguyen cung thong
GS. Nguyễn Cung Thông

Phần này bổ túc cho bài Phương pháp giải quyết vấn đề và Tứ Diệu Đế (phần 1). Phần 2 đề nghị một cách tiếp cận mới dựa vào ngôn ngữ so sánh: nhất là khi tiếng Việt và Hán Việt (môi trường dịch kinh Phật Giáo truyền thống ở VN) đã có một quá trình giao lưu rất lâu đời. Các chữ viết tắt là ppgq (phương pháp giải quyết vấn đề), tdđ (Tứ Diệu Đế), NCT (Nguyễn Cung Thông), PG (Phật Giáo), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716). Lý và kỳ có thể viết là lí và kì trong loạt bài này.

Phần 1 đã cho thấy tdđ là một phương pháp giải quyết vấn đề qua bốn giai đoạn dễ nhớ và đơn giản: mức độ đơn giản càng cao thì mức độ ứng dụng phổ quát (universality) càng cao. Ai cũng có thể áp dụng tdđ mà không cần phải học chuyên môn về ngành nào cả. Như đã bàn trong phần 1, tdđ còn tương ứng mật thiết với quá trình chữa bệnh trong y khoa: Khổ đế liệt kê hiện trạng bệnh tình (bệnh lý), Tập đế đi vào các nguyên nhân cốt lõi, Diệt đế cho phương án hay uống thuốc dứt bệnh và Đạo đế cho ta những hoạt động và kỹ thuật để không còn bệnh nữa (ngừa bệnh so với chữa bệnh). Tdđ là một thành phần cốt lõi của PG, một ppgq tổng quát. Những ai không là phật tử cũng có thể dùng ppgq này, và cũng có khi chính mình đã từng sử dụng nhưng không ý thức được.

1. Tứ Diệu Đế 四聖諦 là các từ Hán Việt/HV còn gọi là Tứ Diệu Đề, Tứ Đế, Tứ Thánh Đế, Tứ Chân Đế, Bốn Chân Lý (Sự Thật) Cao Thượng (Cao Cả, Cao Quý), Bốn Chân Lý Mầu Nhiệm ... Theo tác giả Paul Williams[2] thì không có lý do tại sao tiếng Pali ariyasaccani lại được dịch là diệu đế hay thánh đế, so với cách dịch chân lý (~ đế) của bậc cao thượng (thánh). Bậc cao thượng ở đây hàm ý đức Phật Tổ (Thích Ca) theo tác giả K. R. Norman (xem phụ chú 2). Nên nhắc lại là có sự khác biệt khá thâm trầm giữa cách dùng tiếng Việt như quần áo sang trọng so với quần áo của người sang trọng, cách sống nghèo hèn so với cách sống của người nghèo hèn ...v.v... Ngoài ra, để ý tiếng Phạn satya (tiếng Pali sacca) còn có thể hiểu là chân lý (truth), sự thật, thực tế (reality) phản ánh trải nghiệm của đức Phật (tục đế) để đi đến chân lý hay tdđ (chân đế[3]). Đế hay đề là cách dịch cổ đại còn tồn tại đến ngày nay. Điều này cho thấy tdđ còn tương ứng với khoa học thực nghiệm dựa vào quan sát (thực tế). Để ý là chữ đế còn dùng để kí âm de- tiếng Phạn như Devadatta[4] là 諦婆達兜 Đế Bà Đạt Đâu ...v.v… Đức Phật phần nào đã tóm gọm tdđ qua con đường thực nghiệm khi trả lời dân làng Kalama như sau[5] “Này người Kalama, các con chớ có tin điều gì chỉ vì được nghe điều đó nhiều lần; chớ có tin chỉ vì đó là truyền thống; chớ có tin bởi vì đó là lời đồn; chớ có tin bởi vì điều đó đúng với sách vở và kinh điển truyền tụng; chớ có tin bởi vì nó nghe có vẻ hợp lý; chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với một hệ thống triết lý, tư tưởng; chớ có tin bởi vì lý luận logic và suy diễn; chớ có tin bởi vì điều đó phù hợp với quan điểm của mình; chớ có tin bởi vì người nói điều đó có vẻ là người đáng tin; chớ có tin bởi vì người đó là thầy của mịnh Nhưng này, người Kalama, khi các con tự mình biết rằng, những hành động này là bất thiện, là đáng chê trách, bị người trí chỉ trích, những hành động này khi chấp nhậnthực hiện sẽ dẫn đến gây hại, bất hạnhđau khổ, thì này người Kalama, các con hãy từ bỏ những hành động ấy”. Phần sau của câu trả lời của đức Phật đề cập đến tam căn (tham, sân, si) cùng chánh niệm để đạt đến trạng thái an bình của nội tâm (giải thoát).

2. Khổ - khó

2.1 Khổ trong cụm danh từ Khổ Đế 苦諦 là dịch nghĩa từ tiếng Phạn Duḥkha दुःख (tiếng Pali là dukkha) có các cách đọc theo phiên thiết (thanh mẫu khê 溪 vận mẫu mô 模 thượng thanh, khai khẩu nhất đẳng):

康杜切 khang đỗ thiết (TVGT, QV)

康土切 khang thổ thiết (ĐV)

楛魯切 khô lỗ thiết (NT)

孔五切,音䇢 khổng ngũ thiết, âm khổ/cổ (TV, VH, LT, CV, TVi, CTT) TV ghi thượng thanh

苦故切,音庫 khổ cố thiết, âm khố (QV, TV, LT, CV, TVi) QV/TV ghi khứ thanh

果五切,音古 quả ngũ thiết, âm cổ (TV, LT, KH)

公土切 công thổ thiết (CV)

楛故切 khổ cố thiết (TTTH)

TNAV ghi vận bộ 魚模 ngư mô (thượng thanh)

CV ghi cùng vần/thượng thanh 苦 楛 (khổ)

CV cũng ghi cùng vần/thượng thanh 古 詁 鼓 𡔷 鼔 瞽 股 估 賈 盬 蠱 罟 羖 牯 酤 𡕔 沽 苦 (cổ)

CV ghi cùng vần/khứ thanh 庫 絝 胯 袴 跨 苦 (khố *khoá)

音怙 âm hỗ (KH)

Giọng BK bây giờ là kǔ (theo pinyin) và giọng Quảng Đông fu2 so với các giọng Mân Nam 客家话:[台湾四县腔] ku3 fu3 [东莞腔] ku3 [沙头角腔] ku3 fu3 [宝安腔] ku3 fu3 [海陆丰腔] ku3 fu3 [梅县腔] fu3 ku3 [陆丰腔] ku3 [客英字典] ku3 fu3 [客语拼音字汇] fu3 ku3, tiếng Nhật ko ku và tiếng Hàn ko go.

Một dạng âm cổ của khổ là khó so với các liên hệ:

Khố 庫 kho[6] (td. ngân khố ~ kho bạc)

Khô 枯 khô (cạn), kho (kho thịt, kho cá - nấu cho khô/cạn nước - từ điển Việt Bồ La/1651)

Khổ 苦 khổ, khó[7]

Các biến âm khác của khổhủ (khổ qua > hủ qua, không > hông, khí > hơi …), go (cam khổ > cam go[8] - đồng hoá thanh điệu, làm ăn go khổ/ĐNQATV) ...v.v…

2.2 Dukkha gồm tiền tố dus- hàm ý khó khăn, không tốt (so với su- là tốt, td. sukhavui vẻ, hạnh phúc, sukhavati ~ Cực lạc thế giới), kha hàm ý chịu đựng, ổn định. Do đó, dukkha mang nét nghĩa không ổn định, khó chịu ... Tuy nhiên, một số học giả[9] lại cho rằng bộ tộc Aryan[10] (thời Ấn Độ cổ đại) là dân du mục nên dùng xe ngựa và bò thường xuyên. Thành ra dus- là không tốt, kha nguyên thuỷ là lỗ của trục quay xe: khi trục này ráp vào lỗ không tốt thì xe ngựa/bò chạy không tốt (không êm), xe chạy ‘không ổn định’ và dễ gây ‘khó chịu’ ..`.v.v...

2.3 Các cách dịch nghĩa của dukka (tiếng Pali)

Dukkhaphạm trù nghĩa rộng, thường được hiểu là khổ, có các cách dịch[11]đau đớn, đau khổ, đau đớn, buồn, cơ cực, phiền não, không như ý, không hài lòng, thất vọng, không toại nguyện, không hoàn hảo, không trọn vẹn, bất mãn, không ổn định, không thường hằng, tạm bợ, không chắc chắn, khó chịu, khó ... Cách dùng (đau) khổ chỉ là một nét nghĩa rất hạn hẹp của danh từ dukkha. Tương quan ngữ âm khổ - khó cho ta khả năng mở rộng cách dùng khổ[12]: từ tinh thần không trọn vẹn/thiếu thốn (nghĩa hẹp) cho đến trạng thái khó khăn/không dễ trở thành một vấn đề/sự việc cần phải đối phó (nghĩa rộng và tổng quát hơn). Nhờ vào phạm trù nghĩa rộng của dukkha mà ta có thể cảm thông cách dùng khổ khổ 苦苦 duḥkha-duḥkhatā: td. tâm (bên trong) khổ vì (bên ngoài) không hoàn hảo (như đói, thiên tai ....); hay hạnh phúc "thế gian" chỉ là một dạng "khổ" vì là nhất thời và tạm bợ.

3. Tập - chập - xấp

Tập Đế là cách dịch nghĩa của tiếng Phạn समदर् samudaya: kết hợp, nối lại ... Chữ tập 集 (thanh mẫu tòng 從 vận mẫu tập 緝 nhập thanh, khai mẫu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

秦入切 tần nhập thiết (TVGT, ĐV, QV, VH, CV, TVi)

姊入秦入二反 tỉ nhập tần nhập nhị thiết (LKTG)

秦立切 tần lập thiết (NT, TTTH)

籍入切 tịch nhập thiết (TV, LT)

疾救切, 音就 tật cứu thiết, âm tựu (VH)

慈秋切 từ thu thiết (CV)

TNAV ghi vận bộ 齊微 tề vi (入聲作平聲 nhập thanh tác bình thanh)

CV ghi cùng vần/nhập thanh 集 輯 楫 檝 鏶 潗 㗱 孴 (tập tiếp *dập/nghĩ)

CV cũng ghi cùng vần/bình thanh (慈秋切 từ thu thiết) ...v.v...

Giọng BK bây giờ là jí (theo pinyin) so với giọng Quảng Đông zaap6 và các giọng Mân Nam 客家话:[海陆丰腔] sip8 cip8 [客英字典] sip8 cip8 zip8 [沙头角腔] cip8 [陆丰腔] sit7 [宝安腔] cip8 [东莞腔] cip8 [客语拼音字汇] xib6 [梅县腔] sip8 [台湾四县腔] sip8 cip8, tiếng Nhật shū và tiếng Hàn jip.

Tập, tạp HV có những biến âm trong tiếng Việt như tóp, tốp, chập (nối lại), chắp, chập chùng (chập chồng), đắp, xấp ... Tạp hoá (hàng hoá lặt vặt) còn để lại vết tích là tiệm ‘chạp phô’ theo giọng Quảng Đông ... Các dạng tập/chập/tạp đều cho thấy khả năng gom tụ của nhiều nguyên nhân để gây ra khổ: từ Thập Nhị Nhân Duyên (vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão & tử) đến Tam Độc (tham, sân, si), từ Ngũ uẩn (Ngũ ấm, năm tổ hợp: sắc, thọ, tưởng, hành, thức) đến Tam pháp ấn (vô thường, khổ, vô ngã) ...v.v... Các yếu tố trên đều có thể ảnh hưởng qua lại và gây rào cản cho nhận thức chính xác về vấn đềnguyên nhân - các chủ đề này không nằm trong phạm trù bài viết này.

4. Diệt đế

4.1 Chữ diệt 滅 (thanh mẫu minh 明 vận mẫu tiết 薛 nhập thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

亡列切 vong liệt thiết (TVGT, ĐV, QV, TTTH)

莫列切,音搣 mạc liệt thiết, âm diệt (TV, LT)

彌绝切 di tuyệt thiết (NT, TTTH)

許悦切 hứa duyệt thiết (NT, TTTH)

呼悦反 hô duyệt phản (NKVT 五經文字)

翾劣切 huyên liệt thiết (TV)

TNAV ghi vận bộ 車遮 xa già (入聲作去聲 nhập thanh tác khứ thanh)

CV ghi cùng vần/nhập thanh 烕 𣧡 𡟬 𦐋 吷 血 泬 岤 決 (diệt/*huyết quyết)

CV cũng ghi cùng vần/nhập thanh 滅 搣 蔑 眛 𦸑 懱 衊 𥽘 篾 蠛 䁾 (diệt/*miệt miệt *muội)

呼决切 hô quyết thiết (CV, TVi)

彌列切 di liệt thiết (CV, CTT)

明祕切,音媚 minh bí thiết, âm mị (TVi, KH)

莫筆切,音蜜 mạc bút thiết, âm mật (TVi) ...v.v...

Giọng BK bây giờ là miè so với giọng Quảng Đông mit6 và các giọng Mân Nam 客家话:[沙头角腔] miet8 [梅县腔] met8 [陆丰腔] met8 [客语拼音字汇] med6 miad6 [台湾四县腔] miet8 [东莞腔] met8 [海陆丰腔] miet8 [宝安腔] met8 [客英字典] met8 潮州话:mig8(mîk) [揭阳]mêg8 [潮阳]miag8, tiếng Nhật betsu và tiếng Hàn myeol.

4.2 Một dạng âm cổ của diệt là *mjiet (đọc như *miệt hay *mệt) so với dạng mất tiếng Việt (chữ Nôm dùng thanh phù mạt HV 末). Khuynh hướng ngạc hoá (palatalisation) trong tiếng Việt đã biến phụ âm m- thành d-. Quá trình ngạc hóa (palatalisation) đã đóng góp quan trọng trong lịch sử hình thành các ngôn ngữ Hàn, Nhật, Trung (Quốc), Việt Nam, Anh (nhánh Đức/Germanic, họ Ấn Âu), Pháp (nhánh La Mã/Romance, họ Ấn Âu) ...v.v... Trở lại với các ngôn ngữ ĐNA, khi tiếng Hán nhập vào tiếng Việt[13], phụ âm đầu môi môi (bilabial) có khả năng ngạc cứng hóa để trở thành phụ âm d (j), khi đi sau là nguyên âm trước (front vowels) với độ mở miệng nhỏ như i, e. So sánh các tương quan sau đây

民 mín (BK)     dân (Hán Việt/HV) (A)

名 míng            danh

茗 míng             mính HV là chè/trà  - tiếng Việt còn dùng từ dành (cây dành dành)

滅 míe              diệt (như cách dùng diệt đế, diệt độ, diệt pháp, nhập diệt, diệt loạn ...)

妙 miào            diệu (thần diệu)

面 miàn            diện (mặt)

彌 mí                di (phiên âm Phạn mi/me/mai như Di Lặc, Tu Di, Sa Di, Cù Đàm Di ...) (B)

阿彌陀      Amita (tiếng Phạn)    ~ A-di-đà 阿彌陀

泯 mǐn              mẫn, dân,miến (để ý có khả năng đọc m- hay d-) - hầu như chỉ có tiếng Việt mới cho thấy khuynh hướng ngạc hóa rõ nét khi so sánh với các giọng Quảng Đông, Hẹ, Mân Nam… (B)

獼 mí                mi, còn đọc là di (một loài khỉ)

渺 miǎo            miểu, diểu

緬 miǎn            miễn, miến, diến - 緬甸 Miến Điện hay còn là Diến Điện (Myanmar bây giờ)

...v.v...

4.3 Diệt dùng để dịch nghĩa các tiếng Phạn nirodha (chấm dứt, đoạn diệt, kết thúc ...) và nirvana (thổi tắt lửa phiền não, vào/nhập Niết bàn ~ nhập diệt …).

5. Đạo đế

5.1 Chữ đạo 道 (thanh mẫu định 定 vận mẫu 豪 thượng thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

徒皓切 đồ hạo thiết (TVGT, ĐV, QV)

杜皓切 đỗ hạo thiết (TV, VH, LT, CV) - thượng thanh

徒老切 đồ lão thiết (NT, TTTH)

大到切 đại đáo thiết (TV, LT)

杜到切,陶去聲 đỗ đáo thiết, đào khứ thanh (CV, TVi)

徒口切 đồ khẩu thiết (CV) - thượng thanh

動五切,音覩 động ngũ thiết, âm đổ (TViB)

徒厚切,頭上聲 đồ hậu thiết, đầu thượng thanh (TVi, KH)

徒槁切 đồ cảo thiết (TVi)

佗口切 đà khẩu thiết (TVi)

當口切 đương khẩu thiết (TVi) ...v.v...

Giọng BK bây giờ là dào (theo pinyin) so với giọng Quảng Đông dou3 dou6 và các giọng Mân Nam 客家话:[海陆丰腔] to6 tau5 do5 [梅县腔] tau5 [沙头角腔] tau5 [台湾四县腔] to5 tau5 do5 [客语拼音字汇] dau4 do4 tau4 to4 [客英字典] tau5 to5 [东莞腔] tau5 [宝安腔] tau3 [陆丰腔] to6 潮州话:dau6, tiếng Nhật dō và tiếng Hàn do.

5.2 Đạo HV dịch nghĩa của tiếng Phạn मार् marga (tiếng Pali là magga, tiếng Mã Lai/Inđônêsia con đườngmarga ...). Nét nghĩa hẹpcụ thể của đạo là con đường đã mở rộng để chỉ phương pháp, hệ thống (mang tính tổng quát) - sau trải nghiệm giải quyết vấn đề như trên (mang tính cục bộ). Đây là giai đoạn thứ tư của tdđ hay Đạo Đế, hay tu tập theo Bát Chánh Đạo (PG). Bát Chánh Đạo chỉ ta con đường (bản đồ) thanh lọc từ trong ra ngoài (ý, khẩu, thân - tam nghiệp tương ứng) và tập luyện bản thân: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

6. Bàn thêm về tdđ và ppgq

6.1 Phần 1 của loạt bài viết về tdđ đã ghi nhận các phương pháp IDEAL, 8D, IDEAL, Bản Đồ Tư Duy (Mind map), HOCĐANB. Phần này bổ túc thêm các phương pháp khác như SMART. SMART tiếng Anh còn có nghĩa là thông minh (có trí tuệ), nhưng ppgq SMART[14] là viết tắt của các tính từ sau đây:

Specific (cụ thể) - chấp nhận sự khó là có thật - khoảng cách giữa tình trạng hiện tạitình trạng muốn đạt đến (Khổ đề)

Measurable (đo lường/định lượng) - cụ thể thêm: các nguyên nhân tạo ra vấn đề (Tập đế)

Achievable (khả thi) - các nguyên nhân có thể loại bỏ - tự lực hay tha lực (Diệt đế)

Relevant (liên hệ) - thêm các nguyên nhân liên hệ (Tập và Diệt đế)

Time bound (giới hạn về thời gian) - giải quyết cục bô (thời gian ngắn) so với cả cuộc đời (thời gian dài hơn nhiều), kết hợphệ thống hoá trải nghiệm (thời gian ngắn) để áp dụng cho cả cuộc đời (thời gian dài). Một vấn đề có thể trở nên khó nếu phải giải quyết trong một thời gian ngắn, td. trong vòng 5 phút thay vì 5 ngày. Điều này cho thấy thời gian là một nhân tố quan trọng trong quá trình giải quyết vấn đề, tuy nhiên cần chú ý sự khác biệt về tư duytruyền thống phương Đông so với phương Tây về thời gian[15]: tham khảo thêm bài viết "Vài suy nghĩ về thời gian trong văn hoá" hay “Tản mạn về từ Hán Việt thời – thì” cùng tác giả (NCT). Ngoài ra, tư duy phân tích của phương Tây cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phương pháp giải quyết vấn đề so với tư duy tổng hợp của phương Đông - tham khảo thêm các bài viết như "Tiếng Việt thời LM de Rhodes - cách dùng đỗ trạng nguyên, trên/dưới, xuống thuyền/lên đất ... (phần 4)" cùng tác giả (NCT). Điều này còn phản ánh qua cách tính ngày và tuổi thọ của con ngườicõi Ta Bà so với cõi Trời, đây là một chủ đề thú vị nhưng không nằm trong phạm vì bài viết này.

6.2 Phương Pháp DMAIC

Tương tự như SMART, phương pháp DMAIC là một cách quản lýgồm có các giai đoạn

Define (xác định)

Measure (đo lường)

Analyse (phân tích)

Improve (cải tiến)

Control (kiểm soát)

Cũng như các ppgq, DMAIC có thể giúp giảm thiểu sai lầm và đi đến kết quả nhanh chóng hơn. Các giai đoạn trên còn tương ứng với các giai đoạn của tdđ như DM ~ Khổ đề (xác nhận và xác định vấn đề, cụ thể hoá vấn đề/định lượng), A ~ Tập đế (ghi nhận các nguyên nhân/căn nguyên vấn đề), I ~ Diệt đế (hành động/trừ khử các nguyên nhân đã ghi nhận), C ~ Đạo đế (duy trì giải pháp, hệ thống hoá/tổng quát giải pháp - mở rộng trải nghiệm/ngắn hạn cho cả tuổi đời - phòng bệnh so với chữa bệnh).

6.3 Phương pháp A3

Tên gọi ppgq này là A3 vì báo cáo ghi trên một mặt giấy khổ A3 (đầu tiên áp dụng ở hãng Toyota): bản báo cáo dựa vào chu kì PDCA (Plan Do Act Check). Giống như các ppgq đã bàn bên trên, ppgq A3 gồm các giai đoạn chính như sau

Chập nhận và xác định vấn đề (Khổ đế)

Ghi nhận thêm chi tiết về vấn đề, có thể cụ thế hoá qua định lượng(Khổ đế/Tập đế)

Xác định các nguyên nhân/căn nguyên (Tập đế)

Xác định hoạt động/biện pháp cải thiện hay loại trừ nguyên nhân - phân công rõ ràng (Diệt đế)

Đo lường kết quả/áp dụng cho các trường hợp tương tự (Đạo đế)

6.4 Giản đồ xương cá (Fishbone diagram) hay Ishikawa, Nhân Quả (Cause and Effect)

Giản đồ Ishikawa hay Nhân Quả ghi lại các nguyên nhân (bằng cách hỏi 'tại sao'/WHY nhiều lần hay kỹ thuật động não/BRAINSTORMING) và hệ quả. Các nguyên nhân còn được phân loại thành từng chi hay nhánh như hình xương cá.

6.5 Có thể nhìn tdđ từ lăng kính nhị lực: tự lực khi chính mình nỗ lực giải quyết vấn đề - qua chu kì[16] tdđ - so với tha lực là nhờ vào sức mạnh bên ngoài để đạt được kết quả mong muốn (~ giải thoát). Điều này cũng được đức Phật nhắc đến trong Kinh Kalama - xem trích dẫn trang 1 và 2 bài này (phần 2) hay trong bài viết phần 1 - và tự lực cũng được Phật Giáo Nguyên Thuỷ đề cao. Điểm đáng chú ý ở đây là tha lực cũng cần chu kì tdđ để có hiệu quả.

Tóm lại, tdđ không chỉ là cốt lõi của Phật giáo mà còn tương ứng mật thiết với phương pháp giải quyết các vấn đề khó (nghĩa rộng hơn của khổ HV) trong đời thường vì nếu không khó (hay là dễ) thì ta không cần phải tìm cách đối phó làm chi. Một vấn đề khó trở thành một thách thức để ta nhìn lại và chấp nhận vấn đề (khổ đế), truy tìm nguyên nhân cội rễ (tập đế) để hành động (diệt đế) và rèn luyện, hệ thống hoá phương pháp từ chính trải nghiệm của mình (đạo đế). Nhiều khi chú trọng đến nét nghĩa thường dùng của khổ trong các cụm từ khổ đế, bể khổ, khổ khổ thì có khả năng sinh ra tư duy bi quan và kết quả tiêu cực ...v.v... Hi vọng loạt bài viết về tdđ này sẽ là một động lực cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn, rộng mở trí tuệtư duy tích cực để khám phá nhiều kết quả thú vị hơn nữa trong quá trình học tập Phật pháp cũng như người viết vậy.

7. Tài liệu tham khảo chính

1) David Cotton (2020) "Rèn Luyện Kỹ Năng Ra Quyết ĐịnhGiải Quyết Vấn Đề" Mai Tân dịch - NXB Lao Động (2020).

2) Hoàng Dũng (2023) "Kỹ năng Giải quyết Vấn đề: Hướng dẫn đầy đủ và Ví dụ minh họa" có thể tham khảo loạt bài viết liên hệ trên mạng http://www.cleveroffice.info/vn/Tin-tuc/Phuong-phap-tu-duy/246-So-luo%CC%A3c-ve%CC%80-cong-cu%CC%A3-gia%CC%89i-quye%CC%81t-va%CC%81n-de%CC%80-tha%CC%80n-ky%CC%80-Ishikawa-mo-hi%CC%80nh-xuong-ca%CC%81.aspx

3) Thích Nhất Hạnh (1993) "Tứ Diệu Đế" (Làng Mai): có thể tham khảo các bài giảng này trên YouTube như https://www.youtube.com/watch?v=Pl0-9YYBF70

4) Nguyễn Hoàng Mạnh (3/2023) "Sự tương đồng giữa phương pháp luận khoa học nghiên cứu khoa học và Tứ Diệu Đế" - tham khảo TC Nghiên Cứu Phật Học, trang này chẳng hạn https://tapchinghiencuuphathoc.vn/su-tuong-dong-giua-phuong-phap-luan-nghien-cuu-khoa-hoc-va-tu-dieu-de.html ...v.v...

5) Trịnh Nguyên Phước (1995) "Đạo Phật và Khoa Học" - có thể tham khảo bài viết này trên trang https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha258.htm ...v.v...

6) Ringu Tulku Rinpoche (2011) "THE FOUR NOBLE TRUTHS" - xem bài giảng về tdd này trên mạng như https://www.youtube.com/watch?v=NN_EzEXrscw

7) Lewis Hodous/William Edward Soothill (1937) " Dictionary of Chinese Buddhist Terms - With Sanskrit and English Equivalents and a Sanskrit-Pali Index" - có thể tham khảo tài liệu này trên mạng như https://mahajana.net/texts/soothill-hodous.html

8) Nguyễn Cung Thông (2010) "Phương pháp giải quyết vấn đềTứ Diệu Đế (phần 1)" - có thể tham khảo bài viết này trên trang này chẳng hạn https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=13210 …v.v...

                                        (1996) “Phương Pháp Giải Quyết Vấn Đề - Cuốn căn bản” NXB Thống Kê (Việt Nam).

                                       (2011) "A Di Đà Phật hay A Mi Đà Phật?" - có thể tham khảo bài viết này trên trang https://giacngo.vn/a-di-da-phat-hay-a-mi-da-phat-post14994.html ...v.v...

                                       (2013) "Tản mạn về từ Hán Việt thời - thì" có thể xem bài viết này trên trang http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=4101%3Atn-mn-v-t-han-vit-thi-thi-phn-62&catid=71%3Angon-ng-hc&Itemid=107&lang=vi …v.v…

                                       (2020) "Hiện tượng đồng hoá âm thanh" có thể tham khảo loạt bài này trên trang này chẳng hạn http://chimvie3.free.fr/90/nguyencungthong/ncthong_DongHoaAmThanh90.htm ...v.v...

9) Thích Nhật Từ (2016, 2020) "Tứ diệu đế: Pháp môn duy nhất của Đức Phật" - có thể tham khảo bài giảng này trên YouTube https://www.youtube.com/watch?v=IPSo4oDZvRM … hay bài "TỨ DIỆU ĐẾ là gì ? Ứng dụng TỨ DIỆU ĐẾ giải quyết KHỔ ĐAU" trên YouTube https://www.youtube.com/watch?v=m3CV4rNkZB8 …v.v…

 

Phụ Trương

Một mô hình đơn giản của giai đoạn khổ đế: đối tượng ~ bong bóng, bị giam hãm/giới hạn bởi các hệ luỵ như ba dây buộc (tam phọc - *buộc là âm cổ của phọc, td. *Bụt là âm cổ của Phật, buông - phóng, buồng - phòng ...), bơm khí Heli … Phần thực hành có thể nhờ (tha lực so với tự lực) một người cởi ba dây ra (cởi ~ giải, *cởi là âm cổ của giải) khi lần từ bong bóng đến cuối dây (tam căn - tam chu - tam độc) để cho bong bóng bay lên (~ giải thoát) …

                                                   

                                                   Ung dung tự tại

 

 

Cõi trên

                                                  

                                                          Cõi trần                           

                                Bong bóng

­­

                                                                                                                                           ­

 

                                Dây buộc

               

 

 

                        (1)                                 Mặt đất       (2)                          (3)             

                                           (4) Khí Heli trong bong bóng

 người bị trói buộc (khổ - khó)



[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@gmail.com

[2] Trong cuốn "Buđhist Thought - A Complete Introduction to the Indian Tradition" viết bởi Paul Williams, Anthony Tribe, Alexander Wynne - NXB Routledge (tái bản đợt 2) 2011.

[3] Nhị đế gồm tục đế (thực nghĩa cho phàm tục) và chân đế (thực nghĩa cho thánh nhân).

[4] Devadatta hay 提婆達多 Đề Bà Đạt Đa, anh em họ của đức Phật Thích Ca, từng theo đức Phật nhưng sau đó thì phản lại và đoạ địa ngục - tham khảo thêm chi tiết trang này chẳng hạn https://www.nichirenlibrary.org/en/dic/Content/D/33

[5] Trích từ bài viết KINH KALAMA của Thiền sư Sayadaw U Jotika (Người dịch: Sư Tâm Pháp) từ trang này https://thuvienhoasen.org/a27459/kinh-kalama

[6] Sự khác biệt thanh điệu giữa kho (bình thanh) và khố (khứ thanh) có thể vì các âm này đã hiện diện trong tiếng Việt qua một thời gian rất lâu nên mang âm vực khác nhau như  墓 mộ mả mồ mô,  研 nghiên nghiền nghiện nghiến nghiễn, 箭 tiễn tên,  利 lị lãi lợi lời …v.v…

[7] Cùng âm vực (bổng/trắc) như 錦 cẩm gấm, 本 bản (bổn) vốn, 肺 phế phổi, 散 tán tản (tan), thố 兔 thỏ, sử 使 sứ, khẩn 懇 khấn ...v.v...

[8] Tham khảo thêm chi tiết trong loạt bài "Hiện tượng đồng hoá âm thanh" cùng tác giả (NCT) trên mạng như http://chimvie3.free.fr/88/nguyencungthong/ncthong_DongHoaAmThanh88.htm ...v.v...

[9] Thí dụ như Winthrop Sargeant, Joseph Goldstein ghi nhận trong Encyclopedia of Buđhism chẳng hạn.

[10] Người Aryan cổ đại đã đến bắc Ấn Độ với các giai cấp xã hộitôn giáo Vệ Đà, nguồn gốc của Ấn Đô giáo và Phật giáo ngày nay ... Danh tư Aryan có gốc Phạn arya hàm ý cao thượng, thánh thần như trong tổ hợp tiếng Phạn aturāryasatyāni (bốn sự thật cao thượng hay tdđ). Sau này Đức Quốc Xã (Hitler) đã cho rằng chỉ có người Đức và nhóm Bắc Âu mới là dòng dõi Aryan thông minh và cao thượng hơn hết (thuần chủng), dẫn đến các sự kiện thanh trừng người Do Thái ...v.v... Đức Thích Ca Mâu Ni cũng thuộc bộ tộc Aryan, và do đó đạo Phật có khi còn gọi là đạo Aryan (Aryan way).

[11] Đương nhiên là có các cách kí âm trực tiếp từ tiếng Phạn (dịch âm) như 豆佉、諾佉、納佉 đậu khư, nặc khư, nạp khư ... Trích từ Phật Quang Đại Từ Điển 佛光大辭

[12] Tiếng Việt vào TK 17 vẫn dùng khó mặt (VBL trang 457) hàm ý mặt buồn (mặt ủ mày chau). Để ý khó mặt (mặt buồn) khác với khổ mặt (bề ngang cái mặt). Nói khó cùng ai (VBL trang 369) nghĩa là tâm sự cùng ai, nói chuyện với ai ... Khó còn có nghĩa là nghèo (giống cách dùng của tiếng Mường Bi) như trong Truyền Kì Mạn Lục Tân Biên (Khoái Châu 15b) có câu "Họ Phùng thì giàu mà họ Từ thì khó" ... Các cách dùng này cho thấy khó (một âm cổ của khổ) có phạm trù nghĩa rộng và phổ thông vào TK 17.

[13] so sánh tương quan đao - dao, đảm - dám, đinh - dính, đình - dừng ... Và bưng (phụng 奉), vâng > dâng (lên) ... Đều cho thấy phụ âm đầu biến thành phụ âm d- (j- giọng Nam). Cố GS Nguyễn Tài Cẩn cũng nhận ra khuynh hướng biến âm này, ông đề nghị mj > j > d (trang 45, ‘Một số vấn đề về chữ Nôm’, NXB Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội - 1985). 

[14] Thuật ngữ SMART hay S.M.A.R.T. là các mục tiêu quản lý đầu tiên được George T. Doran ghi nhận trong cuốn “Management Review” (1981), Robert S. Rubin thuộc ĐH Saint Louis đã viết về SMART và công bố trên báo chí, Peter Drucker cũng nhắc đến ppgq này trong lý thuyết quản lý. Có vài khác biệt về cách giải thích như A còn có thể là ASSIGNABLE (cụ thể là xác định người chịu trách nhiệm/thi hành công tác) hay có những ppgq SMARTER, SMARTIE ...v.v...

[15] Hệ luỵ của thời gian hoàn toàn dứt bỏ khi đạt được Niết Bàn.

[16] Chu kì tdđ ~ chu kì Tứ Diệu Đế (NCT) hàm ý được dùng thường xuyên trong lúc gặp khó khăn ở bất cứ giai đoạn nào để cho ra kết quả, tuần tự theo thứ tự Khổ Tập Diệt Đạo để đạt được mục tiêu (phụ) và tiến đến giai đoạn mới để đạt được mục tiêu khác (cuối cùng).

(*) Nguyễn Cung Thông
Là kỹ sư cơ khí sau khi tốt nghiệp Đại học Melbourne, sau đó ông Nguyễn Cung Thông dạy thêm toán, vật lý khi có bằng sư phạm của Đại học Sư phạm Melbourne.
Ông Nguyễn Cung Thông bắt đầu say mê ngôn ngữ học cách đây 20 năm khi theo học ngành ngôn ngữ tại Đại học Queensland và giáo dục tại Đại học Monash.
Ông Thông hy vọng trong tương lai có thể tìm, xác nhậnliệt kê các tiếng Việt cổ chỉ súc vật trong vốn từ Hán (thường bị đào thải và trở nên hiếm dùng).
Tại hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ ba tại Hà Nội, ông cũng đề cập việc này. Do yếu tố tâm linh, tín ngưỡng mà các chữ Tý, Sửu, Dần, Mão... vẫn trường tồn trong quảng đại quần chúng.
Kỹ sư Nguyễn Cung Thông đã xuất bản một số cuốn sách như Phương pháp cấu tạo bảo trì xe hơi (NXB Đà Nẵng 1996 - 2001); Phương pháp giải quyết vấn đề - khám phá (Problem solving strategies- NXB Thống kê - 1996);
Tiếng Việt tuyệt vời - âm m trong tiếng Việt (Melbourne, Úc - 1997) và nhiều bài viết về ngôn ngữ, nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp đăng trên mạng khoahoc.net cũng như trong các hội thảo quốc tế của Viện Việt học (California, 2006), hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba (Hà Nội, 4-7/12/2008).




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.