Thư Viện Hoa Sen

Đọc Ngô Thì Nhậm: Thấy Và Nghe | Nguyên Giác

02/07/20254:36 SA(Xem: 234)
Đọc Ngô Thì Nhậm: Thấy Và Nghe | Nguyên Giác

ĐỌC NGÔ THÌ NHẬM: THẤY VÀ NGHE
Nguyên Giác

 

 

Ngo Thi Nham Toan TapBài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: vùng vằng chống chọi với những cái được thấy và được nghe là chưa biết đạo. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.

Những lời dạy trong sách này mang phong cách Thiền Tông Việt Nam, vì ngài Ngô Thì Nhậm (1746-1803) khi rời quan trường đã xuất gia, trở thành vị sư có tên là Hải Lượng Thiền Sư, và được nhiều vị sư tôn vinh là vị Tổ Thứ Tư của Dòng Thiền Trúc Lâm. Tất cả các vị sư khác trong sách đều nói trong tông phong này.  Nơi đây, chúng ta trích các đoạn đầu trang 389, nguyên văn như sau:

TONG CHI trang 389Việc gì nhìn thấy mà vẫn chưa cho là đúng, nghe mà còn chưa cho là thật, bị che lấp ứ đọng, vùng vằng chống chọi mà không thoát ra được, đó là người không biết đạo vậy. Người biết đạo thì thông, thông thì soi suốt, soi suốt được thì sống. Người không biết đạo thì không thông, không thông thì bị chướng ngại, bị chướng ngại thì chết.

Thần là tính, tính thì không diệt được, cho nên nói ‘sống là thuộc về thần.’ Hình là chất, chất thì có sinh có diệt, cho nên nói ‘chết là thuộc về hình.’ Phật Thích Ca thì diệt độ (*). Khổng Tử thì ngoạ bệnh mà mất. Diệt và mất chỉ là cái hình thôi, còn như ‘minh tâm kiến tính’ và ‘tận tâm tri tính.(**) là hai cái chân truyền của đức Phật và đức Thánh thì vẫn còn mãi mãitrong khoảng trời đất, ngàn muôn đời không bao giờ tắt, cho nên Thầy nói rằng: ‘Đạo không can dự vào đấy.’ Tây Ngưu Hạ Châu có Phật Vô Lượng Thọ, Nam Thiệm có đấng vương giả dấy lên. Có cái đạo ấy, tức có con người ấy, không sao mà diệt được, cũng là ý nghĩa ấy.” (ngưng trích)

Có 2 ghi chú trong sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh trong đoạn trên là, nguyên văn:

(*): Diệt độ: Diệt là trừ bỏ mọi phiền não, độ là giác ngộ giải thoát. Diệt độ ở dây có nghĩa là chết.

(**): Minh tâm kiến tính: Danh từ nhà Phật, có nghĩa là nhìn được triệt để bản tính tự tâm. Tận tâm tri tính: Sách Mạnh Tử, thiên Tận tâm thượng: "Tận kỳ tâm giả, tri kỳ tinh dã, tr kỳ tính tắc tri thiên hỹ." Nghĩa là: Tận lượng tìm hiểu tự tâm thì sẽ biết được tính, biết được tính thì sẽ biết được lễ trời.

 

Chúng ta cũng cần ghi nhận rằng hai ghi chú trên là của các dịch giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm, hoàn toàn không phải ghi chú của quý ngài trong dòng Trúc Lâm của Hải Lượng Thiền Sư, bởi vì quý sư viết trong tác phẩm Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh đều là các bậc danh nho, học Nho giáo từ thơ ấu, sống đời Nho sĩ, làm quan nhiều thập niên, trải qua những cuộc sóng gió binh biến của thời Tây Sơn và rồi cuối đời, vào chùa xuất gia. Quý ngài vừa học rộng cả Kinh Phật lẫn sách Nho, nên không thấy cần ghi chú các chữ như Diệt độ, Minh tâm kiến tính, Tận tâm tri tính.

Chúng ta nơi đây cũng không dám nhận định rằng các ghi chú đó có thích nghi hay không, vì nơi đây chúng ta sẽ nhìn cách khác, soi ý nghĩa dưới con mắt của người tu theo Thiền Tông, không bận tâm các nghĩa của Nho giáo.

Câu đầu trong trích dẫn trên là: “Việc gì nhìn thấy mà vẫn chưa cho là đúng, nghe mà còn chưa cho là thật, bị che lấp ứ đọng, vùng vằng chống chọi mà không thoát ra được, đó là người không biết đạo vậy...”

Những cái đươc thấy và được nghe là gì? Tại sao chưa cho là đúng, mà lại vùng vằng chống chọi? Chư Tổ thường gọi, khi chúng ta đối diện với cảnh (những cái được thấy, được nghe), mà cứ muốn cảnh phải thế này hay muốn cảnh phải thế kia, đó là rơi vào lỗi “đầu thượng trước đầu. tuyết thượng gia sương” (trên đầu lại chắp thêm đầu, trên tuyết lại bồi thêm sương).

Tất cả những ý muốn, rằng cái được thấy phải thế này, rằng cái được nghe phải thế kia, chính là chúng ta đang bạo lực với cảnh, mất hẳn cái bình an của tâm bình thường. Chư Tổ nói rằng hãy giữ tâm bình thường chính là biết sống đạo. Bạn có thể thử nghiệm dễ dàng, khi bạn ngồi trong một thính phòng để nghe nhạc, tới đoạn nhạc này hay tới đoạn nhạc kia, bạn khởi tâm rằng nhạc sĩ lẽ ra phải làm thế này, hay thế kia. Đó là tự bạn làm loạn tâm bạn, làm mất bình an. Đó là bạn tự sân si với chính những cái được nghe.

Tại sao vùng vằng chống chọi cái được thấy và cái được nghe là không biết đạo? Bởi vì đơn giản rằng người đó tưởng rằng có cái thực tướng gì là cái được thấy và cái được nghe, nên khi nắm giữ tướng đó, mới phản ứng bằng cách vùng vằng chống chọi những gì được thấy và được nghe. Đó là chưa hiểu rằng Sắc là Không, chưa hiểu rằng những cái được thấy, được nghe, được ngửi, được nếm, được chạm xúc, được suy nghĩ tư lường đều là hư ảo, là không thực tướng, đều là duyên sinh, đều là vô ngã, đều là Không, cho nên mới vùng vằng chống chọi.

Trong Kinh AN 4.14, Đức Phật dạy rằng khi thấy hay khi nghe thì đừng nắm giữ tướng riêng hay tướng chung của những cái được thấy hay được nghe. Thí dụ, tướng chung của cô Nguyễn Thị A là hình dáng, tiếng nói của một thiếu nữ có tên đó trong độ tuổi nào đó. Tướng riêng là đặc tướng riêng biệt, những gì làm cho chúng ta thấy đúng là Nguyễn Thị A mà không phải là Lê Thị B. Đừng nắm giữ tướng riêng hay tướng chung có nghĩa là hãy để tất cả những cái được thấy và được nghe trôi theo dòng đời vô thường, không nắm giữ gì hết. Kinh AN 4.14, bản dịch của Thầy Minh Châu, trích:

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi mắt thấy sắc, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Phàm do nhân duyên gì với nhãn căn này không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, hộ trì nhãn căn, sống với sự chế ngự nhãn căn. Khi tai nghe tiếng … khi mũi ngửi hương … khi lưỡi nếm vị … khi thân cảm xúc … khi ý biết pháp, không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng. Phàm do nhân duyêný căn này không được chế ngự, khiến cho tham ái, ưu bi, các ác bất thiện khởi lên, vị ấy chế ngự nguyên nhân ấy, thọ trì ý căn, sống với sự chế ngự ý căn. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là đạo hành nhiếp phục.” (ngưng trích)

 

Hãy nhớ rằng, thọ mạng của chúng ta, và của tất cả chúng sinh trong cõi này thực sự không phải là năm, hay tháng, hay ngày, hay giờ, mà chỉ là một khoảnh khắc của tâm. Trong Luận thư Niddesa ghi rằng thọ mạng của thân và tâm chúng ta chỉ là một khoảnh khắc tiếp giáp của một hạt đậu xoay tròn trên mũi kim. Như thế, không có khoảnh khắc nào lặp lại. Từng khoảnh khắc trong đời chúng ta đều là độc đáo. Hãy tỉnh thức và sống cho trọn vẹn từng khoảnh khắc trên thân tâm mình. Không có gì (và cũng bất khả) để nắm giữ hay chống chọi những gì được thấy, được nghe.

Có một yếu chỉ của Thiền Tông là, khi Lục Tổ Huệ Năng dạy cho Thượng Tọa Minh rằng, hãy nhìn xem ngay khi tâm không nghĩ thiện và không nghĩ ác, thì cái gì là bản lai diện mục (khuôn mặt xưa nay) của Thượng Tọa. Tương tự, các Thiền sư Việt Nam thường dạy rằng vô tâm chính là đạo. Không khởi tâm gì hết, dù là ưa thích hay chống chọi đối với cái được thấy và cái được nghe.

Trong Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, khi quý ngài viết rằng vùng vằng chống chọi những cái được thấy hay cái được nghe là chưa hiểu đạo, chỉ đơn giảnchúng sinh gây nghiệp vì cứ muốn cái được thấy và cái được nghe phải thế này hay cái kia. Bởi vì, tâm phân biệt cho rằng phải thế này mới phải (thiện, đẹp), khi đã thế kia là trái (ác, xấu). Tất cả những tâm đó sẽ làm chúng ta loạn tâm.

Trong Kinh Bahiya Sutta, Đức Phật nói rằng hãy để cho cái được thấy là cái được thấy, cái được nghe là cái được nghe... thì nơi đó là giải thoát.

Tất cả những cái được thấy và được nghe là gì? Thí dụ, khi chúng ta nghĩ về một người bạn cũ chúng ta từng gặp, từng nói chuyện, hay từng nghẹ bạn này hát ca... Luôn luôn chúng ta nghĩ về bạn này trong một khuôn thời gian nào đó và trong một không gian nào đó. Như hình ảnh bạn này thời 20 tuổi, hay 30 tuổi, hay 70 tuổi... và trong một không gian, như khi bạn này ngồi trong quán cà phê với mình, hay cùng đi chùa với mình... Đức Phật dạy rằng, hãy buông sạch tất cả mọi chuyện trong khuôn thời gian, bất kể là quá khứ, hiện tại hay tương lai. Khi bạn xóa sạch ký ức đó, xóa cả mơ tưởng của tương lai, buông sạch tất cả những gì đang thấy và nghe hiện tại, thì đó là giải thoát.

Trong Kinh Pháp Cú, bài Kệ 348 ghi lời Đức Phật dạy là hãy buông bỏ quá khứ, hiện tại, vị lai thì sẽ qua được bờ giải thoát:

 

348. “Bỏ quá, hiện, vị lai,

Đến bờ kia cuộc đời,

Ý giải thoát tất cả,

Chớ vướng lại sanh già.”

 

Khi Đức Phật nói xong bài Kệ 348, chàng nghệ sĩ gánh xiếc Uggasena đang đứng làm trò xiếc trên cây sào cao liền tức thời đắc quả A la hán. Khi nói buông bỏ cả ba thời, chỉ có nghĩa là thấy cả ba thời là không, thì tâm sẽ không dính mắc nữa.

Trong đoạn trên của Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh, có nói tới “Tây Ngưu Hạ Châu có Phật Vô Lượng Thọ... có con người ấy, không sao mà diệt được.”

Quý ngài chỉ muốn nói rằng Phật Vô Lượng Thọ là một pháp vô vi, một pháp bất sinhbất diệt. Nói vô lượng thọ là chưa từng sinh và chưa từng diệt. Nếu khôngpháp vô vi này thì không thể giải thoát. Chúng ta hãy hình dung, khi chúng ta thấy và nghe thì gương tâm chúng ta hiện ra vô số ảnh hình và tánh nghe chúng ta nhận ra vô số âm thanh. Tất cả ảnh hình hiện ra rồi biến mất. Tất cả âm thanh tới bên tai rồi biến mất. Chúng ta không níu kéo được. Đó là những khoảnh khắc của tâm nơi điểm tiếp giáp như hạt đậu nhỏ xoay trên đầu mũi kim. Ảnh hình trôi đi, nhưng tánh phản chiếu của gương tâm vẫn không biến mất, và tánh nghe vẫn thường trụ. Cảnh sinh rồi diệt, nhưng tánh nhận biết vẫn không suy xuyển.

Hãy nhớ rằng, giải thoát không có nghĩa là vào hư vô. Đức Phật đã nhiều lần chỉ trích thuyết đoạn diệt (đoạn kiến, hư vô), và ngài cũng chỉ trích thuyết thường kiến. Ngài chỉ nói rằng một một pháp vô sinh, không sanh, và không diệt. Và nếu khôngpháp vô vi này, thì không thể có giải thoát. Trong Kinh Udana 8.3, Đức Phật dạy rằng, nơi đây chúng ta dịch như sau:

Này các Tỳ kheo, có một cái không sanh, không trở thành, không bị tạo thành, vô vi (không bị điều kiện). Này các Tỳ kheo, nếu không có cái không sanh, không trở thành, không tạo thành, không bị điều kiện đó, thì các ông không thể biết được sự giải thoát khỏi cái sanh, cái trở thành, cái bị tạo thành và cái bị điều kiện ở đây. Nhưng vì có một cái không sanh, không bị trở thành, không bị tạo thành, không bị điều kiện, do đó các ông biết được sự giải thoát ra khỏi cái sanh, cái trở thành, cái bị tạo thành và cái bị điều kiện.” (hết dịch)

Thiền Tông gọi pháp vô vi đó là Tính, hay Tánh. Nơi đây, quý ngài Ngô Thì Nhậm gọi pháp vô vi đó, cái bất tử đó, cái Niết Bàn đó chính là cái mãi mãitrong khoảng trời đất, ngàn muôn đời không bao giờ tắt. Chúng ta cũng gọi đó là Pháp. Mặt khác, Kinh Lăng Nghiêm phân tích rằng, đừng gọi đó là cái gì tách biệt: bởi vì chính phiền não cũng là Niết Bàn. Bởi vì sóng không lìa nước, ảnh không lìa gương.

Ngay khi bạn thấy ảnh hình hiện ra nơi gương tâm, bạn sẽ thấy rằng ảnh hình không lìa tánh phản chiếu, nghĩa là, toàn Tướng tức Tánh. Và toàn Tánh tức Tướng. Ngay khi bạn nghe một âm thanh, bạn sẽ có thể trực nhận rằng âm thanh không rời Tánh nghe, và ngược lại. Thấy như thế, là thấy rằng, Niết Bàn chính là ngay ở đây, ngay giây phút này, ngay khi bạn thấy và nghe mà không níu kéo hay chống chọi tất cả những gì bạn thấy và nghe.

 

THAM KHẢO:

. Kinh AN 4.14. Đừng nắm giữ tướng chung, tướng riêng:

https://suttacentral.net/an4.14/vi/minh_chau

. Kinh Udana 8.3, bản Anh dịch Bhikkhu Ānandajoti:

https://suttacentral.net/ud8.3/en/anandajoti


Đọc những bài trước:

Đọc Ngô Thì Nhậm: Thấy Và Nghe | Nguyên Giác
Đọc Ngô Thì Nhậm: Thần Thông Và Tu Tâm | Nguyên Giác
Đọc Ngô Thì Nhậm: Tiếng Ấn Giấu (tàng Thanh) | Nguyên Giác
Đọc Ngô Thì Nhậm: Tiếng Không Thành | Nguyên Giác
Đọc Ngô Thì Nhậm: Không Phật, Không Người, Không Ta | Nguyên Giác
Đọc Ngô Thì Nhậm: Tâm Định, Thấy Tánh | Nguyên Giác
Đọc Ngô Thì Nhậm: Tịch Nhiên Vô Thanh | Nguyên Giác
Đọc Ngô Thì Nhậm: Minh Tâm, Kiến Tính | Nguyên Giác (Song ngữ Vietnamese-English)
Đọc Ngô Thì Nhậm: Về Nước Và Lửa | Nguyên Giác (Song ngữ Vietnamese-English)






 

 

Tạo bài viết
07/03/2015(Xem: 23469)
17/08/2015(Xem: 12358)
09/05/2012(Xem: 63075)
01/02/2011(Xem: 115754)
free website cloud based tv menu online azimenu
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.