Thư Viện Hoa Sen

Quyển II : Sự quán thấy của Đức Phật về sự vận hành của Thế giới

23/07/20253:21 SA(Xem: 236)
Quyển II : Sự quán thấy của Đức Phật về sự vận hành của Thế giới

QUYỂN II

 

SỰ QUÁN THẤY CỦA ĐỨC PHẬT VỀ

 SỰ VẬN HÀNH CỦA THẾ GIỚI

 HOANG PHONG

 BIÊN SOẠNPHIÊN DỊCH

quyen 2 

PDF icon (4)

 Quyển II (bài 1) (FR)


Xem Quyển I

Lời Đức Phật

 

«Imasmim sati idam hōti,

imassa uppādā idam uppajjāti;

imasmim asati idam na hōti,

imassa nirōdhā idam nirujjhatī ti»

 

«Khi cái này có, cái kia có,

Khi cái này phát sinh, cái kia phát sinh;

Khi cái này không có, cái kia không có,

Khi cái này không phát sinh, cái kia không phát sinh»

 

(Cūḷasakuludāyi Sutta MN - 79)

 


 

Lời mở đầu

   

Nhìn vào thế giới thì chúng ta không khỏi trông thấy thế giới vô cùng náo nhiệt và phức tạp. Các nhà thiên văn trông thấy vô số thiên hà và vũ trụ trong không gian; các nhà vật lý học trông thấy các đặc tính của vật chất; các nhà sinh học trông thấy sự sống của cỏ cây và sinh vật; các chính trị gia trông thấy các phương cách quản lý xã hội và lèo lái con người; các chiến binh trông thấy bom đạn và chiến tranh; các sử gia trông thấy quá khứ của nhân loại, các triết gia trông thấy số phận của con người; các bác sĩ trông thấy bệnh tật và cái chết, các nhà tâm lý học trông thấy sự suy nghĩ của kẻ khác; các văn gia thi sĩ trông thấy các xúc cảm bên trong chính mình; các vị sáng lập tôn giáo trông thấy các chuyện trên trời và cả bên kia thế giới, các người tu hành trông thấy các sự lo âusợ hãi của các tín đồ cùng các phương pháp trấn an họ…; các bà nội trợ trông thấy các việc chợ búa, bếp núc, chi tiêu, bổn phận chăm sóc con cái và cả hạnh phúc gia đình, v.v. Vậy thế giới, qua các hình thức sinh hoạt náo nhiệt và đa dạng đó thật sự là gì?

 

Dưới một góc nhìn khác, cụ thể và trực tiếp hơn, xuyên qua sự cảm nhận của các cơ quan giác cảm, thì mỗi người trong chúng ta trông thấy thế giới hiện ra với mình như thế nào? Chúng ta trông thấy bóng dáng, màu sắc, các sự chuyển động hiện ra chung quanh mình qua trung gian của cơ quan thị giác; chúng ta nghe thấy âm thanh, tiếng nói, tiếng khóc, tiếng cười qua trung gian của cơ quan thính giác; chúng ta ngửi thấy mùi thơm, mùi thối qua trung gian của cơ quan khứu giác; chúng ta nếm thấy vị ngọt, vị cay, vị đắng qua trung gian của cơ quan vị giác; chúng ta nhận thấy các sự cọ sát và đụng chạm thích thú hay đau đớn trên da thịt qua cơ quan xúc giác; chúng ta ý thứcdiễn đạt các cảm nhận của ngũ giác qua trung gian của cơ quan tâm thần là não bộ. Căn cứ vào các sự cảm nhận ấy mỗi người trong chúng ta hình dung ra một thế giới riêng cho mình, một thế giới mang tính cách cá nhân, tùy thuộc vào khả năng và sự bén nhạy của ngũ giáctâm thần mình. Các thế giới mang tính cách cá nhân đó – tạo ra bởi ngũ giáctâm thần của mỗi cá thểhoàn toàn khác biệt nhau. Đó là một trong các khía cạnh căn bản nhất phản ảnh sự khác biệt va đa dạng giữa con người với nhau.

 

Nếu nhìn vào thế giới qua một góc nhìn khác nữa, dựa vào các sự suy nghĩ, xúc cảm, các sự liên tưởngnhận định của mình, thì chúng ta sẽ trông thấy thêm một thế giới khác nữa, đó là thế giới hiện ra trong tâm thần. Thế giới tạo tác bên trong tâm thần đó có thể là một thế giới vui tươi, đầy hứa hẹn, nhưng cũng có thể là một thế giới đau thương, đen tối và hung bạo. Tuy nhiên thế giới đó có thể là một thế giới nhân từ, yêu thương và chia sẻ, hoặc cũng có thể là một thế giới hận thù, ích kỷ, tham lam và biển lận. Thế giới tạo tác trong tâm thần đó hiện ra tùy thuộc vào tánh tình, tuổi tác, chủng tộc, giáo dục, tín ngưỡng, hoàn cảnh, kinh nghiệm sống và cả quá khứ của mỗi cá thể.

 

Tóm lại là có ba thế giới: thế giới vật lý bên ngoài, thế giới cảm nhận bởi các giác quan của mình và thế giới do mình hình dung ra trong tâm thức mình. Thế nhưng chúng ta thì lại có cảm giác thế giới chỉ là một, các sự trông thấy và cảm nhận xuyên qua lục giác của mình đúng thật là như thế, các sự nhận thứcsuy nghĩ của mình phù hợp với hiện thực đang chuyển động và biến dạng chung quanh mình. Đấy là yếu tố tiên khởi nhất khiến đưa đến mọi sự rắc rối trong sinh hoạt của con ngườixã hội nói chung.

 

Thật vậy, những gì mà mỗi người trong chúng ta trông thấy, cảm nhận hay nhận thức được hoàn toàn khác biệt nhau, chẳng những không phản ảnh được hiện thực đúng với nó mà còn hoàn toàn ‘bất hợp lý’. Không có hai sự trông thấy nào, cảm nhận nào hay nhận thức nào về hiện thực hoàn toàn giống như nhau. Điều đó đôi khi khiến chúng ta cảm thấy bực tức hoặc hoang mang. Phật giáo gọi sự bực tức và hoang mang ấy là sự ‘thiếu hiểu biết’ (avijjā / ignorance / u mê), một sự lừa phỉnh (moha / delusion / ảo giác), nói một cách khác là xem những gì ‘không thật’ là ‘thật’. Chủ đích của Phật giáoxóa bỏ tình trạng lầm lẫn đó hầu đánh thức con người trước hiện thực. Sự xóa bỏ ảo giáctình trạng bực tức và hoang mang đó trong tâm thần mình gọi là sự ‘thức tỉnh’. Sự thức tỉnh đó cũng tương tự như giật mình thức giấc sau một cơn ác mộng, giúp mình nhận thấy được môi trường chung quanh mình xuyên qua ngũ giác của mình. Sự thức tỉnh đó, sự xóa bỏ ảo giác đó, còn được gọi bằng các thuật ngữ khác là sự ‘giác ngộ’, sự  ‘tỉnh ngộ’ hay ‘trí tuệ’, nói chung các chữ này có nghĩa là một sự ‘hiểu biết đúng đắn và chính xác’ về hiện thực, tiếng Pali là bodhi, vijja, ñāṇa, paññā… Vậy sự hiểu biết đúng đắnchính xác đó là về cái gì? Đó là bản chất của thế giới và sự vận hành của thế giới.

 

Nếu quyển I nêu lên một vài ý niệm về bản chất của thế giới qua các sắc thái phức tạp của nó, chẳng hạn như vài khía cạnh đa dạng được nêu lên trong lời mở đầu trên đây, thì quyển II này sẽ nêu lên sự vận hành của thế giới. Sự vận hành đó xoay quanh một nguyên lý vô cùng chặt chẽ, chi phối toàn bộ sự chuyển động của thế giới và cả vũ trụ, kể cả những gì bên trong tâm thức con người. Nguyên lý đó tiếng Pali gọi là Paṭiccasamuppāda, tiếng Phạn là Pratītyasamutpāda, tạm dịch sang tiếng Việt là Nguyên lý tương liên tương tác và tương tạo giữa mọi hiện tượng, tuy dài dòng nhưng cách gọi này nói lên được đầy đủ ý nghĩa hàm chứa trong thuật ngữ bằng tiếng Pali. Trong các ngôn ngữ Tây phương có một từ tương đối gần với ý nghĩa của thuật ngữ này, đó là chữ Interdependence, thế nhưng chữ này thì lại chỉ có nghĩa là ‘lệ thuộc lẫn nhau’, không nói lên được sự hình thành và chuyển động của mọi hiện tượng trong thế giới.  Các học giả Phật giáo Tây phương ngày nay đề nghị nên gọi nguyên lý này: Dependent origination, Dependent arising, Conditioned co-production, Conditional co-production, Interdependent co-arising, v.v., nói chung thì các chữ này có nghĩa là ‘Sự tương tạo do nguyên nhânđiều kiện mà có’. Kinh sách Hán ngữ gọi là Nhân duyên sinh (因縁生) hay Duyên khởi pháp (緣起法). Kinh sách tiếng Việt dựa vào thuật ngữ tiếng Hán này để gọi nguyên lý tương liên là duyên khởi, chữ duyên trong trường hợp này không có nghĩa là duyên dáng mà là một sự gặp gỡ, một sự kết hợp hay trùng hợp, ngay cả chữ duyên trong tiếng Hán và cả tiếng Việt cũng là một từ lỗi thời, một từ đã xưa, không còn thông dụng, chẳng hạn như trường hợp của chữ ‘duyên nợ’. Sử dụng từ này để nói lên một nguyên lý vô cùng sâu sắc và bao quát, một khám phá vô song của Đức Phật, là một điều đáng tiếc.

 

Trở lại với chữ Paṭiccasamuppāda trong tiếng Pali thì chữ này là một từ ghép (paṭicca+sam+uppāda), chữ paṭicca có nghĩa là lệ thuộc vào một cái gì đó, tùy thuộc vào một sự kiện nào đó (dependent on),  chữ sam có nghĩa là phù hợp với nó (well), chữ uppada có nghĩa là hiển hiện hay phát sinh (arising). Nói chung, một hiện tượng không thể nào tự nó hiện hữu một cách độc lập được, mà phải liên kết với các hiện tượng khác với tư cách là các điều kiện cần thiết. Qua góc nhìn đó thì tất cả các hiện tượng trong thế giới đều liên kết với nhau, xa hay gần, chặt chẽ hay hời hợt, không có bất cứ một hiện tượng nào có thể tách ra khỏi các hiện tượng khác. Nếu một trong số các hiện tượng trong thể dạng tương kết đó biến đổi thì nó sẽ khiến các hiện tượng khác liên kết vớibiến đổi theo. Sự liên kếtbiến đổi đó biến thế giới thành một sự chuyển động liên tục. Sự hiện hữu của con người cũng vậy, cũng gia nhập vào sự chuyển động chung đó của thế giới và cả vũ trụ. Sự hiện hữu của một cá thể liên kết với vô số các hiện tượng khác với tư cách là các điều kiện cần thiết là như vậy. Sự chuyển động thường xuyên đó của các hiện tượng lại tiếp tục thay nhau tạo ra các nguyên nhân tất yếu khác, biến sự hiện hữu trong hiện tại của cá thể ấy trở thành môt sự hiện hữu khác trong tương lai, liên hệ với sự hiện hữu trước đó của chính nó trong quá khứ.

 

Sở dĩ dài dòng là để nói lên tầm quan trọng của nguyên lý này trong Giáo lý Phật giáo. Thật vậy, có thể nói rằng nguyên lý tương liên tương tác và tương tạo giữa mọi hiện tượng nói lên sự vận hành của vũ trụkhám phá to lớn nhất và chủ yếu nhất của Đức Phật. Nguyên lý này không những làm nền tảng cho toàn bộ Giáo lý của Ngài, mà còn mang lại một sự hiểu biết căn bản và bao quát về thế giới và sự vận hành của thế giới, thuộc các lãnh vực triết học, khoa học, tâm lý học, siêu hình học, nói chung là sự hiểu biết. Nguyên lý đó không những tác động đến thế giới vật lý bên ngoài mà cả thế giới nội tâm bên trong tâm thức con người. Các khoa học gia và các triết gia ngày nay đều khâm phục trước khám phá đó của Đức Phật, một sự khám phá vô cùng độc đáo, chưa từng có ai biết đến hay nói đến. Toàn bộ Quyển II này sẽ xoay quanh chủ đề trên đây, và sẽ gồm có hai phần: phần thứ nhất là phần trích dẫn một số bài thuyết giảng của Đức Phật về nguyên lý tương liên, phần thứ hai là phần chuyển ngữ một số bài giảng và sách của các vị đại sưhọc giả hiện đại nêu lên nguyên lý này.

 

Ngoài ra trong quyển II cũng có một vài thay đổi nhỏ về kỹ thuật. Dù các bản dịch tiếng Việt được căn cứ và đối chiếu giữa các bản dịch tiếng Anh và tiếng Pháp, thế nhưng dịch giả của các bản dịch này sẽ không nêu lên trong từng trường hợp để tránh dài dòng và lặp đi lặp lại. Với chủ đích này các bản dịch trong Đại tạng kinh tiếng Việt và tiếng Hán cũng sẽ không được trích dẫn, tuy nhiên trong một vài trường hợp cách tìm các bài giảng này trong Đại Tạng Kinh tiếng Việt sẽ được chỉ dẫn hầu các độc giả quen thuộc với các thuật ngữ tiếng Hán có thể tham khảo thêm nếu cần.

 

 Bures-Sur-Yvette, 07.07.25 Hoang Phong


Phần I

Các bài giảng của Đức Phật

về Nguyên lý tương liên

 

Sự giác ngộ của Đức Phật

 

Trong châu thổ sông Hằng, cách nay hơn hai-mươi-lăm thế kỷ, có một người thanh niên từng ray rứt và khắc khoải trước khổ đau của tất cả chúng sinh. Thân phận mình, với tư cách là một chúng sinh, cũng từng là nhân chứng của khổ đau, vừa sinh ra đời thì mẹ mất. Lớn lên, khi lập gia đình và khi vợ vừa hạ sinh, thì người thanh niên cũng ý thức được trách nhiệm của mình trước sự sinh đó. Sự sinh chẳng phải đi kèm với sự già nua và cái chết hay sao? Cảnh huống đó không những sẽ xảy đến với con mình mà với tất cả chúng sinh, không ngoại trừ một ai cả.

 

Người thanh niên tràn đầy lòng thương cảm đó mang một hoài bão thật to lớn, một lý tưởng thật phi thường, quyết tâm rời bỏ gia đình ra đi tìm một giải pháp làm cho sự già nua và cái chết của tất cả chúng sinh phải chấm dứt. Sau những chặng đường gian lao và khắc khổ, người thanh niên cương quyết đó yên lặng ngồi xuống dưới gốc một cội cây đa trong một khu rừng hoang vắng, tập trung tâm thần lắng sâu vào thiền định và đã khám phá ra nguyên nhân sâu xa đưa đến sự già nua và cái chết. Nguyên nhân đó là sự sinh, sự sinh là điều kiện tất yếu, là yếu tố cần thiết và bắt buộc, đưa đến sự già nua và cái chết: ‘Khi cái này có, cái kia có’. Khi sự sinh có, sự già nua và cái chết có. Không thể nào làm tan biến được sự già nua và cái chết bằng cách cải thiện sự già nuachận đứng cái chết, bởi vì các chuyện đó không thể nào làm được, một khi các thứ ấy đã gia nhập vào sự chuyển động chung của thế giới.

 

Vì vậy, nếu muốn xóa bỏ sự già nua và cái chết thì phải làm cho sự sinh không phát sinh: ‘Khi cái này không có, cái kia không có’. Khi sự sinh không phát sinh, sự già nua và cái chết không phát sinh. Sự thật đơn giản đó phản ảnh một quy luật thật dễ hiểuquy luật nguyên-nhân-hậu-quả, nhưng thật ra là một ứng dụng rút tỉa từ một nguyên lý toàn cầu vô cùng vững chắc, không có một ngoại lệ nào cả. Đó là Nguyên lý tương liên tương kết và tương tạo giữa mọi hiện tượng (Paṭiccasamuppāda), chi phối sự vận hành của toàn thể vũ trụ, từ vũ trụ vật lý bên ngoài cho đến thế giới nội tâm của một cá thể.  

 

Người thanh niên phát hiện ra nguyên lý đó về sự vận hành của vũ trụ mang tên là Siddhatta Gotama / Tất-đạt-đa Cồ-dàm, và sự khám phá đó đã biến người thanh niên trở thành một vị Phật / Buddha, có nghĩa là một vị Hiểu Biết, một vị Thức tỉnh, một vị Giác ngộ. Dưới đây là ba bài giảng của vị ấy tường thuật lại sự  Giác ngộ của chính mình:

 

 

Bài giảng thứ nhất về sự Giác ngộ

Bodhi Sutta - Ud 1.1

 

Bài giảng này còn mang một tựa khác là Paṭhamabodhisutta, tiền ngữ paṭhama có nghĩa là thứ nhất, đầu tiên. Bài giảng là những lời của Đức Phật mà một người tỳ-kheo được nghe và thuật lại, bài giảng này như sau:

 

Tôi từng được nghe như vầy, lúc đó Đấng Thế Tôn vừa mới đạt được Giác ngộ dưới cội Bồ-đề – cội cây của sự giác ngộ – và còn đang ngụ tại khu rừng Uruvelā, bên cạnh bờ sông Nerañjarā. Ngài ngồi dưới gốc của cội Bồ-đề trong một khóa thiền định kéo dài suốt bảy ngày và đã cảm nhận được niềm phúc hạnh của sự giải thoát. Trong đêm cuối cùng của ngày thứ bảy, vào lúc canh một, Ngài phát động sự tập trung tâm thần và hướng sự chú tâm của mình vào ý niệm về sự tương tạo mang tính cách lệ thuộc (paṭiccasamuppāda / dependent co-arising / sự tương liên tương tác và tương tạo giữa các hiện tượng) theo chiều thăng tiến như sau:

 

«Khi cái này , cái kia .

Khi cái này phát sinh, cái kia phát sinh.

 

Nói một cách khác:

 

-Sự u mê (vô minh) tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra sự tạo tác (các sự hình dung, suy nghĩ, tạo dựng,… phát sinh và hiển hiện trong tâm thần)

-Sự tạo tác tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra tri thức (conciousness / tâm trí, tâm thần)

-Tri thức tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra danh-xưng và hình-tướng (tên-gọi và các sự-vật).

-Danh-xưng và hình-tướng tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra sáu phương tiện giác cảm (sáu thể loại cảm nhận phát sinh từ năm cơ quan giác cảm và tâm thần).

-Sáu phương tiện giác cảm tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra sự tiếp xúc (giữa lục giác và các đối tượng của lục giác).

-Sự tiếp xúc tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra sự cảm nhận (feeling / sự nhận biết).

-Sự cảm nhận tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra sự thèm khát (craving / thèm muốn).

-Sự thèm khát tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra sự bám víu (clinging, grasping, attachment / sự chiếm hữu, tiếng Pali là upādāna, chữ này rất thường thấy trong các bài giảng, đó là nguồn gốc và nguyên nhân sâu xa nhất mang lại mọi thứ khổ đau).

-Sự bám víu tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra sự hình thành (becoming / sự trở thành).

-Sự hình thành tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra sự sinh».

 

«Sự sinh tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra sự già nua và cái chết, cùng các thứ lo buồn, ta thán, đớn đau và tuyệt vọng. Đấy là nguyên nhân tạo ra toàn thể cái khối khổ đau và khốn quẩn (bản chất của sự hiện hữu là một tổng thể gồm các thứ khổ đau, khốn quẩn, già nua và cái chết)».

 

Sau khi quán thấy được ý nghĩa của điều đó thì Đấng Thế Tôn thốt lên như sau:

 

«Khi người Bà-la-môn (trong trường hợp này là Đức Phật) hăng say lắng sâu trong [thể dạng] thiền định (jhāna / thiền-na),

Thì mọi hiện tượng đều hiện lên [với vị ấy] thật minh bạch.

Khi đã hiểu mọi hiện tượngnguyên nhân làm phát sinh ra chúng,

Thì mọi sự nghi hoặc (hoài nghi, lưỡng lự) nơi vị ấy đều tan biến hết».

 

Tiếp theo dưới đây là bài giảng thứ hai về sự Giác ngộ. Trong bài giảng này, chuỗi dài tương liên giữa các hiện tượng diễn tiến theo chiều đảo ngược.

 

 

Bài giảng thứ hai về sự Giác ngộ

Dutiyabodhi Sutta – Ud 1.2

 

Chữ dutiya có nghĩa là thứ hai. Bài giảng này như sau:

 

Tôi từng được nghe như vầy, lúc đó Đấng Thế Tôn vừa mới đạt được Giác ngộ dưới cội Bồ-đề – cội cây của sự giác ngộ – và còn đang ngụ tại khu rừng Uruvelā, bên cạnh bờ sông Nerañjarā. Ngài ngồi dưới gốc của cội Bồ-đề trong một khóa thiền định kéo dài suốt bảy ngày liền và đã cảm nhận được niềm phúc hạnh của sự giải thoát. Trong đêm cuối cùng của ngày thứ bảy, vào lúc canh hai, Ngài phát động sự tập trung tâm thần hướng sự chú tâm của mình vào ý niệm về sự tương tạo mang tính cách lệ thuộc theo chiều đảo ngược như sau: 

 

«Khi cái này không có, cái kia không có.

Khi cái này chấm dứt, cái kia chấm dứt.

 

Nói một cách khác:

 

-Sự chấm dứt u mê sẽ đưa đến sự chấm dứt tạo tác (các sự hình dung và tạo dựng, sự suy nghĩ).

-Sự chấm dứt tạo tác sẽ đưa đến sự chấm dứt tri thức.

-Sự chấm dứt tri thức sẽ đưa đến sự chấm dứt danh xưng và hình tướng.

-Sự chấm dứt danh xưng và hình tướng sẽ đưa đến sự chấm dứt của sáu phương tiện giác cảm.

-Sự chấm dứt của sáu phương tiện giác cảm sẽ đưa đến sự chấm dứt của sự tiếp xúc.

-Sự chấm dứt của sự tiếp xúc sẽ đưa đến sự chấm dứt của sự cảm nhận.

-Sự chấm dứt của sự cảm nhận sẽ đưa đến sự chấm dứt của sự thèm khát (bám víu).

-Sự chấm dứt của sự thèm khát sẽ đưa đến sự chấm dứt của sự bám víu

-Sự chấm dứt của sự bám víu sẽ đưa đến sự chấm dứt của sự hình thành (tạo tác).

-Sự chấm dứt của sự hình hành sẽ đưa đến sự chấm dứt của sự sinh.

 

Sự chấm dứt sự sinh cũng là sự chấm dứt già nua và cái chết, cùng các thứ lo buồn, ta thán, đớn đau và tuyệt vọng. Và đấy cũng là sự chấm dứt của toàn thể cái khối khổ đau và khốn quẩn».

 

Sau khi quán thấy được ý nghĩa của điều đó thì Đấng Thế Tôn thốt lên

như sau:

 

«Khi người Bà-la-môn hăng say lắng sâu vào thể dạng thiền định (jhāna),

Thì mọi hiện tượng đều hiện lên [với vị ấy] thật minh bạch.

Khi đã hiểu được sự chấm dứt của mọi hiện tượngnguyên nhân làm cho chúng chấm dứt,

Thì mọi sự nghi hoặc nơi vị ấy đều tan biến hết».

 

 

Bài giảng thứ ba về sự Giác ngộ

Tatiyabodhi Sutta – Ud 1.3

 

Chữ tatiya có nghĩa là thứ ba. Bài giảng này nêu lên sự diễn tiến lôi cuốn giữa các hiện tượng theo cả hai chiều thăng tiến và đảo ngược:

 

 Tôi từng được nghe như vầy, lúc đó Đấng Thế Tôn vừa mới đạt được Giác ngộ dưới cội Bồ-đề – cội cây của sự giác ngộ –và còn đang ngụ tại khu rừng Uruvelā, bên cạnh bờ sông Nerañjarā. Ngài ngồi dưới gốc của cội Bồ-đề trong một khóa thiền định kéo dài suốt bảy ngày liền và đã cảm nhận được niềm phúc hạnh của sự giải thoát. Trong đêm cuối cùng của ngày thứ bảy, vào lúc canh ba, Ngài phát động sự tập trung tâm thần hướng sự chú tâm của mình vào ý niệm về sự tương tạo mang tính cách lệ thuộc [giữa mọi hiện tượng] trước hết theo chiều thăng tiến và sau đó là chiều đảo ngược, như sau:

 

«Khi cái này , cái kia .

Khi cái này phát sinh, cái kia phát sinh.

Khi cái này không có, cái kia không phát sinh.

Khi cái này chấm dứt, cái kia chấm dứt’.

 

Nói một cách khác:

 

-Sự u mê tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra sự tạo tác.

-Sự tạo tác tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh ra tri thức.

-Tri thức tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh danh xưng (tên gọi) hình tướng.

-Danh xưng và hình tướng tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh sáu phương tiện (cơ quan) giác cảm.

-Sáu phương tiện giác cảm tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh sự tiếp xúc (giữa lục giác và các đối tượng của chúng).

-Sự tiếp xúc tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh sự cảm nhận.

-Sự cảm nhận tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh sự thèm muốn.

-Sự thèm muốn tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh sự bám víu.

-Sự bám víu tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh sự trở thành

-Sự trở thành (hình thành) tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh sự sinh.

 

Sự sinh tạo điều kiện cần thiết làm phát sinh sự già nua và cái chết, cùng các thứ lo buồn, ta thán, đớn đau và tuyệt vọng. Đấy là nguyên nhân tạo ra toàn thể cái khối khổ đau và khốn quẩn (sự hiện hữu mang đầy khổ đau của một cá thể).

 

Thế nhưng, sự suy giảm không lưu lại một chút tàn dư nào của sự u mê đó sẽ đưa đến sự chấm dứt tạo tác.

 

-Sự chấm dứt tạo tác đưa đến sự chấm dứt tri thức.

-Sự chấm dứt tri thức đưa đến sự chấm dứt danh-xưng và hình-tướng.

-Sự chấm dứt của danh xưng và hình tướng đưa đến sự chấm dứt của sáu chức năng giác cảm.

-Sự chấm dứt của sáu chức năng giác cảm đưa đến sự chấm dứt của sự tiếp xúc.

-Sự chấm dứt của sự tiếp xúc đưa đến sự chấm dứt của sự cảm nhận.

-Sự chấm dứt của sự cảm nhận đưa đến sự chấm dứt của sự thèm khát.

-Sự chấm dứt của sự thèm khát đưa đến sự chấm dứt của sự bám víu.

-Sự chấm dứt của sự bám víu đưa đến sự chấm dứt của sự trở thành (hình thành).

-Sự chấm dứt của sự trở thành đưa đến sự chấm dứt sự sinh.

 

Sự chấm dứt sự sinh sẽ đưa đến sự chấm dứt già nua và cái chết, cùng với sự chấm dứt các thứ lo buồn, ta thán, đớn đau và tuyệt vọng. Và đấy cũng là sự chấm dứt của toàn thể cái khối khổ đau và khốn quẩn».

 

Sau khi nhận thấy được ý nghĩa của sự kiện đó thì Đấng Thế Tôn thốt lên như sau:

 

«Đối với một người Bà-la-môn hăng say lắng sâu vào thiền định,

Thì mọi hiện tượng đều hiện lên [với vị ấy] thật minh bạch.

Vị ấy đứng lên, đuổi cổ đạo quân Ma vương (Māra).

Tương tự như mặt trời tỏa sáng cả bầu không gian».

 

 

Vài lời ghi chú

 

Ba bài giảng trích dẫn trên đây nêu lên thời điểm và khung cảnh mà Đức Phật đạt được Giác ngộ, và cả những lời giải thích của Ngài về sự Giác ngộ ấy của chính mình. Theo truyền thống văn hóasinh hoạt xã hội Ấn từ những thời kỳ xa xưa thì ban ngày gồm có ba thời: buổi sáng bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 10 giờ sáng, buổi trưa từ 10 sáng đến 2 giờ trưa, buổi chiều từ 2 giờ trưa đến 6 giờ chiều, và ban đêm thì gồm có ba canh: canh một bắt đầu từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối, canh hai từ 10 giờ tối đến 2 giờ khuya, canh ba từ 2 giờ khuya đến 6 giờ sáng. Đức Phật ngồi yên lặng suy tư dưới gốc một cội cây đa liên tiếp trong bảy ngày đêm như thế, và trong đêm cuối cùng thì đạt được Giác ngộ. Giác ngộ là một sự Hiểu biết siêu việt, một sự Thức tỉnh trước thực trạng của thế giới, một sự Quán thấy sâu xa về hiện thực và sự vận hành của vũ trụ. Vậy sự Giác ngộ, sự Hiểu biết, sự Thức tỉnh, sự Quán thấy ấy thực sự và chính xác là về ‘cái gì’ của hiện thực và về ‘khía cạnh gì’ trong sự vận hành của vũ trụ?

 

 Ý nghĩa của sự Giác ngộ

 

Giác ngộ là một thuật ngữ tiếng Hán, ‘giác’ (覺) có nghĩa là hiểu biết hay nhận biết về một cái gì đó, ‘ngộ’ (悟) có nghĩa là thấu triệt hay vỡ lẽ ra về một điều gì đó. Sự Giác ngộ là sự bùng lên của sự Hiểu biết, là sự Thức tỉnh đối với sự u mê và hoang mang của mình trước đây, là sự Quán thấy sâu sắc về một điều gì đó mà trước đây mình chưa hề biết đến. Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên đạt được những sự ‘giác ngộ’ nho nhỏ. Các đứa trẻ học được những điều mới lạ nơi nhà trường với các cô giáo và thầy giáo, chúng ta đọc sách mở mang thêm sự hiểu biết của mình, các triết gia trông thấy ngày càng sâu sắc và thực tế hơn về số phận của con người, các nhà thiên văn trông thấy các thiên hà ngày càng nhiều hơn và xa hơn trong không gian, các nhà vật lý học trông thấy ngày càng chính xác hơn các đặc tính của vật chất, các bác sĩ ngày càng chữa chạy được nhiều bệnh tật hơn, thuốc men cũng hiệu quả hơn…, các bà nội trợ ngày càng thành thạo trong việc giáo dục con cái, chợ búa và nấu ăn. Tất cả các các sự hiểu biết đó chỉ là những sự ‘giác ngộ’ vụn vặt, những sự ‘hiểu biết’ thứ yếu dựa vào hiện thực, căn cứ vào sự chuyển động của hiện thực.

 

   Sự Giác ngộ của Đức Phật mang các kích thước bao quát hơn nhiều, vượt lên trên các hiện tượng trong thế giới. Đức Phật trông thấy bản chất của thế giới, trông thấy nguyên tắc chi phối sự vận hành của thế giới, trông thấy sự lầm lẫn và hoang mang trong tâm thức con người, trông thấy nguyên nhân tạo ra sự già nua và cái chết, trông thấy phương cách làm cho sự già nua và cái chết phải chấm dứt, giúp con người thoát ra khỏi sự chuyển động của thế giới. Đấy là ý nghĩa của sự Giác ngộ mà người thanh niên Siddhatta Gotama đã đạt được trong một khu rừng thanh vắng khi hừng đông ló dạng.

 

Sự Giác ngộ có phải là một sự đột phát hay không ?

 

Sự Giác ngộ không hiện lên với người thanh niên Gotama một cách đột ngột vào canh ba trong khu rừng Uruvelā, mà bắt đầu từ canh một khi người thanh niên Gotama quán thấy được sự lôi cuốntrói buộc giữa các hiện tượng trong toàn thể vũ trụ theo chiều thăng tiến: ‘Khi cái nay có, cái kia có; khi cái này sinh ra, cái kia sinh ra’. Sự Giác ngộ của người thanh niên Gotama trở nên sâu sắc hơn sau đó vào canh hai, khi quán thấy chuỗi dài lôi cuốntrói buộc đó có thể diễn tiến theo chiều đảo ngược: Khi cái này không có, cái kia không có; khi cái này không sinh ra, cái kia không sinh ra. Khi sự sinh không sinh ra thì sự già nua và cái chết cũng sẽ không sinh ra.

 

Bước sang canh ba, lúc bình minh vừa ló dạng, thì sự quán thấy đó của người thanh niên lại càng trở nên sâu sắc hơn nữa. Các hiện tượng trong vũ trụ cùng nhau tương tác và chuyển động theo cả hai chiều: tạo tác hoặc hủy hoại, hình thành hay tan biến. Nguyên lý tương liên, tương tác và tương tạo đó không những phản ảnh sự chuyển động và phương cách vận hành của các hiện tượng vật lý trong vũ trụ mà cả các xúc cảm, các ý nghĩ, các tác ý, các sự tưởng tượng, hình dung hiện lên trong tâm thức, nói chung là các hiện tượng trong tâm thần của một cá thể. Ứng dụng chủ yếu nhất rút tỉa từ nguyên lý đó là cách hướng vào sự đảo ngược của sự níu kéo giữa các hiện tượng làm cho sự sinh không phát sinh, giúp con người đứng ra bên ngoài sự chuyển động của thế giới. Người thanh niên Siddhatta Gotama của đêm hôm trước, sau khi khám phá ra sự Giác ngộ đó, từ từ đứng lên khi bình minh ló dạng và trở thành một vị Phật (Buddha). Đạo quân ma vương ẩn nấp trong đêm cũng tan biến hết dưới ánh nắng mặt trời, đánh dấu một ngày lịch sử trong nền tư tưởng của nhân loại trên địa cầu này.

 

Những gì trên đây cho thấy sự Giác ngộ là một quá trình hiểu biết, nhưng không phải là một cảm ứng hiện lên một cách bất chợt trong tâm thức, cũng không phải là cách tiếp nhận một phép lạ hiện ra từ bên ngoài. Dưới đây chúng ta sẽ tiếp tục suy luận xa hơn về quá trình hình thành đó của sự Giác ngộ.

 

Sự Giác ngộ và nguyên lý tương liên

 

Sự diễn tiến trên đây cho thấy sự Giác ngộ hoàn hảo không hiện lên với người thanh niên một cách đột ngột vào lúc canh ba, mà là kết quả mang lại từ một quá trình suy tư trước đó, bắt đầu từ canh một. Xa hơn nữa thì sự Giác ngộ đó manh nha từ bảy ngày trước, khi người thanh niên Gotama bắt đầu ngồi xuống để thiền định. Xa hơn nữa thì ngay từ lúc còn là một cậu bé sống với cha là vị quản lý bộ tộc Sakya, thì cậu bé ấy cũng đã từng đạt được cấp bậc thứ nhất trong phép thiền định, khi ngồi một mình dưới gốc một cây táo đỏ để suy tư. Xa hơn nữa, khi người thanh niên ấy vừa sinh ra đời thì mẹ qua đời vì hậu sản, sự mất mát đó có thể là cả một sự ray rứt trong lòng người thanh niên từ tuổi ấu thơ. Khi vợ mình hạ sinh thì người thanh niên Gotama cũng chợt ý thức được trách nhiệm của mình trước sự sinh đó.

 

Sự sinh chẳng phải là nguyên nhân và nguồn gốc của khổ đau, của già nua và cái chết hay sao? Sự trực nhận đó có thể đã khiến người thanh niên Gotama rời bỏ gia đình để mong cầu một giải pháp làm cho sự sinh của mẹ mình trước kia, của con mình sau này và của tất cả chúng sinh trong muôn ngàn thế giới không còn xảy ra được nữa. Sự Giác ngộ phải chăng đã âm thầm manh nha trong tâm thức của người thanh niên từ thuở ấy, kể cả từ trước đó qua các tiền kiếp của người thanh niên thuật lại trong tập bài giảng Jātaka (Bổn sanh kinh)? Sự Giác ngộ đó của người thanh niên Gotama cách nay đã hơn hai-ngàn-năm-trăm năm vẫn còn tiếp tục tác động gây ra các cảm ứng cho cả những người Phật giáo ngày nay. Chuỗi liên kết và níu kéo trên đây là một thí dụ minh họa một trường hợp liên hệ với nguyên lý tương liên.

 

Mọi hiện tượng, dù là thuộc thế giới vật lý bên ngoài hay thế giới nội tâm bên trong của của mỗi cá thể con người, thì tất cả đều tương liên, tương kết để cùng tạo ra vô số các chuỗi dài lôi cuốn, liên kết và níu kéo lẫn nhau. Nếu là một chuỗi dài diễn tiến theo chiều thăng tiến thì sẽ đưa đến sự hình thành một cái gì khác, nếu diễn tiến theo chiều đảo ngược thì chuỗi dài ấy sẽ đưa đến sự hủy hoại hay tan biến của một cái gì đó đã được tạo ra trước đó. Sự hình thành và hủy hoại đó tạo ra một thế giới vô cùng phức tạp, khiến con người lặn ngụp và bị cuốn trôi trong đó. Tình trạng đó khiến chúng ta trông thấy thế giới tương tự như ‘một mớ bòng bong’, ‘một ống chỉ rối’, ‘một đống dây thừng’, ‘một đống hỗn tạp’, ‘một đám lau sậy rậm rạp’ –  các hình ảnh ẩn dụ này được vạy mượn từ một bài giảng của Đức Phật mang tựa là Bài giảng dài về các nguyên nhân chủ yếu / Mahā nidāna sutta (DN 15). Bài giảng này sẽ được chuyển ngữ trong bài thứ 2 tiếp theo bài thứ nhất này.

 

Dưới đây chúng ta lại tìm hiểu nguyên lý tương liên qua một góc nhìn khác.

 

Nguyên lý tương liên và khái niệm về ba thế giới

 

Chúng ta trông thấy thế giới chỉ là một, tương tự như một ‘mớ bòng bong’, ‘một cuộn chỉ rối’, ‘một đống giây thừng’, không biết đầu mối là ở chỗ nào. Điều này đôi khi khiến chúng ta nghĩ rằng đấy là do ý chí của một vị Tối thượng… Đức Phật trông thấy thế giới minh bạch hơn, thế giới gồm có ba thể dạng khác nhau, nhưng cũng có thể xem là ba thế giới hoàn toàn khác biệt nhau. Thế giới thứ nhất là thế giới vật lý chuyển động trong khung cảnh không gianthời gian bên ngoài tâm thức của một cá thể. Thế giới thứ hai là thế giới tạo ra bởi các cảm nhận phát sinh từ lục giác – gồm ngũ giáctâm thần – của từng mỗi cá thể, và cũng có nghĩa là một thế giới mang tính cách cá nhân, tùy thuộc vào khả năng và sự bén nhạy của lục giác của các cá thể ấy. Thế giới này thu hẹp hơn so với thế giới thứ nhất, bởi vì nó là kết quả mang lại từ sự sinh hoạt của lục giác một cá thể. Vì vậy nên thế giới này còn được gọi là thế giới của sự sống hay thế giới của chúng sinh (sattaloka). Mỗi người trong chúng ta đều hàm chứa một thế giới của sự sống (sattaloka) cá nhân, tức là thế giới của sự sống riêng cho mình, do mình tự tạo ra cho mình. Thế giới thứ ba là thế giới của sự tạo tác tâm thần (saṅkhāraloka), tức là thế giới hiển hiện bên trong tâm thức của mỗi cá thể xuyên qua các sự nhận định, tưởng tượng, hình dung, suy đoán và phóng tưởng của mình. Thế giới thứ ba này cũng tương tác và lệ thuộc vào thế giới thứ hai là thế giới phát sinh từ các sự cảm nhận của lục giác. Thế giới thứ ba này – tức là thế giới tạo tác trong tâm thần (saṅkhāraloka) – là nguyên nhân đưa đến sự hiện hữu trong tương lai của một cá thể. Dù thế giới này mang tính cách hoàn toàn cá biệtcá nhân, thế nhưng nó vẫn tiếp tục tương tác và chuyển động chung với thế giới tạo ra bởi các sự cảm nhận của lục giác (sattaloka) và cả thế giới vật lý bên ngoài. Đồng thời tất cả ba thế giới đó – thế giới vật lý, thế giới của sự sống, thế giới tạo tác trong tâm thần – cùng chia sẻ với nhau các kích thước chung, các yếu tố chung, là thời giankhông gian. Nguyên lý tương liên vô cùng phức tạp là như vậy.

 

Thế nhưng đối với Phật giáo thì không gianthời gian mang tính cách chu kỳ, do vậy sự hiện hữu của con người, của từng mỗi cá thể, đều cùng vướng mắc vào ba thế giới đó, cùng xoay vần với ba thế giới đó qua các chu kỳ hiển hiện và tan biến, tan biến và hiển hiện, trong bối cảnh chung là không gianthời gian. Khái niệm về ba thế giới đã được giải thích sơ lược và ngắn gọn trong quyển I, những gì nêu lên trên đây là cách nêu lên ba thế giới ấy trong khung cảnh của nguyên lý tương liên.

 

Tiếp tục dưới đây là một bài thuyết giảng nêu lên những lời tự thuật của Đức Phật về sự khám phá của Ngài về nguyên lý tương liên và cả khía cạnh ứng dụng là cách vượt thoát ra khỏi khổ đau, sự già nua và cái chết. Bài giảng này như sau:

 

 

Bài thuyết giảng về nguyên lý tương liên

Paṭiccasamuppāda Sutta - SN 12.2

 

«Này các tỳ-kheo, trước khi đạt được giác ngộ, lúc đó ta còn là một người Bồ-tát (Boddhisatta), ta cũng đã có cảm giác là tất cả chúng sinh trong thế giới này đều lâm vào cảnh khổ đau, không ngoại trừ một ai cả. Chúng sinh được sinh ra, già nua và chết, và lại được sinh ra sau đó. Nếu chúng sinh không tìm thấy phương cách giúp mình thoát ra khỏi khổ đau – tức là thoát ra khỏi sự già nua và cái chết – thì làm thế nào để mà thoát ra cảnh huống ấy (sự già nua và cái chết)?

 

Này các tỳ-kheo, ta tự hỏi các yếu tố cần thiết nào (các nguyên nhân trói buộc nào) tạo ra sự sinh, sự già nua và cái chết. Các điều kiện tất yếu nào gây ra sự già nua và cái chết? Trong lúc ta tập trung tâm thần hướng vào sự hiểu biết thì câu trả lời cho thắc mắc đó hiện ra với ta vô cùng minh bạchtrong sáng.

 

-Chính vì có sự sinh nên sự già nua và cái chết hiện hữu (xảy ra). Sự già nua và cái chết là các điều kiện tất yếu (các nguyên nhân, các yếu tố cần thiết và bắt buộc) tạo ra bởi sự sinh.

-Chính vì có một quá trình hình thành xảy ra nên sự sinh hiện hữu (xảy ra). Sự sinh là điều kiện  tất yếu (yếu tố cần thiết) tạo ra bởi sự hình thành.

-Chính vì có sự bám víu xảy ra nên quá trình hình thành hiện hữu. Quá trình hình thành là điều kiện tất yếu tạo ra bởi sự bám víu.

-Chính vì có sự thèm khát thích thú (dục vọng) xảy ra nên sự bám víu hiện hữu. Sự bám víuđiều kiện tất yếu tạo ra bởi sự thèm khát thích thú.

-Chính vì có sự cảm nhận xảy ra nên có sự thèm khát thích thú. Sự thèm khát thích thúđiều kiện tất yếu tạo ra bởi sự cảm nhận.

-Chính vì có sự tiếp xúc xảy ra nên sự cảm nhận hiện hữu. Sự cảm nhận là điều kiện tất yếu tạo ra bởi sự tiếp xúc.

-Chính vì có các cơ sở giác cảm (lục giác) nên sự tiếp xúc hiện hữu. Sự tiếp xúcđiều kiện tất yếu tạo ra bởi các cơ sở giác cảm.

-Chính vì có các hiện tượng tâm thầnvật lý (các đối tượng cảm nhận của lục giác) nên các cơ sở giác cảm hiện hữu. Các cơ sở giác cảm là các điều kiện tất yếu tạo ra bởi các hiện tượng tâm thầnvật lý

-Chính vì có tri thức giác cảm (tri thức nhận biếtsuy diễn các tín hiệu của ngũ giác đưa lên não bộ) nên các hiện tượng tâm thần hiện hữu. Các hiện tượng tâm thầnvật lý là các điều kiện tất yếu tạo ra bởi tri thức giác cảm.

-Chính vì có các sự tạo tác tâm thần (các sự hình dung và tạo dựng trong tâm thức) nên tri thức giác cảm hiện hữu. Tri thức giác cảm là điều kiện tất yếu tạo ra bởi các sự tạo tác tâm thần.

-Chính vì có sự u mê (vô minh) nên các sự tạo tác tâm thần hiện hữu. Các sự tạo tác tâm thần là các điểu kiện tất yếu tạo ra bởi sự u mê;

 

Sau đó Đức Phật lập lại diễn tiến trên đây, nhưng bằng một cách khác (theo chiều ngược lại):

 

-Chính vì các điều kiện tất yếu (các hậu quả, các yếu tố) tạo ra bởi sự u mê nên các sự tạo tác tâm thần hiển hiện.

-Chính vì điều kiện tất yếu tạo ra bởi các sự tạo tác tâm thần nên tri thức giác cảm hiển hiện.

-Chính vì các điều kiện tất yếu tạo ra bởi tri thức giác cảm nên các hiện tượng tâm thầnvật lý hiển hiện.

-Chính vì các điều kiện tất yếu tạo ra bởi các hiện tượng tâm thầnvật lý nên các cơ sở giác cảm hiển hiện.

-Chính vì điều kiện tất yếu tạo ra bởi các cơ sở giác cảm nên sự tiếp xúc hiển hiện.                 

-Chính vì điều kiện tất yếu tạo ra bởi sự tiếp xúc nên sự cảm nhận hiển hiện.

-Chính vì điều kiện tất yếu tạo ra bởi sự cảm nhận nên sự thèm khát thích thú hiển hiện.

-Chính vì điều kiện tất yếu tạo ra bởi sự thèm khát thích thú nên sự bám víu hiển hiện.

-Chính vì điều kiện tất yếu tạo ra bởi sự bám víu nên quá trình hình thành hiển hiện.

-Chính vì điều kiện tất yếu tạo ra bởi quá trình hình thành nên sự sinh hiển hiện.

 

Chính vì các điều kiện tất yếu tạo ra bởi sự sinh nên sự già nua, cái chết, lo buồn, ta thán, đớn đau, khổ nhọc và khốn quẫn hiển hiện. Sở dĩ toàn thể cái khối khổ đau hiển hiện là như vậy.

 

Này các tỳ-kheo, sự quán thấy nội tâm sâu sắc, sự hiểu biết mang lại từ phép thiền định, cùng với trí tuệ, kiến thức (các kinh nghiệm hiểu biết), ánh sáng tỏa ra từ những gì chưa từng có ai nói đến, [tất cả đều] bùng lên (tỏa ra, hiện ra) trong ta. Ta trông thấy thật minh bạch nguồn gốc của toàn thể cái khối khổ đau (cái khối khổ đau ở đây có nghĩa là thân xác và tâm thần của mỗi chúng sinh, nói chung là sự hiện hữu của một cá thể)».

 

Đấy là những lời giảng mà Đấng Thế Tôn nêu lên, toàn thể các tỳ-kheo đều hân hoan trước những lời giảng ấy.

 

                                                                                                                            Bures-Sur-Yvette, 22.07.25

                                                                         Hoang Phong

 

(Còn tiếp)




 

Tạo bài viết
09/10/2016(Xem: 13514)
27/08/2014(Xem: 15236)
01/04/2017(Xem: 25459)
06/12/2022(Xem: 8013)
Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, tuyên bố ông sẽ có người kế nhiệm sau khi ông qua đời, dập tắt mọi đồn đoán về việc liệu thể chế 600 năm tuổi này có kết thúc khi ông viên tịch hay không.
Tòa án Tối cao phán quyết rằng một nữ tu Phật giáo đã thọ giới đầy đủ phải được chính thức công nhận là một tỳ kheo ni—lần đầu tiên tòa án tối cao của Sri Lanka phán quyết rằng nhà nước có nghĩa vụ theo hiến pháp phải đối xử với một tỳ kheo ni ngang bằng như với một tỳ kheo.
Thầy Chân Pháp Từ, người xuất thân từ Làng Mai của thiền sư Nhất Hạnh, đang trụ trì đạo tràng Tâm Kim Cương, Hawaii, trao đổi với Nguyễn Hòa, tại chùa Phổ Giác, Novato, California. Ngày 25/5/2025.