Đại Thừa Bách Pháp Yếu Lược (Song ngữ Vietnamese-English)

05/01/20244:09 SA(Xem: 3727)
Đại Thừa Bách Pháp Yếu Lược (Song ngữ Vietnamese-English)
THIỆN PHÚC
ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP
YẾU LƯỢC
ESSENTIAL SUMMARIES OF 
ONE HUNDRED DHARMAS OF THE MAHAYANA
dai thua bach phap yeu luocPDF icon (4)ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP YẾU LƯỢC
Copyright © 2024 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
Mục Lục
Table of Content
Mục Lục—Table of Content                                         
Lời Đầu Sách—Preface   
Phần Một—Part One: Tóm Lược Về Tâm-Thức & Một Trăm Pháp Trong Phật Giáo Đại Thừa—Summaries of Mind-Consciousness & One Hundred Dharmas in the Mahayana Buddhism  
Chương Một—Chapter One: Tóm Lược Về Đạo Phật—Summaries of Buddhism 
Chương Hai—Chapter Two: Tóm Lược Về Vũ Trụ Quan & Nhân Sinh Quan Phật Giáo—Summaries of Buddhist Cosmology & Buddhist Outlook on Life
Chương Ba—Chapter Three: Tổng Quan Về Phật Giáo Đại Thừa—An Overview of Mahayana Buddhism                  
Chương Bốn—Chapter Four: Tóm Lược Về Pháp Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—Summaries of Dharma in Buddhist Teachings 
Chương Năm—Chapter Five: Sự Liên Hệ Giữa Tâm Thức & Pháp Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—Relationship Between Mind-Consciousness & Dharmas in Buddhist Teachings 
Chương Sáu—Chapter Six: Tổng Quan Về Đại Thừa Bách Pháp—An Overview of the Mahayana One Hundred Dharmas 
Chương Bảy—Chapter Seven: Pháp Tướng Tông & Đại Thừa Bách Pháp—The Dharmalaksana & One Hundred Dharmas of the Mahayana        
Chương Tám—Chapter Eight: Duy Thức Tông & Đại Thừa Bách Pháp—The Vijnanavada Sect & One Hundred Dharmas of the Mahayana         
Phần Hai—Part Two: Sơ Lược Về Tâm Pháp Trong Phật Giáo—Summaries of Cittadharma In Buddhist Teachings    
Chương Chín—Chapter Nine: Sơ Lược Về Tâm Pháp—A Summary of Mental Dharmas  
Chương Mười—Chapter Ten: Tóm Lược Về Tám Tâm Pháp Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận—Summaries of Eight Kinds of Citta-Dharma  of the Mahayana Awakening of Faith 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Tóm Lược Về Tám Tâm Pháp Trong Pháp Tướng Tông—Summaries of Eight Kinds of Citta-Dharma of the Dharmalaksana  
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Tâm Vương: Đệ Bát Thức Hay A Lại Da Thức—The Fundamental Consciousness: The Eighth Consciousness or the Alaya Vijnana 
Phần Ba—Part Three: Sơ Lược Về Tâm Sở Hữu Pháp Trong Phật Giáo—Summaries of Caitasikadharma In Buddhist Teachings 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Tổng Quan Về Tâm Sở—An Overview of The Functioning Consciousnesses
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Tóm Lược Về Năm Mươi Mốt Tâm Sở—Summaries of Fifty-One Mental States That Are Interactive With the Mind   
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Năm Tâm Sở Biến Hành—Five Mental Factor Intentions 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Năm Tâm Sở Biệt Cảnh—Five Special Mental Functions 
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Mười Một Thiện Pháp—Eleven Kusala Dharmas  
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Sáu Phiền Não Lớn—Six Great Afflictions 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Hai Mươi Phiền Não Phụ—Twenty Secondary Afflictions   
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Bốn Tâm Sở Bất Định—Four Mental Factors That Cause the Undetermined Mind   
Phần Bốn—Part Four: Sơ Lược Về Sắc Pháp Trong Phật Giáo—Summaries of Rupadharma In Buddhist Teachings  
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Tổng Quan Về Sắc Pháp—An Overview of Form Dharmas  
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Sơ Lược Về Mười Một Sắc Pháp—Summaries of Eleven Form Dharmas   
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Năm Căn Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—Five Sense Organs In Buddhist Teachings  
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Sơ Lược Về Sáu Trần Trong Giáo Thuyết Nhà Phật—Summaries of Six Sense-Objects In Buddhist Teachings    
Phần Năm—Part Five: Sơ Lược Về Tâm Bất Tương Ưng Hành Pháp Trong Phật Giáo—Summaries of Cittaviprayuktasamskarah In Buddhist Teachings    
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Tổng Quan Về Pháp Bất Tương Ưng Trong Phật Giáo—An Overview of The Twenty-Four Non-Interactive Activity Dharmas In Buddhist Teachings 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Tóm Lược Hai Mươi Bốn Pháp Bất Tương Ưng Trong Đại Thừa Bách Pháp—Summaries of the Twenty-four Non-Interactive Activity Dharmas In One Hundred Dharmas of the Mahayana  
Phần Sáu—Part Six: Sơ Lược Về Pháp Vô Vi Trong Phật Giáo—Summaries of Asamskrtadharma In Buddhist Teachings 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tổng Quan Về Pháp Vô Vi Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—An Overview of Unconditioned Dharmas In Buddhist Teachings
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Tóm Lược Về Sáu Pháp Vô Vi Trong Đại Thừa Bách Pháp—Summaries of Six Unconditioned Dharmas In One Hundred Dharmas of the Mahayana 
Phần Bảy—Part Seven: Phụ Lục—Appendices  
Phụ Lục A—Appendix A: Thức Theo Quan Điểm Phật Giáo—Consciousnesses In Buddhist Point of View 
Phụ Lục B—Appendix B: Tâm Vương Tâm Sở Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—The Functioning Mind and Its Conditions In Buddhist Teachings
Phụ Lục C—Appendix C: Tâm Thiện & Tâm Bất Thiện Theo Quan Điểm Phật Giáo—Wholesome Minds & Unwholesome Minds  In Buddhist Point of View 
Phụ Lục D—Appendix D: Pháp Hữu Vi Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—Conditioned Dharmas in Buddhist Teachings 
Phụ Lục E—Appendix E: Thiện Pháp Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—Kusala Dharmas in Buddhist Teachings 
Phụ Lục F—Appendix F: Bất Thiện Pháp Trong Giáo Thuyết Phật Giáo—Akusala Dharmas in Buddhist Teachings  
Phụ Lục G—Appendix G: Sáu Căn Với Sáu Đường Xâm Nhập—Six Sense Organs with Six Entrances    
Phụ Lục H—Appendix H: Nội Cảnh & Ngoại Cảnh Theo Quan Điểm Phật Giáo—Internal & External States In Buddhist Point of View 
Phụ Lục I—Appendix I: Tâm Của Tự Thức Bên Trong Và Vật Thể Bên Ngoài—Mind of Inner Self-Awareness and Outer Things   
Phụ Lục J—Appendix J: Câu Xá Tông & Bảy Mươi Lăm Pháp—The Kosa Sect & Its Seventy-Five Dharmas     
Phụ Lục K—Appendix K: Du Già Tông—The Yogacara Sect 
Phụ Lục L—Appendix L: Duy Thức Tông—The Vijnanavada Sect  
Phụ Lục M—Appendix M: Nhiếp Luận Tông—The Samparigraha Sect
Phụ Lục N—Appendix N: Pháp Tướng Tông—The Dharmalaksana  Sect            
Phụ Lục O—Appendix O: Tam Luận Tông—The Madhyamaka Sect  
Tài Liệu Tham Khảo—References 
 
Lời Đầu Sách
Đại Thừa là cỗ xe lớn, một trong hai nhánh lớn Phật giáo (Tiểu thừaĐại thừa). Đại thừa xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ I trước CN, nói là cỗ xe lớn vì tông chỉ của nó là giúp được nhiều người cùng giải thoát. Kỳ thật chủ đích của Đại thừacứu độ nhứt thiết chúng sanh. Một trong những điểm tối quan trọng của Phật giáo Đại thừa là nó nhấn mạnh đến giá trị của người tại gia. Nó cho rằng những người thế tục cũng có thể đạt tới đại giácNiết bàn nếu người ấy chịu cố công tu hành. Những hệ phái Đại thừa chính là Hoa Nghiêm, Thiên Thai, Thiền và Tịnh Độ Bắc Tông. Nên để ýPhật giáo Đại ThừaPhật Giáo truyền về phương Bắc qua Trung Hoa, Mông Cổ, Đại Hàn, Nhật và Việt Nam. Theo  giáo thuyết nhà Phật, tất cả các pháp bằng cách nầy hay cách khác luôn luôn liên hệ với thức. Thuyết nầy dựa vào những lời dạy của Đức Phật trong Kinh Hoa Nghiêm, theo đó tam giới chỉ hiện hữu trong thức. Theo thuyết nầy, thế giới ngoại tại không hiện hữu, nhưng nội thức phát hiện giả tướng của nó như là thế giới ngoại tại. Toàn thể thế giới do đó là tạo nên do ảo tưởng hay do nhân duyên, và không có thực tại thường tồn nào cả. Trong tu tập Phật giáo, dĩ nhiên giáo pháp nhà Phật đóng vai trò quan trọng, nhưng tâm thức của hành giả cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Hành giả phải thông hiểu rằng thức có nghĩa là liễu biệt, phân biệt, hiểu rõ, là tâm phân biệt hiểu rõ được cảnh đều gọi là thức, lúc đó hành giả mới có thể dễ dàng tu tập tâm thức của mình. Hành giả nên luôn nhớ rằng tâm thức không phải là một khái niệm tri thức, cũng không là một ý tưởng để cho tâm mình đùa giởn. Tâm thức chính là những trạng thái tâm, những phẩm chất đặc biệt của các thức hay những tỉnh thức chỉ đạt được qua tu tập. Muốn tu tập tập tâm thức cần phải có nhiều nỗ lực, phải luyện tâm. Đặc biệt, chúng ta phải chuyển hóa thái độchúng ta thường có đối với người khác.
Theo tông Pháp Tướng, có một trăm pháp Đại Thừa. Bách Pháp Minh Môn là một trăm cửa vào tri thức của thế giới hiện tượng, một trong những giai đoạn đầu tiên của Bồ tát (hay Trí Tuệ MônBồ Tát tu đắc ở Sơ Địa). Bách Pháp Minh Môn Luận là bộ luận về một trăm điều chân lý, được giảng dạy bởi trường phái Duy Thức. Bộ luận về Bách Pháp Minh Môn, được Ngài Huyền Trang dịch sang Hoa ngữ (1 quyển). Theo Pháp Tướng Tông, hết thảy sự lý của pháp được chia làm năm loại với tổng cộng một trăm pháp đủ cho một đời tu. Đây được xem như là bông hoa trăm cánh đẹp nhất trong giáo thuyết Phật giáo. Thứ Nhất Là Tám Tâm Pháp: Tám tâm pháp nầy là tự tướng của thức. Tám tâm pháp biệt lập nhau. Năm thức đầu lập thành nhận thức giác quan, thứ sáu là ý thức (mano-vijnana), thứ bảy là mạt na thức (manas) và thứ tám là A Lại Da thức (citta). Theo tự tánh, tất cả các thức nầy lệ thuộc vào một pháp khác, tức là y tha khởi tướng (paratantra-laksana) nhưng chúng không phải chỉ là tưởng tượng (parikalpitalaksana). Giả thuyết về thực tại biệt lập của 8 thức nầy là lý thuyết riêng của Hộ Pháp và không thể tìm thấy ở đâu khác trong Phật giáo, ngay cả trong Tiểu Thừa. Thứ Nhì Là Năm Mươi Mốt Tâm Sở: Trong thiền, tâm sở hay yếu tố tâm lý gọi là chi thiền. Những chi thiền nầy giúp nâng các cấp thanh tịnh tâm của hành giả từ thấp lên cao. Có năm yếu tố tâm lý hay chi thiền: tầm, sát, phỉ, lạc, và nhất điểm tâm. Tâm pháp sở hữu của tâm vương hay những điều kiện tinh thần, những đóng góp của tâm, đặc biệt là những phẩm chất luân lý, tình cảm, thương yêu, hận thù, vân vân. Theo Phật giáo Đại Thừa, có 51 tâm sở bao gồm năm tâm sở biến hành, năm tâm sở biệt cảnh, mười một thiện tâm, sáu phiền não căn bản, hai mươi tùy phiền não, bốn tâm bất định. Thứ Ba Là Mười Một Sắc Pháp: Sắc pháp là các pháp do tâm pháptâm sở pháp biến ra. Mười một sắc pháp gồm Năm căn bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, và thân. Sáu trần bao gồm sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp trần. Thứ Tư Là Hai Mươi Bốn Bất Tương Ưng Pháp: Còn gọi là hai mươi bốn Pháp giả lập. Bất tương ưng pháp là Pháp giả lập. Tâm bất tương ưng hành pháp không thuôc sắc cũng không thuộc tâm. Tâm Bất Tương Ưng Hành là những yếu tố không liên hệ trực tiếp với sự hoạt động của tâm. Trong khi Tâm Bất Tương Ưng Pháp là các yếu tố không liên hệ trực tiếp với tâm thức. Trong Duy Thức Học, có hai mươi bốn Pháp Bất Tương Ưng hay hai mươi bốn hiện tượng không gắn liền với tâm. Đây là hai mươi bốn tâm không bị phiền não. Nói cách khác, đây là những pháp không tạo nghiệp bởi ba thứ thân, khẩu, và ý vì chúng là nhân tạo ra những điều kiện trong tương lai. Thứ Năm Là Sáu Vô vi pháp: Pháp vô vithực tính tĩnh lặng của chư pháp. Vô vi là pháp xa lìa nhân duyên tạo tác hay không còn chịu ảnh hưởng của nhân duyên. Pháp thường hằng, không thay đổi, vượt thời giansiêu việt. Sáu pháp vô vi gồm có hư không vô vi, trạch diệt vô vi, phi trạch vô vi diệt pháp, bất động diệt vô vi, tưởng thọ diệt vô vi, và chơn như vô vi.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Đại Thừa Bách Pháp Yếu Lược” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về triết thuyết của trường phái Duy Thức trong Phật Giáo, mà nó chỉ trình bày sơ lược về sự liên hệ mật thiết giữa tâm và pháp trong giáo thuyết cốt lõi của đạo Phật. Tuy nhiên, cả tâm lẫn pháp lại đóng những vai trò cực kỳ quan trọng trong tu tập Phật giáo. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậttự giác, nghĩa là tự quán sát bằng cái trí của chính mình chứ không dựa vào kẻ khác; giác tha (sau khi tự mình đã giác ngộ lại thuyết pháp để giác ngộ cho người khác, khiến họ được khai ngộ và giúp họ rời bỏ mọi mê lầmkhổ não trong vòng luân hồi) rồi cuối cùng mới đi đến giác hạnh viên mãn, thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử ngay trong kiếp này. Chính vì những nét đặc thù vừa kể trên mà giáo pháp nhà Phật trở nên vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên, cũng chính vì vậygiáo pháp ấy cũng là một vấn đề không dễ lãnh hội như những giáo pháp khác. Cuộc hành trình của người tu Phật đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn quyển “Đại Thừa Bách Pháp Yếu Lược” song ngữ Việt Anh nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật một cách tổng quát cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhỏ nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình, tỉnh thứchạnh phúc.
  
Thiện Phúc

Preface

 

Mahayana means the greater vehicle, one of the two great schools of Buddhism (Hinayana and Mahayana). The Mahayana arose in the first century BC. It is called Great Vehicle because its objective is the salvation of all beings. It opens the way of liberation to a great number of people and indeed, expresses the intentionto liberate all beings. One of the most critical in Mahayana is that it stresses the value on laypersons. It emphasizes that laypersons can also attain nirvana if they strive to free themselves from worldly bondages. Major Mahayana sects include Hua-Yen, T’ien T’ai, Zen and the Pure Land. It should be noted that Mahayana spread from India to Tibet, China, Korea and Viet Nam. According to Buddhist teachings, all elements are in some way or other always connected with ideation. This doctrine was based on the teaching of the Buddha in the Avatamsaka Sutra, that the three worlds exist only in ideation. According to Ideation Theory, the outer world does not exist but the internal ideation presents appearance as if it were an outer world. The whole world is therefore of either illusory or causal nature and no permanent reality can be found. In Buddhist cultivation, obviously, Buddhist teachings play an important role, but practitioners' mind & consciousness always play an extremely important role. Practitioners should thoroughly understand that consciousness means the art of distinguishing, or perceiving, or recognizing, discerning, understanding, comprehending, distinction, intelligence, knowledge, learning, it is interpreted as the “mind,” mental discernment, perception, in contrast with the object discerned, then practitioners can easily cultivate the consciounesses. Practitioners should always remember that consciousnesses are not an intellectual concept, nor are they another thought to played with in our mind. They are states of mind, specific qualities of consciousnesses or awarenesses to be attained through cultivation. In order to cultivate our consciousnesses, we have to exert a great deal of effort to cultivate on them. Especially, we have to train our mind and transform our basic attitude towards others.

According to the Dharmalaksana School, there are one hundred Mahayana Dharmas. Clear understanding of the one hundred dharmas of the great vehicle (Mahayana-sata-dharma-vidyadvara-sastra), one hundred doors to the knowledge of universal phenomena, one of the first stages of bodhisattva. The Mahayana-sata-dharma-vidyadvara-sastra or the Clear Understanding of the One Hundred Dharmas is a treatise on one hundred principles of truth, taught by the school of Consciousness-Only. The sastra on the Hundred Divisions of all Mental Qualities, or the door to the knowledge of universal phenomena, translated into Chinese by Hsuan-Tsang (1 book). According to the Dharmalaksana School, there are five categories into which things and their principles are divided with a total of one hundred dharmas that are more than enough for a life of cultivation. This is considered as a beautiful flower with one hundred petals in Buddhist teachings. First, Eight Mental Dharmas: Eight consciousnesses (mind) are all separate. The first five constitute sense-consciousness (Vijnana), the sixth is the sense-center (mano-vijnana), the seventh is the thought-center of self-consciousness (citta). By nature all of these consciousnesses are dependent on something else, i.e., cause (paratantra-laksana), but they are not mere imagination (parikalpita-laksana). The assumption of the separate reality of the eight consciousnesses is Dharmapala’s special tenet and nowhere else in Buddhism can it be seen, not even in Hinayana. Second, Fifty-One Dharmas Interactive With the Mind: In Zen, mental factors are also called psychic factors that help raise the practitioner from lower to higher levels of mental purity. There are five jhana factors: initial application, sustained application, rapture, happiness, and one-pointedness of mind. Mental conditions or emotions; the attributes of the mind, especially the moral qualities, emotions, love, hate, etc. According to the Mahayana Buddhism, there are fifty-one Dharmas interactive with the Mind that include five universally interactive, five particular states, eleven wholesome mind, six fundamental afflictions, twenty derivative afflictions, four unfixed minds. Third, Eleven Form Dharmas: Form dharmas mean actual states or categories as conceived. They include Five Faculties which comprise of eyes, ears, nose, tongue, and body. Six external sense objects or dusts comprise of forms, sounds, smells, tastes or flavors, objects of touch, and dharmas pertaining to form. Fourth, Twenty-Four Non-interactive Activity Dharmas: Also called twenty-four Hypothetic categories. Non-Interactive Activity Dharmas mean dharmas of hypothetic categories. Elements independent of consciousness are neither form nor consciousness. Non-Interactive Activity Dharmas are factors that are not directly associated with a specific mental function. Citta-viprayukta-samskaras or non-mental dharmas that have no connection with form or mind. Factors that are not directly associated with mind. In the Studies of Consciousness-Only, there are twenty-four minds which are not associated with affliction or twenty-four non-interrelated minds. In other words, these are dharmas that do not to produce karma, either by action of body, words, and thought, which educe the kernel of the next rebirth because these deeds or character as the cause of future conditions. Fifth, Six Unconditioned Dharmas: The state of rest, or the inactive principle pervading all things. Unconditioned dharmas are not subject to cause, condition or dependence. Dharmas which are out of time, eternal, inactive, unchanging, and supra-mundane. Unconditioned dharmas comprise of unconditioned Empty Space, unconditioned Extinction which is attained through selection, unconditioned Extinction which is Unselected, unconditioned Unmoving Extinction, unconditioned Extinction of Feeling, and unconditioned True Suchness.

This little book titled “Essential Summaries of One Hundred Dharmas of the Mahayana” is not a profound philosiphical study  of the School of Consciousness in Buddhist teachings, but a book that briefly points out the relationships between between the mind and dharmas in the core Buddhist teachings. However, both the mind and dharmas play extremely important roles in Buddhist cultivation. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve self-enlightening, that is examining with one’s own intelligence, and not depending upon another; enlightening or awakening of others, then achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths right in this very life. For these particular reasons, the Buddhist Dharma becomes exceptionally special; however, it is also a matter not easily comprehensible. The Buddhist practitioners' journey demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Essential Summaries of One Hundred Dharmas of the Mahayana” in Vietnamese and English to introduce general and basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness and happiness.

                                                                                               

                                                                                             Thieän Phuùc





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
28/10/2010(Xem: 39561)
17/05/2019(Xem: 10085)
06/05/2012(Xem: 113074)
06/12/2014(Xem: 15374)
05/10/2014(Xem: 12024)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.