Thư Viện Hoa Sen

Như Lai Trong Kinh Kim Cương Bát Nhã

06/05/20243:38 SA(Xem: 1983)
Như Lai Trong Kinh Kim Cương Bát Nhã

NHƯ LAI TRONG KINH KIM CƯƠNG BÁT NHÃ
Nguyễn Thế Đăng

 

lotus flower (5)Như Lai được định nghĩa trực tiếp ba lần trong Kinh Kim Cương bát nhã ba la mật. Ba lần ấy được nói đến theo thứ tự như sau:

1/ “Thấy các tướng chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai”.

2/ “Như Lai là nghĩa Như của tất cả các pháp”.

3/ “Như Lai, là không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi, nên gọi là Như Lai”.

 

Ở đây ba câu được tìm hiểu, giải thích không theo thứ tự trên.

“Như Lai, là không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi, nên gọi là Như Lai”.

Đầy đủ đoạn này được nói như vầy: “Tu Bồ Đề! Nếu có người nói Như Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, người ấy không hiểu nghĩa ta nói. Vì sao thế? Như Lai, là không từ chỗ nào đến, cũng không chỗ nào đi, nên gọi là Như Lai”.

Ở đây, kinh chỉ dạy về Phật pháp thân, không phải là Phật sắc thân có đến, đi, ngồi, nằm. Không đến không đi, không qua không lại, cho đến không sanh không diệt, trong các kinh điển, để chỉ tánh Không. Như thế, Như Lai hay pháp thân Phậttánh Không, không sanh không diệt, không dơ không sạch, không tăng không giảm.

 

Làm sao để thấy hiểu và thể nhập tánh Không? Có phải bằng cách tránh không gặp gỡ các tướng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp?

Từ ngữ tánh Không nghĩa là bản tánh Không của tất cả các tướng, của tất cả các pháp. Thế nên không phải là tránh né các tướng mà cần phải thấu đạt tánh Không vô tự tánh, bất khả đắc ngay nơi các tướng, bởi vì tánh Không không ở ngoài các tướng. Như Bát nhã Tâm kinh nói: “Sắc, thanh, hương… tức là Không; Không tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp”.

 

“Thấy các tướng chẳng phải tướng tức là thấy Như Lai”.

Như Lai hay pháp thân Phật thì “chẳng phải tướng”, tức là không bị giới hạn, đóng khung trong các tướng. Các tướng thì vô thường, đổi thay liên tục, hạn hẹp, có sanh có diệt, còn pháp thân Phậttánh Không, chẳng phải tướng, nên không lưu chuyển theo tướng.

Thế nên thấy được cái “chẳng phải tướng” tức là thấy Như Lai. Cũng như trên, muốn thấy được cái chẳng phải tướng thì không phải là quay mặt đi, quay lưng với tướng, mà là tìm cái chẳng phải tướng ngay nơi các tướng. Điều này kinh điển gọi là Trí huệ Bát nhã quán chiếu: thấy tánh Không ở ngay các tướng.

 

“Như Lai là nghĩa Như của tất cả các pháp”.

Như là tánh Như, Chân Như.

Tánh Không, trái với người ta thường hiểu là một sự phủ định tuyệt đối, ‘chẳng có gì cả, chẳng có giá trị nào cả’. Tánh Không còn là tánh Như, Chân Như, “nghĩa Như”.

 

Chữ Như trong kinh Đại Bát Nhã nói đến nhiều, nhưng không có định nghĩa chính thức nào. Chúng ta chỉ có thể hình dung Như để chỉ một cái gì tối hậu, rốt ráo, chẳng hạn như là Phật, trong từ Như Lai.

Ở đây chỉ giảng bàn về chữ Như có trong Kinh Kim Cương Bát Nhã:

“Thế nào là vì người diễn nói? Chẳng giữ lấy tướng, như như bất động”.

Như vượt ngoài những phân biệt, động loạn của thức, cho nên bất động. Như như bất độngpháp thân của Phật, là Phật. Để đạt được bản tánh như như bất động của Phật thì “chẳng giữ lấy tướng”, chẳng thấy có tướng và lạc vào thế giới của các tướng.

Con đường Trí huệ Bát nhã của Bồ tátnhư vầy: Ở nơi sanh tử, ở trong thế giới các tướng cùng với tất cả chúng sanh, nhưng thay vì thấy các tướng và chạy theo các tướng như chúng sanh, Bồ tát thấy “thật tướng” (chữ của Kinh Kim Cương) của mọi tướng là Không, là Như, nên làm việc ở đời mà vẫn đi trên con đường giải thoát, giác ngộ.

 

Thấy được bản tánh Không - Như của tất cả các pháp, bấy giờ ở đâu có các pháp, ở đó người ta thấy được bản tánh Không - Như của chúng. Khi ấy, người ấy thấu hiểu được những câu nói của kinh, như:

“Tất cả các pháp đều là Phật pháp. Tu Bồ Đề! Nói tất cả các pháp đó, tức chẳng phải tất cả các pháp, thế nên gọi là tất cả Phật pháp”.

“Như Lai là nghĩa Như của tất cả các pháp”.

 

Và người ấy cũng thấu hiểu các câu mà người xưa thường hay nói:

“Vô tình thuyết pháp”.

“Tất cả mọi sự đều đang xưng tán Như Lai”. 





Tạo bài viết
15/05/2012(Xem: 39065)
12/03/2013(Xem: 21793)
24/03/2013(Xem: 20153)
06/04/2015(Xem: 14488)
14/09/2015(Xem: 32098)
15/04/2018(Xem: 10290)
12/10/2016(Xem: 11310)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.