Thư Viện Hoa Sen

Tinh Thần Bình Đẳng Trong Phật Giáo

01/06/20244:38 SA(Xem: 1621)
Tinh Thần Bình Đẳng Trong Phật Giáo
TINH THẦN BÌNH ĐẲNG
TRONG PHẬT GIÁO  
Lê Huy Trứ

 

lotus flower (9)Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau.  Vì trên thực tế, tất cả chúng sinh đều hiện hữu độc nhất sai biệt (unique self, matchless body, only one of its kind, same different,) hiểu biết, đức hạnh, tài năng, hoàn cảnh, điều kiện, môi trường, nhân duyên nghiệp quả của mọi người không giống y nhau.

Chỉ khi nào chúng ta nắm bắt được chân lý, đạt từ nhân Phật đến quả vị Phật, mới thật sự bình đẳng. Phật là Phật! 

Trong Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, Chương 13, Phẩm Khuyên Trì, Prof. Lê Sỹ Minh Tùng viết, “Sau khi Phật thọ ký cho tất cả Tỳ kheo thì hiện tượng Long nữ mới vừa tám tuổi tức thì được thành Phật làm cho tất cả các vị Tỳ kheo Ni bàng hoàng xúc động. Các bà nghĩ rằng một đứa bé gái mang thân rồng mà còn thành Phật thì không lẽ chúng ta đã xã thân quyết chí tu hành mà không thể thành được chăng? Hiểu được tâm trạng của các bà nên Đức Phật bây giờ chính thức thọ ký cho Dì Mẫu, Tỳ Kheo Ni Gia Du Đà La, và 6,000 Tỳ Kheo Ni trong hàng hữu họcvô học sẽ thành Phật. Nói thành Phật, nhưng đâu phải thành Phật ngay như nàng Long Nữ mà phải trải qua vô lượng kiếp tu hành, đầy đủ công hạnh Bồ Tát, trí tuệ vẹn tròn thì lúc đó mới thành Phật. Một lần nữa, thọ ký phải được hiểu như là một lời khích lệ từ Đức Thế Tôn để khuyến khích chúng sinh cố gắng hóa giải cho hết những vẫn đục trong tâm thức của mình, chớ thật ra Phật không cho chúng sinh cái gì cả. Tri Kiến Phật vốn đã có sẵn trong mỗi chúng sinh, chớ cái Phật Tánh này không do Phật ban cho, vì thế Phật biết, trong mỗi chúng sinh đã có sẵn cái mầm Phật Tánh nên Ngài mới thọ ký tức là khuyến khích cho họ cố gắng nhận biết để tỏ ngộ, và sau cùng thâm  nhập cái Phật Tánh thiêng liêng huyền diệu của chính mình đó thôi.”

Trong Kinh Pháp Hoa có hai hiện tượng bình đẳng đối nghịch rất kỳ lạ.  Trong phẩm Đề Bà Đạt Đa, ác nhân thành Phật.  Chẳng những chúng ta mà cả các vị Thánh Tăng từ xưa đến nay cũng thường lưu tâm, và đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau.  Có thể nói đó là vấn đề sâu sắc của Kinh Pháp Hoa.

Có thật là tất cả những gì trong Kinh Pháp Hoa cũng đều là sâu sắc và cao siêu cả?

Trong ‘Ngụy Kinh là sự thật nhưng bị che dấu của Đức Chính,’ “Quay trở lại cuốn Tứ Phần Luật chúng ta xem Phật nhận xét gì về Đề-bà-đạt-đa. Đức Phật dạy: Kẻ si phá Tăng này, có tám điều phi chánh pháp trói buộc, che lấp, tiêu diệt thiện tâm, Đề-bà-đạt-đa đã hướng đến phi đạo trong nê-lê một kiếp, không thể cứu được. Tám điều phi chánh pháp ấy là gì? Lợi, không lợi, khen, không khen, cung kính, không cung kính, ác tri thức, ưa bạn ác.  Có tám điều phi chánh pháp như vậy trói buộc, che lấp, tiêu diệt thiện tâm, Đề-bà-đạt-đa đã hướng đến phi đạo trong nê-lê một kiếp, không thể cứu được. Nếu Ta thấy Đề-bà-đạt-đa có thiện pháp bằng sợi lông, sợi tóc, thì Ta đã không ghi nhận và nói ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’ Do Ta không thấy Đề-bà-đạt-đa có được thiện pháp bằng sợi lông, sợi tóc, nên Ta mới ghi nhận và nói, ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’ Thí như một người chìm trong hố xí. Có người muốn kéo nó ra. Nhưng không thấy ở nơi nó có chỗ sạch nào bằng sợi lông, hay sợi tóc để dùng tay nắm nó kéo ra. Nay quán sát Đề-bà-đạt-đa cũng lại như vậy, Ta không thấy có một bạch pháp nào bằng sợi lông, hay sợi tóc. Bởi vậy, Ta nói, ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’[phẩm Phá Tăng]. Một kiếp mà Phật nói rất dài

Sao lại mâu thuẩn thế? Hơn nữa, chẳng thấy ngài Đa Văn A-nan tụng đọc đoạn nào cho thấy Phật tuyên hứa sau này Đề-bà-đạt-đa thành chánh quả cả, nhất là chẳng thấy giáo pháp nào biện minh cho câu, “Nhưng chính con người ác tâm ấy, chính những hành động trái nghịch đó là thước đo về đức tính từ bi nhẫn nhục, là phương tiện để đạt thành lý đạo.”  Chúng ta chưa vội quy Diệu Pháp Liên Hoa Kinh là ngụy kinh hay chân kinh dù biết rằng kinh này xuất hiện vào khoảng năm 200 sau Công nguyên (tức 700 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn), điểm chính ở tiểu mục này là hình thái biến kiến giải riêng thành một đoạn kinh.”

Ai cũng biết Đề Bà Đạt Đa là anh ruột của Ananda. Cả hai là em họ của Đức Phật Ananda suốt đời theo hầu phật.  Trong khi đó, Đề Bà Đạt Đa suốt đời theo phá Phật, muốn giết Phật, vì bất mãn không được học thần thông. Tuy nhiên, trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật khen ngợi công đức của Đề Bà Đạt Đa, nhờ ông thượng mạn, manh tâm hãm hại mà Đức Phật mau thành Vô Thượng Đẳng Giác. Trong thời quá khứ, Đề Bà Đạt Đa đã từng dạy Kinh Pháp Hoa cho Đức Thế Tôn, và Đức Phật thọ ký cho ông trong tương lai sẽ thành Phật hiệu là Thiên Vương.  Nhưng tại sao trong kiếp này ông ta gian ác như vậy thì chưa ai giải thích nổi?  Hay là ông ta là cái thử thách (test) của Phật? Đề Bà Đạt Đa phải diễn xuất cái vai bồ tát gian ác xuất thần, vì nếu Đề Bà Đạt Đa biết được kiếp trước ông đã từng dạy Phật về Kinh Pháp Hoa, thì ông có thể là một diễn viên tồi trong kiếp ‘gặp Phật, giết Phật’ này? Tuy nhiên, nói là một chuyện mà thực tế là một chuyện khác, chúng ta không được như Đức Thế Tôn, cho nên đừng ngu muội lạy mừng những kẻ manh tâm hại mình. Nếu có thểnên xem những oan gia, nghiệp chướng đó như là những thử thách của nghiệp quả mà mình phải cưu mang trong kiếp này.  Lấy ân đức báo oán, oán tiêu tan.  Nói thì dễ làm thì rất khó khăn.  Chỉ có kẻ ngu, thấp trí, kém dũng, mới đưa má bên kia cho nó tát tiếp.  Chúng ta không có nội công kim cương bất hoại thể như Phật Cho nên, chúng ta dù không đánh trả, cũng không nên dại dột cho phép nó làm tổn thương đến mình.  
 
Đây là nguyên tắc cao siêu của Akido – mượn sức đánh sức.





 
Tạo bài viết
22/04/2011(Xem: 57420)
20/06/2013(Xem: 55113)
16/05/2012(Xem: 40973)
30/09/2012(Xem: 25793)
11/04/2013(Xem: 16717)
04/07/2017(Xem: 11593)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: