05. Phản Ứng Của Tây Phương Với Các Hệ Thống Tư Tưởng Thuần Lý

04/11/201012:00 SA(Xem: 19884)
05. Phản Ứng Của Tây Phương Với Các Hệ Thống Tư Tưởng Thuần Lý

PHẢN ỨNG CỦA TÂY PHƯƠNG
VỚI CÁC HỆ THỐNG

TƯ TƯỞNG THUẦN LÝ

Trong cảnh bế tắc của các cuộc cách mạng chính trị, xã hội Âu Châu. Trong cảnh sa đọa của giáo hội Đan Mạch. Dưới sức đè nặng chĩu bởi tư tưởng hệ thống ngàn đời của nền văn minh thuần lý Địa trung hải, và trực tiếp là sức khống chế tư tưởng quá biện chứng bởi hệ thống Duy niệm của Hégel. Kierkegaard (1813-1855) đã phát khởi tâm trạng nổi loạn, với thái độ đầu tiên là chối bỏ và chống đối. Chối bỏ và chống đối với tất cả những gì là sản phẩm của tư tưởnghệ thống, nhằm qui định cho nhân loại một ý niệm phổ biến về con người, về vũ trụ và về cuộc sống.

Cần phải trút bỏ thái độ bàng quan bao biện đó để tự thân nhập cuộc. Phải sống thực bằng chính sự thể nghiệm của bản thân. Phải tự tìm lấy chân lý cho mình ngay giữa cuộc mạo hiểm đầy rủi ro của giòng hiện sinh này. Nếu các hệ thống tư tưởng thuần lý đã dùng lý trí làm phương tiện cho sự nhận thức, để mặc cho những nhận thức đó những chiếc áo chủ quan hoặc khách quan, rồi sâu kết tư tưởng con người vào một lối nhìn lạnh lùng máy móc thì Kierkegaard lại dùng ngay chính cuộc sống tâm tình của mình để nói lên những sự thật của tâm tư, của thân phận con người trong giòng hiện sinh của chính mình. Tư tưởng Kierkegaard là cuộc sống tâm tình của ông.

Cuộc sống tâm tình đó của Kierkegaard đã diễn biến dưới ba trạng thái:

Trạng thái thứ nhất là Hiếu dục, trạng thái thứ hai là Đạo nghĩa, trạng thái thứ ba là Hiện sinh tuyệt đối.
Trạng thái Hiếu dục, khả năng đam mê khát vọng của tình cảm con người thường bị các nền luân lý cổ ngăn chặn, các tôn giáo răn cấm. Nhưng những ước lệ đó chỉ có tính cách bề mặt của cuộc đời; còn chính cuộc sống nội tâm thì khát vọng nhục dục vẫn mạnh. Một sức mạnh bị dồn nén lâu đời tất phải bùng nổ. Kierkegaard là một hiện tượng bùng nổ. Sinh ra với bản chất suy tư, sinh ra giữa một hoàn cảnh Duy thần giáo chế ngự từ thực tế đến tâm linh, Kierkegaard hầu như không có tuổi thiếu nhi nhởn nhơ cởi mở.

Mãi tới tuổi thanh niên khi bước chân vào cuộc sống ở bậc đại học Kierkegaard mới bùng lên một sức sống đam mê, sự đam mê mạnh nhất của thanh niên Kierkegaard là đam mê hiếu dục. Chàng trầm mình trong một cuộc sống của Don Juan. Sức hiếu dục căng nóng tới độ mọi thanh âm, màu sắc tác động đến với chàng đều có thể làm chàng đam mê khoái lạc cả. Sau buổi thưởng thức nhạc kịch Don Juan của Mozart. Chàng lao đầu chạy miết giữa cuộc sống hiếu dục, bất chấp tất cả. Cuộc sống đó mang đặc tính vượt chiếm, tuy chàng thường tự coi là hiến dâng. Nhưng hiến dâng để mà vượt chiếm. Cuộc sống này là một cuộc sống hưởng thụ về cảm giác và suy tư. Con người hoàn toàn buông trôi theo hứng khởi đam mê. Trong thực tại khoảnh khắc, không có sự can thiệp của vấn đề lựa chọn. Đây cũng có thể nói là trạng thái hiện sinh thuần phác của Dương Chu, tận hưởng khoái lạc trong khoảnh khắc hiện có, không từ chối, không lựa chọn. Nhưng hoàn cảnh của Dương Chu vốn khác hoàn cảnh của Kierkegaard là: Dương Chu dù sao cũng sống trong cảnh gần tự nhiên hơn Kierkegaard. Kierkegaard sống trong một xã hội ý thức, sống giữa sự cạnh tranh ráo riết của cuộc đời, nên ở trạng thái Hiếu dục này Kierkegaard mang đặc tính vượt lấn tha nhân, trái với Dương Chu vốn chủ trương không thiệt mình, không thiệt người. Dương Chu sống dật thân khoái lạc với thiên nhiên. Kierkegaard sống đam mê khoái lạc với nhân loại. Mà sống với nhân loại thì dù không lựa chọn cũng vẫn phải sống trong sự lựa chọn của tha nhân. Dù từ chối luân lý thì trong tâm trạng vốn sẵn có sự phân biệt của ý thức. Chính sự phân biệt và sức chịu đựng của sinh lý có hạn đã làm cho con người chán chường để rồi chấp nhận một thứ luân lý, chấp nhận cuộc sống đạo nghĩa. Nếu sự đam mê cao độ thì sự chán chường cũng tới cao độ.

Trạng thái đạo nghĩa là giai đoạn thứ hai trong cuộc đời tâm tình của Kierkegaard, càng ngụp sâu trong bể khoái cảm bao nhiêu thì tầm chán chường càng mau dâng tràn lên bấy nhiêu. Kierkegaard chấm dứt cuộc đời đãng tử của mình bằng cuộc đính hôn với nàng Régine Olsen. Ông nhất quyết lựa chọn một cuộc đời trung tín và bổn phận. Trong giai đoạn này ông đã viết rất nhiều về ái tình và bổn phận. Theo ông, ái tình và bổn phận không phải là thù địch mà chính là bạn thân. Nhưng rồi ông không lấy người mà mình yêu nữa. Ông đã băng mình lên để muốn hòa vào trạng thái tuyệt đối hiện sinh. Với ông, thì giòng hiện sinh của mỗi người đều phải chảy qua một bối cảnh bất trắc của ngoại giới. Nên ở giai đoạn thứ hai này chủ quan hiện sinh đã rời bỏ thái độ buông trôi, rồi tự so sánhlựa chọn để đồng hóa những trường hợp riêng tư thành ý niệm luân lý phổ biến. Tâm trạng này ở Kierkegaard là tâm trạng vấp phải sức cản trở của chán chường. Giây phút chán chường đó chính là giây phút ý thức người phân biệt và chọn lựa. Nên ông nhận thấy mỗi giòng hiện sinh đều mang một bản chất tội lỗi và, trong lúc đó thì, con người bó buộc phải lựa chọn. Chính sự trói buộc lựa chọn này đã phát sinh từ tâmkinh hãituyệt vọng. Kinh hãi vốn là sự thèm thuồng thứ mà mình ghê sợ, hoặc ghê sợ thứ mà mình thèm thuồng. Tâm trạng trái ngược giằng xé đã đưa đến trạng huống tuyệt vọng. Chính sự tuyệt vọng này có thể mở lối cho con người tới được trạng thái tuyệt đối hiện sinh.

Trạng thái tuyệt đối hiện sinh, theo Kierkegaard, sự tuyệt vọng phải là tâm trạng tuyệt đối, chối bỏ tất cả những gì hạn định và tương đối. Cần phải trút bỏ mọi khát vọng hữu hạn, phải vượt qua cảnh huống giả tạo mới bật ra được một giòng sống vĩnh cửu tuyệt đối. Nên sự hiện sinh đích thực phải nối nổi trạng thái hiện sinh tuyệt đối, trạng thái này bao hàm đặc tính tự tại. Ở giai đoạn thứ ba này tư tưởng của Kierkegaard mang nặng sắc thái tôn giáo siêu nhiên. Tuy ông không, hoặc chưa quyết định thế nào là trạng thái tuyệt đối hiện sinh. Nhưng nếu đem so sánh với tư tưởng Lão Trang ta thấy trạng thái hiện sinh tuyệt đối ở đây là Đạo thể. Hoặc so sánh với đạo Phật thì đây là trạng thái Chân như thường hằng. Muốn đạt tới trạng thái này, phương pháp cần nhất bao giờ cũng là tự tại. Sau khi tự tại rồi mới hòa đồng nổi với nguồn sống bao la vĩnh cửu của vũ trụ. Trong mỗi giòng hiện sinh đều hàm chứa hai đặc tính vô thườngvĩnh cửu. Khi con người tự tại tự đối để gạt bỏ hết những khát vọng vô thường tương đối hữu hạn trong tâm tư thì lúc đó sẽ thức giác nổi trạng thái vĩnh cửu tuyệt đối vô hạn chính nơi mình. Vậy, sự tự tại tự đối mang đặc tính siêu hạn, có thực ở cuộc sống vô thường tương đối hữu hạn, và có khả năng vương lên giòng sống vĩnh cửu tuyệt đối vô hạn. Do đó, đạo Phật đã lấy con người làm cơ sở chính cho sự tu chứng. Chỉ có con người mới đủ sức trở thành Phật được mà thôi. Còn mọi loài trong vũ trụ, kể cả các vị thần thánh cho tới các loài côn trùng cũng không đủ yếu tố thành Phật, nếu không sống ngay trong kiếp ngườiKiếp người đây là một cuộc hiện sinh đích thực của mỗi người. Chỉ có cuộc hiện sinh này mới nối nổi vào giòng đại hiện sinh tuyệt đối của vũ trụ kia thôi. Bởi thế sự biến thái của giòng tâm tư mỗi người, nếu đi đến mức chót, bao giờ cũng gặp quan niệm giải thoát, tức là quan niệm hòa tiểu ngã trong đại ngã, tức là vượt lên trên trạng huỗng vô thường để đạt trạng thái Chân như vĩnh cửu.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.