Thư Viện Hoa Sen

Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc Theo Dấu Chân Phật | Bhante Henepola Gunaratana

04/08/20244:07 SA(Xem: 1927)
Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc Theo Dấu Chân Phật | Bhante Henepola Gunaratana

Bhante Henepola Gunaratana
BÁT CHÁNH ĐẠO:
CON ĐƯỜNG ĐẾN HẠNH PHÚC THEO DẤU CHÂN PHẬT

Eight Mindful Steps to Happiness Walking the Buddha’s Path
Việt Dịch: Diệu Liên Lý Thu Linh Vu Lan 2007- Vu Lan 2024 @ 2001 Henepola Gunaratana ISBN 0-86171-176-9 Sách được dịch với sự cho phép của Thiền Sư H. Gunaratana và NXB Wisdoms Publications

bat chanh dao

PDF icon (4)Bat Chanh Dao - Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

MỤC LỤC

Về Tác Giả
Lời Cảm Tạ Của Tác Giả
Lời Người Dịch.
Lời Nói Đầu
Chánh Kiến
Chánh Tư Duy
Chánh Ngữ
Chánh Nghiệp
Chánh Mạng
Chánh Tinh Tấn
Chánh Niệm
Chánh Định
Lời Hứa Khả Của Đức Phật
Hiệu Đính & Tài Liệu
Tham Khảo

 

VỀ TÁC GIẢ

Bhante Henepola GunaratanaThiền Sư Henepola Gunaratana xuất gia năm mười hai tuổi ở Malandeniya, Tích Lan. Năm 1947, ở tuổi hai mươi, Sư thọ giới trọng ở Kandy. Sư đã theo học tại trường Đại học Cộng Đồng Vidyasekhara (Vidyasekhara Junior College) ở Gumpaha, đại học Vidyalankara ở Kelaniya và trường Cao Đẳng Truyền Giáo Phật giáo (Buddhist Missionary College) ở Colombo. Sau đó Sư chuyển đến Ấn Độ để làm nhiệm vụ truyền giáo trong thời gian năm năm cho hội Mahabodhi, phục vụ người Harijana (thuộc giai cấp hạ tiện) ở Sanchi, Delhi, và Bombay. Sau đó Sư trải qua 10 năm truyền giáo ở Malaysia, làm nhiệm vụ của người cố vấn tôn giáo cho Hội Sasana Abhivurdhiwardhana, Hội Truyền Giáo Phật giáo, và Liên Đoàn Thanh Niên Phật Giáo (Buddhist Youth Federation) ở Malaysia. Sư là giảng sư ở trường Kishon Dial và trường Temple Road Girls’ và là viện trưởng của viện Phật Học ở Kuala Lumpur.

Theo lời mời của Hội Sasana Sevaka, Sư sang Mỹ năm 1968 để làm tổng thư ký cho Hội Chùa Phật giáo (Buddhist Vihara Society) ở Washington, D.C. Vào năm 1980, Sư được bầu làm chủ tịch của Hội. Trong những năm ở Vihara, từ 1968 đến năm 1988, Sư đã dạy nhiều khóa giáo lý, tổ chức các khóa an cư tu thiền và đi thuyết pháp khắp nơi trong nước Mỹ, Canada, Âu Châu, Úc, Tân Tây Lan, Phi Châu, và Á Châu. Ngoài ra, từ năm 1973 tới năm 1988 Sư đã giữ chức vụ là tuyên úy Phật giáođại học American. Sư cũng đã hoàn tất việc học vấn của mình với bằng tiến sĩ về triết họcđại học American. Sư đã dạy nhiều khóa về Phật giáođại học American, đại học Georgetown, và đại học Maryland. Nhiều sách và bài viết của Sư đã được xuất bản ở Malaysia, Ấn Độ, Tích Lan, và Mỹ. Quyển sách  Căn Bản Chánh Niệm (Mindfulness in Plain English) đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và phát hành trên toàn thế giới. Một bản dịch tiếng Thái đã được chọn để sử dụng trong chương trình bậc trung học ở khắp Thái Lan.  

Từ năm 1982 thiền sư Gunaratana đã giữ chức vụ Chủ Tịch của Hội Bhavana, một tu viện và cũng là trung tâm tu thiền ở một khu rừng của miền Tây Virginia (gần thung lũng Shenandoah), mà Sư đã cùng với Matthew Flickstein thành lập. Thiền sư Gunaratana hiện trú xứ ở Hội Bhavana, nơi Sư thường tổ chức các lễ thọ giới xuất gia, dạy dỗ tăng ni, và tổ chức các khóa tu thiền cho cư sĩ. Sư thường đi hoằng pháp và hướng dẫn tu thiền khắp nơi trên thế giới.  

Vào năm 2000, thiền sư Gunaratana đã được đại học Vidyalankara tặng thưởng huân chương vì những thành tựu vượt bậc trong cuộc đời của Sư.

 

LỜI CẢM TẠ CỦA TÁC GIẢ

 Quyển sách này sẽ không thành hình nếu không có sự tác động cuả bạn tôi, Douglas Durham, người đã ghi lại các bài giảng của tôi, để tạo ra bản thảo đầu tiên.

 Tôi cảm tạ ông về những công sức đã đóng góp.  Tôi cũng hàm ơn đệ tử Samaneri Sudhamma (có nghĩa là “Pháp Lành” ) đã duyệt lại bản thảo để làm rõ hơn Pháp chân thật của quyển sách.

 Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các nhà biên tập, Brenda Rosen và John LeRoy, và người sắp mục lục, Carol Roehr.

 Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả những thiền sinh có mặt tại Hội Bhavana, những người đã kiên nhẫn chịu đựng sự vắng mặt lâu ngày của tôi khi tôi bận viết quyển sách này. Nguyện cho tất cả đều được phần công đức của quyển sách nhỏ khi nó đến được với bao người đang đi tìm hạnh phúc.

 Bhante Gunaratana

 

LỜI NGƯỜI DỊCH

Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.

 Bát Chánh Đạo, phần giáo lý cơ bản của Đức Phật mà gần như Phật tử nào dầu vừa bước chân đến với Đạo cũng phải biết qua. Vậy thì Bát Chánh Đạo dưới cái nhìn của một thiền sư tu chứng như Sư Bhante H. Gunaratana, sẽ thế nào? Ta có thể học được gì thêm? Đó có lẽ cũng là ý nghĩ mạo muội của tôi khi bắt tay dịch quyển Eight Mindful Steps to Happiness.

 Nhưng từng trang, từng trang, từng bước, từng ngành của Bát Chánh Đạo đã được thiền sư giảng giải cặn kẽ đến từng chi tiết, thấu đáo với bao thí dụ, mà lại giản đơn gần gũi biết bao. Ngồi dịch mà tôi hình dung thấy khuôn mặt hiền từ của thiền sư đang ở trước mặt, nhẹ nhàng hỏi: “Con đã hiểu chưa? Con đã hiểu chưa?”. Thiền sư như không hề mệt mỏi khi phải nhắc đi nhắc lại cho độc giả giáo lý phải nắm, những việc phải làm để đạt được giải thoát. Phải thực hành! Phải áp dụng những giáo lý đã học! Phải đến để mà thấy! Những lời nhắc nhở không bao giờ thừa đối với tôi, một Phật tử còn nhiều giãi đãi. Quyển sách đã đem lại nhiều ích lợi cho tôi.  Mong rằng nó cũng giúp ích cho bạn.  

 Con xin đảnh lễ để tạ ơn thiền sư Bhante H. Gunaratana đã viết quyển sách công phu này. Xin cảm ơn Tim McNeill và Deje Zhoga ở nhà xuất bản Wisdom Publications luôn tạo cơ hội để chúng tôi được phép dịch các sách về Phật giáo. Cảm ơn đạo hữu Nguyễn Thị Đấu và cháu Vũ Lâm Quế Anh đã sửa chữa lỗi chính tả trong lần tái bản năm 2024 này. Và xin cảm ơn tất cả những người tử tế trong gia đình, cũng như ngoài xã hội đã giúp tôi một cách trực tiếp hay gián tiếp để hoàn thành Phật sự này. Bản dịch này vẫn còn nhiều sai sót, dĩ nhiên là từ sự yếu kém của bản thân người dịch, mong các bậc tôn sư, quý thầy cô, đạo hữu, độc giả chỉ bày thêm.

 Nhân mùa Vu Lan, nguyện đem công đức này hồi hướng cho Ngoại, cho cha mẹ, cho chị Từ An Lý Thu Cúc, những thân quyến, bằng hữu đã mất, đệ tử và tất cả chúng sanh. Nguyện đời đời, kiếp kiếp được đi theo dấu chân Phật.  

 Diệu Liên Lý Thu Linh

[email protected] 8/2007-2024

 

 

Tạo bài viết
27/08/2014(Xem: 13241)
01/04/2017(Xem: 23020)
06/12/2022(Xem: 5714)
01/05/2017(Xem: 25043)
28/05/2016(Xem: 9588)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: