6. Đức Phật

14/09/201012:00 SA(Xem: 24167)
6. Đức Phật

NHỮNG HẠT NGỌC TRÍ TUỆ PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Gems of Buddhist Wisdom
Buddhist Missionary Society, Malaysia, 1983, 1996
Thích Tâm Quang dịch

II. ĐỨC PHẬTGIÁO LÝ CỦA NGÀI



6. ĐỨC PHẬT

 - Hòa Thượng Narada Mahathera


Đức Phật là một chúng sanh độc nhất vô nhị. Ngài là nhà tư tưởng sâu xa nhất, diễn giả có tài thuyết phục nhất, người làm việc đầy nghị lực nhất, nhà cách mạng thành công nhất, một vị đạohết sức từ bikhoan dung, người quản lý hành chánhnăng lực nhất. Đặc tính trứ danh nhất của Ngài là sự thanh tịnh tuyệt đốithánh tính toàn hảo. Ngài hết sức thanh tịnhhết sức thánh thiện khiến người ta gọi Ngài "Bậc Thánh Thiện nhất trong các Bậc Thánh" Ngài là gương mẫu toàn vẹn của tất cả các đức hạnh. Ngài thuyết giảng không bao giờ Ngài tỏ ra giới hạnh yếu kém. Người nào đã tiếp xúc với Ngài đều phải công nhận sự vĩ đại không thể nghĩ bàn và đều bị ảnh hưởng sâu xa bởi cá tính có sức lôi cuốn như nam châm của Ngài. Thiện chí, trí tuệ, từ bi, phục vụ, từ bỏ thế tục, cuộc đời gương mẫu, phương pháp không thể chê trách dùng trong việc truyền bá giáo pháp, và sự thành công cuối cùng của Ngài - tất cả những yếu tố trên đây đã góp phần tôn vinh Đức Phật bậc Đạo Sư vĩ đại nhất.

Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên tích cực nhất trên thế giới. Ngài đi hết chỗ này đến chỗ kia trong 45 năm dài để thuyết giảng cho đại chúng và giới trí thức. Cho đến giờ phút cuối cùng, Ngài phục vụ nhân loại cả về gương mẫu lẫn giới luật. Những đệ tử xuất sắc của Ngài theo gương Ngài. Không một đồng xu dính túi, những đệ tử này đã đi tới miền đất xa xăm để truyền bá giáo Pháp, không mong được đền đáp gì.

"Hãy tinh tấn lên các con" đó là lời nói cuối cùng của Đức Phật. Giải thoátthanh tịnh không thể đạt được nếu khôngnỗ lực cá nhân. Những lời cầu nguyện xin can thiệp hộ bị phản đối kịch liệt trong Phật Giáo, thay vì cầu nguyệnthiền định dẫn đến tự kiềm chế, thanh tịnhgiác ngộ. Mục tiêu sứ mạng của Đức Phật là để cứu chúng sanh thoát khổ đau bằng cách diệt trừ nguyên nhân gây ra và chỉ dạy phương cách chấm dứt sanh tử nếu ai mong muốn. Tuy nhiên, Đức Phật cũng dẫn giải chi tiết trong nhũng bài thuyết pháp hướng về sự tiến bộ thế giới. Cả hai sự tiến bộ vật chất lẫn tinh thần đều cần thiết cho việc phát triển một quốc giatư tưởng chủ nghĩa vật chất trên thế giới. Ta không nên tách rời cái này với cái kia, và cũng chẳng nên chỉ hoàn tất tiến bộ vật chất bằng cách hy sinh tiến bộ tinh thần như chúng ta thấy ngày nay ở một số quốc gia duy vật chủ nghĩa trên thế giới.

Pandit Nehru thường nhắc đến Đức Phật như người con vĩ đại nhất của Ấn Độ. Tiến Sĩ S. Radhakrishman, một nhà lãnh đạotriết gia Ấn, tán thán Đức Phật với những lời sau: "Nơi Đức Phật Cồ Đàm chúng ta thấy trí tuệ bậc thầy từ Phương Đông khoâng thua kém ai về ảnh hưởng đối với tư tưởngđời sống của loài người, và thiêng liêng đối với tất cả là người khai sáng ra truyền thống tôn giáoảnh hưởng sâu rộng hầu như không thua kém bất cứ tôn giáo nào khác. Ngài thuộc về lịch sử tư tưởng thế giới, là gia tài chung cho tất cả những người có văn hóa, xét bằng tri thức chính trực, tinh thần nghiêm chỉnhtuệ giác, chắc chắn Đức Phật là một trong những nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử."

Trong cuốn "Ba nhân vật vĩ đại nhất trong lịch sử", sử gia H.G. Wells viết:
"Nơi Đức Phật, các bạn thấy rõ Ngài là một nhân vật đơn giản, chân thành, lẻ loi, phấn đấu cho ánh sáng, một nhân vật sống chứ không phải thần thoại. Ngài cũng có bức thông điệp gửi cho nhân loại hoàn vũ. Nhiều những tư tưởng tuyệt diệu hiện đại của chúng ta rất gần gũi tương đồng với thông điệp của Ngài. Tất cả những đau khổ, bất mãn trong cuộc sống, theo Ngài dạy, là do lòng ích kỷ. Con người trước khi có thể trở nên thanh tịnh, người đó ph?i ngưng sống theo giác quan hoặc cho riêng chính mình. Rồi người đó mới trở thành một đại nhân. Nói một cách khác, Đức Phật kêu gọi lòng vị tha của con người năm trăm năm trước Chúa Christ. Trong một số phương diện, Ngài rất gần gũi với chúng ta, và nhu cầu của chúng ta hơn. Ngài cũng tỏ ra sáng suốt hơn Chúa Christ trong sự quan tâm phục vụhy sinh cho con người và ít mơ hồ hơn đối với vấn đề trường tồn bất tử của kiếp nhân sinh."
Đức Phật quả thực là một người nhưng là một người phi thường. Ngài không phải sinh ra là một Đức Phật nhưng Ngài tự phấn đấu rồi thành Phật. Ngài nhận thức được khả năng tiềm ẩnnăng lực sáng tạo của con người mà không tự đề cao Ngài như thánh thần, khuyên dạy tín đồ tích cực noi gương Ngài, vì Phật tính tiềm ẩn ở tất cả mọi người.

Đức Phật được tôn thờ như một đạo sư tinh thần tối thượng, nhưng không bao giờ muốn được sùng bái như một thượng đế mong muốn đặc ân trần tục hay tinh thần. Đức Phật không để lại một dấu hiệu gì, hay bất cứ gì để những tín đồ thuần thành có thể bám víu vào để suy tôn Ngài như thần thánh. Tuy nhiên, phải công nhận rằng không có một vị đạo sư nào lại "quá vô thầnhữu thần như Đức Phật", Bertrand Russell gọi Ngài một cách đứng đắn là "Người theo thuyết vô thần vĩ đại ở mọi thời đại".

Nhưng vô thần đây không được hiểu lầmđồng nghĩa với không tín ngưỡng. Muốn có hòa bình và hạnh phúc thực sự trong nhân loại, thức tỉnh tôn giáo chân thànhhết sức cần trong thế giới đạo đức lụn bại này. Điều quan trọng là không đặt niềm tin vào tín điều hay chỉ tuân hành nghi thức và lễ lạc, mà mà là đem lợi ích thực sự cho quần chúng, một cuộc sống tình thương lành mạnh, hữu ích, lẽ phảicông bằng căn cứ vào những nguyên tắc cao thượng của các đạo sư đáng kính.

Giáo Sư Joad tuyên bố: "Vào thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên, tại Ấn Độ và Trung Hoa, xuất hiện ba vị thầy vĩ đại, các vị này đã làm cho con người hiểu biết điều quan trọng chính đáng phải làm để tự cứu dù có Thượng Đế hay không có Thượng Đế; trong ba vị ấy người quan trọng nhất là Đức Phật Cồ Đàm."


Đức Phật nhấn mạnh sự quan trọng của giới hạnh như phương tiện đi tới mục đích. Ngài khuyên nên tu tập chánh tư duy về lòng vị tha, từ ái, tính không làm hại; chánh ngữ để có thể kiểm soát giọng lưỡi tác hại của mình; chánh nghiệp bằng cách kìm hãm không giết người hay muông thú; không trộm cắp trực tiếp hay gián tiếp, không tà dâm; và chánh mạngthoát khỏi sự bóc lộtbiển thủ hoặc bằng bất cứ phương tiện gì bất hợp pháp để thủ đắc của cải hay tài sản. Những dạng thức này hình thành nền tảng của giới hạnh.

Đức Phật truyền đạt thông điệp cao quý của Ngài về phục vụ vị tha, giới hạnhlòng từ ái vô bờ bến không những đến cho các vua, hoàng tử, nhà quý phái và người triệu phú, mà cũng cho người nghèo, người cùng đinhthiếu thốn. Ngài giúp cơ hội đồng đ?u cho tất cả mọi ngườinâng cao địa vị con người. Ngài tuyên bố con đường đi đến phát triển tinh thần mở rộng cho tất cả mọi người trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, sang hay hèn, thánh nhân hay tội lỗi, bất cứ ai muốn cải tà qui chính và tìm sự toàn bích.

Thường nhật Ngài thuyết giảng cho cả các thầy tu và cư sĩ. Điều mà Ngài dạy chỉ là một phần nhỏ nhoi của những điều mà ngài biết. Trong một dịp, Ngài cầm một nắm lá trong tay, và so sánh những điều Ngài giảng dạy chỉ như những lá trong tay; những điều Ngài không giảng dạy nhiều như lá trong rừng. Ngài chỉ dạy điều cần thiết cho sự giải thoát của chúng ta.

Thường lệ hàng ngày, Ngài nhằm vào người cần đến sự giúp đỡ của Ngài; Ngài chỉ dẫn, cổ vũ các đệ tử đã quy y tụ tập để nghe Ngài giảng, Ngài trình bày chi tiết pháp đến cả chư thiên. Ngày dạy Pháp cho quần chúng, cho những nhà trí thức. Lời Ngài dạy như sữa cho em nhỏ và như thịt cho người lớn. Trước khi thuyết giảng, Ngài thấy rõ người đói cần được ăn, thực phẩm cần thiết cho cơ thể thì pháp cũng cần thiết cho tâm. Ngài săn sóc người bệnh bằng chính bàn tay Ngài, Ngài tuyên bố: "Ai săn sóc người bệnh, người đó săn sóc Như Lai" .

Đức Phật thiết lập một xã hội không giai cấp bằng cách mở cửa Đoàn Thể Tăng Già cho bất kỳ cá nhân nào muốn gia nhập không phân biệt giai cấp hay đẳng cấp xã hội. Chỉ có sự phân biệt là sự thâm niên của sa di (samanera), tỳ kheo (bhikkhus), mahathera (tỳ kheo đã có 20 tuổi đạo) và sự đạt được bốn quả vị thánh (tu đa hoàn, tư dà hàm, a na hàm, a la hán). Sự thành lập Đoàn Thể Tăng Già trên căn bảndân chủ. Về phương diện này, (Hầu Tước, Phó Vương Ấn Độ) Lord Zetland tuyên bố: "Có thể là một điều ngạc nhiên cho nhiều người biết rằng trong các cuộc Hội Nghị của Phật Giáo tại Ấn từ trên 2500 năm qua, người ta đã thấy những hoạt động giống như ngày nay của chúng ta thực thi tại nghị trường".

Cũng giống như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, Đức Phật thành lập đoàn thể ni giới cho phụ nữ bất chấp đẳng cấp hay giai cấp xã hội. Ngài cho phụ nữ bình đẳng để phát triển tinh thần.

Cũng được biết Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử bãi bỏ chế độ nô lệ bằng cách tiến dẫn khái niệm tình huynh đệ và phẩm giá con người. Đức Phật thuyết giảng chống lại sự hiến tế các súc vật bất hạnh làm lễ vật, và đem chúng vào trong phạm vi của lòng từ ái. Người Phật Tử thuần thành đem lòng từ ái tới mọi chúng sanh, không phân biệt trong bất cứ trường hợp nào.

Chính lòng từ ái hình thành cơ sở cho tình huynh đệ giữa các quốc gia, giữa các tôn giáo, phá vỡ hàng rào ngăn cách quốc gia này với quốc gia kia, xu hướng tôn giáo này với xu hướng tôn giáo kia. Nếu những tín đồ của những tín ngưỡng khác nhau không cùng chung một cương lĩnh coi nhau như anh chị em đơn giản chỉ vì họ không cùng một tôn giáo, chắc chắn các vị đạo sư cao quý đã thất bại trong sứ mạng cao cả vì chính nghĩa cho nhân loại.

Đức Phật hết sức khoan dung, bất khoan dungkẻ thù lớn nhất của tôn giáo. Cho nên Đức Phật khuyên các đệ tử không nên giận dữ, bất mãn hay không vừa lòng khi các người khác nói xấu Ngài, giáo pháp của Ngài hay các nhà sư. "Nếu bạn tỏ ra bất bình" Ngài nói " Không những bạn tự mang bạn đến nguy hiểm mất tinh thần mà bạn còn không thể suy xét những người ấy nói đúng hay sai". "Một cảm nghĩ giác ngộ nhất, cả đến sau 2500 năm của sự giác ngộ", Tiến Sĩ Radhakrishnan nói như trên.

Đức Phật giải thích không có tín điều nào mà ta phải mù quáng tin theo, không có tín điều hay tín ngưỡng nào mà ta phải chấp nhận mà không suy luận, không có nghi thức hay các cuộc lễ dị đoan bắt ta phải gia nhập vào nhóm người cùng chung niềm tin, và không có sự hiến tế và sự hành xác vô nghĩa cho ai muốn thanh tịnh hóa. Đức Phật trình bày chân lý đơn giản cho quần chúng và lời dạy triết lý sâu xa cho người trí thức. Ngài khuyên những người đi tìm chân lý không nên chấp nhận bất cứ điều gì do thế lực hay lý do gì khác mà phải tự mình suy luận và phán xét điều đó đúng hay sai.

Trên chặng đường hòa bình hoằng truyền giáo pháp của Ngài từ 2500 năm qua, không một giọt máu đổ trong việc truyền bá giáo pháp, và không một ép buộc đổi đạo bằng sức mạnh hay những phương pháp ghê tởm. Quả thực Đức Phật là một nhà truyền giáo thứ nhất và vĩ đại đã từng sống trên trái đất này.

Giáo lý tuyệt vời của Đức Phật đã lan tỏa và vẫn đang kiến tạo hòa bình trên đường đi vào ngày càng nhiều các quốc gia trên thế giới do tính cách hữu lý, khả thi, hữu hiệu, không quá khích, bao dungđại chúng. Phật pháp đóng góp to lớn vào sự tiến bộ văn hóa của nhiều quốc gia Á Châu. Tóm lại, tất cả những quốc gia Phật Giáo lớn mạnh trong cái nôi Đạo Phật.

Những quốc gia hình thành và tan rã, những đế chế thế lực hùng mạnh đã thịnh vượng rồi lụi tàn, nhưng đế chế của giáo pháp thành lập bởi Đức Phật trên tình thương yêu, từ bi, và lẽ phải, vẫn thăng hoa và sẽ tiếp tục thăng hoa.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/11/2010(Xem: 74118)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.