- 01. Lời Tựa
- 02. Giòng Suy Tưởng
- 03. Phong Trào Hiện Sinh Trong Triết Học Đông Phương
- 04. Phản Ứng Của Trí Thức Việt Giữa Cuộc Va Chạm Tư Tưởng Đông Tây
- 05. Phản Ứng Của Tây Phương Với Các Hệ Thống Tư Tưởng Thuần Lý
- 06. Một Cuộc Tự Vượt Trong Tư Tuởng Giới Âu Châu
- 07. Vào Đạo Phật Qua Lối Ngõ Jean Paul Sartre
- 08. Đặt Thân Phận Con Người Trước Cửa Ngõ Giác Ngộ
- 09. Phương Pháp Nhận Thức Của Đạo Phật
- 10. Tiêu Chuẩn Đạo Phật
JEAN PAUL SARTRE
Cuộc tâm tình nổi loạn khởi đầu từ Kierkegaard với đặc tính hoàn toàn tình cảm chủ quan phi hệ thống. Sang tới Nietzsche đã thành ý chí chủ quan phi hệ thống. Cả hai đều lấy bản thân ra để thể nghiệm cho chân lý mà họ tìm kiếm ra được, và do họ chủ xướng. Trong sự nhập cuộc ấy, họ đã trung thành nói lên những xúc động của mình. Và, từ những xúc động đó họ đều thăng hóa thực tại khổ đau của bản thân hữu hạn thành viễn vọng vô hạn, nghĩa là cố gắng đưa ra một lối giải thoát cho tâm tư, bằng sự thể nhập vào trạng thái hiện sinh tuyệt đối, hoặc đạt tới trạng thái siêu nhân. Nhưng trên thực tế con người hiện sinh vẫn chỉ là con người hữu hạn bị sự chết giới hạn một cách tàn nhẫn. Nên Heidegger đã định nghĩa : “con người là một hữu thể hướng về cái chết”. Chết, là hành vi tối hậu của con người và là hành vi tối quan trọng của cuộc đời. Vậy, tự do có nghĩa là “tự do để chết”. Bức tường chết đã được Heidegger dựng lên cách ngang những hoài vọng của Kierkegaard và Nietzsche. Chính sự kiện này đã là một dấu chấm câu xuống hàng của giòng tư tưởng hiện sinh. Sartre là một sự thể hiện của việc xuống hàng đó, để đưa phong trào hiện sinh sang giòng phi lý toàn triệt.
Nhớ vào phương pháp Hiện tượng luận của Husseri, Sartre đã khai triển Tư tưởng hiện sinh một cách đúng nghĩa và trọn vẹn. Đến Sartre tự trào hiện sinh không còn nằm trong trạng thái tình cảm và ý chí thuần tuý nữa. Nó đã tràn ngập một suy tư của con người. Do đó, tính cách hiện sinh phi hệ thống biến mất, để nhường bước cho một hệ thống hiện sinh rất mực đầy đủ. Hơn nữa, nó còn được Sartre gọi là “Hiện sinh Chủ nghĩa”, tức là có khuynh hướng muốn nhập cuộc với một lối sống hiện sinh không phải cho riêng mình mà còn cho cả thời đại nữa. Chính ở điểm này mà mỗi khi nhắc tới hai chữ Hiện Sinh mọi người đều liên tưởng ngay tới Jean Paul Sartre. Mà thực vậy, đối với phong trào hiện sinh hôm nay, Sartre xứng đáng là một tay “cờ đầu” . Ông viết rất nhiều sách dưới hình thức luận thuyết và sáng tác để biện minh cho quan điểm hiện sinh vô thần của ông. Nhắc tới danh từ Vô thần, tất bên cạnh đó phải có danh từ Hữu thần. Đúng vậy, các nhà thần học như M. Marcel, Jaspers, P. Ricoeur Ợ cũng đã nương vào tinh thần hiện sinh của Kierkegaard và phương pháp Hiện tượng luận của Husserl để thành lập phái hiện sinh hữu thần, nhằm phản ứng lại quan điểm hiện sinh vô thần của Nietzsche, Heidegger, Sartre Ợ Nhưng dù sao đây cũng chỉ là sự biến thái hợp thời của tư tưởng Duy thần mà thôi.
Nhận thức của Sartre về ý nghĩa sự sống là một thứ nhận thức hoàn toàn phi lý. Tất cả mọi hiện tượng đều bắt nguồn từ phi lý và trở thành phi lý. Nghĩa là chẳng bắc nguồn từ đâu và chẳng đi tới đâu cả. Đó là một sự kiện phi lý toàn triệt, sự có mặt và những sinh hoạt của giòng hiện sinh đều là thừa và vô nghĩa. Sống cũng chỉ là một nghiệp dĩ thừa mà chết cũng chỉ là một sự kiện thừa, sống chết là một cuộc sinh hóa rất phi lý của giòng hiện sinh. Với vạn hữu thì chẳng có lý do gì khiến chúng phải sinh hóa cả, thế mà chúng vẫn tiếp tục lầm lũi sinh hóa, nên mọi sinh hoạt của chúng đều trở thành gượng gạo như muốn ngưng lại nửa vời trên đường sinh hóa. Trong cái vũ trụ lầm lì dầy đặc ấy vốn có những khe hở của hư vô. Nói cách khác, trong cái bản thể vô thức tự tại, vốn có hữu thể ý thức tự quy của con người, nhờ tự thể ý thức nên con người có những dự phóng, tức là những mong muốn luôn luôn vượt từ trạng thái đang có đến những trạng thái chưa có. Như vậy thức giác con người phát sinh từ những khe hở của một bản thể vô thức dầy đặc tăm tối, rồi quay trở lại soi vào chính mình, để cố tìm ra bản thể đích thực của mình, hòng thể nhập vào với bản thể đó. Nhưng bản thể đây lại chỉ là một thực tại vô thức dầy đặc lầm lì tăm tối hoàn toàn ngược với thức giác sáng suốt hư vô. Nên công cuộc đồng nhất hóa, giữa bản thể và thức giác, không thực hiện nổi. Chính sự kiện này đã khiến dự phóng của con người siêu hoá cuộc đồng nhất đó thành lý tưởng đồng nhất với bản thể vô hạn là Thượng đế. Mà thượng đế ở đây không phải là bản thể hiện sinh, thượng đế chỉ là ảo ảnh của thức giác phản chiếu trên bức phông vô hình mà thôi. Bản thể hiện sinh chỉ là một bản thể vô thức lầm lì như đoạn rễ cây mà Ropuentin - trong truyện La Nausée :
Nôn mửa, của J.P. Sartre - đã bắt gặp nó lù lù đen ngòm sần sùi ở nơi công viên. Trong phút giây thể nghiệm hiện sinh đó, Roquentin đã quên tất cả những hoạt động ý thức của mình, quên mọi ấn tượng thường dùng để chỉ sự vật của người đời mà đồng nhất hóa vơi bản thể vô thức dầy đặc lù lù sần sùi qua sự hiện sinh của khúc rễ cây. Cuộc đồng nhất hóa này đã làm Roquentin phát sợ. Phản ứng “sợ” đó là phản ứng của thức giác. Thức giác con người, theo Sartre, là những khoảng trống hư vô. Như thế thức giác không thể đồng nhất với bản thể vô thức lâu được. Thức giác luôn luôn vượt khỏi các cuộc đồng hóa vô thức đó để trở lại bản sắc của mình. Lúc thức giác trở lại bản sắc của mình cũng là lúc Roquentin nghẹt thở và buồn nôn. Sự giằng xé đối kháng giữa bản thể vô thức và tự thể ý thức đã sản ra tâm trạng phiền muộn, bao trùm lên thân phận con người.
Ta thấy phương pháp đồng nhất hóa, giữa con người với bản thể hiện sinh của Sartre, cũng tương tự như phương pháp của Lão Trang : là phải từ bỏ hết mọi sinh hoạt ý thức và cá tính, tức là khạc nhổ thông minh thánh trí và những thành kiến do xã hội tạo ra để trở về với đạo thể hồn nhiên mộc mạc. Thế nhưng, ở Lão Trang có tham vọng vĩnh viễn hòa đồng với đạo thể; còn ở Sartre tuy đã từ chối tất cả để thể nhập với bản thể hiện sinh, nhưng sự thể nhập đó không được bao lâu thì thức giác lại đã bừng sáng để lộn lại, lôi về trạng thái đích thực của nó là hư vô, sai biệt với bản thể dầy đặc. Rồi tiếp tục cuộc dự phóng không ngừng. Con người càng có nhiều dự phóng bao nhiêu thì càng nhiều khổ đau hãi hùng bấy nhiên. Theo Sartre, nếu thức giác chịu dừng ở trạng thái hư vô thì có lẽ sẽ bớt khổ. Thế nhưng con người và cả vũ trụ này cũng chỉ là những sự kiện thừa, giả tạo, vô nghĩa, nên thức giác vẫn phải tuân theo cái nghiệp dĩ khổ đau dư thừa ấy. Chính thức giác đã nhận được sự phi lý toàn triệt của tất cả, nên con người phát sinh tâm trạng phiền muộn và tuyệt vọng. Trong sự tuyệt vọng đó, con người không còn cách nào để vùng vẫy nữa, ngoài một phương pháp cũng tối phi lý, tối giả tạo là sự Tự do lựa chọn, tự do sáng tạo, tự do bịa ra chân lý cho chính mình: tự do khám phá ra chính mình. Như vậy tính cách thiết yếu của tự do là lựa chọn, lựa chọn và hăng say nhập cuộc. Sartre định nghĩa : “Tự do là môt điều bất hạnh lớn lao mà cũng là nguồn vinh dự duy nhất cho thân phận con người”. Nhưng sự tự do đây chỉ có thể tìm thấy trong việc nhập cuộc. Nhập cuộc mà chẳng cần tin tưởng gì vào mục đích của mình cả. Điều này làm then chốt của lối sống hiện sinh hôm nay.
Bằng vào một nhận thức quan phi lý, Sartre đã hệ thống hóa tư tưởng hiện sinh (nhất là của Nietzsche) trên ba thành tố : Bản thể vô thức tự tại (L’En-soi), Hữu thể ý thức tự qui (Le pour - soi), Hữu thể ý thức tha qui (Le pour-autrui). Vấn đề bản thể vô thức tự tại mà Sartre đã thức giác được qua sự thể nghiệm của nhân vật tiểu thuyết Roquentin đã khiến ông có cảm giác nghẹt thở và lợm giọng. Nghẹt thở vì tính chất dầy đặc lầm lì của sự vật làm cho ý thức của con người bị ngừng đọng. Từ phút đó ông thâm cảm được rằng bản thể mà, trước đây nhân loại và ông, đã cố gắng tìm thì giờ đây ông đã tìm thấy nó hiện sinh trước mắt đen ngòm sần sùi, hoàn toàn vô thức, khiến ông lợm giọng. Cảm giác lợm giọng ấy làm cho ông tỉnh mộng và thức giác được thân phận của mình, thức giác được giòng hiện sinh của mình là dư thừa và phi lý. Trước đây, Nietzsche cũng đã cho rằng : "giòng hiện sinh của con người, vốn bắt nguồn từ một vũ trụ hữu cơ mênh mang tối tăm và vô nghĩa ”. Nhưng từ bản thể tăm tối vô nghĩa đó lại chứa sẵn một hiện tượng xán lạn là ý thức người. Ý thức đó vốn có khả năng dự phóng để làm sai biệt với bản thể tăm tối kia đi. Do đó con người tự quy cho mình một bản ngã. Ngoài sự tự quy bản ngã ý thức lại còn tạo ra cho mình một đối tượng, và làm nổi bật những hình ảnh, sắc thái của mỗi hiện tượng lên khỏi bản thể tăm tối đồng nhất, rồi lại gán cho những hiện tượng đó những ý nghĩa nữa.
Về vấn đề dự phóng, Sartre cho rằng : con người có ba phạm trù dự phóng, phạm trù thứ nhất là : Làm (faire), phạm trù thứ hai là : Có (avoir), phạm trù thứ ba là : Là (être). Tính chất của dự phóng bao giờ cũng là làm vì có làm mới đạt tới có được; có, ở đây mang một đặc tính chiếm hữu. Chiếm hữu là một khát vọng của con người. Con người sinh ra vốn là một sự kiện thừa thãi phi lý giữa giòng hiện sinh của vũ trụ vốn thừa thãi phi lý. Nhưng trong tất cả những cái thừa đó, đối với ý thức của con người, đều trở thành thiếu, con người tự cảm thấy mình luôn luôn thiếu, vì thiếu nên mới phải lựa chọn. Lực chọn cho sự hoài bão vô cùng của lòng tham con người, mà lòng tham con người vốn chỉ là những lỗ hổng hư vô thì có bao giờ đầy được cho. Sau khi đã có rồi, tức là chiếm hữu được những gì mình ước muốn thì lòng tham đó lại vượt lên một bước nữa, vượt lên để chiến thắng với cái hữu hạn của sự có. Lúc này con người lại muốn mình là tất cả. Vì chỉ có khi nào đạt được tới trạng thái là tất cả thì mới thoát khỏi giới hạn cuộc đời. Nhưng con người vốn không thể Là tất cả được. Ý thức người luôn luôn tách rời ra khỏi bản thể vô thức để thức giác sâu xa được rằng : mình chỉ là môt giòng hiện sinh cô độc trong một vũ trụ lầm lì tăm tối. Thâm cảm như vậy, Sartre đã kết luận : “đời người là một đam mê vô ích”. Dù biết là vô ích, dù sống với những sự kiện thừa thì con người vẫn phải sống và ý thức bao giờ cũng nằm trong trạng thái thiếu thốn, thèm khát. Thiếu thốn vì sự chấp giữ cái bản ngã của mình.
Trong cuộc
chấp ngã và chiếm hữu đó, con người đã gặp một lực
lượng thù địch hết sức nguy hiểm : đó là kẻ khác. “kẻ
khác luôn luôn rình rập để đánh cắp cái bản ngã của
mình”. Mình có khả năng tự qui thì kẻ khác cũng có khả
năng tự quy như mình. Ở điểm này, Sartre đã gặp được
biện chứng chủ nhân và nô lệ của Hégel. Trong khi mình nhìn
kẻ kia để làm bật hình ảnh kẻ kia lên khỏi cái nền tảng
tăm tối, thì lúc đó mình là kẻ tự qui mà người kia là
kẻ bị qui. Nhưng rồi kẻ kia lại nhìn lại mình và lập
tức mình bị kẻ kia quy định theo chủ quan của họ. Lúc
đó họ là người được nhìn mà mình thì là người bị
nhìn. Mình với người là hai kẻ thù không đội trời chung.
Bên cạnh thứ hữu thể ý thức tự qui vốn có thứ hữu
thể ý thức tha qui, nó làm cho bản ngã con người bị xét
nét giới hạn. Trong trường hợp khác, mình chịu nhẫn nhục
khổ đau từ chối chức chủ nhân của mình để cố biến
mình thành kẻ nô lệ, mình từ chối chức vụ được nhìn
để làm kẻ bị nhìn. Đó là trường hợp Tình yêu. Mình
yêu người tức là mình muốn được người yêu mình. Vì
muốn được người yêu, nên mình đã tự hiến thân mình
làm một sự vật để cho người yêu, thì kẻ kia cũng mang
một tâm trạng như mình, tức là muốn làm người yêu của
mình. Cả hai đều cố tình từ chối bản ngã để hoàn thành
một cuộc yêu đương. Thật là đau khổ. Cả hai đều mê
hoặc lẫn nhau rồi biến thành dụng cụ khoái lạc. Tình yêu
chỉ là dự phóng đầy đau khổ mà thôi. Ngoài cái lối
khổ ái này vẫn còn một lối khác là bác ái. Bác ái là
mình luôn luôn tỉnh trong khi kẻ kia say, mình mạnh kẻ kia
yếu. Kẻ kia là vật sở hữu của mình, rồi mình bóc lột
tâm hồn kẻ kia. Nhưng kẻ kia lại đã mở mắt nhìn mình.
Cái nhìn đó bao hàm một sự trách oán và phản đối hành
động của mình. Lúc đó mình bị nằm trong sự tự qui của
kẻ kia. Cái nhìn tự qui đó đã tố cáo sự bất lực của
mình. Nên mỗi con người là môt sự cô độc hoàn toàn không
hề cò một tương quan xây dựng nào cả. Sự tương quan nếu
có cũng chỉ là một sự thất bại thê thảm và ghê tởm
mà thôi. Sự thất bại cuối cùng bao giờ cũng là cái chết.
Cái chết không thuộc phạm vi hiện sinh của chủ thể nữa,
nó là sự chết để cho tha thể qui định, nó vượt ngoài
sự tự qui của mình. Nó hoàn toàn nằm trong lĩnh vực của
hữu thể ý thức tha qui. Mình đã thảm bại : cuộc hiện
sinh không còn nữa. Sở dĩ mình không tự tử vì tự tử cũng
chỉ là một hành động thừa, đưa tới sự chết ở ngoài
mình, như mình vẫn cứ đang đi tới sự chết thừa đó. Sự
chết không phải cho mình mà sự chết đó cho kẻ khác. Hình
ảnh mình vẫn tồn tại trong kẻ khác. Thân xác mình là nơi
sinh hoạt của côn trùng và cây cỏ. Tất cả đều trở thành
thừa thãi phi lý, mình chẳng cần mà kẻ khác cũng chẳng
cần nốt. Phí lý, phi lý toàn triệt.
Sartre đã
nhìn sự vật bằng con mắt phi lý, đã biện chứng cuộc hiện
sinh trong một chiều hướng phi lý. Nên cuộc sống càng hợp
lý bao nhiêu thì ý nghĩa lại càng trở thành phi lý bấy nhiêu.
Vì khởi thủy cuộc hiện sinh đã là phi lý rồi. Tại sao
mình lại có mặt ở đây hôm nay ? Tại sao mình lại có thức
giác để chịu những giằng xé hãi hùng và tuyệt vọng ?
Nếu có một “thứ ý thức nào đó” sinh ra vũ trụ và con
người đầy khổ đau lớp nhớp này thì quả tình ý thức
đó đã làm một việc tối ngu xuẩn, thiếu hẳn suy nghĩ.
Nếu chỉ có mỗi một mục đích bắt loài người tôn thờ
mình thì thật là ích kỷ bất nhân, đúng như Lão Tử đã
nói “trời đất bất nhân, nên coi vạn vật như loại chó
rơm”, hoặc như phái Védanta cổ xưa của Ấn Độ cũng cho
rằng : “sự mong cầu của thần ngã làm cho vạn vật sai
biệt xa lìa bản tính bình đẳng thể, là ác”. Chính nguồn
ác lớn nhất đã bắt đầu từ một ý thức sáng tạo kia
rồi. Nhưng dù nhận hay phủ nhận một ý thức sáng tạo,
cái đó không phải là vấn đề chính, mà vấn đề chính
ở đây là trạng thái khổ đau khắc khoải của con người.
Con người đã hiện sinh, khổ đau đã hiện hữu, khỗ đau
lớn lên cùng với những tham vọng của con người. Càng nhiều
tham vọng thì hô hào thì mọi người từ ngàn xưa tới ngàn
nay đều vẫn phải nhập cuộc rồi. Nhập cuộc để tìm lấy
mình tìm ra đối tượng cuộc đời, thì cuộc tìm thấy mình
ở Sartre tạm kể là thấy theo khía cạnh chủ quan rồi đó.
Nhưng đối tượng thì con người hiện sinh của Sartre tuyệt
nhiên không tìm thấy một đối tượng nào dù chỉ là đối
tượng do chính mình bịa đặt ra. Con người của Sartre cũng
đã có lúc đồng nhất với bản thể vô thức, nhưng đã
bị ý thức của mình lôi lại. Vào với xã hội thì sợ bị
tha nhân đánh cắp mất bản ngã. Muốn lên cõi siêu hình làm
Thượng đế thì thực tại nặng nề của sự sống đã kéo
về với khổ đau, phi lý và ngay cả việc làm Thượng đế
kia cũng là một hành động thừa nữa. Quan niệm phi lý và
hành động thừa thãi của Sartre đã làm cho tâm tư con người
ngưng đọng trong trạng thái hãi hùng tuyệt vọng. Nhưng thức
giác con người vốn là một hiện tượng động, dù chỉ là
một hiện tượng vô hình. Như thế thức giác không phải
là Hư vô như Sartre quan niệm. Thức giác là một thực tại
siêu hình, là một năng lực sống động luôn luôn vượt mọi
giới hạn của cuộc sống vô thường, để đạt tới trạng
thái thường hằng.
Tất cả đều đã hiện hữu dù sự hiện hữu đó không có ý nghĩa gì hết. Vũ trụ hiện hữu bằng ba trạng thái : trạng thái vô thường tương đối, trạng thái ngã chấp tự đối, và trạng thái chân như tuyệt đối. Trong cái cõi vô thường tương đối này, mọi hiện tượng đều tương quan với nhau hết sức mật thiết. “cái này sinh, thì cái kia sinh”. “cái này diệt thì cái kia diệt”. Sinh diệt của vạn hữu đều nằm trong luật nhân duyên. Vậy, đặc tính của vô thường là nhân duyên tương sinh. Trong cái cõi nhân duyên tương sinh ấy có một hiện tượng độc đáo phát sinh, đó là hiện tượng chấp ngã của tâm thức. Không phải chỉ con người mới có khả năng chấp ngã, mà tất cả chúng sinh hữu tình hữu cảm đều có khả năng đó. Tuy nhiên, ở con người khả năng thức giác vốn lớn mạnh hơn, vì lớn mạnh cho nên có nhiều tham vọng, nhiều tham vọng nên nhiều khổ đau. Trong biển khổ đó, con người nhờ khả năng tự đối để luôn luôn tìm cách này hay cách khác nhằm vượt khổ. Nhưng sự vượt khổ không có nghĩa là từ chối tất cả, chán nản tất cả. Vì nếu mình có từ chối đi nữa thì vũ trụ và tha nhân cũng không từ chối mình, luôn luôn lôi mình vào cảnh sống vô thường, để giam hãm giới hạn tâm thức mình trong vòng luẩn quẩn. Nên đạo Phật luôn luôn chủ trương phải đối diện với khổ đau, phải tự thân nhập cuộc vô thường, nhưng không trầm mình trong đà sống tăm tối đó, mà phải luôn luôn từ chối, tự vượt mình, thăng hóa ý thức mình khỏi cảnh lầy lội của phân biệt, biến ý thức thành tuệ giác để làm nổi bật chân tâm thường hằng tuyệt đối của chính mình lên. Đồng thời soi ngược lại cuộc sống vô thường khiến mình sáng suốt cởi bỏ những tương quan khổ đau cho chính mình và cho cuộc đời. Đạo Phật luôn luôn quan niệm “con người đã mắc bệnh thì thầy thuốc phải tìm cách chữa, không cần hỏi ý nghĩa của việc chữa ấy. Mà chữa bệnh là chữa chính con bệnh đó, với những căn cơ riêng biệt của chứng bệnh. Lẽ tất nhiên không có thứ thuốc phổ biến cho mọi chứng bệnh được, nhưng vẫn có phương pháp trị từng chứng bệnh. Con bệnh cứ kể bệnh, thầy thuốc sẽ nói phương pháp để cho con bệnh tự chữa lấy mình”. Con người hãy tự thắp đuốc mà đi, vì chỉ có mình mới cứu nổi mình mà thôi. “Đừng vội tin vào bất cứ lời lẽ hay ho của một ai, dù người đó là thầy của mình, là Thiên chúa, là Tiên tri, là Phật cũng vậy. Hãy tự chứng đi, hãy tự thể nghiệm lấy sự giải phóng và giải thoát. Tất cả các học thuyết, các chủ nghĩa, các lýtưởng chỉ là phương tiện giúp mình để đạt tới sự giải phóng và giải thoát mà thôi. Đừng vội chấp chặt lấy những phương tiện đó, để rồi quên mất cứu cánh giải phóng cuộc đời, giải thoát khổ đau”.
Tiếng nói của Hiện sinh hôm nay đã gặp tiếng nói của đạo Phật ở điểm con người phải tự thể nghiệm lấy chân lý. Thế nhưng hiện sinh đã không mở lối cho tâm tư tự giải thoát. Hiện sinh không chấp nhận vấn đề tương quan giữa vạn hữu, cố kéo dài tình trạng đau khổ của bản thân thêm mãi ra ngoài cuộc đời và vũ trụ. Thái độ đó chẳng qua chỉ là thái độ tiêu cực đề kháng nhất thời để chống lại các hệ thống tư tưởng hữu vi, chống lại các chế độ bất nhân mà thôi.
Đối với lịch sử phong trào hiện sinh có sứ mạng là đập nát tất cả các cái vỏ thành kiến, trút bỏ một lớp sơn nặng nề để rồi chuyển mình sang giai đoạn mới. Hiện sinh đã đặt toàn thể thân phận con người trong một cảnh khổ tuyệt vọng, rồi đào bới tất cả những khả năng tự tạo của con người đã có, để bắt buộc đem ra thi hành, nhưng bất cứ cuộc ứng dụng nào cũng đưa tới kết luận là thảm bại. Tâm thức con người đang bị những đường roi hiện sinh quất xuống rất mạnh, bắt buộc tâm thức phải tự dao động, mà chỉ có sự dao động cùng tột của tâm thức thì tuệ giác của con người mới bừng dậy nổi. Ý thức con người không được quyền an nghĩ nữa. Phải vùng lên để tự thăng hóa. Đó là một thực trạng của thời đại.