Thư Viện Hoa Sen

Vấn Luận Với Tuệ Sỹ Về Thuật Ngữ Duyên Khởi | Võ Quang Nhân

10/11/20243:58 SA(Xem: 916)
Vấn Luận Với Tuệ Sỹ Về Thuật Ngữ Duyên Khởi | Võ Quang Nhân
VẤN LUẬN VỚI TUỆ SỸ
VỀ THUẬT NGỮ DUYÊN KHỞI
Võ Quang Nhân
PDF icon (4)Vấn Luận Tuệ Sỹ về Thuật Ngữ Duyên Khởi

Vấn Luận Tuệ Sỹ về Thuật Ngữ Duyên KhởiGiới thiệu: Nhân dịp kỷ niệm ngày Tiểu Tường của vị Thầy kính mến Tuệ Sỹ (24 tháng 11 năm 2023), xin giới thiệu đến quý độc giả một bài viết đã đăng trên tập san Phật Học Luận Tập số 11 đã được xuất bản năm 2023. Tập san này được Thầy trong vai trò hướng dẫn (chủ biên) nhằm giới thiệu đến quý độc giả các tiểu luận, đoản văn và các biên khảo ngắn rất có giá trị học thuật về Phật giáo. Chủ đề các bài viết không bị giới hạn trong phạm vi triết học mà bao trùm tất cả các phân môn kể từ nghệ thuật, văn chương, luận lý… cho chí đến các thực hành Phật giáo của các tông phái. Trong số các bài viết, có cả những bài phản biện lên chính các ý kiến của thầy chủ biên (Tuệ Sỹ) 1 . Nay kính trình đến quý độc giả thưởng lãm những trao đổi chỉ dạy của Thầy Tuệ Sỹ....

Mở Đầu:

Tuệ Sỹ là người mà các dịch phẩm và tác phẩm của Thầy đã có một ảnh hưởng sâu rộng đến người viết lại bài này2

2Bắt đầu từ cuối thập niên 70, Làng đậu được thân phụ giới thiệu, dẫn dắt để học và tìm hiểu nhiều dịch phẩm từ thầy Tuệ Sỹ về Phật giáo, trong đó, ghi dấu mạnh mẽ là hai bộ dịch phẩm Thiền LuậnTinh Hoa Triết Học Phật Giáo). .

Trong khoảng 10 năm, do thiện duyên, Làng Đậu nhận được nhiều giảng huấn trực tiếp và gián tiếp từ thầy Tuệ Sỹ. Trong số các trao đổi với Thầy, thì riêng đề tài thuật ngữ Duyên khởi được Thầy đề cập một cách liền mạch và chi tiết. Nhận thấy các ý tưởng này đủ sâu rộng để trình bày như một bài viết nhỏ nên xin mạn phép trích ly và đệ trình lên quý độc giả.

Để bảo đảm nội dung, các đoạn vấn đáp đều được giữ nguyên lời văn (ngoại trừ một số lỗi chánh tả được chỉnh sửa). Các thuật ngữ tiếng Tạng hay các giải thích trong ngoặc vuông là chú thích thêm của người trình bày để người đọc nắm (thầy Tuệ Sỹ không dùng bộ gõ chữ Tạng mà dùng gõ theo phiên âm Wylie co người Tây Tạng thiết kế). Các chú thích (footnote) được chèn vào để giải thích rõ hơn ngữ cảnh của các câu văn.

(Xem bản PDF)





Tạo bài viết
06/08/2017(Xem: 11713)
26/01/2011(Xem: 40238)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: