Thư Viện Hoa Sen

33. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chán ĐờiXuất Thế Không

19/11/201012:00 SA(Xem: 41963)
33. Phật Giáo Có Phải Là Tôn Giáo Chán Đời Và Xuất Thế Không
33. PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ TÔN GIÁO CHÁN ĐỜIXUẤT THẾ KHÔNG 

Tiền đề này có thể có hai đáp án. Một khẳng định một phủ định. Nếu nhìn trên bề mặt thì đáp án là khẳng định nhưng nếu nhìn vào bản chất thì đáp án là phủ định.

Mục đích của Phật giáogiải thoát khỏi sinh tử. Có sống có chết là pháp thế gian. Không sống không chết là pháp xuất thế gian. Trong pháp thế gian, có sống chết cho nên vui ít khổ nhiều và biến động vô thường, vì vậy không đáng để tham đắm. Phật giáo hình dung cái vui của người say đắm tài sắc thế gian giống như trẻ con liếm mật ở mũi dao nhọn, một miếng ăn không thể bù cho liếm mật ở mũi dao nhọn, một miếng ăn không thể bù cho cái họa đứt lưỡi (Kinh 42 chương). Cái vui của 5 món dục (hám tài, hiếu sắc, tham danh, ăn, ngủ) cũng như bệnh ngứa, khi gãi thì thấy thích, dừng tay lại liền cảm thấy đau rát. Do đó, cái vui của thế gian chỉ là chốc lát, còn cái khổ của thế gianlâu dài.

nhàm chán thế gian khổ nhiều vui ít, mà yêu cầu giải thoát sinh tử. Có thể thấy, Phật giáonhàm chán thế gian, là xuất thế.

Nhưng Phật giáo không phải là tôn giáo tự tư tự lợi. Phật tử không phải chỉ cần bản thân mình thoát khỏi thế gian, mà còn tìm cách giúp tất cả chúng sinh cũng thoát khỏi khổ não thế gian. Một người muốn thành Phật trước hết phải hành Bồ Tát đạo, mà muốn hành Bồ Tát đạo một cách thực tế thì phải dấn thân nhập thế, vào đời; chỉ có đi vào giữa quần chúng thì mới có thể hóa độ quần chúng. Muốn hóa độ quần chúng thì phải tích cực khẳng định giá trị của hành vi con người và phát huy giá trị đạo đức của con người. Nếu không thể tự mình sống giữa quần chúng lại không có cống hiến, không có sự phục vụđặc biệt, không có biểu hiện gì xuất sắc, thì làm sao quần chúng có thể vui vẻ, chịu sự hướng dẫn và giáo hóa. Vì vậy, các Phật tử chính tín đều dùng phương tiện nhập thế, như vậy có thể biết chính vì nhàm chán thế giannhập thế, và xuất thếmục đích cứu kính của nhập thế.

Tuy vậy, cũng có các bậc A La Hán là bậc Thánh của Tiểu thừa, sau khi đã nhập Niết Bàn rồi, không còn có ý muốn trở lại thế gian nữa. Nhưng, như kinh Pháp Hoa nói, các bậc A La Hán, cuối cùng sẽ hướng tới Đại thừa, phát Đại thừa tâm, hành Bồ Tát đạo.

Tạo bài viết
01/09/2012(Xem: 65613)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.